Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

khóa luận tốt nghiệp trung cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.41 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng cán
bộ và công tác cán bộ. Người cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng
thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “Muôn việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là
những người đem đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại
cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để hoạch định chính sách cho phù hợp. Thực tế là
mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề
xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường
lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào
cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân
chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”,
chính là quan điểm về con người với tính cách vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của cách mạng.
Người yêu cầu, Đảng cần tiếp tục làm tốt công tác cán bộ: từ việc xem xét,
đánh giá đúng cán bộ, đến đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ cán
bộ. Về đánh giá cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải hiểu biết và
đánh giá đúng cán bộ cả về đức và tài, về trình độ năng lực của mỗi cán bộ. Đây
là cơng việc khó khăn, phức tạp, dễ gặp vướng mắc nhất nên không thể tùy tiện.
Muốn vậy, công tác xem xét, đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả, chất
lượng công việc làm nền tảng. Người luôn nhắc nhở: cán bộ lãnh đạo, quản lý
khi xem xét, đánh giá cán bộ phải công tâm, tránh bệnh tự cao, tự đại, ưa nịnh
hót, hoặc cảm tính, u ghét xuất phát từ lợi ích của người đánh giá; phải có
phương pháp khách quan, tồn diện, xem xét cả q trình phát triển của cán bộ.
Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai tồn tại và phát triển như hiện nay
là nhờ vào nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Bệnh viện đã vận dụng tư
tương Hồ Chí Minh về chiến lược cán bộ đặc biệt là đơn vị đang có cái nhìn khá
tổng qt, tồn diện về nguồn nhân lực và đã đề cao vai trò của chất lượng cán
bộ trong tổ chức. Bệnh viện đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao




chất lượng cán bộ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp Bệnh viện
thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đội ngũ cán bộ của Bệnh
viện ngày càng được tăng cường, trình độ chuyên mơn ngày càng được nâng cao.
Chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực đã được quan tâm. Tuy nhiên do thực tiễn
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng tăng do dân số tăng nhanh,
kinh tế xã hội phát triển trong khi lực số cán bộ của Bệnh viện trên tổng số
giường bệnh còn thiếu. Qua quá trình làm việc, nghiên cứu, tiếp xúc tìm hiểu
tinh thần làm việc, cách thức làm việc cũng như khả năng, kiến thức của các y,
bác sỹ tại Bệnh viện, tôi nhận thấy công tác nâng cao chất lượng của các y, bác
sỹ tại Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai cịn những mặt hạn chế cần được
hồn thiện. Bởi sự cần thiết này nên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai”
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích: Thơng qua khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu,
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp công tác cán bộ, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ ở Bệnh viện da khoa tỉnh Lào Cai
+ Nhiệm vụ:
Khảo sát đánh giá trực trạng công tác cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ ở
Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai .
Đề suất các giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ ở Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai
năm 2020 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tơi sử dụng nhiều phương pháp khác

nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh... để
thực hiện đề tài.
2


5. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, khòa luận gồm 3
chương 8 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CƠNG TÁC CÁN BỘ
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ
Trong q trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ ách đô hộ của
thực dân, phong kiến và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặc biệt
quan tâm đến cơng tác cán bộ. Người cho rằng: “Cán bộ là gốc của mọi công
việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Cán bộ
là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ
dù tốt, dù chạy tồn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách
của Chính phủ, của Đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính
sách hay cũng khơng thể thực hiện được”. Bởi vậy, sau khi tìm ra con đường cứu
nước của cách mạng Việt Nam, việc đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh tiến hành là thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (năm 1925) và
tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu, Trung
Quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ thể hiện qua những điểm chính
sau đây:
Thứ nhất, tuyển chọn cán bộ.
Đây là khâu đầu tiên và rất quan trọng, bởi vì “khâu chọn giống, nếu giống
tốt ắt cây sẽ tốt”. Khi lựa chọn cán bộ để đưa đi đào tạo, huấn luyện phải dựa theo
các tiêu chí: “Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc,
trong lúc đấu tranh; những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân
chúng; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn

cảnh khó khăn”. Các lớp cán bộ đầu tiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp
tuyển chọn và đào tạo ở Quảng Châu hầu hết đều là thanh niên trí thức u nước.
Sau khi hồn thành các khóa đào tạo, học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, những
cán bộ này được cử về nước, tham gia phong trào “vô sản hóa”, hịa mình vào
thực tiễn để tun truyền, vận động quần chúng đấu tranh và xây dựng cơ sở cách
3


mạng trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, các vùng nông thôn. Thông qua hoạt
động cách mạng, lăn lộn với thực tiễn, hầu hết lớp cán bộ đầu tiên được tuyển
chọn và đào tạo ở Quảng Châu đều trưởng thành nhanh chóng và trở thành những
cán bộ lãnh đạo trung kiên, mẫu mực của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, huấn luyện, đào tạo cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là cơng việc gốc
của Đảng”; “... nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối
quý báu”. Trong khâu huấn luyện, đào tạo, Người đưa ra những yêu cầu rất rõ
ràng về nội dung, phương châm, phương pháp, nhu cầu cán bộ... và chỉ rõ, huấn
luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp phải theo phương châm làm việc gì
học việc ấy; huấn luyện chính trị (gồm cả thời sự và chính sách); huấn luyện văn
hóa, khoa học, kỹ thuật; huấn luyện lý luận... phải thiết thực và chu đáo, nghĩa là
phải nắm được nhu cầu để huấn luyện. Không được “hữu danh vô thực”, làm chỉ
cốt nhiều mà không thiết thực. Phải xem xét, nghiên cứu mục đích huấn luyện ai,
ai huấn luyện, huấn luyện như thế nào, phải kiểm tra ra sao và bài học cần áp
dụng là gì.
Thứ ba, xem xét, đánh giá cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: khi xem xét, đánh giá cán bộ phải thực sự
khách quan, phải hiểu cán bộ. Ngoài phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, thì việc
đánh giá năng lực chuyên môn phải dựa trên kết quả công việc. Tuy nhiên, đây là
việc rất phức tạp, bởi vì: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của
người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết khơng nên chấp nhất, vì

