Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm mang yếu tố địa danh ở tỉnh Thừa thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.57 KB, 11 trang )

14. QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NHÃN HIỆU TẬP THỂ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
MANG YẾU TỐ ĐỊA DANH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF COLLECTIVE TRADEMARK FOR
PRODUCTS WITH GEOGRAPHICAL ELEMENTS IN THUA THIEN HUE
PROVINCE
Lê Thị Thảo1
Trần Cao Thành2
TÓM TẮT: Cùng với việc bảo hộ các nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm
mang yếu tố địa danh ở địa phƣơng Thừa Thiên Huế thì việc quản lý và phát triển
nhãn hiệu tập thể là một trong những mục tiêu hƣớng đến cho việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với các sản phẩm này. Do đặc thù về điều kiện sản xuất phân tán, nhỏ
lẻ nhiều ngành nghề ở Thừa thiên Huế chƣa xây dựng và thành lập đƣợc các Hợp tác
xã, hoặc các hợp tác xã hoạt động chƣa hiệu quả, do đó việc quản lý và phát triển
nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mang yếu tố địa danh ở địa phƣơng Thừa Thiên Huế
đang dừng lai ở quy mô nhỏ lẻ, liên kết chuổi giá trị cịn yếu…Bên cạnh đó, việc giải
thể, sắp xếp lại tổ chức của địa phƣơng trên địa bàn Thừa Thiên Huế dẫn đến vấn đề
chuyển đổi chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng gây ra những khó khăn trong quản lý
và phát triển bền vững các sản phẩm mang yếu tố địa danh ở địa phƣơngThừa Thiên
Huế dƣới hình thức nhãn hiệu tập thể. Bài viết đánh giá thực trạng về quản lý, phát
triển nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh ở địa phƣơng Thừa Thiên Huế từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao hiêu quả quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản
phẩm mang yếu tố địa danh ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: nhãn hiệu thập thể, sản phẩm mang yếu tố địa danh, quản lý, khai
thác, Thừa Thiên Huế
ABSTRACT: Aside from protecting collective trademark for items with
geographical elements in Thua Thien Hue, one of the purposes for protecting
intellectual property rights for these products is to maintain and develop collective
trademarks.

1
2



TS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email:
ThS. NCS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email:

181


Because of the characteristics of scattered and small production conditions, many
industries in Thua Thien Hue have not yet built and established cooperatives or
cooperatives have not operated effectively, so management and development of
collective trademark for products bearing geographical elements in Thua Thien Hue
are stopping at a small scale, and the value chain link is still weak...
Furthermore, the dissolution and reorganization of local organizations in Thua
Thien Hue province, which results in the conversion of collective trademark owners,
causes difficulties in the management and sustainable development of products
bearing geographical elements in Thua Thien Hue that take the form of collective
trademark.
The paper evaluates the existing state of management and development of
collective trademark with location features in Thua Thien Hue province and proposes
ways to increase management efficiency and product development.
Keywords: collective trademark, products with geographical elements,
management, exploitation, Thua Thien Hue
1. Nhận diện nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh ở địa phƣơng và quản lý,
khai thác
- Nhận diện nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh
Địa danh là tên của một khu vực, địa phƣơng, vùng địa lý cụ thể (vùng). Đăng ký
bảo hộ logo, nhãn hiệu có chứa địa danh thƣờng đƣợc sử dụng với tên của sản phẩm
đƣợc sản xuất tại khu vực, địa phƣơng tƣơng ứng với địa danh đó (vùng mang địa
danh).
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành

viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân khơng phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể với nhiều ƣu điểm
nổi bật và phù hợp với nhiều địa phƣơng, đơn vị trong điều kiện hiện nay nhƣ có thể
đăng ký bảo hộ đƣợc cả sản phẩm lẫn dịch vụ, công việc chuẩn bị các điều kiện để
đăng ký khơng phức tạp, tốn kém nhƣ hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đặc biệt là
việc quản lý khơng q phức tạp vì chủ yếu do tổ chức tập thể là chủ nhãn hiệu thực
hiện, cơ quan nhà nƣớc không phải tham gia nhiều vào công tác quản lý nhãn hiệu
sau khi đƣợc đăng ký.
182


