Tải bản đầy đủ (.pdf) (305 trang)

Những bài làm văn mẫu lớp 12 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.03 MB, 305 trang )

TRẦN THỊ THÌN

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp TP. Hổ CHÍ MINH


TRẦN THỊ THÌN

NHỮNG BÀI LÀM VĂN MẪU
(Tái bản có sửa chữa, bổ sung)

TẬP MỘT

Phụ huynh, giáo viên tham khảo.
Bổi dưỡng học sinh giỏi.

I

t

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHÀ SÁCH THANH TRÚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LỜI NĨI ĐẦU
Chúng tơi trân trọng giới thiệu với các em học sinh cuốn sách
Những bài làm văn mẫu 12 (gồm hai tập).
Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài


nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn Làm văn, đồng thời cũng là
tài liệu tham khảo cho giáo viên. Dựa trên chương trình cơ bản và
nâng cao lớp 12 Trung học phổ thông, chúng tôi nêu rõ cách làm
của từng thể lo ạ i: nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Các bài văn
mẫu chỉ có tính chất minh hoạ cho lí thuyết và gợi ý, hướng dẫn
để học sinh làm bài được tốt hơn.
Các em cố gắng nắm vững phương pháp, xác định đúng yêu
cầu của từng đề, đọc kĩ từng bài văn mẫu, từ đó viết thành bài
văn riêng của mình. Mỗi bài văn sẽ là một tác phẩm nhỏ do chính
các em sáng tạo.
Mong rằng cuốn sách này sẽ đem lại cho các em những điều
thiết thực và bổ ích.
TÁC GIẢ


ĐỂ 1: Viết bài văn trao dổi vể luận diểm sau ; Chỉ có vào Đại học thì
cuộc đời mới có tương lai.

I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời.
- Xã hội trân trọng và tôn vinh những người học cao hiểu rộng, dành cho họ những
chức danh đẹp đẽ, coi họ là hiền tài, là nguyên khí quốc gia.
- Trước ngưỡng cửa cuộc đời, xu hướng chung của thế hệ trẻ ngày nay là lựa
chọn cho mình con đường vào Đại học. Nhiểu người cho rằng: Chỉ có vào Đại học thì

cuộc đời mới có tương lai.
- Tuy vậy, khơng phải ai cũng nhất thiết phải vào Đại học thì mới thành danh,
thành tài, thành công trong sự nghiệp.
2. Thân bài:

+ Tẩm quan trọng của bậc Đại học.

- Khoảng 800 năm trước, ở Việt Nam đã có trường ,Oạ/ hpcđầu tiên là Văn Miếu
Quốc Tử Giám đặt lại kinh thành Thăng Long, là nơi đào tạo ra các bậc hiền tài nổi
tiếng, có nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà
nước ta rất coi trọng việc phát triển bậc Dại học. Mấy chục trường Đại học đã đào tạo,
cung cấp hàng triệu kĩ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, các nhà khoa học, sĩ quan
cao cấp... đóng góp đáng kể vào thắng lợi rực rỡ của hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ.
- Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước tiến lên cơng nghiệp
hcá, hiện đại hố, vai trị của các trường Đại học lại càng quan trọng vì đó là nguồn
cung cấp lực lượng cán bộ, chuyên gia nòng cốt trong các lĩnh vực.
+ Thế nào là cuộc sống có tương lai 7

- Ai cũng muốn cuộc sống của mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Đó là có việc
làm ổn định, phù hỢp với sở thích và sở trường, có thu nhập cao, có điều kiện phát
huy năng lực sáng tạo, cống hiến đưọs nhiều cho xã h ội; có cơ hội thăng tiến trong
sự nghiệp riêng và chung.
- Đó là nền tảng đế bản thân có thể phấn đấu trỏ thành nhà quản lí tài năng
hoặc nhà khoa học nổi tiếng, nhà lãnh đạo kiệt xuất...
Ngoài bậc Đại học, mọi người vẫn có thể thực hiện ưđc mo tạo dựng tương lai cho bản
thân bằng những con đường khác nhau.

- Nhu cầu của cuộc sống phát triển ngày càng cao, địi hỏi xã hội phải có một
đội ngũ lao động đơng đảo, đa nghề, đa trình độ.


- Các nhóm làm việc gồm nhiều người với nhiều trình độ khác nhau nhưng nếu
hồ hợp, ăn ý sẽ bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao trong công việc.

- Mỗi cá nhân có thể thực hiện ước mơ vào Đại học bằng nhiều con đường khác
nhau (qua Trung cấp, Cao đẳng, lên Đại học), nếu hồn cảnh khơng cho phép vào
ngay Dại học chính quy.
- Khơng phải ai tốt nghiệp Đại hpccũng có tương lai rực rỡ. vấn đề tự học là vô
cùng quan trọng, quyết định sự thành bại trong sự nghiệp của mỗi người. Ngoài việc
học ở trường, chúng ta cịn phải khơng ngừng học hỏi trong cuộc sống, hay còn gọi là
trường đời.
3. Kết bài:
- Trong xã hội có rất nhiều nghề. Người xưa đã dạy; Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
- Mỗi người cần kiên trì tự học để nắm vững chun mơn ngành nghề của mình.
Nếu có quyết tâm và nghị lực vươn lên thì nhất định tương lai của bản thân sẽ tươi
sáng và cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc.
II. BÀI LÀM

Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiệu học từ lâu đời. Khắp nơi, từ thành
phố đến nông thôn, dù thuộc tầng lớp trí thức hay quần chúng bình dân, ai ai
cũng coi trọng việc học. Xã hội đặc biệt tôn vinh những người học cao hiểu
rộng và trân trọng dành cho họ những chức danh cao đẹp như trạng nguyên,
tiến sĩ... và thực sự coi những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Trước ngưỡng cửa vào đời, thế hệ trẻ ngày nay hầu như ai cũng muốn
chọn cho mình con đường vào Đại học và quyết tâm theo đuổi ước mơ ấy đến
cùng, dù cánh cửa các trường Đại học có hẹp, dù mất nhiều thời gian, cơng
sức và tiền bạc. Thậm chí có người cịn coi vào Đại học là vấn đề sinh tử.
Hiện tượng có tính chất xã hội đó xuất phát từ quan niệm: Chỉ có vào Đại học
thì cuộc đời mới có tương lai. Phải chăng đó là quan niệm phổ biến và thức
thời nhất hiện nay?
Quan niệm này khơng hồn tồn đứng vì nó cịn có chỗ phiến diện, cực
đoan. Bởi vì thực tế đã chứng minh không nhất thiết ai cũng phải tốt nghiệp
Đại học thì mới thành danh, thành tài, thành công trong cuộc sống.
Đại hoc là bậc học cao nhất của một nền học vấn. ở Việt Nam cách đây

