Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

KẾ HOẠCH TƯ VẤN HỖ TRỢ HỌC SINH MÔ ĐUN 5 TIỂU HỌC VÀ BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH MÔ ĐUN 5 (Dùng cho cả 2 bài Luận 1 và 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.36 KB, 12 trang )

KẾ HOẠCH TƯ VẤN HỖ TRỢ
HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIAO TIẾP
1. Những khó khăn cơ bản của học sinh lớp 4 trong giao tiếp
- Họ sinh gặp khó khăn trong việc làm quen, tạo lập quan hệ với các bạn
mới, bạn khác lớp.
- Khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa
những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò
hoặc những vấn đề về tâm lí, giới tính....
- Khó khăn trong việc thuyết trình hoặc ứng phó với những thử thách
trong cuộc sống các em thường: lúng túng, e ngại khi trình bày trước đông
người.
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ học sinh trong giao tiếp
2.1. Mục tiêu
Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen với các bạn và mọi người; kĩ
năng trình bày trước đám đơng
Tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm
và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè,
thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lí, giới tính.... hoặc những khó khăn mà phụ
huynh, học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định
đời sống tâm hồn, tình cảm.Giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước
mơ của mình.
Giúp học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng tự tin ứng phó
tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài
hòa và lành mạnh.
2.2. Người thực hiện: GVCN, Tổng phụ trách đội, GV bộ môn, bạn bè,
PHHS.
2.3 Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022


Thời gian thực hiện



Nội dung

Ghi chú

Tháng 9+10/2021

-Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen; kĩ năng
trình bày trước đám đông

Tháng 11+12/2021

-Biết bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và
giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học
tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò.

Tháng 1+2/2022

-Có khả năng tự tin ứng phó tích cực trước những
khó khăn, thử thách….

2.4. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ
* Nội dung hỗ trợ: Giúp học sinh biết bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư
tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan
hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính.....
-GV tiến hành thử nghiệm, điều tra một số phương pháp để tìm ra những
giải pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn cho các em
* Cách thức tư vấn, hỗ trợ:
Thời gian


Nội dung

Rèn luyện cho
HS: Kĩ năng
Chào hỏi, làm
quen; kĩ năng
Trình bày trước
đám đơng
Tháng
9+10/2021

Cách thức tư vấn, hỗ trợ

- GV hỗ trợ trực tiếp cho HS.

Dự kiến kết quả
đạt được

- HS mạnh dạn
chủ động làm
- GV tìm hiểu những khó khăn
quen khi gặp bạn
về giao tiếp của HS để từ đó đưa
mới, thầy cô
ra biện pháp phù hợp.
mới.
- Tổ chức các hoạt động học tập
- Biết chào hỏi
đa dạng, hoạt động ngoại khóa
cởi mở, thân

để HS có cơ hội thực hành chào
thiện
hỏi, làm quen với bạn bè (qua
việc xử lí tình huống, đóng vai)
- HS tự tin hơn


- Kết hợp với gia đình, bạn bè để trong giao tiếp
giúp các em có kỹ năng chào và trình bày
hỏi, làm quen.
trước đám đông
- Tổ chức các cuộc họp tổ để mỗi
HS đóng vai trị nhóm trưởng
trình bày một vấn đề theo chủ
điểm trước lớp.
- Luân phiên HS làm lớp trưởng
để hàng ngày và hàng tuần các
em được báo cáo những hoạt
động của lớp trong ngày, trong
tuần
Rèn cho học
sinh kỹ năng
Bày tỏ suy
Tháng
nghĩ, trao đổi
11+12/2021
tâm tư tình cảm
với bạn bè, thầy
cô…


- GV hỗ trợ trực tiếp cho HS.