Và để nhãn hiệu đƣợc đăng kí bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện: Là dấu hiệu
nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả
năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của
chủ thể khác.
Nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh là là nhãn hiệu tập thể gắn với khu vực
địa lý, vùng, địa phƣơng địa danh nhất định.
-

Quản lý và khai thác nhãn hiệu mang yếu tố địa danh địa phương

Quản lý nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh là các hoạt động của chủ sở hữu
nhãn hiệu nhằm điều hành, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu và đảm bảo tính thống
nhất trong việc sử dụng nhãn hiệu trên hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu của các tổ
chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng nhãn hiệu.
+ Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể thuộc về tổ chức, cá nhân là thành viên của tổ
chức tập thể và đƣợc chủ sở hữu trao quyền sử dụng.
+ Phát triển nhãn hiệu tập thể là việc triển khai các hoạt động nhằm quảng bá,
giới thiệu về nhãn hiệu tập thể và hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể nhằm

nâng cao giá trị hàng hoá, dịch vụ, xúc tiến hoạt động thƣơng mại hoá hàng hoá, dịch
vụ.
- Mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể
Việc quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu và
yêu cầu sau:
+ Đảm bảo quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân;
ngăn chặn và chống các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu tập thể;
+ Bảo đảm tính thống nhất trong việc sử dụng nhãn hiệu tập thể;
+ Đảm bảo hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể đáp ứng các điều kiện quy
định của chủ sở hữu nhãn hiệu nhƣ đã nêu tại Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
+ Góp phần gia tăng giá trị kinh tế của hàng hoá, dịch vụ, mở rộng thị trƣờng tiêu
thụ, tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mang nhãn
hiệu3.
Nội dung quản lý nhãn hiệu tập thể:

3

Cục sở hữu trí tuệ, 2012, Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ, NXB Khoa học và kỹ thuật.

183


+ Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang nhãn
hiệu...);
+ Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm theo quy trình kỹ thuật nhằm
bảo đảm chất lƣợng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể;
+ Quản lý quá trình phân phối, lƣu thông, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu tập
thể trên thị trƣờng.
- Chủ thể quản lý và tham gia quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể
+ Tổ chức tập thể  chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể;

+ Các thành viên của tổ chức tập thể.
2. Thực trạng về quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh ở
Thừa Thiên Huế
-

Về tình hình đăng kí bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể

mang yếu tố địa danh ở Thừa Thiên Huế
Trong thời gian qua, UBND tỉnh và các ngành, các địa phƣơng cũng đã quan tâm
đến việc xây dựng NHTT cho các sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng và đã thu đƣợc
kết quả bƣớc đầu đáng kể. Theo thống kê của cục sở hữu trí tuệ đến năm 2013, tồn
tỉnh có 21 NHTT đƣợc hỗ trợ nộp đơn đăng ký NHTT và đã có 19 NHTT đƣợc cấp
Giấy chứng nhận đăng kí NHTT đến tháng 8/2021, số đăng kí bảo hộ nhãn hiệu tập
thể lên 49 nhãn hiệ, NHTT đƣợc cấp chứng nhận đầu tiên năm 2007 với sản phẩm
“Thanh Trà HUE SWEET POMELO” của Hợp tác xã Thủy Biều. và mới đây là nhãn
hiệu tập thế mang yếu tố địa danh đó là “Mƣớp Đắng Tây Hồng BITTER MELON”
Quảng Thái, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế4.
Trong thời gian qua, để quản lý và khai thác giá trị nhãn hiệu tập thể với sản
phẩm mang yếu tố địa danh, các địa phƣơng trong tỉnh đã lồng ghép việc xây dựng
NHTT cho các sản phẩm địa phƣơng với các chƣơng trình khác nhƣ khuyến công,
khuyến nông, quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, nghiên cứu lồng ghép sản
xuất giống, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào việc phát triển đặc sản
phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Huyện Quảng Điền đã tổ chức phục tráng giống lúa gạo đỏ trên địa bàn và đang
đƣợc trồng ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, hỗ trợ đăng ký NHTT gạo đỏ Quảng
4