khoảng 800 năm đã xuất hiện trường Đại học đầu tiên đặt tại kinh thành
Thăng Long, đó là trường Quốc Tử Giám. Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng
trầm nhưng trường vẫn tồn tại và đã đào tạo cho nước nhà hàng ngàn hiền tài


rV
danh tiếng, tiêu biểu như Nguyễn Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An,
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi... Đó là những nhân vật kiệt xuất đã đem tâm
huyết và tài năng phò vua giúp nước, làm vẻ vang, rạng rỡ non sông.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển bậc Dại học. Mấy
chục trường Đại học trên cả nước đã góp phần đào tạo ra hàng triệu kĩ sư,
kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, các nhà khoa học, các sĩ quan cao cấp... đóng
góp đáng kể vào thắng lợi rực rỡ của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ.
Ngày nay, trong sự nghiệp phát triển đất nước tiến lên công nghiệp hố,
hiện đại hố thì vai trị của các trường Đại học lại càng quan trọng hơn bao
giờ hết. Bậc Dại học khơng chỉ đào tạo trình độ cử nhân mà cịn đào tạo trình
độ sau Đại học như thạc sĩ, tiến sĩ - những người am hiểu lí thuyết và giỏi
thực hành để họ trở thành chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Sau mười hai năm đèn sách, vượt qua bao vất vả gian nan, trên vai mang
nặng công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, trước ngưỡng cửa cuộc đời ai cũng mong
ước mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Tương lai ấy là gì? Đó là cuộc sống ổn
định, có việc làm phù hợp với sở thích, khả năng và ngành nghề mà mình đã
được đào tạo, có thu nhập cao, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo và
cống hiến cho xã hội. Tương lai ấy tạo ra cho bản thân cơ hội thăng tiến trong
sự nghiệp, có thể phấn đấu trở thành nhà quản lí giỏi, nhà khoa học nổi tiếng,
chủ doanh nghiệp tài ba, thành đạt, hoặc một nhà lãnh đạo kiệt xuất...
Để có được cơ sở vững chắc cho việc tạo dựng tương lai thì việc các bạn

trẻ chọn cho mình con đường vào Đại học là chính đáng. Bỏi vì vào Đại học,
chúng ta sẽ được tiếp cận và tiếp thu những tri thức cơ bản về ngành nghề
mà ta theo học từ các thầy cô, các giáo sư có trình độ học vấn cao và chun
mơn giỏi. Bên cạnh đó, sinh viên cịn được rèn luyện phương pháp học tập,
phương pháp tư duy và làm việc, phương pháp nghiên cứu khoa học... một
cách có bài bản và hệ thống. Vào Đại học, chúng ta sẽ được rèn luyện, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực qua những bài tập thực hành trong phịng
thí nghiệm, qua việc tiếp xúc với thực tế... Tù nền tảng kiến thức cơ bản đó
kết hợp với trái tim tràn đầy nhiệt huyết và óc sáng tạo cùng khao khát khẳng
, định mình, chúng ta sẽ cống hiến tài năng cho xã hội một cách hiệu quả nhất
1 bằng những sản phẩm, những cơng trình nghiên cứu thiết thực và f ữu ích.


Như thế tức là tương lai đang rộng mỏ trước mắt chúng ta. Từ trước tới nay đã
có nhiều thiên tài trên thê' giới trưởng thành từ môi trường Đại học như nhà
sinh vật học Đác-uyn, nhà vật lí học Xi-ơn-cốp-xki, nhà hố học Ma-ri-quy-ri,
Men-đê-lê-ép, nhà bác học Arih-xtanh...
Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, với những đòi hỏi ngày
càng cao của xã hội về học vấn, trí tuệ, về năng lực sáng tạo... thì khơng ai
có thể phủ nhận việc mỗi người phải trang bị cho mình ít nhất một tấm bằng
Dại học. Được vào Đại học, nhất là những trường Đại học danh tiếng trong
nước và trên thế giới vẫn là khát khao, mơ ước của rất nhiều người, vì đó là
con đường ngăn nhất đế đi đến tương lai.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê sơ bộ của một số nhà xã hội học thì ở
nước ta, mỗi năm chỉ có 20% học sinh thi đậu Đại học và chưa đến 50% sinh
viên tốt nghiệp Dại học kiếm được việc làm. Số còn lại hoặc thất nghiệp,
hoặc phải làm nghề trái tay, có khi chẳng liên quan gì tới lĩnh vực chun
mơn đã được đào tạo. Vì thế nên trước thực tế đa dạng và phức tạp của cuộc
sống có khoảng cách khá xa với những gì đã được học, họ trở nên bị động,
lúng túng, không đủ knả năng làm việc. Một số khác phải bỏ học giữa chừng

vì năng lực kém hoặc điều kiện kinh tế của gia đình khơng cho phép. Ngoài
ra, một yếu tố quan trọng khác là khi học xong Đại học, bước vào đời ta còn
phải được bạn, được thầy giúp đỡ. Bên cạnh đó, yếu tố may mắn cũng rất
đáng kể trên con đường dẫn tới thành công trong sự nghiệp. Những điều trên
cho thấy con đường vào Đại học không phải là lựa chọn duy nhất, tốt nhất để
con người có được tương lai tốt đẹp.
Vì vậy, cánh cửa vào đời của mỗi thanh niên không chỉ giới hạn ỏ cổng
trường Đại học mà còn rộng mỏ với biết oao cơ hội ở các trung tâm, các
trường Trung cấp hay Cao đẳng dạy nghề. Nhu cầu cuộc sống phát'triển
ngày càng cao đòi hỏi xã hội phải có một đội ngũ lao động đơng đảo, đa
nghề'và đa trình độ. Ví d ụ : Cùng làm việc với bác sĩ cần có y tá, y sĩ, điều
dưỡng viên... Cùng làm việc với kĩ sư cẩn có kĩ thuật viên, thợ lành nghề...
Những ê-kíp lao động ăn ý và có trình độ sẽ bảo đảm được chất lượng và
hiệu quả công việc.’ Thu nhập từ côhg việc đang làm sẽ giúp những người
vẫn theo đuổi ước mơ vào Đại học có điều kiện biến ước mơ thành hiện thực.
ước mơ vào Đại học là chính đáng và cao đẹp, nhưng khơng nhất thiết chỉ
có vào Đại rtọcthì thanh niên mới thực hiện được mơ ước của mình. Chúng ta
có thể đạt được trình độ Đại học bằng nhiều con đường khác nhau. Thực tế