- HS biết bày tỏ
suy nghĩ, trao
- GV sử dụng nhiều câu hỏi tình
đổi tâm tư tình
huống gần gũi với HS để HS có
cảm với bạn bè,
thể bày tỏ ý kiến cá nhân của
thầy cơ.
mình.
- Khơng cịn rụt
- Tổ chức các trị chơi: “Phóng
rè, e ngại khi
viên nhí”; “Cơ giáo tí hon”... để
trình bày một
học sinh được giao tiếp nhiều
vấn đề trước
hơn.
đám đơng
- GV thường xun khuyến
có khả năng bày
khích, động viên để HS mạnh
tỏ suy nghĩ, trao
dạn trong việc thưa gửi, bày tỏ ý
đổi tâm tư tình
kiến, dám hỏi những điều mình
cảm và giải tỏa
thắc mắc hoặc chưa biết.
những thắc mắc

- Kết hợp với gia đình và bạn bè trong cuộc sống,
để HS có thể bày tỏ ý kiến cá trong học tập,
nhân của mình trong gia đình, trong quan hệ
cộng đồng.
bạn bè, thầy trò
- GV tổ chức các nhóm học tập hoặc những vấn
đề về tâm lý,


để HS có thể trao đổi, phối hợp giới tính....
để làm việc nhóm có hiệu quả.
- Phối hợp với HS: Các bạn
trong nhóm động viên, phối hợp
với nhau, đưa ra nhiều ý kiến
hay để làm việc nhóm hiệu quả.
-GV thường xuyên tổ chức các
hoạt động học tập trong đó HS
có thể trình bày trước đám đơng
như: Các cuộc thi đua trong tổ,
nhóm về kể chuyện, âm nhạc,
thuyết trình,..

Tháng
1+2/2022

Có khả năng tự
tin ứng phó tích
cực trước
những khó
khăn, thử

thách….

- GV hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp - HS có kĩ năng
cho HS.
trong việc xử lí
và giải quyết các
- GV đưa ra các tình huống khác
tình huống liên
nhau về những khó khăn trong
quan đến những
học tập, trong cuộc sống và HS
khó khăn, thử
giải quyết các tình huống đó
thách trong học
- GV thường xuyên động viên, tập và trong
khuyến khích HS để khơi gợi ở cuộc sống.
các em sự mạnh dạn, tự tin.

2.5. Điều kiện, phương tiện thực hiện
- Cơ sở vật chất: Phòng học, sân trường, sân thể dục.( máy chiếu, tivi, … )
- Tổ chức các sân chơi dưới dạng sân khấu hóa trong lớp để HS có thể giao lưu,
tự tin trình bày trong các giờ học.
- Cho các em xem các video về giao tiếp để các em học tập và cảm thấy có hứng
thú hơn.
2.6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ (dự kiến)


- HS lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp để cải thiện được khả năng
giao tiếp.
- HS đạt được những kết quả học tập nhất định, thông qua sự ghi nhận, động

viên khích lệ kịp thời của thầy cô, cha mẹ và bạn bè.
- HS có hứng thú học tập; có động cơ học tập đúng đắn, kết quả học tập tiến bộ.
HS có thể tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

Thanh Sơn, ngày 15 tháng 11 năm 2021
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Nguyễn Văn A


BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN,
HỖ TRỢ HỌC SINH
- Họ tên học sinh: Nguyễn Văn Hải
- Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Văn A
Lý do tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Văn Hải hiện là học sinh lớp 4A tại Trường
Tiểu học .... Trong quá trình tham gia các hoạt động em hay rụt rè, né tránh, ngại
giao tiếp với các bạn, ngại tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường;
thiếu sự tự tin. Trong các giờ học, em rất hạn chế trong việc phát biểu ý kiến,
nếu giáo viên có chỉ định thì em nói chưa thật rõ ràng, khơng nghe rõ. Vậy giáo
viên cần và phải làm gì để hỗ trợ, giúp đỡ cho em Nguyễn Văn Hải.
1. Thơng tin cơ bản về học sinh
- Nội dung:
Tiêu chí

Biểu hiện

Suy nghĩ/ cảm xúc/ Không thể hiện cảm xúc, thái độ của mình trước đám
hành vi
đơng, trước các vấn đề hay tình huống diễn ra; khơng
tích cực tham gia các hoạt động tập thể; em rất ngại giao

tiếp với mọi người.
Khả năng học tập

Bình thường.