nó cũng phải biến hóa... Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải
luôn giống nhau”.
Đồng thời, phải đặc biệt coi trọng việc xem xét, đánh giá cán bộ, Người
yêu cầu cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ phải sâu sát, tham mưu chính xác
cho cấp ủy đảng và lãnh đạo các cấp để có cái nhìn tồn diện, bao quát, tổng thể
về quá trình rèn luyện, phấn đấu của từng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Xem xét cán bộ, khơng chỉ xem ngồi mặt mà cịn phải xem tính chất của
họ. Khơng chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, tồn cả cơng
việc của họ... Nếu ta khơng xem xét rõ ràng, thì lầm nó là cán bộ tốt. Vì vậy, nhận
4


xét cán bộ khơng nên chỉ xét ngồi mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ
cả toàn bộ công việc của cán bộ”. Đối với cán bộ lãnh đạo, việc đánh giá cần bao
quát, toàn diện hơn.
Thứ tư, bố trí, sử dụng cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, phải bố trí “người nào việc nấy”, “dụng
nhân như dụng mộc”; “phải có gan cất nhắc cán bộ một cách cho đúng”; “phải
khéo dùng cán bộ”. Quan điểm dùng cán bộ của Người là: “Mình phải có độ
lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí cơng vơ tư, khơng có
thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi; phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể
gần gụi những người mình khơng ưa; phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể
nâng đỡ những đồng chí cịn kém, giúp cho họ tiến bộ; phải sáng suốt, mới khỏi
bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt; phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các
đồng chí mới vui lịng gần gụi mình”.
Việc sử dụng, bố trí cán bộ phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, giữa
cán bộ trẻ, cán bộ mới với cán bộ lâu năm; phải chú ý tạo nguồn cán bộ kế cận,
phải bồi dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích,
cán bộ mới “vì cơng tác chưa lâu, kinh nghiệm cịn ít, có nhiều khuyết điểm.
Nhưng họ lại có những ưu điểm hơn cán bộ cũ: họ nhanh nhẹn hơn, thường giàu

sáng kiến hơn”. Do đó, Người căn dặn: “Cán bộ cũ phải hoan nghênh, dạy bảo,
dìu dắt, yêu mến cán bộ mới… Hai bên phải tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, học lẫn
nhau, đoàn kết chặt chẽ với nhau… Cán bộ cũ thường giữ địa vị lãnh đạo. Vì vậy,
nếu từ nay, quan hệ giữa hai hạng cán bộ ấy không ổn thỏa, thì cán bộ cũ phải
chịu trách nhiệm nhiều hơn. Như thế mới chữa khỏi bệnh hẹp hòi”.
Thứ năm, về chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Người căn dặn, để làm tốt chính sách cán bộ, phải yêu thương cán bộ:
“Nhưng yêu thương không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là
giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm. Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn
sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm thì chăm nom, gia đình
họ khỏi khốn quẫn… Thương yêu là luôn chú ý đến công tác của họ, kiểm thảo
họ. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay...”. Đối với cán bộ phạm sai
lầm, khuyết điểm: “...phải giải thích rõ ràng, làm cho họ tự trông thấy, tự nhận rõ
5


sai lầm đó, làm cho họ vui lịng sửa đổi, chứ khơng phải bị cưỡng bức mà sửa
đổi”.
Có thể nói, những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ
được đề cập rất bao qt, tồn diện, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là
những chỉ dẫn hết sức quý báu đối với Đảng ta trong thực hiện chiến lược cán bộ
hiện nay
1.2. Quan điểm của Đảng về phát triển, đổi mới đội ngũ cán bộ
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế
hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về: quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối
cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đồn kết rộng rãi trong cơng tác cán
bộ; quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và phát triển;
giữa sự quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ
quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền trách nhiệm cá nhân và tập thể”.

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một nội dung
trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ
động, có tầm nhìn đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đảng ta yêu cầu: để
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
và chặt chẽ giữa các khâu, cần khắc phục tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy
bằng cấp; làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ cấp chiến lược, đánh giá
và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung,
hồn thiện, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước
đo chủ yếu.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ
cán bộ và Người coi đây là công việc gốc của Đảng. Bản lĩnh người cán bộ cách
mạng là sự kết tinh những phẩm chất nhân cách ở họ, tạo nên năng lực “dĩ bất
biến, ứng vạn biến”, thể hiện tập trung ở tính kiên định, sáng tạo, quyết làm và
biết làm. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải có một đội ngũ cán bộ như thế cách
mạng mới thắng lợi. Người khẳng định: “Phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có gan
phụ trách, có gan làm việc. Có thế Đảng mới thành cơng”. Người cán bộ có bản
lĩnh là người rất trung thành, kiên định với sự nghiệp cách mạng, bao giờ cũng
6


kiên quyết làm theo sự phân công của Đảng, vô luận hồn cảnh thế nào cũng
khơng thay đổi. Đó là người biết tùy cơ ứng biến, hết sức sáng tạo trong q trình
thực hiện nhiệm vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong bất cứ thời kỳ nào của
cách mạng, cán bộ và công tác cán bộ cũng là vấn đề trọng yếu. Cơng tác cán bộ
chẳng những có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng Đảng, mà cịn góp phần
quyết định đến việc thành bại trong tổ chức và lãnh đạo cách mạng của Đảng:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hoặc thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém".
Cán bộ và công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, địi hỏi những người làm công tác cán bộ (cấp ủy, thủ trưởng và cơ quan

cán bộ) phải nắm vững và quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về
công tác cán bộ. Thời gian qua, công tác cán bộ đã đạt được những thành tích nhất
định. Đảng ta có đội ngũ cán bộ được rèn luyện, thử thách trong chiến đấu, học
tập, cơng tác, nhiệt tình, trách nhiệm, hăng hái, năng động và sáng tạo; đại bộ
phận giữ được phẩm chất, đạo đức, có quan hệ máu thịt với nhân dân, được nhân
dân tín nhiệm, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đó là nguồn lực to lớn hết sức
qúy báu cần được tơn trọng, giữ gìn và phát huy. Bố trí và sử dụng cán bộ là nội
dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, là yếu tố cơ bản để xem xét,
đánh giá kết quả tổ chức thực hiện công tác cán bộ của cơ quan chức năng và cấp
ủy quản lý trực tiếp cán bộ. Bố trí, sử dụng cán bộ đúng và hiệu quả khơng chỉ địi
hỏi tính ngun tắc mà cịn phải linh hoạt và khéo léo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo khơng khéo, tài to
cũng hóa ra tài nhỏ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng đã
góp phần xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng trong các cấp, các
ngành; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; triển khai hiệu quả
đường lối, chính sách của Đảng vào thực tiễn. Nhờ làm tốt cơng tác tuyển chọn,
bố trí sử dụng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ngày càng tăng về số lượng,
phát triển về chất lượng và trở thành nguồn lực quan trọng của Đảng qua các thời
kỳ và trên mọi lĩnh vực.
7