chứng minh rằng không phải cứ tốt nghiệp Đại học thì mới thành danh, thành
tài, thành cơng trong sự nghiệp. Nhiều cơng nhân, nơng dân tuy ít học nhưng
qua q trình làm việc, tự học, tự tìm tịi đã sáng chế ra máy cấy, máy gặt,
máy hút bùn, máy nghiền xơ dừa, thậm chí xây được cả cầu và chế tạo được
cả máy bay. Nhiều học sinh nghèo không đủ điều kiện thi vào Đại họcớã chọn
con đường vừa học vừa làm, phấn đấu từ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học và
họ đã trỏ thành những kĩ sư, bác sĩ, giảng viên, giám đốc doanh nghiệp,
doanh nhân giỏi... Con đường tuy xa nhưng cuối cùng họ vẫn đến đích, vẫn
thực hiện được ước mơ của đời mình. Vì vậy, không nhất thiết sau khi học
xong bậc Trung học phổ thông, học sinh nào cũng phải vào Đại học. Điều

quan trọng hơn cả là mỗi người cần xác định cho mình một hướng đi đúng
đắn, thích hợp: có quyết tâm, ý chí tự học để khơng ngừng vươn lên chiến
thắng hồn cảnh, chiến thắng số phận.
Thomas Edison, người đã có hàng ngàn phát-minh quan trọng làm thay
đổi bộ mặt thế giới như bóng đèn điện, máy chiếu phim, máy quay phim...
nhưng mới chỉ học hết bậc Tiểu học. Henry Ford học xong Trung học vì gia
đình khó khăn nên phải vào làm thợ trong một xưởng máy, nhưng ông đã trỏ
thành nhà chế tạo xe hơi nổi tiếng. Quyền lực tài chính của ơng bao trùm và
ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới trong suốt một thời gian dài. Trường Đại
học của Chủ tịch Hội Nhà văn Xô-viết Mác-xim Go-rơ-ki chính là những năm
tháng dằng dặc lăn lộn kiếm sống trong cuộc đời và mày mò tự học. Chủ tịch
Hồ Chí Minh phải rời ghế nhà trường sớm để ra đi tìm đường cách mạng cứu
nước. Nhưng với quyết tâm tự học, Bác đã có trình độ học vấn un thâm,
nói, viết thơng thạo nhiều thứ tiếng và trở thành lãnh tụ cách mạng kiệt xuất
của thế kỉ XX, được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hoá thể giới.
Đến nay, nhiều trường Đại học trong và ngoài nước yẫn tiếp tục nghiên cứu,
giảng dạy tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điển hình của thời
đại ngày nay mà nhiều người đều biết và hâm mộ là Bill Gates - “ông trùm”
của lĩnh vực phần mềm vi tính, người đã tạo nên thương hiệu Microsott nổi
tiếng toàn cầu. Đang là sinh viên trường Đại học Harvard danh tiếng, ông bỏ
dỏ việc học hành để theo đuổi dam mê việc lập trình máy tính và giờ đây, ở
tuổi năm mươi, ông đã trở thành một trong những người tài giỏi và giàu có
nhất hành tinh.
Con đường dẫn đến thành công của những thiên tài ấy là gì? Đó là ý chí
mạnh mẽ, là quyết tâm eao, đúng như Thomas Edison đã khẳng định: Thiên


tài được hình thành là nhờ 1% trí thơng minh, cịn 99% là do sự siêng năng,
cần cù. Muốn có được thành cơng và vinh quang thì trước tiên, chúng ta phải
có quyết tâm tự học, tự nghiên cứu, có suy nghĩ sâu sắc, nghị lực mạnh mẽ và

niềm khao khát, đam mê cháy bỏng. Bên cạnh đó là tinh thần thắng không
kiêu, bại không nản, dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, sẵn sàng chấp
nhận thất bại để rút ra kinh nghiệm đi tới thành công.
Vậy nếu tốt nghiệp Trung học phổ thông mà không thi vào được Đại học
thì chúng ta phải làm gì? Trước hết, chúng ta phải kiên định giữ vững lập
trường trong việc lựa chọn cho mình một Ịiướng đi. Có như vậy thì mới có thể
an tâm chuẩn bị từng bước cho tương lai. Khơng nên chạy theo quan niệm
cứng nhắc: Chỉ có vào Đại học thì cuộc đời mới có tương /a/vì thực tế cho thấy
cánh cửa Đại học không phải mở rộng với bất cứ ai mà chỉ dành cho những
người vừa có năng lực thực sự, vừa có điều kiện vật chất bảo đảm theo học
được đến rTơi đến chốn. Chúng ta nên hiểu rằng học vấn, bằng cấp chỉ là điều
kiện cần, cịn sự nỗ lực khơng ngừng của bản thân mới là điều kiện quan
trọng bảo đảm cho sự thành đạt trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Như vậy, khơng thi đậu vào Đại học khơng có nghĩa là cánh cửa tương lai đã
đóng lại trước mắt chúng ta.
Điều quan trọng hơn nữa là chúng ta phải có lí tưởng, mục đích sống đúng
đắn, rõ ràng thì mới tự tin hướng tới tương lai. Thử suy ngẫm trong điều kiện
của nước ta hiện nay, nếu ai cũng vào Đại học thì xã hội sẽ ra sao? Cho nên
mỗi người cần xem xét kĩ năng lực, năng khiếu, sự hiểu biết, niềm dam mê,
khát vọng cũa bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu rõ và tự tin, tự hào về cơng
việc mình đang làm. Đồng thời, chúng ta cần phải có sự say mê tìm tịi,
nghiên cứu, phải năng động, sáng tạo và có phương pháp làm việc khoa học
thì mới sáng tạo ra những cơng trình nghiên cứu, những sản phẩm phục vụ
hữu ích cho cuộc sống con người. Nếu hăng say, toàn tâm toàn ý với cơng
việc và ln phấn đấu vươn lên thì dù ỏ bất cứ vị trí nào, tài năng của chúng
ta sẽ được khẳng định. Thanh niên là lứa tuổi có khả năng và sức mạnh dời
non lấp bể, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên khơng chỉ
tạo dựng sự nghiệp cho bản thân mà cịn phải góp phần tích cực vào cơng
cuộc xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.
Học hành là sự nghiệp của cả đời người chứ không chỉ dừng lại ở tuổi trẻ.