Sức khỏe thể chất

Phát triển bình thường.

Sở thích

thích sự n tĩnh, khơng ồn ã.

Đặc điểm tính cách

Em sống nội tâm, ít giao tiếp và rất ít thể hiện tính cách
bản thân.

Mong đợi/Mơ ước

- Nguyễn Văn Hải mạnh dạn chủ động làm quen; Tự
tin, bết chào hỏi cởi mở, thân thiện, biết bày tỏ suy
nghĩ; Khơng cịn rụt rè, e ngại khi trình bày một vấn đề
trước đám đông.

Quan hệ giao tiếp

Không muốn tham gia giao tiếp, vui chơi cùng bạn trong
giờ ra chơi, nói còn nhỏ chưa rõ ràng.



Quan hệ giữa các Do từ nhỏ em thường xuyên phải ở nhà với ông bà nội
thành viên trong gia do bố mẹ em đi làm ăn xa nên em thiếu đi sự chăm
đình
sóc, gần gũi, trị chụn của cha mẹ.
Điểm mạnh, hạn chế

- Điểm mạnh: Nguyễn Văn Hải có phẩm chất đạo đức
tốt, ngoan ngoãn.
- Hạn chế: Rất rụt rè, e ngại; hạn chế trong giao tiếp.

- Hình thức: Tư vấn, hỗ trợ qua quan sát hành vi/thái độ/cảm xúc của
Nguyễn Văn Hải; gần gũi thường xuyên trò chuyện trực tiếp...
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh
Qua thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, phụ huynh chúng tôi được
biết: Từ nhỏ em thường xuyên phải ở nhà với ông bà ngoại do bố mẹ em đi làm
ăn xa nên em thiếu đi sự chăm sóc gần gũi, trò chuyện của cha mẹ.
Một số biểu hiện của học sinh:
- E ngại, rụt rè, nói nhỏ, khơng chủ động trong giao tiếp.
- Ít tham gia các hoạt động tập thể như: hoạt động ngoại khóa, hoạt động
trải nghiệm...
- Không có sự tương tác với các bạn khi tham gia thảo luận trong nhóm
học tập.
3. Xác định vấn đề của học sinh
Rụt rè; thiếu tự tin, ngại giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
+ Giúp Nguyễn Văn Hải có sự tự tin; tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong
giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh.
+ Tạo điều kiện tích cực, thuận lợi nhất để Nguyễn Văn Hải được bày tỏ

suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc của mình.
+ Giúp cho em dần dần tự nhận thức được bản thân và có khả năng tự
ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ:
+ Giáo viên thường xuyên gần gũi, trị chụn trực tiếp nhằm tác động
đến tình cảm, cảm xúc của HS;
+ Quan sát, định hướng điều chỉnh hành vi, thái độ của Nguyễn Văn Hải;
+ Đánh giá; tích cực, thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của em.


+ Kết hợp với các lực lượng khác (Giáo viên bộ môn/Tổng phụ trách/Cán
sự lớp/Cha mẹ học sinh…) để giúp đỡ em Nguyễn Văn Hải.
- Nguồn lực: Kết hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ em, các bạn học sinh
của lớp trong việc giúp đỡ em Nguyễn Văn Hải tự tin hơn trong giao tiếp.
- Sử dụng các kênh thơng tin, phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ
em. Cụ thể: GVCN thường xuyên trao đổi với bố mẹ của HS đó qua điện thoại
(zalo, fb, trang wes..)
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh
5.1. Trước tư vấn
- Thu thập các thông tin liên quan đến học sinh Nguyễn Văn Hải.
- Lựa chọn giải pháp và dự kiến nội dung thực hiện tư vấn.
5.2. Thực hiện tư vấn
- Hình thức: Tư vấn trực tiếp.
- Nội dung/diễn biến thực hiện tư vấn, hỗ trợ:
Mục tiêu