Cục sở hữu trí tuệ, Danh mục các nhãn hiệu đã đƣợc cấp tại Việt nam đến tháng 8/2021,
/>
184



Điền, hỗ trợ khôi phục và phát triển nghề mây tre và đăng ký NHTT Bao La, Thủy
Lập...
Thị xã Hƣơng Trà, ngoài việc tham gia phát triển NHTT thanh trà Huế, áp dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và
đăng ký các NHTT kiệu Hƣơng Chữ với gần 1.965 thành viên tham gia, đăng ký
NHTT cho bƣởi cốm Hƣơng Thọ, bún Vân Cù, mộc Hƣơng Hồ, nƣớc mắm Làng
Dừa. Huyện Phú Vang cũng đã hỗ trợ đăng ký các NHTT nƣớc mắm Phú Thuận,
nƣớc mắm Làng Trài, nấm Phú Lƣơng...
Làng nghề chằm nón Mỹ Lam có truyền thống từ lâu đời đã đƣợc UBND huyện
phê duyệt đề án phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam giai đoạn 2012-2020 và hỗ trợ
đăng ký NHTT.
Thành phố Huế cũng đã áp dụng tiến bộ KH&CN để xử lý sâu rầy, dịch bệnh,
nâng cao năng suất, chất lƣợng các đặc sản; hỗ trợ xây dựng, phát triển NHTT cho
các sản phẩm thanh trà Huế, tôm chua Huế...Tổ chức các lễ hội thanh trà Thủy Biều,
lễ hội làng nghề truyền thống để có cơ hội quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm.
-

Về năng lực quản trị và phát triển NHTT mang yếu tố địa danh ở địa

phương
Mặc dù có nhiều NHTT của các sản phẩm địa phƣơng đƣợc xác lập quyền, nhƣng
các tổ chức quản lý NHTT cũng đang gặp phải khó khăn trong việc tìm ra các giải
pháp nhằm tổ chức quản lý và phát triển NHTT một cách có hiệu quả, nhiều sản
phẩm đã đƣợc đầu tƣ bài bản, từ việc chọn giống, canh tác, thu hoạch đến việc đăng
ký NHTT, xúc tiến thƣơng mại nhƣng vẫn khó tìm đƣợc đầu ra cho sản phẩm: các
sản phẩm mây tre truyền thống nhƣ Mây tre đan Bao La, Mây tre đan Thủy Lập,
Thanh trà Huế, Chả da Quảng Thành, Nón lá Huế, Tơm chua Huế, Kiệu Hƣơng Chữ,
Bƣởi Cốm Hƣơng Thọ, Nƣớc mắm Làng Dừa, gạo đỏ Quảng Điền, Dầu tràm Lộc

Thủy, Bún tƣơi Vân Cù, Nấm Phú Lƣơng, Hoa giấy Thanh tiên, Hội nghề đúc Đồng
truyền thống... do sản xuất sản phẩm vẫn manh múm và nhỏ lẻ và chủ yếu theo
phƣơng thức truyền thống hàng hóa chủ yếu tiêu thụ trong phạm vi hẹp, do đó, một
số thành viên tập thể vẫn chƣa có nhu cầu gắn NHTT lên sản phẩm của mình.
- Về mơ hình tổ chức và hỗ trợ phát triển NHTT mang yếu tố địa danh ở địa
phương

185


Nhiều sản phẩm chủ sở hữu nhãn hiệu không phải là chủ sử dụng trực tiếp mà chủ
thể sử dụng lại là thành viên của tổ chức tập thể đó, các thành viên tổ chức tập thể chỉ
đƣợc sử dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy trình đánh giá đƣợc quy định
trong quy chế sử dụng NHTT nên chƣa gắn kết và có chiến lƣợc lâu dài nâng cao
chất lƣợng và bảo vệ thƣơng hiệu cũng nhƣ có chiến lƣợc để mở rộng phạm vi khai
thác và sử dụng nhƣ Thanh tra, Dầu Tràm, Tôm chua... Bên cạnh đó, chủ NHTT chƣa
tìm ra mơ hình quản lý NHTT thích hợp nên chƣa khai thác và sử dụng và phát triển
hiệu quả đối với nhãn hiệu tập thể.
-