Biển học không bờ (Khổng Tử). Lê-nin đã dạy: Học, học nữa, học mãi. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra rất nhiều cách học có ích: Học ở trường, học
10


trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân. Chúng ta phải học thường xuyên,
. học ở mọi nơi mọi lúc... để khơng ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ
chun mơn. ơng cha ta đã khun con cháu: Có cơng mài sắt, có ngày nên
kim.
Trong xã hội thường có rất nhiều nghề, nghề nào cũng quý, cũng đẹp.
Người xưa đã khẳng định: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Hoặc: Khơng có
nghề nào xấu, chỉ có người xấu. Cho nên chúng ta khơng nên quan trọng hố
việc bắt buộc phải vào Đại học. Nền công nghiệp tiên tiến, nền kinh tế tri thUc
đang mở ra mn nghìn cơ hội cho tuổi trẻ. Xã hội Việt Nam đang dần dần trở
thành một xã hội coi trọng chất xám. Chúng ta hãy làm giàu trí tuệ, năng lực
của mình bằng con đường tự học. Như vậy thì mỗi người mới khẳng định được
mình là một cơng dân có ích, có vị trí xứng đáng trong xã hội, khơng tụt hậu
so với bạn bè và thời đại.

ĐỂ 2: Trình bày ý kiến của anh (chị) vể quan niệm chọn nghề nghiệp
trong tương la i: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình;
chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết đeo
đuổi nghề mà mình vẩn thiết tha yêu thích.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
- Vấn đề chọn nghề nghiệp của giới trẻ luôn là vấn đề mang tính thời sự trong
cuộc sống hiện nay ở nhiều nước trên thế giới.
- Có nhiều quan niệm chọn nghề khác nhau: Chọn nghề phù hợp với năng lực

thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết đeo
đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.
2. Thân bài:

'

* Tâm trạng chung của thanh nièn trước ngưởng cửa cuộc đời.

- Thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi.
- Ai cũng có ước mơ, khát vọng, ước mơ, khát vọng của mỗi người bắt nguồn từ
những hoàn cảnh khác nhau, năng lực khác nhau.
- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc chọn nghề của mỗi
cá nhân.

11


* Ý kiến của bản thân.

+ Cách chọn nghề phù hợp với nàng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao
nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực.
Ví dụ : Bạn A ước mơ trỏ thành bác sĩ. Tuy học lực giỏi, có thể thi đậu vào Đại
học Y nhưng hồn cảnh kinh tế gia đình không đủ khả năng đáp ứng cho A học trong
6 năm. A đã chọn giải pháp thi vào trường Trung cấp Y tế của tỉnh để đỡ chi phí và
sau này vẫn có điều kiện học lên Đại học. Bạn B muốn trỏ thành một nhà quản trị
kinh doanh trong tướng lai, nhưng khơng đủ điều kiện học chính quy, bạn đã chọn
cách vừa làm vừa học hệ Đại học tại chức... Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B đã đi đúng
con đường minh đã chọn.

X


+ Cách chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống khó có được một tương lai
chắc chắn.
- Nhiều người khơng có năng khiếu, năng lực để làm một nghề nào đó mà dư
luận xã hội đang đề cao: (Nhất Y, nhì Dược... Nhất Kinh, nhì Tin, ba Luật...) mà cứ cơ'
tìm mọi cách để thi vào bằng được thì sau này việc học tập sẽ rất vất vả, khó khăn và
làm việc khơng bao giờ giỏi được, dẫn tới tình trạng chán nghề, bỏ nghề hoặc làm trái
nghề...
- Quan niệm sai lệch này dẫn đến sự mất cân bằng xã hội và tạo điều kiện cho
các hiện tượng tiêu cực phát triển. (Lãng phí thời gian, tiền bạc của gia đình, Nhà
nước, hiệu quả công việc không cao...).
+ Cách chọn nghề là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha u thích.
- Cái hay là thoả mãn được ước mơ, nguyện vọng của bản thân.
- Nhưng đi kèm theo nó là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng; ý chí kiên
định, nghị lực vững vàng, chấp nhận thử thách và cả thất bại; điểu kiện vật chất cho
phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ.
- Đối với những học sinh nghèo thì đây quả là một thử thách gay go, nghiệt ngã.
Nếu vượt qua được “vũ mơn” thì “cá sẽ hố rồng”. Những người chọn cách thứ ba này
cần có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin to lớn vào năng lực của bản thân.
3. Kết bài:
- Khơng có gì sung sướng, hạnh phúc bằng đạt được ước mơ và gắn bó suốt đời
với cơng việc mà minh u thích.
- Lịng say mê, khát vọng kết hợp với tài năng thực sự là những yếu tố cơ bản
dẫn tới thành công của mỗi con người.
- Làm bất cứ điều gì, chúng ta cung phải nghĩ tới tính mục đích. Nói như nhà triết
học Đi-đơ-rõ: Nếu khơng có mục đích, anh khơng làm được gì cả. Anh cũng khơng làm

được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.
12



II. BÀI LÀM

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề ln là vấn đề
mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Bàn về vấn đề này,
có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có ba xu hướng chính là: Chọn nghề
phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong
đời sống hay nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha u thích.
Tâm lí chung của phần lớn thanh niên học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời
là thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi. Ai cũng có
mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hồn
cảnh khác nhau. Mỗi người lại có nhũng sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt
yếu riêng. Điều đó tác động khơng nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá
nhân.
Theo tôi, cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình là có tính
khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ : Bạn A thơng
minh, học giỏi và ước mơ thi đậu vào Đại học Y để sau này trở thành bác sĩ.
Thế nhưng hồn cảnh gia đình lại rất nghèo, khơng có điều kiện để ni bạn
ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn giải pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của
tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốh kém cho
gia đình và sau vài năm làm việc vẫn có" thể học tiếp lên Đại học. Bạn B
muốn trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai nhưng khơng đủ
tiền để theo học Đại học chính quy như những bạn khác nên B đã chọn con
đường vừa làm vừa học (Đại học tại chức). Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất
vui vì đã đi đúng con đường mình đã chọn.
Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng
ảnh hưởng khơng ít tới suy nghĩ của học sinh. Cách đây mấy chục năm, nhiều
người biết đến câu .■Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua,
Nơng lâm đút xó. Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì
Tin, tam Y, tứ Luật. (Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật). Bởi trình độ

nhận thức và phân tích hạn chế nện nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể
cả tiêu cực để vào bằng được các trường trên. Nhưng do khả năng học tập
không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản. Sau khi ra
trường, sơ' người tìm được cơng việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải
chấp nhận gặp gì làm nấy. Mà phải làm những cơng việc khơng đúng ngành
nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc
không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có.