Tuy nhiên, thực tê cho thấy đang còn nhiều bất cập, yếu kém trong công tác
cán bộ. Không chỉ là những tồn tại trong việc coi nhẹ nguyên tắc, bỏ qua một số
quy trình xem xét đánh giá, bổ nhiệm và sử dụng, ở nhiều nơi cịn xuất hiện tình
trạng tiêu cực trong bố trí, sử dụng cán bộ. Do chưa làm tốt công tác quy hoạch
cán bộ nên đã dẫn đến hệ quả là trong các cơ quan đảng, đồn thể và nhà nước
cịn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa: thiếu cán bộ có trình độ, năng lực, chun môn
giỏi, cán bộ kinh tế, cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành, thừa cán bộ yếu cả về

phẩm chất đạo đức lẫn năng lực chuyên môn và chưa được đào tạo cơ bản…
Những bất cập, yếu kém đó là một trong những nguyên nhân làm giảm sút vai trò
lãnh đạo của Đảng, làm chậm tiến trình cải cách và đổi mới đất nước. Nguy hiểm
hơn, đó là kẽ hở để những kẻ mang nặng chủ nghĩa cá nhân chui vào hàng ngũ
của Đảng, là tiền đề cho nạn tham nhũng phát triển gây bất bình trong xã hội.
Nguyên nhân của thực trạng yếu kém đã được Ban Chấp hành Trung ương
Đảng chỉ rõ: “Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có đột phá lớn. Đánh giá cán bộ
vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và
giải pháp khoa học để khắc phục. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi,
chạy bằng cấp,... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Chưa quan tâm đúng mức đến
việc xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu, tư vấn cấp chiến lược. Công tác quy
hoạch ở một số nơi cịn khép kín, chưa bảo đảm sự liên thơng, gắn kết”. Ngồi ra,
cịn có ngun nhân là do các cơ quan tham mưu không chủ động đề xuất xây
dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Công tác quy hoạch chưa được bàn bạc
thống nhất, công khai và tập trung dân chủ trong các cấp ủy đảng, chưa được coi
là khâu trọng yếu trong công tác cán bộ. Công tác đào tạo nguồn cán bộ có trình
độ cao cịn bộc lộ những hạn chế; đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với nhu cầu, kế
hoạch sử dụng, chưa nhằm vào mục tiêu, đối tượng cụ thể, nhiều trường hợp chủ
yếu để đối phó với yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
chưa cao, quản lý đào tạo cịn lỏng lẻo. Nhìn chung, cơng tác cán bộ các cấp cịn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Nhận thức rõ điều này, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm
vụ xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có năng lực, nhất là: “Tập trung xây dựng
8


đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất,
ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân
tài”. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2020 - 2025

đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, đáp
ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước, đảm bảo đến năm 2025
đội ngũ cán bộ, cơng chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại;
tuyệt đại bộ phận cán bộ có phẩm chất tốt và đủ năng lực thực thi công vụ, tận tụy
phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
Trước những yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc đổi mới và phát triển đất
nước, hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng, các cấp ủy đảng phải tiếp tục thực
hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 (khóa XII) đặc biệt Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp
hành Trung ương được xây dựng trên quan điểm đổi mới, coi phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, đổi mới kinh tế đồng
bộ với đổi mới hệ thống chính trị, và mọi quá trình đổi mới đều hướng vào mục
tiêu vì con người. Yếu tố cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược trong Nghị quyết,
là trung tâm, xuyên qua mọi đổi mới trên các lĩnh vực, có vai trị quan trọng nhất,
quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG
TÁC CÁN BỘ Ở BÊNH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ của Bênh viên Y học cổ
truyền tỉnh Lào Cai
Bệnh viện Y học cổ truyền là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành
phố, các huyện trong tỉnh và các Ngành, có độ ngũ cán bộ chun khoa cơ bản có
trình độ chun mơn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh
viện cơ sở.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.1.1. Chức năng
9


Là đơn vị sự nghiệp y tế, có chức năng khám chữa bệnh đa khoa bằng y học

cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
2.1.1.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện khám, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng y học cổ
truyền kết hợp y học hiện đại.
- Nghiên cứu bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền
- Đào tạo.
- Chỉ đạo tuyến.
- Phịng, chống dịch.
- Truyền thơng giáo dục sức khỏe.
- Công tác dược và vật tư y tế.
- Quản lý kinh tế bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ.
Bệnh viện có 140 giường bệnh, 11 khoa phòng chia thành 3 khối: lâm
sàng, cận lâm sàng, và khối các phòng ban chức năng. Các khoa lâm sàng: Nội
Tổng hợp, Châm cứu ngoại phụ, Phục hồi chức năng, v.v..., có đầy đủ các trang
thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học. Là cơ
sở điều trị, nghiên cứu, thực hành và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong tỉnh
*Khoa khám bệnh
Khoa Khám bệnh là khoa lâm sàng có chức năng: Tiếp đón, khám chữa
bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân vào điều trị nội trú. Thực hiện khám chữa
bệnh ban đầu với đầy đủ các chuyên khoa (Nội, Ngoại, sản, Tai mũi họng, Răng
hàm mặt, Mắt) để khám, cấp cứu và chữa bệnh Đông tây y kết hợp, Tư vấn sức
khỏe cho bệnh nhân có thẻ đăng ký khám ban đầu và người bệnh trong khu vực
khi có yêu cầu.
*Khoa Châm cứu ngoại phụ
Tiếp đón bệnh nhân vào điều trị nội trú, kết hợp YHCT và YHHĐ trong
công tác khám chữa bệnh nội trú. Đồng thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật về YHCT trong công tác điều trị và nghiên cứu khoa học Vận dụng các
phương pháp YHCT: Dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp,