Giáo viên tư vấn

Học sinh
Nguyễn Văn

Hải

Thiết

lập

quan hệ

mối Trong giờ ra chơi GV ngồi trực tiếp trò Nguyễn

Văn

chuyện để động viên, khơi ngợi những điều Hải biết chào
Nguyễn Văn Hải đã làm được để em dần hỏi, đáp lời và
chủ động, cởi mở trong giao tiếp cùng giáo nói chụn cùng
viên.

giáo viên

Tạo khơng khí Hỏi thăm về gia đình, về sức khỏe, tình hình Nguyễn
gần gũi, khơi gợi học tập

Văn

Hải trả lời

tình cảm
Quan sát, thăm Thăm dị từ thơng tin mà học sinh trả lời.

- HS bày tỏ ý


dị

kiến của mình

Ví dụ:
- Con đã rất ngoan rồi, rất đáng yêu, cô và
cả lớp ai cũng quý mến con, nhưng cô đang
không hiểu tại sao mà con lại ít nói và
khơng tham gia vui đùa, học tập cùng các
bạn như vậy?


Đặt câu hỏi, lắng Khơi gợi để tìm hiểu nguyên nhân. Ví dụ:
nghe

Nguyễn

Văn

- Mỗi ngày đến trường con có thấy thích Hải trả lời
khơng?
- Con thấy trong lớp mình có bạn nào hay
cười nói, vui tính nhất?
- Khi các bạn tham gia hoạt động như múa
hát, chơi trò chơi, cùng nhau học nhóm lúc
ấy con có muốn ùa ra chơi và tham gia cùng
các bạn khơng?

Đồng cảm, chia Phân tích cho học sinh có nhận thức thấu Nguyễn

sẻ

Văn

đáo về vấn đề giao tiếp.

Hải lắng nghe,

Ví dụ:

phản hồi

- Từ trước cơ chưa hiểu hết được về lí do tại
sao con rụt rè như vậy và hôm nay con đã
cho cô biết điều đó. Cô rất hiểu và thương
con nhưng con cũng đừng quá buồn mà xa
lánh các bạn như vậy vì cũng có những bạn
có hoàn cảnh như con đấy. Con hãy tư tin
lên Hàng ngày con cứ chạy nhảy ra chơi,
cùng các bạn tham gia trong học tập con sẽ
thấy vui hơn thích hơn khi đến trường
- Trong câu chuyện Cô bé bán diêm mà con
đã được đọc, con thấy bạn ấy đầy nghị lực
đúng không. Hay câu chuyện về tấm gương
Nguyễn Ngọc Ký phải viết bằng chân
nhưng bạn ấy vẫn cố gắng để học tốt… Vậy
nên con đừng buồn. Bố mẹ đi làm ăn xa
cũng là vì tương lai của con, cũng muốn con
có được bằng với các bạn nên con đừng làm
bố mẹ con buồn. Con hãy tự tin lên, hòa

đồng với các bạn, hàng ngày hăng hái giơ
tay phát biểu ý kiến xây dựng bài để có kết
quả học tốt hơn để bố mẹ con yên tâm đi


làm ăn xa. hàng ngày con vẫn cịn có cơ bên
cạnh, có các bạn bên con và đặc biệt là ông
bà nội cả ông bà ngoại nữa rất yêu thương
con mà.
Định hướng nhận Tư vấn Nguyễn Văn Hải về hướng khắc
thức

và

động

hành phục.
Ví dụ:
- Hàng ngày con hãy vui chơi cùng các bạn,
mạnh dạn tham gia học tập trong nhóm, tích
cực với những hoạt động bề nổi của lớp của
trường (múa hát, kể chuyện, đọc thơ, diễn
kịch…)