13


Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành
nghề cung khơng đũ cầu và ngược lại. Nếu theo dõi báo chí và các phương
tiện truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy sô' lượng sinh viên đã tốt nghiệp Đại
học mà không xin được việc làm là nhiều vô kể và sô' lượng ấy cứ tăng thêm
năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và
của cả nước nói chung. Đối với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.
Cách chọn nghề thứ ba là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha
yêu thích. Cách này có cái hay là thoả mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo
nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải
có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu bền bỉ, sẵn sàng chấp
nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài
thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì cách chọn nghề
này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “ vũ mơn” thì “cá chép
sẽ hố rồng”. Những người chọn cách thứ ba này cần có bản lĩnh vững vàng
và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành
cơng trên con đường đã chọn.
Khơng gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiệri được ước mơ và suốt đời
gắn bó với cơng việc mà mình u thích. Lịng say mê, khát vọng, kết hợp
với tài năng là những yếu tô' cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự

nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết vẫn là tính mục đích. Chúng ta
hãy ln nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rơ: Nếu khơng có
mục đích, anh khơng làm được gì cả. Anh cũng khơng làm được cái gì vĩ đại
nếu như mục đích tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện nay, quyết định
chọn nghề để làm việc và xây dựng sự nghiệp phải dựa trên năng lực bản
thân, điều kiện kinh tê' gia đình cùng nhu cầu thực sự của xã hội.

14


ĐÊ 3: Viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một số tệ nạn
xã hội mà chúng ta cẩn phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ
như; cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp xúc vối văn hố
phẩm khơng lành mạnh...

I. DÀN Ý

1. Mỏ bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nể nếp, thói quen tốt cịn tổn tại khơng ít thói
quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, cho xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạq, thuốc lá, ma tuý hoặc
sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu khơng tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối,
dần dần biến chất, tha hoá.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói “Khơng!” với các tệ nạn ấy.
2. Thân bài:
éi/ Tại sao chúng ta phải nói “Khơng !” vổi các tệ nạn xâ h ội:
* Cờ bạc, thuốc lá, ma tuỷ... là thói hư tật xấu, là những tệ nạn xã hội gây ra tác hại
khủng khiếp dối vđi bản thăn, gia dinh và xâ hội vể nhiễu m ặ t: tư tưởng, đạo đức, sức khoẻ,
kinh tế, nòi giống...


Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối nguy hiểm của thói hư tật x ấ u ;
- Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do tò mò thử cho biết.
- Sau một vài lần, khơng có thì bồn chồn, khó chịu.
- Dần dần tiến tới nghiện ngập. Khơng có thuốc, cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành
hạ. Mọi suy nghĩ, hành động... đều bị cơn nghiện chi phối.
- Để thoả mãn cơn nghiện, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả trộm cắp, lừa đảo,
cướp giật, giết người...
- Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Tệ nạn sẽ hành hạ
làm cho con người khổ sở, điêu đứng vì nó.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hànhkcủa chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b/ Tác hại của cò bạc, ma tuý, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hoá đạo dức, nhãn cách, gây
tác hại lớn đến bản thân, gia dinh và xã hội.
* Cờ b ạc:

- Cờ bạc cũng là một loại ma tuý, ai đã trót vướng vào khơng dễ bỏ.
- Trị đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, sự nghiệp.

15


- Ảnh hưỏng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp nghiêm cấm, tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể bị xử
phạt hoặc đi tù.
* Thuốc lá:

- Thuốc lá là sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ con người.
- Khói thuốc gây nên nhiều bệnh nguy hiểm: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai

biến tim mạch...
- Khói thuốc khơng những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ bản thân mà còn ảnh
hưởng tới sức khoẻ của những người xung quanh.
- Thuốc lá tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu tới
nền kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công
sở và chỗ đông người.
* Ma tuỷ:

- Thuốc phiện, hê-rơ-in là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng
thuốc sẽ rđi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma tuý có nghĩa là tự mang
bản án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khoẻ suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma tuý thì tiền của bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma tuý đổng nghĩa với mất hết danh dự, đạo đức, tinh yêu, hạnh phúc
gia đình, sự nghiệp...
* Văn hoá phẩm độc hại (sách xấu, băng đĩa hình đổi truy...):

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành
mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết
khả năng phấn đấu, sống khơng mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách,
ảnh hưỏng đến uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:
* Rút ra bài học tu dưỡng đạo dức:

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội.
- Khi đã lỡ mắc vào, phải có quyết tâm từ bỏ, làm lại cuộc đời.
- Xây dựng cho mình và tun truyền cho mọi người lối sống tích cực, lành mạnh.

II. BÀI LÀM

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập qn, thói quen tốt cịn có những
tập qn, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Đối với những thói
quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý hoặc sách,
16


băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta khơng kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị
nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là
tệ nạn xã hội. Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một
hiểm hoạ trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khơn
lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói: “ Khơng!”.
Tại sao chúng ta phải nói “Khơng!” với các tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma tuý... là những thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm
cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khoẻ,
kinh tế, nòi giống... Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước,
dân tộc.
Ban đầu, chúng đến với ta một cách ngẫu nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường
ham vui, ham lạ. Đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn cơng. Đám con trai học sinh
mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá
trên mơi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thê' là bắt chước. Bạn bè
xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”, ừ thì thử cho biết
với đời, nhằm nhị gì, chuyện vặt I Một lần, hai lần..., rồi đến một lúc nào đó,
khơng có khơng chịu được. Thiếu nó, họ cảm thấy bồn chồn, chống chếnh,
buồn bã và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thốt, một nguồn vui. Khi
đã tập tọng hút thuốc lá, hít hê-rơ-in rồi thì từ thích đến nghiện chẳng bao xa.
Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu
đựng nổi. Muốn có thuốc để thoả mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Khơng có
tiền thì phải xoay sở mọi cách. Hỏi làm sao có thể tránh khỏi con đường tội

lỗi ?! Như vậy là thói xấu đã biến người nghiện thành nơ lệ của nó. Nó là ơng
chủ vơ hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối tồn bộ tư tưỏng, tình cảm
và hành động của người nghiện.
Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm và khi đã nhiễm phải tệ nạn
lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.
Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, cữa
nhà bán hết, tra chân vào cùm.