10


chiếu đèn hồng ngoại… để điều trị các bệnh lý về di chứng tai biến mạch máu
não, liệt VII ngoại biên, đau dây thần kinh; Bệnh tim mạch, cao huyết áp....
*Khoa Nội Tổng hợp
Tiếp nhận điều trị bệnh nhân nội trú, kết hợp các phương pháp điều trị bằng
YHCT và YHHĐ nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Khám chữa các bệnh Nội
khoa như: Viêm dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hóa;, viêm đường tiết niệu; Viêm
phế quản, hen; Viêm khớp, thối hóa khớp đầu gối, thắt lưng, cổ; đau dây thần
kinh tọa, vai gáy, cánh tay … viêm khớp, viêm phế quản, đái dầm,...
*Bộ phận Phục hồi chức năng
Kết hợp với các khoa khác trong bệnh viện điều trị phục hồi chức năng cho
bệnh nhân, với trang thiết bị đa dạng như: Máy kéo giãn cột sống, máy siêu âm
điều trị, máy sóng ngắn, điện xung, các dụng cụ tập phục hồi chức năng khác cho
bệnh nhân..
*Khoa xét nghiệm, CĐHA
Khoa XN- CĐHA là khoa cận lâm sàng có chức năng: Thực hiện các kỹ
thuật
- Xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số;
- Xét nghiệm nước tiểu 10 thơng số;
- Xét nghiệm sinh hóa máu tự động.
- Đo điện tâm đồ;
- Điện não đồ;
- Đo loãng xương.
- Siêu âm màu 4D
- Chụp XQuang ……
*Khoa Dược
Đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng các thuốc
Tân dược, Đơng dược, hóa chất sinh phẩm, vật tư y tế đạt tiêu chuẩn.

*Khoa KSNK
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn là có chức năng: Thực hiện khử khuẩn, tiệt
khuẩn dụng cụ, trang thiết bị y tế, buồng bệnh và chất thải; Giám sát, kiểm tra đôn
11


đốc các khoa, phòng thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn và xử lý chất thải
bệnh viện.
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện nhiệm vụ quy định trong quy chế
chống nhiễm khuẩn bệnh viện và quy chế xử lý chất thải bệnh viện do Bộ Y tế
ban hành
2.2. Những kết quả đạt được trong công tác nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, viên chức
2.2.1. Đánh giá chung
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai, trực thuộc Sở Y tế. Bệnh viện
được giao 140 giường bệnh, với 11 khoa, phòng. Cơ sở vật chất khang trang,
trang thiết bị máy móc đồng bộ và hoạt động tương đối ổn định, nguồn nhân lực
cơ bản đã đáp ứng được các dịch vụ kỹ thuật đúng tuyến. Trên 80% dịch vụ kỹ
thuật đúng tuyến và nhiều kỹ thuật cao đã được tiếp nhận và duy trì bền vững.
Trong đó, Y học cổ truyền luôn là lĩnh vực được ban lãnh đạo BV quan tâm phát
triển.
2.2.1.1. Thuận lợi
Bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh; Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; đặc biệt, sự chỉ đạo trực tiếp, toàn
diện của Sở Y tế.
Đội ngũ cán bộ, viên chức tâm huyết với nghề, nhiệt tình với người bệnh,
luôn nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi đạo đức chun mơn. Tích cực tham gia
các phong trào, hoạt động do cơ quan và cấp trên phát động như: Tăng cường các
hoạt động đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, triển khai thực hiện chương trình
5S, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Công tác cán bộ được sắp xếp bố trí phù hợp hơn, tiếp tục hợp đồng bổ
sung nâng tỷ lệ giữa bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên gần phù hợp với
tiêu chí nhân lực của Bệnh viện Y học cổ truyền.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa
bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

12


Tiếp tục là bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện tuyến Trung ương chuyển
giao kỹ thuật theo Đề án 1816, Đề án 47/930 nên chất lượng công tác chuyên môn
của Bệnh viện tiếp tục được cải thiện, nâng cao.
2.2.1.2. Khó khăn
Biên chế giao chưa đủ theo chỉ tiêu giường bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác chuyên môn chung của bệnh viện.
Một số cán bộ, viên chức còn dao động trước sự cạnh tranh của cơ chế thị
trường. Chưa thực sự tâm huyết và yên tâm công tác trong điều kiện hiện tại
của đơn vị. Hiện tượng “Chảy máu chất xám” của nguồn lực y tế có xu hướng
gia tăng, người học xong không trở về đơn vị làm việc hoặc muốn chuyển đơn
vị khác.
Công tác đào tạo bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nhân lực cao vẫn còn
những hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ còn có biểu hiện ngại khó, trì
trệ khơng muốn đi học. Sự yếu kém về trình độ ngoại ngữ đang là hạn chế rất
lớn đối với cán bộ viên chức trong bệnh viện, yếu điểm này là rào cản không
nhỏ trong việc tiếp cận với những khóa đào tạo chất lượng cao và hội nhập
ASEAN.
Đội ngũ cán bộ, viên chức còn thiếu, đặc biệt là bác sĩ có trình độ chun
mơn sâu. Chất lượng nguồn nhân lực cịn hạn chế, trình độ chun mơn chưa
đồng đều.
Cơng tác tuyển dụng cịn thiếu tính chủ động, khơng tuyển được bác sĩ có

trình độ chun mơn cao.
Địi hỏi ngày càng cao của nhân dân trong việc cung ứng các dịch vụ y
tế.
Cơ sở hạ tầng có một số bất cập khơng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vì
vậy phải thiết kế, sửa chữa lại cho phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của
Bệnh viện. Nền nhà bong, dộp; cầu thang máy trục trặc; hệ thống điện chập
cháy; Hệ thống cấp thoát nước, cũng như một số cơng trình vệ sinh kém chất
lượng và đang trong quá trình xuống cấp khiến cho quá trình khắc phục, sửa
chữa gặp rất nhiều khó khăn.
13


