Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích theo SWOT về ứng dụng telemedicine vào thực tế trong mùa covid (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.73 KB, 11 trang )

Phân tích theo mơ hình SWOT về ứng dụng khám chữa bệnh từ xa
telemedicine vào thực tế trong mùa COVID 19 tại Việt Nam
Chương 1: Giới thiệu
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp ở Việt Nam là 25%, tỷ lệ
bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 22 đến 79 là 5.8%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
( COPD) ở độ tuổi từ 15 trở lên là 2.2% (1). Cho thấy số lượng bệnh nhân cần được
theo dõi và điều trị rất cao, trong tình hình dịch covid 19 đang diễn ra hết sức phức
tạp. Cách ly xã hội khiến cho việc tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh trực tiếp gặp
nhiều khó khăn. Để vừa đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân nhưng
phải vừa đảm bảo an toàn, giãn cách xã hội thì một số bệnh viện đang từng bước triển
khai ứng dụng khám chữa bệnh từ xa telemedicine vào thực tế. Tuy nhiên trong bước
đầu thực hiện cịn nhiều mới mẻ. Chính vì vậy tơi chọn đề tài “phân tích theo mơ hình
SWOT về ứng dụng khám chữa bệnh từ xa telemedicine vào thực tế trong mùa dich
COVID 19” để bàn luận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi triển khai
telemedicine vào thực tế từ đó có chiến lược phát triển hợp lí.
Chương 2: tổng quan kiến thức
1. Mơ hình swot là gì?
Mơ hình SWOT là được phát triển tại Staford vào nhưng năm 1970, được sử
dụng trong việc lâp kế hoạch chiến lược. SWOT là từ viết tắt của từ điểm mạnh
( Strengths), điểm yếu( Weaknesses), cơ hội (Opportunities), và thách thức
(Threats). Phân tích theo mơ hình SWOT là phương pháp đơn giản nhưng hiệu
quả trong việc lập kế hoạch và chiến lược nhằm phát triển được điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu, tránh những rủi ro và nắm bắt tốt cơ hội để phát triển và
ảnh 1 sẽ cho ta thấy rõ được chi tiết từng bước trong mơ hình SWOT (2).


ảnh 1: mơ hình SWOT
2. Telemedicnine là gì?
Telemedicine là một từ ghép bắt nguồn từ “tele” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là
“từ xa” và “medicine” trong tiếng Latin là “mederi” nghĩa là “điều trị”. Năm
1970, lần đầu tiên khái niệm Telemedicine được dùng nhằm mô tả cung cấp


dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thơng qua việc sử dụng
cơng nghệ thơng tin. Chưa có 1 định nghĩa chính xác nào về telemedicine và có
1 nghiên cứu năm 2007 đã đưa ra 1 định nghĩa về telemedicine trong 104 từ
được WHO thông qua và mô tả tổng quan như sau:


“The delivery of health care services, where distance is a critical factor, by all
health care professionals using information and communication technologies
for the exchange of valid information for diagnosis, treatment and prevention
of disease and injuries, research and evaluation, and for
the continuing education of health care providers, all in the interests of
advancing the health of individuals and their communities”(3)
Tạm dịch ra là dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa là các cơ sở chăm sóc sức khỏe
sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông để trao đổi những thông tin hợp lệ
phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và phịng ngừa bệnh tật và thương tích,
nghiên cứu và đánh giá, và đào tạo. Tất cả vì lợi ích của việc nâng cao sức khỏe
của cá nhân và cộng đồng
Ngoài ra cịn có nhiều định nghĩa nê u bật lên rằng telemedicine là một ngành
khoa học mở và không ngừng phát triển vì nó kết hợp được những tiến bộ mới
trong cơng nghệ và thích ứng được với nhu cầu khám chữa bệnh, sự thay đổi
của hoàn cảnh (3).
Một số định nghĩa phân biệt telemedicine và telehealth nhưng 2 từ này được
cho là cùng ý nghĩa và được sử dụng thay thế cho nhau (3).
Telemedicine hay telehealth đều có liên quan đến 4 yếu tố sau
1. Cung cấp hỗ trợ lâm sàng(3)
2. Nhằm vượt qua các rào cản về địa lý kết nối những người có nhu cầu khám
chữa bệnh ở xa với bác sĩ(3)
3. Liên quan đến việc sử dụng các loại công nghệ thông tin và truyền thông(3)
4. Mục tiêu là cải thiện sức khỏe (3).
3 nhóm ứng dụng khác nhau của telemedicnine:

Nhóm 1: Lưu trữ và chuyển tiếp (Store-and-Forward)
Với dữ liệu hình ảnh được lưu trữ và chuyển tải đến bác sĩ chuyên khoa để
chẩn đoán, điều này làm giảm thời gian và chi phí cho người bệnh phải đến gặp
trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa, giảm thời gian và chi phí để hội chẩn trực tiếp
với các bác sĩ chuyên khoa. Thay vào đó, các dữ liệu chẩn đốn hình ảnh hoặc
dữ liệu sinh học có thể được gửi đến bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết, thực
hành này là phổ biến trong các lĩnh vực về chuyên khoa da liễu, X quang (hệ
thống PACs) và giải phẫu bệnh (4).
Nhóm 2: Theo dõi từ xa (Remote Monitoring)
Với một loạt các thiết bị công nghệ gắn trên người để theo dõi sức khoẻ đã mở
ra một phương thức mới trong theo dõi, giám sát từ xa các dấu hiệu lâm sàng


của bệnh nhân. Ứng dụng này đặc biệt có ích và được sử dụng rộng rãi trong
quản lý các bệnh mạn tính khơng lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo
đường và hen suyễn (4).
Nhóm 3: Các dịch vụ tương tác thời gian thực (Real-Time Interactive Services)
Với ứng dụng tương tác thời gian thực giúp các bác sĩ có thể cung cấp lời
khuyên ngay lập tức cho bệnh nhân cần chăm sóc y tế. Có nhiều phương tiện
khác nhau được sử dụng cho mục đích này, cổ điển nhất liên lạc trao đổi qua
điện thoại, trực tuyến và thăm khám tại nhà. Dịch vụ tương tác thời gian thực
giúp người bệnh có thể trao đổi trực tiếp từ xa với bác sĩ, bác sĩ tổng quát trao
đổi và được tư vấn chuyên môn từ xa với bác sĩ chuyên khoa (4).

3. Nguồn gốc và lịch sử telemedicine
Telemedicine lần đầu tiên được hình thành vào đầu năm 1879, khi những phát
triển thô sơ của điện thoại và radio là tiền đề cho ý tưởng cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe từ xa. Một trong những người tiên phong của thời đại này
là Hugo Gernsback, người đã tạo ra cái gọi là thiết bị y tế viễn thông.
Trong thế kỷ 20, NASA đã đóng góp một lượng lớn nguồn lực để phát triển y

học từ xa, nhằm sử dụng công nghệ này để cung cấp dịch vụ y tế cho các phi
hành gia(5).
Lịch sử của Telemedicine(5)
Lần đầu tiên đề cập đến việc chăm sóc sức khỏe đến tận nhà là một bài báo
xuất bản năm 1879 trên tạp chí Lancet, nơi các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chiếc
điện thoại có thể giảm số lần đến phịng khám khơng cần thiết.
Năm 1925, tạp chí Khoa học và Sáng tạo đã xuất bản một số báo trên trang bìa
cho thấy một bác sĩ đưa ra chẩn đoán qua radio. Bản thân bài báo đã tưởng
tượng ra một thiết bị mà một ngày nào đó sẽ cho phép bác sĩ tiến hành thăm
khám qua video.
Y học từ xa nghe có vẻ như là một sự phát triển tương đối mới trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe, nhưng một hình thức thơ sơ của nó đã được thực hiện từ rất
lâu trước đây vào những năm 1920, khi các bác sĩ sử dụng radio để tư vấn y tế
cho các phòng khám trên tàu.
Hugo Gernsback(5)
Một sự phát triển quan trọng khác trong viễn thông đã tạo động lực cho y học
từ xa là sự phát triển của điện thoại. Ngay sau khi Alexander Graham Bell thực


hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên vào tháng 3 năm 1876, các nhà khoa học bắt
đầu tự hỏi làm cách nào khác mà cơng nghệ mới mang tính cách mạng này có
thể được áp dụng. Nhưng tạp chí Smithsonian viết rằng phải đến năm 1925, khi
Hugo Gernsback, một doanh nhân phát thanh và xuất bản, đưa ra giả thuyết
rằng các bác sĩ trong tương lai sẽ vượt ra ngoài điện thoại, sang đài phát thanh
và truyền hình, để tiếp cận bệnh nhân của họ.
Bản thân Gernsback là người tiên phong. Ông đã thiết kế bộ đài phát thanh tại
nhà đầu tiên, bắt đầu kinh doanh đài phát thanh đặt hàng qua thư đầu tiên trên
thế giới và xuất bản tạp chí đài phát thanh đầu tiên trên thế giới. Một tạp chí
khác do Gernsback bắt đầu đã chứng kiến việc ông đưa ra giả thuyết về một
thiết bị mà ông gọi là “teledactyl”, nơi các bác sĩ sẽ không chỉ nhìn thấy bệnh

nhân của họ qua màn hình mà còn chạm vào họ bằng cánh tay robot. Mặc dù
dự đốn sau vẫn chưa thành cơng, nhưng dự đốn trước là một trong những dự
đốn có cơ sở nhất về cái mà ngày nay chúng ta gọi là y học từ xa.
Bất chấp những dự đoán của Gernsback, y học từ xa vẫn là một giấc mơ xa vời
vào đầu thế kỷ 20. Những tiến bộ khoa học trong Thế chiến II đã giúp các nhà
nghiên cứu dân sự gửi hình ảnh X quang qua 24 dặm đường dây điện thoại ở
Pennsylvania. Trong những năm 1950, Đại học Nebraska đã thực hiện bước đột
phá đầu tiên vào lĩnh vực mà chúng ta có thể gọi là y học từ xa về mặt kỹ thuật,
gửi kết quả của các bài kiểm tra thần kinh qua dây cáp.
Chẩn đoán từ xa (5)
Tạp chí chính thức của Hiệp hội Y học từ xa Hoa Kỳ đưa ra thêm một số lịch
sử. Năm 1957, một bác sĩ người Canada đã xây dựng một hệ thống điện tín ở
Montreal. Ơng gửi hình ảnh X quang từ bệnh viện này đến bệnh viện khác cách
xa năm dặm thông qua cáp đồng trục.
Mười năm sau, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston đã
chứng minh một “hệ thống tồn diện để chẩn đốn từ xa,” mà họ gọi là
“telemedicine”.
Một thập kỷ sau, Viện Tâm thần Nebraska và Bệnh viện Bang Norfolk kết nối
với nhau qua truyền hình mạch kín để hợp tác tham vấn, được ca ngợi là một
bước tiến lớn vào thời điểm đó.