Về hỗ trợ quản lý và phát triển NHTT mang yếu tố địa danh ở địa

phương
+ Công tác truyền thông quảng bá sản phẩm cịn chƣa đƣợc đầu tƣ có bài bản.
Trong thời gian gần đây trên cơ sở kế hoạch phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ cho
địa phƣơng, UBND Tỉnh và Sở Khoa học Cơng nghệ có các chƣơng trình kế hoạch
trong từng giai doạn và trong từng năm để hỗ trợ cho các tổ chứ, hiệp hội, hợp tác xã
tổ chức các lễ hội đối với các sản phẩm, các hoạt động làng nghề nhƣng còn màng
tính bị động vì các tổ chức, cá nhân chƣa thấy đƣợc những giá trị tích cực từ sự tham
gia này;

Hàng năm, từ sự hỗ trợ của Sở KH&CN, UBND Tỉnh thừa Thiên Huế xúc tiến
cho việc thành lập các hiệp/ hội/ hợp tác xã của các ngành nghề, địa phƣơng và đồng
thời các cơ quan chức năng của tỉnh tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để tổ chức đăng
ký, sản phẩm có đƣợc thị trƣờng thƣờng xuyên.
+ Các kiến thức về xây dựng và quản lý NHTT của các tổ chức tập thể tại các địa
phƣơng còn hết sức hạn chế đã dẫn đến việc lúng túng trong thực hiện quản lý và
phát triển NHTT: các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, các hiệp
hội, các hợp tác xã làng nghề chƣa phát huy đƣợc vai trò trong việc quản lý, khai thác
và phát triển giá trị sản phẩm. Đặc biệt với các phƣơng thức nhỏ lẻ, manh mún và thủ
công thô sơ nên sản lƣợng không đạt nhƣ mong muốn và sức cạnh tranh không cao
với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế cho nên khó tìm đƣợc chổ đứng và sự tồn tại và
phát triển bền vững của các sản phẩm đã đăng kí nhãn hiệu.
Tuy nhiên, một số hộ sản xuất chƣa nhiệt tình tham gia đăng ký, chƣa tham gia
các hiệp/ hội/hợp tác xã để cùng phát triển thƣơng hiệu sản phẩm và nâng cao chất
lƣợng sản phẩm cho nên nhiều sản phẩm chƣa có uy tín;
186


-

Về quy mô, địa bàn khai thác, phát triển các nhãn hiệu tập thể mang

yếu tố địa danh
+ Chƣa có sản phẩm đặc trƣng của địa danh; Tổ chức sản xuất nhỏ lẻ và chƣa
hiểu hiểu hết giá trị của NHTT mang lại lợi ích gì cho hợp tác xã;
+ Chƣa liên kết đƣợc nhiều cá nhân và cơ sở để đăng ký, nhiều cá nhân, hộ kinh
doanh không tham gia vào hiệp/ hôi/ hợp tác xã nên không phát huy đƣợc sức mạnh
tập thể để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chƣa có kế hoạch và chiến lƣợc lâu dài
để phát triển và nâng cao giá trị chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ tìm kiếm cơ hội đầu
ra ổn định và lâu dài để khai thác hiệu quả giá trị nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm

mang yếu tố địa danh địa phƣơng Thừa Thiên Huế.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể mang yếu
tố địa danh ở Thừa Thiên Huế
Để việc quản lý và phát triển NHTT phù hợp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
cần triển khai các giải pháp:
Thứ nhất, xác định tổ chức chủ thể đứng tên đăng ký và quản lý NHTT phù hợp
và giải pháp cho việc thực hiện mơ hình của các chủ sở hữu NHTT; cơ quan quản lý
không tham gia nhiều vào công tác quản lý nhãn hiệu sau khi đƣợc đăng ký. Thực tế
cho thấy, những tổ chức tập thể dù đƣợc thành lập trƣớc hoặc thành lập do yêu cầu
của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể thì mục tiêu, định hƣớng hoạt động và chức năng,
nhiệm vụ chính của của các tổ chức này đa phần vẫn thiên về hỗ trợ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh cho các thành viên. Chức năng quản lý và hỗ trợ các thành viên
sử dụng nhãn hiệu tập thể vẫn chƣa đƣợc quan tâm một cách thích đáng. Để đảm bảo
hiệu quả quản lý, tổ chức tập thể cần xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với các bộ
phận chuyên trách trực tiếp điều hành, giám sát các mảng hoạt động trong quá trình
sử dụng, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể.
(i) Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là Hội/Hiệp hội
+ Ban Chấp hành: có thẩm quyền và chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ
hoạt động của Hội/Hiệp hội, trong đó có cơng tác quản lý việc sử dụng nhãn hiệu tập
thể;
+ Ban Kiểm sốt: có chức năng, thẩm quyền giám sát, kiểm sốt hoạt động của
các bộ phận chuyên môn của Hội/Hiệp hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