Danh mục trang thiết bị của Bệnh viện lớn, các thiết bị y tế đã hết thời gian
bảo hành trong đó có nhiều thiết bị y tế quan trọng, có giá trị lớn như hệ thống
máy CT Scanner, máy SPECT, máy MRI,…, cần được mua bảo hiểm phòng
chống cháy nổ theo qui định và cần được bảo trì, nhất là việc bảo trì các TTB có
kỹ thuật phức tạp cần phải thuê các bệnh viện thực hiện bảo trì định kỳ hàng năm
nên rất tốn kém.
Bệnh viện còn thiếu một số trang thiết bị để tiếp nhận kỹ thuật cao do thiết
bị có nguồn kinh phí lớn.
Nhu cầu chuyển giao kỹ thuật của tuyến dưới nhiều nhưng nhân lực còn
hạn chế cả về số lượng và chất lượng, trang thiết bị chưa đồng bộ, kỹ thuật tuyến
dưới cần chuyển giao thì số lượng bệnh nhân ít khơng thường xun làm cho
nhiều kỹ thuật đã được chuyển giao nhưng không duy trì bền vững.
Chưa có phần mềm chuyển tuyến thống nhất nên việc cập nhật số liệu
nhiều lúc còn chậm, việc trao đổi thông tin và phản hồi thông tin chuyển tuyến
chưa kịp thời, đầy đủ;
Việc ứng dụng CNTT trong kết nối liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế
với Cổng thông tin của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam gặp rất nhiều khó
khăn như: Hệ thống danh mục dùng chung thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế

chưa chính xác, chưa đầy đủ, thay đổi thường xuyên khiến công tác cập nhật tại
bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Các văn bản liên quan đến BHYT nhiều, đòi hỏi
phải cập nhật thường xuyên, liên tục; đường truyền internet thường xuyên xảy ra
quá tải; phần mềm tra cứu thông tin trên thẻ hay bị lỗi,Thẻ BHYT bị trùng lập,...
2.2.2. Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Đảng bộ Bệnh viện luôn sát sao chỉ đạo triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới đảng viên và quần chúng trong
Bệnh viện. Phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong Ban giám đốc xây
dựng chương trình hành động cụ thể theo từng quý, năm. Các đồng chí trong Ban
chấp hành, Ban Giám đốc Bệnh viện đều có lập trường chính trị vững vàng, tin
tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng. Gương mẫu,
đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành học tập các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thống nhất đoàn kết trong
14


tồn Đảng bộ Bệnh viện. Ln rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng,
lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu trong công tác cũng như trong cuộc
sống.
Tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn về
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương mới của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thông tin về vấn đề thời đại, về tình
hình thời sự trong nước, quốc tế, về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo,
quản lý... Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp triển khai, quán triệt hiệu quả Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư khóa XII về “tiếp tục
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát

triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” theo
Hướng dẫn số 64-HD/BTGTW ngày 10/5/2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương
đến từng cán bộ, đảng viên. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức
kỷ luật, thực sự tiền phong, gương mẫu, đủ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Tuyên truyền với cán bộ, viên chức trong cơ quan về nội dung mà Hội nghị
lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thơng qua 3 Nghị quyết.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về cải cách
chính sách bảo hiểm xã hội (số 28-NQ/TW, ngày 23-5-2018); Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất
là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách tiền lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong
doanh nghiệp
15


Bệnh viện đã chú trọng xây dựng khối đoàn kết nội bộ, khắc phục khó khăn
thực hiện tốt nhiệm vụ, tính từ đầu năm đến nay, hầu hết cán bộ, viên chức của cơ
quan luôn ổn định tư tưởng không dao động trước những khó khăn.
2.2.3. Cơng tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng CCVC trong nguồn quy
hoạch
Rà soát, quy hoạch cán bộ: Trong tháng 1/2021, bệnh viện đã thực
hiện rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổng số quy
hoạch chức danh trưởng khoa, phịng: 15 cán bộ; phó trưởng khoa, phịng: 09;
điều dưỡng trưởng khoa: 06 cán bộ;
* Công tác bổ nhiệm, bổ nhiêm lại, miễn nhiệm
Bổ nhiệm: Trong 6 tháng đầu năm 2021 đơn vị thực hiện bổ nhiệm lại 01

chức danh Phó trưởng khoa Khám bệnh; khơng bổ nhiệm lại 01 chức danh Phó
trưởng khoa Dược do khơng đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định ( Dược sỹ Văn
Thùy Linh: Năm 2017 được đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ; năm 2018:
Không đánh giá phân xếp loại);
* Về việc điều động, luân chuyển, biệt phái, tăng cường chuyên môn
Trong 6 tháng đầu năm Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch chuyển giao cho
tuyến dưới (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương), dự kiến cử 04 cán bộ đi chuyển
giao kỹ thuật theo Đề án 1816 trong 6 tháng cuối năm với 02 kỹ thuật là Điều trị
bằng Laser nội mạch và Nhĩ châm.
2.2.4. Kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ
2.2.4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu khám, chữa bệnh
Trong năm Bệnh viện đã tổ chức, thực hiện tốt chức năng khám, chữa
bệnh, thực hiện tốt quy chế bệnh viện khơng để xảy ra sai sót trong cơng tác điều
trị; thực hiện chế độ thường trực trong các ngày Lễ, Tết theo đúng chỉ đạo của
Sở Y tế; thực hiện nghiêm túc cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
Thực hiện tốt Luật Khám, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm Y tế và các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật. Thực hiện tốt 12 điều Y đức, quy chế giao tiếp và quy
tắc ứng xử trong Bệnh viện.
Kết quả chỉ tiêu kế hoạch:
16


Kế

Trong

Đạt %

Thực hiện
TT Nội dung


Đvt

hoạch

đó

KH

BHYT

năm

năm 2020
năm
1 Tổng số lần khám bệnh

L.ng

11.500

8.339

7820

72,51%

L.ng

2.677


2517

2510

94,02%

Ngày

40.150

38.498

38425

95,88%

15

15.29

100%

95,62%

Số bệnh nhân ĐT nội
2
trú
Tổng số ngày ĐT nội
3

trú
4 Ngày điều trị trung bình Ngày
Cơng suất sử dụng
4
giường bệnh
2.2.4.2. Cơng tác đào tạo
Tại chỗ: Duy trì cơng tác bình bệnh án, sinh hoạt chun mơn nâng cao
trình độ cho các y, bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ toàn bệnh viện.
Dài hạn: Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên sâu theo yêu cầu hoạt động
chuyên môn của bệnh viện; trong năm nhiều cán bộ được tham gia các khoa đào
tạo: 01 cao cấp chính trị, 05 trung cấp chính trị, 01 thạc sỹ điều dưỡng, 01 bác sỹ
chuyên khoa I YHCT; 03 bác sỹ; 01 dược sỹ đại học và 08 cao đẳng điều dưỡng.
Ngắn hạn: Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo liên tục do
Bộ, ngành tổ chức, các khóa học theo đề án 1816 tại các Bệnh viện tuyến Trung
ương. Tại đơn vị đã tổ chức tập huấn và tiếp nhận chuyển giao các gói kỹ thuật từ
tuyến trên như: Kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa; Tập
huấn và CGKT chuyên đề vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu trong PHCN từ các
bệnh viện tuyến Trung ương; điều trị bệnh bằng Oxi cao áp.
* Trong 6 tháng năm 2021