Tại thời điểm này, sử dụng y học từ xa được coi là xứng đáng cho nghiên cứu
học thuật hợp pháp. Tạp chí Anesthesiology đã thực hiện báo cáo đầu tiên được
xuất bản về ý tưởng theo dõi từ xa các chỉ số của bệnh nhân.
Vào cuối những năm 1970, NASA và Viện Tâm lý Nebraska đã làm việc cùng
nhau để phát triển y học từ xa như một hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
NASA và Telemedicine(5)
Vào những năm 1980, NASA là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy thực

hành, họ thường sử dụng các dự án của riêng họ để khám phá tầm cao của y
học từ xa. Ví dụ: Chương trình Ứng dụng Cơng nghệ Khơng gian cho Chương
trình Chăm sóc Sức khỏe Nơng thơn Papago, trong đó các đơn vị hỗ trợ di
động nằm trong khu vực nông thôn được kết nối với các bác sĩ có trụ sở tại các
bệnh viện Dịch vụ Y tế Ấn Độ. Harvard Business Review giải thích cách nó
mang lại cho NASA những hiểu biết quan trọng về cách các phi hành gia có thể
nhận được sự chăm sóc y tế từ cách xa hàng nghìn dặm.
Trong những năm 1980, telehealth một lần nữa được ghép nối với X quang khi
hình ảnh được sử dụng để tham vấn.
Vào những năm 1990, sự ra đời của internet đã thay đổi mọi thứ gần như chỉ
sau một đêm.
Những đổi mới hiện đại trong công nghệ tiêu dùng và kinh doanh có nghĩa là
các thiết bị telehealth được sử dụng ngày nay có kích thước nhỏ hơn nhiều và
có phạm vi tính năng lớn hơn nhiều so với thiết bị được sử dụng trong những
ngày đầu của thực tiễn.

Chương 3: thực trạng
1. Tình hình ứng dụng telemedicine tại Việt Nam


Đề án Khám chữa bệnh từ xa đã được ban hành tại Quyết định số 2628/QĐBYT ngày 22/6/2020 với 2 mục tiêu căn bản, đó là tất cả các cơ sở y tế, nhất là
tuyến huyện được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân đều được hỗ
trợ y tế thường xuyên (6).
Trước đây hỗ trợ chuyên môn theo phương thức 1-1, tức là một tuyến trên hỗ
trợ cho một tuyến dưới thì hiện nay sẽ mở rộng theo mơ hình 1-N để đảm bảo
hiệu ứng tốt hơn. Theo đó tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới nhưng tất cả bệnh viện
tuyến dưới đều có thể tham gia vào hội chẩn, theo dõi, để qua đó được học tập,
nâng cao chun mơn. Bên cạnh đó, Đề án khám chữa bệnh từ xa cịn có nhiệm
vụ góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo phương thức kết
hợp của bác sĩ tuyến trên và bác sĩ tuyến dưới theo mơ hình 1-4-4-2. Tức là 1

bác sĩ tuyến trên hỗ trợ cho 4 bác sĩ tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và 2 bác sĩ
tuyến xã. Trong đó bác sĩ tuyến trên đóng vai trị như người bảo trợ, hỗ trợ cho
tuyến dưới khi cần thiết (6).
Sau 2 tháng triển khai thí điểm Đề án Khám chữa bệnh từ xa, bệnh viện Đại
học Y Hà Nội đã thu được nhiều kết quả khả quan như: đảm bảo giãn cách xã
hội trong phịng chống dịch; giảm chi phí và thời gian cho người bệnh; giảm
quá tải, tạo cân bằng người bệnh giữa tuyến trên - tuyến dưới; tăng cường năng
lực chuyên môn tuyến dưới và kết nối mạng lưới các bệnh viện. Một tuần bệnh
viện thực hiện 2 buổi, đến nay đã có 34 bệnh viện kết nối với bệnh viện Đại
học Y Hà Nội và 89 bệnh viện đề xuất tham gia hội chẩn. Bệnh viện đã hội
chẩn được 144 cuộc, đề xuất chuyển viện 28 ca và có 8 ca chuyển đến bệnh
viện Đại học Y Hà Nội (6)
Hiện nay có 1000 cơ sở khám chữa bệnh từ xa trên toàn bộ 63 tỉnh thành và
một số bệnh viện của nước bạn Lào (2 bệnh viện) và Cam-Pu- Chia (1 bệnh
viện) đã đăng ký tham gia làm bệnh viện tuyến dưới. Nhiều bệnh viện/trung
tâm y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo cũng đã đăng ký tham gia (7)
2. Điểm mạnh
- Đảm bảo tốt cách ly xã hội trong tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp
vì bệnh nhân khơng cần phải đến bệnh viện, hạn chế tiếp xúc.
- Áp dụng tốt cho điều trị và theo dõi F0 tại nhà
- Giảm tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện
- Tiết kiệm chi phí cho cả bệnh nhân và cơ sở khám chữa bệnh vì bệnh nhân
không cần phải đến tận nơi tiết kiệm được chi phí đi lại, các cơ sở y tế thì
tiết kiệm được cho phí cho phịng ốc, lễ tân.