^

Đúng thế, vì đây cũng là một loại ma tuý mà người nào trót sa chân vào
thì khó lịng thốt khỏi. Người đánh bạc có thệ ngồi vào chiếu bạc từ sáng
đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, 0 1 ''®T ngủ, quên cả làm việc, học
tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.
Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất... và
bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo

2-NWng bài làm văn mẫu 12T1-Trán Thị Thln-NXB THTPHCM

17


tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng,
vung tiền khơng tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng
tỏ “ vai vế ” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn
mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “ nai” cho lũ “ thợ săn” xẻ thịt. Kết quả là
thân tàn ma dại, bao nhiêu của cải mồ hôi nước mắt đội nón ra đi. Dân gian
có câu : Đánh đề ra đê mà ở là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc,
tục ngữ - ca dao cũng đưa ra bài học thấm thìa: Của làm ra cất trên gác, của
cờ bạc để ngoài sân, Của phù vân để ngồi ngõ. Bởi thực tế là hiếm ai giàu

có bền lâu nhờ cờ bạc.
Thứ hai là nghiện thuốc lá. Các nhà nghiền cứu y học đã đưa ra nhận xét
có tính chất cảnh báo: Khói thuốc là “sát thủ ” thể khí đối với sức khoẻ của con
người.
Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân: do hiếu kì, tị mị,
thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong cuộc đời hoặc trên
phim ảnh, hoặc muốn khẳng định là mình đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường
là những cú “ hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong
đời. Hơn bốn ngàn th- hố chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không
chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư
phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run... phần lớn người
nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “ miếng da
lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.
Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập
của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả
trăm ngàn một tháng: thuốc “ xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân
để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra
khói? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện
thuốc lá khá cao so với khu vực và thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng
ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm hoạ đáng sỢ!
Thứ ba là tác hại của ma tuý, gồm thuốc phiện, cần sa, hê-rơ-in và nhiều
loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số
trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma tuý ngày nay
phần lớn là ỏ độ tuổi thanh thiếu niên đang phát triển thể lực và trí lực để
chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự
nghiệp xây dựng đất nước.
Lú ' đầu cũng cỏ thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thoả mãn
Iiỉiíi lo mị mà thử chơi cho biết với suy nghĩ sai lầm là một, hai lần thì không

18



thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là coi như bạn đã trao tính mạng của
mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức
khoẻ suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng khơng đủ.
Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm
bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thoả mãn cơn nghiện? Những kẻ nghiện
ngập có thể làm tất cả. Từ lấy cắp đr
iến lấy cắp đồ hàng xóm. Rồi lừa
cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng tu. Khơng ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã
tiền khơng được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội
khác kéo theo tệ nghiện ngập : ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của, ...và
kinh khủng hơn cả là dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới
đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này.
Chính vì vậy, khi đã nghiện ma t là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu,
hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.
Thứ tư là văn hoá phẩm độc hại (sách xấu, băng, đĩa hình đồi truy...). Tiếp
xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi khơng lành mạnh,
từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ,
mất hết khả năng phấn đấu, sống khơng mục đích. Nếu làm theo những điếu
bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đỗi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín
bản thân, gia đình và có thể dẫn tới vi phạm pháp luật!
Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến
hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng khơng lo
tu chí học hành mà đua địi ăn chơi sa đoạ. Họ rủ nhau tham gia vào những
trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma tuý, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay
nhau những cuốn sách độc hại. Rồi đàn dúm đánh nhau, đua xe gây rối an
ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thơng... Tất cả những thói xấu đó
nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.
Thói quen xấu là người bạn đổng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong

mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh
đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nd và phát triển.
Ngày xưa, ơng cha ta đã dạy: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Có thể
coi những tệ nạn trên là mực, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải
tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm
cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết
tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.
19


Như trên đã phân tích, tập qn xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút
con người. Bởi vậy, để khơng bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải
tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, ti-ong lao động và phải
nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên
bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay
góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng
trong sạch, tốt đẹp hơn.
ĐỀ 4: Nhà văn Nga Lép Tơn-xtơì nhận định: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ

đường. Khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà
khơng có phương hưởng kiên định thi khơng có cuộc sống.
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc
sơng của con người.

I. DÀN Ý
1. Mở bài:

- Lí tưởng là yếu tơ' quan trọng hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại trong
cuộc đời của mỗi con người.

- Nhà văn vĩ đại của nước Nga Lép Tơn-xtơi (1828 - 1910) nhận định: Lí tưởng là
ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng
có phương hướng kiên định thì khơng có cuộc sống.
- Câu nói trên khẳng định tầm quan trọng của II tưởng trong cuộc sông.
2. Thân bài;
* Giải thích câu nói của Lép Tơn-xtơi.
+ Lí tưởng là gì ?

Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
+ Lí tưởng là ngọn đèn chl dường...

Lí tưởng giống như ngọn đèn soi sáng trong đêm tối để người đi khơng lầm đường
lạc lối. Lí tưởng cao đẹp định hướng cho cuộc sống con người.
+ Khơng có lí tưởng thi khơng có phương hướng kiên định.

- Sống khơng có lí tưởng có nghĩa là sống khơng xác định được mục đích rõ ràng;
khơng có những suy nghĩ, hành động đúng đắn.
- Khơng có lí tưởng thì khơng có lập trường vững vàng và ý chí kiên trì bền bỉ trong
cuộc sống.

20


+ Khơng có phương hưởng kiên định thì khơng có cuộc sống.

Cuộc sống ở đây là cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Hiện
tại có thể chưa có nhưng trong tương lai sẽ có.
+ Nghĩa của cả câu :

- Con người sống phải có lí tưởng. Lí tưởng là những tư tưởng, giá trị tinh thần cao

cả, là mục đích tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới, là những khao khát
cháy bỏng của một đời người, là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta trên con đường
xây dựng và phát triển sự nghiệp. Lí tưởng là nguồn cổ vũ, động viên trong tâm hồn,
là sức mạnh thôi thúc hành động giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách và thất
bại để thực hiện bằng được mục đích cao cả đã đặt ra.

- Lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng giúp con người có cuộc sống tốt đẹp,
hữu ích.
- Cuộc sống thiếu lí tưởng tốt đẹp hoặc chạy theo những tham vọng thái quá
khiến con người dễ sống buông thả hoặc sa vào lối sống vị kỉ, tầm thường.
- Phân biệt lí tưởng với tham vọng, dục vọng; tham vọng, dục vọng chưa thể coi
là lí tưởng vì chưa phải là những giá trị thực sự cao quý, soi sáng cho đời sống tinh
thần và hành động của con người.
- Vai trị của lí tưởng đối với lịch sử nhân loại và đối với đời sống cá nhân.
- Nêu mối quan hệ lí tưởng chung và lí tưởng riêng của từng cá nhân.
* Chứng minh những gương sáng có lí tưởng cao dẹp trong sử sách.