187


hội viên và kiểm tra, giám sát hoạt động của các bộ phận chuyên môn trong Hiệp hội
và việc sử dụng nhãn hiệu tập thể của các thành viên;
+ Các bộ phận chun mơn: ngồi bộ phận chun mơn quản lý các lĩnh vực hoạt
động của Hội/Hiệp hội (kế hoạch  tài chính, kỹ thuật, thị trƣờng...), nên thành lập

một bộ phận tƣ vấn, hỗ trợ việc sử dụng nhãn hiệu tập thể.
(ii) Trường hợp chủ sở hữu NHTT là hợp tác xã (HTX)
+ Ban Chủ nhiệm (Ban Quản trị): có thẩm quyền và chịu trách nhiệm điều hành
chung tồn bộ hoạt động của HTX. Ban Chủ nhiệm do đại hội đại biểu xã viên trực
tiếp bầu ra;
+ Ban Kiểm sốt: có chức năng, thẩm quyền giám sát, kiểm sốt hoạt động của
các bộ phận chuyên môn của HTX và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các xã
viên. Ban Kiểm soát do Đại hội đại biểu xã viên trực tiếp bầu ra.
+ Các bộ phận chuyên môn: thành lập bộ phận chun mơn có chức năng và
nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ việc sử dụng nhãn hiệu tập thể.
(iii) Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là nhóm các nhà sản xuất (tổ hợp
tác, câu lạc bộ...)
- Cần có sự phân cơng, phân nhiệm giữa các thành viên trong nhóm về nghĩa vụ,
chức năng và thẩm quyền quản lý tƣơng ứng với các hoạt động của nhóm;
- Các thành viên trong tổ, nhóm có thể thống nhất thành lập một bộ phận giám sát
chung để trực tiếp quản lý việc sử dụng nhãn hiệp tập thể5.
Thứ hai, Xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý NHTT làm
cơ sở cho việc quản lý NHTT: (i) Quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể; (ii) Các Quy
trình kỹ thuật (sản xuất, chế biến, canh tác, bảo quản...) sản phẩm mang nhãn hiệu tập
thể; (iii) Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm; (iv) Kế hoạch kiểm sốt
của tổ chức tập thể; (v)Các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
Thứ ba, Xây dựng hệ thống, phƣơng tiện quảng bá và khai thác giá trị NHTT:
chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác quản lý
NHTT. Để phát huy ý nghĩa và giá trị của nhãn hiệu tập thể trên thực tế, song song
với việc thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp và văn bản phục vụ việc quản lý nhãn hiệu
tập thể, cần có các biện pháp khai thác giá trị nhãn hiệu, bao gồm:

5

Cục sở hữu trí tuệ, 2012, Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ, NXB Khoa học và kỹ thuật