17


Đối với đào tạo dài hạn: Bệnh viện đã hoàn thiện đào tạo 01 cao cấp lý luận
chính trị; hồn thành khóa đào tạo 06 tháng cho 42 viên chức về chăm sóc sức
khỏe bằng phục hồi chức năng; hiện đang đào tạo: 02 trung cấp lý luận hành
chính, 01 bác sỹ chuyên khoa I YHCT, 01 thạc sỹ điều dưỡng, 02 bác sỹ định
hướng về PHCN; 03 đào tạo bác sỹ YHCT; 01 dược sỹ đại học và 02 cao đẳng
điều dưỡng.
Ngắn hạn: Hoàn thành đào tạo phương pháp dạy - học lâm sàng cho 28 viên

chức, 01 viên chức đào tạo về truyền thông, 02 viên chức đào tạo về đấu thầu cơ
bản và 03 viên chức học đấu thầu qua mạng; 04 viên chức hồn thành khóa đào
tạo 3 tháng về cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 02 viên chức hồn thành khóa
bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ chính (hạng II); 02 lãnh đạo
cấp phòng học quản lý cấp phòng…Tổ chức học tập kinh nghiệm phát triển y,
dược cổ truyền ở nhiều tỉnh có thế mạnh như Phú Thọ, Bắc Giang,… Tổ chức tiếp
nhận chuyển giao kỹ thuật từ 03 chuyên gia (cấy chỉ, Phục hồi chức năng, chẩn
đốn hình ảnh).
Ngồi ra, cử nhiều lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo liên tục về chuyên
môn, nghiệp vụ khác, các khóa tập huấn ngắn hạn trực tuyến, bồi dưỡng nhận
thức về Đảng.
2.2.4.3. Công tác chuyển tuyến, chỉ đạo tuyến
Công tác chuyển tuyến: Trong năm, tổng số người bệnh chuyển đi các
tuyến là 126 lượt.
Công tác chỉ đạo tuyến: Ngay từ đầu năm, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch
chỉ đạo tuyến, đã liên hệ với các bệnh viện tuyến Trung ương về chuyển giao kỹ
thuật năm 2020; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư để tiếp nhận chuyển giao và
tiến hành chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện khi có nhu cầu. Bên cạnh đó
Bệnh viện đã cử 01 bác sỹ tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho Trung tâm Y tế
huyện Si Ma Cai.
2.2.4.4. Cơng tác phịng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa
Xây dựng kế hoạch phịng chống dịch bệnh, thảm họa, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn năm 2020; kiện toàn các đội cấp cứu, đội phịng cháy chữa cháy sẵn sàng
tham gia khi có điều động; đề ra các tình huống xử lý khi có sự cố xảy ra. Trong
18


năm đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và thực tập
phương án chữa cháy cho các cán bộ, người lao động tại bệnh viện.
Đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại bệnh viện, thành lập các đội

phản ứng nhanh, cấp cứu ngoại viện, bổ sung lực lượng cho đội điều trị dã chiến
của tỉnh đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch, phương án phòng
chống dịch tại bệnh viện sát với tình hình thực tế, thực hiện cơng tác phòng chống
dịch theo đúng quy định và chỉ đạo của tỉnh, của ngành. Hướng dẫn cụ thể tới các
khoa phòng về cập nhật phác đồ điều trị, phương pháp phòng chống dịch bệnh
COVID-19. Trong năm 2020, bệnh viện không phát hiện ca bệnh truyền nhiễm
vào viện.
2.2.4.5. Công tác dược
Cung ứng kịp thời thuốc, hóa chất, y dụng cụ phục vụ công tác khám, chữa
bệnh theo đúng pháp luật, bổ sung vào danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện
sát với mơ hình bệnh tật; thực hiện tương đối tốt các qui định về cơng tác dược.
2.2.4.6. Cơng tác khác
Tích cực tham gia phong trào tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
Chi bộ bệnh viện đã tổ chức thành công Đại hội chi bộ lần thứ V, nhiệm kỳ
2020-2025.
Tổ chức khám bệnh miễn phí cho Hội người cao tuổi thành phố và 1 số xã
vùng cao như xã Xuân Thượng, Bảo Yên,..
Kiện toàn, sắp xếp, cơ cấu lại các khoa, phòng đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Chỉnh trang hoàn thiện thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa phòng, bệnh
viện để phục vụ tốt hơn công tác khám, điều trị bệnh nhân.
Tham gia đảm bảo y tế cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao trên địa bàn thành phố.
Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch an toàn bức xạ;
cử cán bộ tập huấn an toàn bức xạ theo quy định. Các tổ chức, đoàn thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch.
2.2.5. Về việc thực hiện các chế độ chính sách
19



* Chế độ nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khungnăm
2021; nâng bậc lương trước thời hạn năm 2020
- Nâng lương thường xuyên đối với: Cấp phó đơn vị: 01 người
- Nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, viên chức thuộc diện đơn vị
quản lý đợt 1/2021: 05 người; vượt khung: 03 cán bộ
- Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc năm 2020: 08 người.
* Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức:Thực hiện
100% đối với CBVC biên chế t đơn vị. Hiện còn 03 viên chức mới tuyển dụng
năm 2020 đơn vị đã làm văn bản gửi Sở Y tế nhưng đến nay chưa có quyết định
được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
* Một số loại phụ cấp khơng có tính chất thường xuyên ổn định:
Đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ phụ cấp phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho
viên chức theo Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công
chức, viên chức; Văn bản số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005 của Bộ Y tế về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên
chức ngành y tế;
Trong 6 tháng có 02 viên chức được thăng hạng từ bác sỹ hạng III lên bác
sỹ chính hạng II;
* Việc thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác: Trong 6 tháng bệnh viện khơng
có trường hợp nào phải thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác do Phịng Tài chính
kế tốn có thay đổi nhân sự và thực hiện phân cơng nhiệm vụ mới cho viên chức
của phịng từ 01/01/2021;
2.3. Một số tồn tại và nguyên nhân
2.3.1. Một số tồn tại
Thứ nhất, về tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ. Trong công tác tuyển mộ đội
ngũ y, bác sỹ chất lượng cao vẫn gặp một số khó khăn.
Thứ hai, về quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ: Quy định về tiêu chuẩn
cán bộ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, một số tiêu chuẩn về chính trị bắt buộc
phải có mới được bổ nhiệm khiến việc sử dụng nhân tài bị hạn chế. Một số