- Phạm Ngũ Lão: Lí tưởng phị vua giúp nước thể hiện qua bài thơ Tỏ lịng {Thuật
hồi). Nghĩ tới Vũ hầu (tức Gia Cát Lượng nổi tiếng trung quân), ông tự thấy thẹn vì
mình chưa được như vậy. Trần Quốc Tuấn, danh tướng đời Trần coi việc cứu nước
cứu dân là lí tưởng, là sự nghiệp lớn nhất của đời minh {Hịch tướng sĩ).
- Lê Lợi, Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai suốt mười năm để lãnh đạo nghĩa quân
Lam Sơn khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi nước
nhà. Lí tưởng mà Nguyễn Trãi theo đuổi suốt cuộc đời là ; Việc nhân nghĩa cốt ở yên
dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Là lịng trung qn ái quốc: Bui có một lịng

trung với hiếu, Đêm ngày cuồn cuộn nước triểu đông. Là làm sao cho; Dân giàu đủ
khắp đòi phương.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là gươqg sáng điển hình về con người có lí tưởng cao
đẹp, gắn liền với quyền lợi của Tổ quốc. Lòng yêu nước thiết tha đã dẫn dắt Bác đến

với lí tưởng cách mạng là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành chủ quyền
tự do, độc lập cho đất nước. Bác đã cống hiến, hi sinh trọn đời cho lí tưởng cao q
đó.
- Thế hệ trẻ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ đểu sống và chiến đấu theo lí tưởng cách mạng, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ
quốc, thống nhất đất nước.

21


* Lí tưởng thanh niên hiện n a y :

- Là thực hiện ước nguyện của Bá" H ổ: Dồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,

ai cũng được học hành.
- Xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam thành một quốc gia hiện đại, tiên tiến,

sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Thanh niên phải ra sức học tập, lao động, làm việc để tạo dựng sự nghiệp cho
bản thân và góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Lí tưởng của từng cá nhân gắn với ước mơ, mục đích sống cao đẹp, phù hợp
với lối sống của mọi người.
- Nêu rõ //' tưởng của bản thân và định hướng thực hiện lí tưởng đó. Anh (chị) có lí
tưởng gì ? Tại sao anh (chị) lại xác định cho mình lí tưởng đó ? Anh (chị) dự định hành
động cụ thể như thế nào để thực hiện lí tưởng của mình?
3. Kết bài:
- Lí tưởng cao đẹp vừa là ngọn đèn soi sáng con đường chúng ta đi, vừa là lẽ
sống cho cả dân tộc và đất nước.
- Lí tưởng khơng chỉ là ước mơ, khát vọng mà còn là hành động thực tiễn để thực

hiện mơ ước, khát vọng ấy.
- Nhận định của nhà văn Nga Lép Tơn-xtơi về lí tưởng vừa giàu tính hình tượng
vừa sâu xa tính triết lí, mang lại cho chúng ta nhiều bài học nhân sinh bổ ích.
II. BÀI LÀM

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua mấy ngàn năm phát triển với biết bao
biến cố thăng trầm. Từ thực tế cuộc sống đa dạng, phong phú, nhân loại đã
chiêm nghiệm và đúc kết ra nhiều bài học triết lí để các thế hệ nối tiếp noi
theo và vận dụng. Lí tưởng - một vấn đề lớn lao của nhân loại đã được nhà
văn vĩ đại của nước Nga Lép Tơn-xtơi (1828 - 1910) khẳng định: Lí tưởng là
ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng kiên định,
mà khơng có phương hướng kiên định thì khơng có cuộc sống.
Câu nói trên khẳng định tầm quan trọng của lí tưởng trong cuộc sống con
người. Đây là điều Lép Tôn-xtôi suy ngẫm và trải nghiệm qua một hành trình
đầy gian nan, vất vả. Xuất thân từ tầng lớp quý tộc Nga, ỏng đã quyết định từ
bỏ cuộc sống giàu sang trong lâu đài đồ sộ và điền trang rộng lớn để thực
hiện lí tưởng nhân văn mà ông theo đuổi suốt cuộc đời là bãi bỏ chế độ nông
nô, sống cuộc đời cần lao, bác ái.
Câu nói của nhà văn Lép Tơn-xtơi có ý nghĩa như thế nào? Trước hết,
chúng ta phải hiểu khái niệm : Lí tưởng là gì ? Lí tưởng là mục đích cao nhất,
tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới (Từ điển Tiếng Việt).
22


Nhà văn Lép Tơn-xtơi đã dùng hình ảnh ngọn đèn để so sánh với lí tưởng: Lí
tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Đây là một ẩn dụ nghệ thuật vừa đẹp, vừa chứa
đựng nhiều ý nghĩa. Người có lí tưởng tốt đẹp giống như trong tâm thức ln
có ngọn đèn soi sáng chỉ lối, dẫn đường; nhờ vậy mà xác định đúng phưđng
hướng, không bao giờ lầm đường lạc lối.
ở vế sau của câu nói, tăc giả cụ thể hố ý nghĩa ngọn đèn và khẳng định

tác dụng của nó đối với con người: Khơng có lí tưởng thì khơng có phương
hướng kiên định. Có nghĩa là nếu khơng xác định được mục đích sống rõ
ràng, thì sẽ khơng có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, thiết thực, phù
hợp với bản thân và yêu cầu của đất nước. Người có lí tưởng khơng bao giờ
bị dao động, lung lay trước mọi gian nan, thử thách. Cho dù trên đường đi có
lúc gặp bão táp mưa sa hay phải lên thác xuống ghềnh thì họ cũng sẽ vượt
qua nhờ ánh sáng soi rọi, dẫn dắt của lí tưởng. Họ bền gan vững chí trên con
đường phấn đấu cho lí tưởng mà mình theo đuổi, dẫu có phải hi sinh tính
mạng họ cũng sẵn sàng. Khơng có phương hướng kiên định thì khơng có cuộc
sống. Cuộc sống ở đây là cuộc sống hướng tới những giá trị tinh thần tốt đẹp
thực sự xứng đáng với con người. Con người không có lí tưởng iố\ đẹp thì chỉ
tổn tại chứ khơng phải là sống theo ý nghĩa trọn vẹn của từ này.
Vậy ý nghĩa cả câu nói của Lép Tơn-xtơi là gì? Con người sống phải có //'
tưởng. Lí tưởng \à mục đích cao cả, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để
đạt tới, là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta trên con đường xây dựng và
phát triển sự nghiệp. Đó là những tư tưởng, những giá trị tinh thần cao đẹp,
tiến bộ, định hướng cho cuộc sống của con người giúp con người có khát
vọng, có sức mạnh trong tâm hồn, trong hành động để đạt tới ý nghĩa cao
quý của đời sống.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi với vài người bạn: Lí tưởng của anh là gì? Có
người sẽ nói: Lí tưởng của tơi ư? Là kiếm được nhiều tiền, có tiền là có tất cả.
Hoặc: Trở thành một người nổi tiếng, đó là lí tưởng của tôi. Trong xã hội hiện
nay, rất nhiều người theo đuổi nhữog lí tưởng tương tự như vậy.
Tuy những tham vọng này khơng phải khơng có điểm tích cực nhưng chưa
thể coi đó là lí tưởng vì chưa phải là những giá trị tinh thần cao quý, có thể
nâng cao vẻ đẹp thực sự của con người, soi sáng cho đời sống tinh thần và
hành động của con người, làm cho cuộc sống trở nên cao đẹp hon. Thậm chí,
nếu tham vọng q đáng, con người có thể sa vào tội lỗi. Tham vọng không
thể là ngọn đèn chỉ đường cho cuộc sống của chúng ta.