188


+ Thiết kế và phát hành các tài liệu giới thiệu hàng hoá/dịch vụ, biểu tƣợng, hệ
thống tem nhãn sử dụng cho nhãn hiệu tập thể (tờ rơi, poster, biển hiệu quảng cáo...);
+ Triển khai một số chƣơng trình hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ mang
nhãn hiệu trong các hội chợ, trên các phƣơng tiện truyền thông (báo, đài, website,
truyền hình...);
+ Xây dựng phƣơng án thƣơng mại hố cho hàng hoá/dịch vụ; thiết lập các kênh
tiêu thụ hàng hoá/dịch vụ ở trong và ngoài nƣớc;
+ Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết phục vụ
công tác quản lý nhãn hiệu tập thể;
+ Triển khai hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể;
+ Lựa chọn khu vực, vùng sản xuất, kinh doanh để áp dụng thí điểm;
+ Tổ chức triển khai áp dụng mơ hình.
Thứ tư, Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc hỗ trợ các
tổ chức tập thể thực hiện việc quản lý và phát triển NHTT, các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, các tổ chức Hội sau khi hỗ trợ xác lập quyền cho NHTT cần quan tâm đến việc
đến việc hƣớng dẫn, hỗ trợ cho các chủ NHTT trong sử dụng, quản lý và phát triển
NHTT.
Thứ năm, Hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ tƣ vấn SHTT
Thứ sáu, Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT nhằm nâng cao
nhận thức của các thành viên trong tổ chức tập thể để nâng cao nhận thức về sử dụng,
quản lý và khai thác NHTT nói riêng và về SHTT nói chung6. Các thành viên tổ chức
tập thể cần đƣợc tuyên truyền, tập huấn để hiểu biết đầy đủ về Quy chế sử dụng
NHTT, các quy trình sản xuất đã đƣợc đề ra để phát huy tối đa các nhãn hiệu tập thể
đã đƣợc bảo hộ.
Thứ bảy, hỗ trợ và tạo điều kiện xúc tiến thành lập cũng nhƣ triển khai các hoạt
động có hiệu quả từ các hiệp hội, hợp tác xã; xây dựng mang lƣới kết nối với các

viên nghiên cứu, các cơ sở đào tạo chuyên ngành để nâng cao giá trị các sản phẩm
bảo hộ và sự đa dạng các sản phẩm bảo hộ cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ và sản phẩm
có sự cạnh tranh để đáp ứng với xu hƣớng hội nhập hiện nay đảm bảo phát huy vai
trò của chuổi sản xuất, kinh doanh liên kết; Tập hợp đƣợc sức mạnh cộng đồng tham
6

Khảo sát, đánh giá tình hình xác lập, sử dụng, quản lý và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển nhãn hiệu tập
thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, truy cập
ngày 20/8/2021.

189


gia vào việc khai thác, bảo vệ giá trị truyền thống của các sản phẩm địa phƣơng,
vùng miền và các thành viên trong cộng đồng có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang NHTT.
4. Kết luận
Từ thực tiễn của địa phƣơng Thừa Thiên Huế với nhiều thế mạnh cho các sản
phẩm truyền thống và gắn kết với hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa bàn hy vọng
với các chiến lƣợc và kế hoạch cho việc phát triển sản phẩm trí tuệ nói chung và nhãn
hiệu tập thể mang yếu tố địa danh địa phƣơng Thừa thiên Huế nói riêng: Quyết định
1746/QĐ-UBND ngày 06/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chiến lƣợc phát
triển thƣơng hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Quyết định số
1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 về việc phê duyệt Chƣơng trình phát triển tài sản trí
tuệ giai đoạn 2016-2020 của Thủ tƣớng Chính phủ; Quyết định số 590/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến
cơng nghệ, chuyển giao cơng nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, giai đoạn 2021 -–2030 và kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ hàng năm sẽ

tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân Thừa Thiên Huế, phát huy hiệu quả các sản
phẩm chủ lực địa phƣơng và tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững lâu dài cho địa
phƣơng Thừa Thiên Huế./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cục sở hữu trí tuệ, 2012, Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ, NXB Khoa

học và kỹ thuật
2.
đến

Cục sở hữu trí tuệ, Danh mục các nhãn hiệu đã đƣợc cấp tại Việt nam
tháng

8/2021,

/>
/asset_publisher/vTLYJq8Ak7Gm/content/thong-ke-so-luong-on-ang-ky-va-vanbang-uoc-cap-cua-cac-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-thang-08-nam2021, truy cập ngày 20/8/2021.

190


3.

Quốc hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng

11 năm 2005
4.


Quốc hội, 2009, Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của

Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2010;
5.

Quốc hội, 2019, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của

Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở
hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
6.

Khảo sát, đánh giá tình hình xác lập, sử dụng, quản lý và đề xuất giải

pháp quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
/>
truy

cập

ngày

20/8/2021.
7.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 18

tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng

nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải
tiến công nghệ, chuyển giao cơng nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 – 2030.

191



×