20


trường hợp bổ nhiệm cán bộ còn chưa gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng và luân chuyển cán bộ.
Việc luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trong diện quy hoạch
rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí cơng tác khác nhau mặc dù
đã được xác định là khâu đột phá trong công tác cán bộ, nhưng mới chỉ thực hiện
do xuất phát từ yêu cầu công tác, chưa trở thành việc làm thường xuyên và nề
nếp.
Công tác đánh giá năng lực cán bộ nhiều khi cịn mang tính hình thức,
thiếu căn cứ khoa học để đánh giá một cách đúng đắn mức độ hồn thành nhiệm
vụ chun mơn. Do hiệu quả đánh giá khơng sát thực, cịn nặng về định tính, nên
chưa phải là cơ sở tham chiếu cho sử dụng, nâng cao chất lượng nhân lực. Công
tác tuyển dụng hiện còn dựa chủ yếu vào bằng cấp, chứng chỉ, tuổi đời… mà
chưa xây dựng hệ thống phân tích cơng việc rõ ràng do vậy thiếu căn cứ để làm
thước đo phân loại cán bộ để đào tạo, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đãi ngộ.
Thứ ba, về chế độ đãi ngộ: Việc áp dụng phương thức trả lương truyền
thống theo hệ số lương, phụ thuộc vào thâm niên công tác mang tính bình qn,
cào bằng; trả lương khơng phân biệt giữa người làm nhiều với người làm ít khiến
khơng thực sự tạo động lực cho cán bộ.
Tiền lương tăng thêm được trả phụ thuộc vào hệ số lương, ngoài ưu điểm
là gắn kết đội ngũ y, bác sỹ làm việc lâu dài với Bệnh viện còn tồn tại mặt đáng
quan tâm là không tạo được động lực cho những y, bác sỹ trẻ có trình độ cao.
Hình thức thưởng của Bệnh viện còn chưa đa dạng, chế độ phụ cấp lương
chưa hợp lý và trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa có quy định rõ ràng thời gian
chi trả.
Thứ tư, công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ: còn nhiều
vấn đề bất cập. Cơng tác đào tạo nâng cao trình độ dài hạn chỉ chủ yếu dựa vào
cơ chế y, bác sỹ xin và Ban Giám đốc duyệt mà chưa xây dựng được các tiêu

chuẩn để một y, bác sỹ được cử đi học dài hạn, chưa xây dựng quy chế quản lý,
đánh giá kết quả sau các khoá đào tạo dài hạn.

21


Sau khi được đào tạo nâng cao trình độ, việc chuyển ngạch cịn gặp nhiều
khó khăn do chưa có sự hướng dẫn của cấp trên, chính vì vậy gây nên tâm lý
không tốt cho đội ngũ y, bác sỹ đã được đào tạo.
Nhìn chung, quá trình hoạt động và phát triển của Bênh viên Y học cổ
truyền tỉnh Lào Cai những năm qua tuy có gặp những khó khăn, hạn chế nhưng
quy mô và chất lượng hoạt động đều tăng trưởng tích cực qua các năm. Tuy
nhiên do cịn có những tồn tại, hạn chế đã nêu trên cần được khắc phục.
2.3.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, việc mở rộng quy mô nhân lực hàng năm, theo đó địi hỏi phải
có sự chuyên nghiệp và rõ ràng trong công tác quản lý nhân sự để đảm bảo đội
ngũ y, bác sỹ hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, cơng tác tổ chức vẫn
chưa được tách riêng, vẫn nằm trong phòng Tổ chức hành chính, chính vì vậy
vẫn chưa đáp ứng được khối lượng công việc, đội ngũ làm công tác quản lý
HCNN còn thiếu và yếu.
Thứ hai, Bệnh viện chưa thật sự lôi cuốn, thu hút đội ngũ y, bác sỹ chất
lượng cao. Ngồi ra, hệ thống bảng phân tích công việc vẫn chưa đầy đủ, công
tác đánh giá thực hiện công việc chưa thực sự tạo ra sự công bằng, minh bạch,
chưa tạo điều kiện để cán bộ nhận ra được sự thiếu hụt của mình là gì trong q
trình phấn đấu lên vị trí cao hơn.
Thứ ba, chính sách đào tạo cịn chạy theo hình thức, chưa thực sự mang lại
hiệu quả, đơi khi cịn bị động trong việc nhận đề xuất đăng ký đi đào tạo từ các y,
bác sỹ.
Chưa có sự hướng dẫn cụ thể và kịp thời về việc chuyển ngạch cho những
y, bác sỹ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ tư, hệ thống lương, thưởng, phụ cấp chưa tạo thực sự tạo ra được
động lực khuyến khích người lao động hăng say và tâm huyết với công việc.
Mức lương cơ sở làm căn cứ tính lương cịn thấp so với khu vực ngoài Nhà nước
nên chưa thu hút được đội ngũ y, bác sỹ chất lượng cao vào làm việc tại Bệnh
viện, và cũng khó giữ chân được họ.

22


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ Ở
BÊNH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH LÀO CAI
3.1. Công tác cán bộ
Thành công của công tác tuyển dụng trong Bệnh viện là lựa chọn được
những y, bác sỹ có trình độ học vấn, có khả năng phù hợp yêu cầu đồng thời có
tiềm năng để đáp ứng xu thế phát triển của Bệnh viện cũng như xu hướng chung
của Ngành y tế. Vấn đề đặt ra là cách thức để tuyển chọn được nhân lực có năng
lực, có tiềm năng phát triển và gắn bó lâu dài với sự nghiệp phát triển của
Ngành. Do vậy, để công tác tuyển dụng có hiệu quả cần phải có những giải pháp
đồng bộ.
Các hình thức truyền thơng tuyển dụng phải linh hoạt để có thể thu hút
được nhiều ứng viên tiềm năng tạo cơ hội thuận lợi cho việc tuyển dụng được
những ứng viên giàu tiềm năng nhất, phù hợp với yêu cầu công việc, Bênh viên Y
học cổ truyền tỉnh Lào Cai cần phải đa dạng hóa hơn nữa nguồn tuyển chọn từ
nguồn cán bộ nội bộ và từ bên ngoài. Chú trọng nội dung và các bước tiến hành
tuyển dụng, xây dựng bản tiêu chuẩn công việc phải gắn với thực tế và phù hợp
với từng vị trí việc làm để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả cao.
3.2. Đào tạo đội ngũ y, bác sỹ
Hồn thiện cơng tác đào tạo và bồi dưỡng về các mặt để nâng cao trình độ

chính trị, trình độ chun mơn là một trong những giải pháp hết sức quan trọng
và là yêu cầu hết sức cấp thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ. Trong
tình hình hiện nay, để hồn thiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên
môn của đội ngũ y, bác sỹ chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ như
sau:
Gắn cơng tác đào tạo bồi dưỡng với công tác quy hoạch, luân chuyển, bố
trí, sử dụng và tạo nguồn lâu dài. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với bố trí, sử
dụng, tránh tình trạng đào tạo bồi dưỡng chung chung, hình thức, khơng gắn với
bố trí, sử dụng gây lãng phí nguồn lực trong tương lai.
23