Nguyễn

Văn

Hải lắng nghe,
chia


sẻ

khó

khăn cho cô, gia

- Con hãy kể lại những câu chuyện con đã đinh
được học ở lớp, hát những bài hát con đã
học cho ông bà con nghe.
- Cô thấy có bạn hỏi cô là: “Sao bạn
Nguyễn Văn Hải đẹp trai thế mà bạn không
tham gia văn nghệ cùng chúng em?”
- Cô đã điện thoại cho bố mẹ nói rằng con
rất ngoan, chăm học và luôn được các bạn
trong lớp quý mến bố mẹ con vui lắm. Bây
giờ con hãy chạy ra ngoài chơi cùng các bạn
nhé.

Động viên, khích Chia sẻ và đặt niềm tin vào Nguyễn Văn Nguyễn
lệ học sinh

Văn

Hải Ví dụ: Con cứ mạnh dạn lên. Cô và cả Hải chia sẻ suy
lớp đều tin ở con sẽ biểu diễn được một bài nghĩ, hứa hẹn
hát, đọc được bài thơ, kể được câu chuyện
trước lớp và trên sân khấu. Con sẽ có kết
quả học tốt hơn khi con tích cực tham gia
học nhóm cùng các bạn. Cơ sẽ rất vui vì - Nguyễn Văn

Hải sẽ nói suy
con.
-Giờ cô muốn nghe A nói gì với cơ để cơ

nghĩ hoặc lời


Phản hồi

vui nào.

hứa của mình

Giáo viên đáp lại, dặn dị Nguyễn Văn Hải.

Chào đáp

-Hàng ngày đến lớp con hãy thường xuyên
cùng các bạn học tập, vui chơi vui vẻ nhé
- Gặp người lớn tuổi con hãy chào hỏi như
thế ai cũng khen con
- Kể nhiều câu chuyện cho ông bà con
nghe...

5.3. Hoạt động sau tư vấn:
Mục tiêu

Giáo viên tư vấn

Học sinh Nguyễn

Văn Hải

Theo dõi sự tiến bộ của - Giáo viên chủ nhiệm thường
Nguyễn Văn Hải

xuyên theo dõi, đánh giá sự
thay đổi, tiến bộ của Nguyễn
Văn Hải và kịp thời động
viên, khen ngợi em.
- Cán sự lớp luôn gần gũi, trò - Nói chuyện với các
chuyện giúp Nguyễn Văn Hải bạn
hịa đồng, tích cực hơn trong
việc tham gia các hoạt động
học tập và các hoạt động khác
…)
- Thường xuyên phối hợp với -Nói chuyện cùng gia
gia đình của Nguyễn Văn Hải đình
(ơng bà/bố mẹ) để cùng giúp
đỡ cho Nguyễn Văn Hải mau
tiến bộ

Đánh giá kết quả thực - Đánh giá hiệu quả đạt được
hiện tư vấn

của quá trình tư vấn.
- Cập nhật thơng tin quá trình
tư vấn, hỗ trợ giao tiếp học


sinh theo quy định của Tổ tư

vấn tâm lý.

6. Dự kiến kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh
- Cải thiện khả năng giao tiếp cho em Nguyễn Văn Hải
Kết quả tư vấn
- Sau một thời gian tư vấn hỗ trợ, phối hợp với gia đình, giáo viên bộ mơn để
hỗ trợ em Nguyễn Văn Hải em đã có những thay đổi tích cực: mạnh dạn trong
giao tiếp,hịa đồng với các bạn, biết chào hỏi lễ phép, tích cực tham gia các hoạt
động nhóm, nhiệt tình trong các hoạt động bề nổi của lớp ..../.



×