23


Trong lịch sử nhân loại, lí tưởng của cá nhân nói riêng và lí tưởng của lồi
người nói chung có quan hệ với nhau như thế nào? Những lí tưởng chung mà
lồi người hướng tới là những lí tưởng lớn lao, đẹp đẽ, ví dụ như: lí tưởng cơng
bằng, dân chủ, lí tưởng nhân văn, yêu nước... Lí tưởng đúng đắn của mỗi cá
nhân chính là những khát vọng tốt đẹp phù hợp với giá trị tinh thần của nhân
loại: sự khao khát tri thức, hiểu biết; mong muốn về tình yêu, hạnh phúc; ước
mong về một cuộc sống đầy đủ, êm ấm ; khát vọng làm giàu cho quê hương,
đất nước...
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều gương sáng về những con
người sống có lí tưởng cao đẹp là cống hiến, hi sinh tất cả cho chủ quyền độc
lập tự do của đất nước, dân tộc, cho cuộc sống thanh bình của nhân dân.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn quên ăn quên ngủ để nghĩ ra kê' sách
đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước nhà. Viên tướng
trẻ Phạm Ngũ Lão chân thành bày tỏ lí tưởng phị vua giúp nước trong bài thơ
Thuật hồi {Tỏ lịng): Cơng danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe
chuyện Vũ hầu. Nợ ò đây là gánh nặng trách nhiệm với đất nước của những
trang nam nhi thời loạn. Lê Lợi, Nguyễn Trãi suốt mười năm nếm mật nằm
gai để tìm ra kế sách tiêu diệt giặc ngoại xâm, lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn
quét sạch giặc Minh, nên công oanh liệt ngàn nấm, mở ra nền thái bình mn
thuở...
Một gương sáng điển hình về con người có lí tưởng cao đẹp là Chủ tịch Hồ
Chí Minh kính yêu cũa nhân dân Việt Nam. Bác đã từng nêu lên chân lí: Khơng
có gì quý hơn độc lập tự do. Đầu thế kỉ XX, thấm thìa nỗi đau đớn, tủi nhục
của người dân thuộc địa dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc, người thanh
niên Nguyễn Tất Thành đã âm thầm ra đi tìm đường cứu nước. Lí íưởng thiêng
liêng đã-nung nấu quyết tâm, ý chí và tiếp thêm sức mạnh cho Bác trên cori
đường đi tìm chân lí cách mạng giải phóng dân tộc, giành chủ quyền độc lập

tự do cho đất nước. Bác Hồ đã chọn cho mình lí tưởng ấy và quyết tâm biến
nó thành hiện thực kể từ khi là anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu biển La-tút-sơ
Tê-rê-vin của Pháp (1911), là người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái
Quốc cho đến lúc trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà (1945) và tới lúc giã từ đồng bào, đồng chí thân yêu để bước sang
thế giới người hiền của Các Mác, Lê-nin (1969). Suốt đời, Bác theo đuổi một
khát vọng : Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước
24


ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. Đồng bào ta ai cũng có
cdm àn áo mặc, ai cũng được học hành. Bác đã hi sinh cả cuộc đời mình để
thực hiện bằng được lf tưởng cao đẹp đó.
Thế hệ trẻ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ đã tình nguyện cống hiến, hi sinh tuổi trẻ và sinh mạng cho lí
tưởng cao cả bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước: Xẻ dọc Trường Sdn đi cứu nước. Mà lòng phdi phới dậy tưdng lai. Đó là
thời khơng có chỗ cho những ham muốn cá nhân, mà chỉ có vấn đề quan
trọng duy nhất là bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu anh hùng, chiến sĩ vô danh đã
làm rạng rỡ truyền thống bất khuất, quật cường của dân tộc. Người sĩ quan
pháo binh Nguyễn Viết Xuân hiên ngang trên mâm pháo với lời hơ nóng bỏng
hờn căm; Hãy nhàm thẳng qn thù mà bắn! Anh thợ điện Nguyễn Văn Trỗi
quyết tâm giết tên bộ trưởng quốc phịng Mĩ Mắcnamara vì theo anh: Nếu còn
một tên xâm lược Mĩ trên đất nước ta thì khơng ai có hạnh phúc nổi cả. Chiến
sĩ trẻ Lê Mã Lương bị thương mù một mắt trong chiến đấu nhưng khơng hề
nao núng. Câu nói nổi tiếng của anh là : Cuộc sống của tuổi trẻ chỉ cao đẹp
trên chiến tuyển đánh quân thù, tiêu biểu cho lí tưởng chung của thanh niên
Việt Nam thời đánh Mĩ. Đồng thời, cũng có biết bao con người đã âm thầm,
bền bỉ, thậm chí hi sinh cuộc sống của mình vì chủ quyền của dân tộc, tự do
của nhân loại. Thật xúc động khi đọc lại những trang nhật kí chiến trường của

liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, những trang thư của mười cô gái
Thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc gửi về thăm mẹ... Còn bao nhiêu
trang thư, trang nhật kí như thế đã nằm lại cùng các anh các chị trên chiến
trường ác liệt. Trong những năm tháng ấy, khát vọng được hi sinh để đất nước
khơng cịn tiếng đạn bom, để bầu trời trong xanh bình yên trên mỗi mái nhà
đã thắp sáng cuộc đời của mỗi chiến sĩ. Lí tưởng đó thực sự đóng vai trị dẫn
đường để chúng ta hướng tới những giá trị tốt đẹp, xứng đáng với Con Người.
Ngày nay, một lí tưởng sốrig đứjig đắn càng trở nên cần thiết đối với thanh
niên. Chúng ta có nhiều cơ hội để đem hết tài năng nhiệt huyết xây dựng quê
hương, đất nước giàu đẹp, thực hiện ý nguyện của Bác Hồ là đồng bào ta ai
cũng có Cdm ăn áo mặc và được học hành] là đưa đất nước ta sánh vai vôi các
cường quốc năm châu. Tuổi trẻ với lí tưởng sống mình vì mọi người như lời dạy
của Bác Hồ đang xung phong lên rừng xuống biển, góp cơng góp sức xây
dựng các cơng trình vĩ đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu

25


×