Tại Bệnh viện hiện có 2 hình thức đào tạo là: Đào tạo nội bộ và đào tạo bên
ngoài. Bệnh viện phải xây dựng Kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng hình thức đào
tạo thể hiện rõ mục tiêu, số lượng của từng nội dung đào tạo, thời gian và tổ chức
thực hiện kế hoạch.
3.3. Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ
3.3.1. Sử dụng đội ngũ y, bác sỹ
Ngoài việc sử dụng sao cho hợp lý, làm sao để tay nghề, trình độ chun
mơn của đội ngũ y, bác sỹ của Bệnh viện được nâng cao thì vấn đề làm sao để
những y, bác sỹ giỏi gắn bó chặt chẽ và cống hiến hết mình cho Bệnh viện là một
câu hỏi mà bộ phận Tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân
có thể tác động làm họ nghỉ việc ở Bệnh viện, có thể là do thu nhập thấp, mơi
trường làm việc khơng cịn phù hợp, muốn thử sức trong điều kiện làm việc
khác.....v.v. Nhưng đa phần các bác sỹ chuyên mơn giỏi họ thường mở phịng
khám tư hoặc làm thêm ở phòng khám tư nên thu nhập cũng họ cũng được đảm
bảo, vì vậy thu nhập với họ thường khơng phải là nguyên nhân chủ yếu. Một
nguyên nhân thường được nhắc tới là do môi trường làm việc tại Bệnh viện công
như Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai là họ phải dành nhiều thời gian cho
họp hành, cho cơng tác quản lý nên có ít thời gian để hoạt động chun mơn.

Chính vì vậy khi có cán bộ chủ chốt, bác sỹ giỏi nghỉ việc phải xem xét yếu tố
mơi trường làm việc, xem họ có được tạo điều kiện nghiên cứu, học tập, giảng
dạy khơng. Vì một Bác sỹ giỏi ra đi, Bênh viên Y học cổ truyền tỉnh Lào Cai sẽ
có khó khăn nhất định trong một thời gian, vì vậy Bệnh viện cần áp dụng tốt
nguyên tắc “lớn hơn 1” ở những vị trí quan trọng của Bệnh viện.
Bệnh viện cũng nên ký hợp đồng với những y, bác sỹ có tay nghề cao đã về
hưu để tận dụng nguồn lực chất lượng cao, vì khi mới về hưu họ vẫn cịn sức khỏe
tốt đảm bảo công tác và với thâm niên công tác lâu năm tại Bệnh viện sẽ có tình
cảm gắn kết với Bệnh viện và hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh nên chất lượng chun
mơn sẽ cao.
Trong q trình sử dụng, cần có sự đánh giá chính xác hiệu quả làm việc
của những y, bác sỹ quả để đưa vào diện tinh giản biên chế, thực hiện đúng các
văn bản hướng dẫn của cấp trên.
24


Trong sử dụng cần giao nhiệm vụ mang tính thách thức và khích lệ, động
viên, giúp đỡ họ hồn thành cơng việc. Là ngành đặc thù trong q trình thực hiện
nhiệm vụ cần có sự giám sát kỹ càng để can thiệp kịp thời trong những tình huống
cần thiết.
Giao quyền, mở rộng dần quyền hạn nếu các y, bác sỹ thực hiện tốt các
công việc được giao…
3.3.2. Đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của y, bác sỹ
Trong cơng tác đánh giá để lấy căn cứ bình xét thi đua hàng tháng, chưa thể
hiện rõ được đâu là điều kiện cần và đâu là điều kiện đủ để bình xét xếp loại A, B,
C, D hàng tháng.
Khi đưa ra các tiêu chí đánh giá xếp loại A, B, C, D các tiêu chí sắp xếp
chưa khoa học, làm cho người đọc chưa thấy rõ được những điều kiện nào là bắt
buộc và những điều kiện nào không bắt buộc vì như trong tiêu chuẩn để xếp loại
A: trong mục 8 có nêu “Đạt giải nhất trở lên trong hội thi Điều dưỡng, hộ sinh

giỏi thanh lịch của Bệnh viện, đạt giải ba trở lên do Sở - Ngành Y tế tổ chức”, giả
sử trong năm không tổ chức thi Điều dưỡng giỏi thì điều kiện này sẽ khơng ai đạt
được cho dù có thể họ đạt đủ điều kiện “Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp
dụng và có hiệu quả nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thực hành tiết kiệm
chống lãng phí”. Chính vì vậy khi đưa ra các tiêu chí nên chia ra làm 2 nhóm:
nhóm các điều kiện bắt buộc đạt được để đạt loại xếp hạng và nhóm các điều kiện
chỉ cần đạt 1 trong các điều kiện.
Nếu với đội ngũ Điều dưỡng được tổ chức các hội thi dành riêng cho mình,
Bệnh viện cũng nên ưu ái các Bác sỹ để tạo cho họ một sân chơi tương tự của
Điều dưỡng để họ giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ và cũng lấy
đó là 1 trong các tiêu chí để xếp thi đua.
Riêng với các tiêu chuẩn xếp loại D, khi cá nhân vi phạm chính sách
KHHGĐ, trong quy chế của Bệnh viện chỉ khoa, phịng đó khơng được bình xét
các danh hiệu thi đua cuối năm là bất hợp lý, vì lỗi phải thuộc về cá nhân trước
tiên, sau đó sẽ xem xét đến khoa, phịng có cá nhân vi phạm chính sách KHHGĐ.
3.3.3. Đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ
25


×