- Bệnh nhân dễ dàng tiếp cận và kết nối với bác sĩ ví dụ những bệnh nhân lớn
tuổi khó di chuyển hay những người khuyết tật, bệnh nhân có thể ở tại nhà
và được kết nối trực tiếp với bác sĩ.
- Tiết kiệm được thời gian: không cần phải đi tới bệnh viện tiết kiệm được

thời gian đi lại và thời gian chờ được khám, khi thăm khám online bệnh
nhân có thể tận dụng thời gian di chuyển và chờ đợi để làm công việc của
bản thân.
- Đảm bảo riêng tư: những bệnh nhân mắc những bệnh mà bệnh nhân khó nói
ra, thay vì khi đi đến bệnh viện phải bước vào phòng khám mà ai cũng biết
bệnh nhân mắc bệnh đó thì thăm khám từ xa đảm bảo thơng tin chỉ có bác sĩ
và bệnh nhân biết.
- Tăng doanh thu bổ sung: bởi vì chăm sóc sức khỏe từ xa cho phép bác sĩ
chăm sóc được nhiều bệnh nhân hơn nên doanh thu cũng tăng lên
- Giảm được tình trạng hành hung nhân viên y tế: bởi vì thăm khám từ xa
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không gặp trực nhân viên y tế và họ
không phải chờ đợi lâu chính vì thế họ cũng hài lịng hơn với nhân viên y tế.
- Tiện lợi cho chăm sóc y tế dự phịng: nếu như đến trực tiếp phịng khám thì
bệnh nhân phải có triệu chứng rõ rệt khiến bệnh nhân lo lắng. cịn với
telemedicine bệnh nhân có thể kết nối với nhân viên y tế để tư vấn về tình
trạng sức khỏe bất cứ lúc nào mà khơng cần tốn thời gian đến bệnh viện. từ
đó việc tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân hạn chế các yếu tố nguy cơ của
bệnh cũng hiệu quả hơn.
3. Điểm yếu
- Bảo hiểm y tế: hiện nay bảo hiểm y tế chưa chi trả cho dịch vụ chăm sóc
sức khỏe từ xa
- Trang thiết bị: hiện nay không phải tất cả các cơ sở y tế đều đáp ứng đủ
trang thiết bị cho telemedicine, hơn thế nữa trong bối cảnh nước ta nhiều
người dân vùng sâu vùng xa còn khó khăn trong việc tiếp cận cơng nghệ.
- Nhân lực: nguồn nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin cịn hạn chế
- Chun mơn: chun mơn cịn hạn chế, chuyên môn mà tôi muốn đề cập ở
đây là chuyên mơn về cơng nghệ và dịch vụ tư vấn, vì hầu hết nhân viên y
tế được đào tạo rất kĩ về chuyên môn nhưng không được đào tạo kĩ lưỡng về
dịch vụ chăm sóc khách hàng và cũng khơng được đào tạo kĩ về cơng nghệ
thơng tin.

- Tính bảo mật: tính bảo mật bị hạn chế bởi vì việc thăm khám cần phải thông
qua việc trao đổi trên điện thoại và các ứng dụng qua internet dễ bị đột nhập
bởi các hacker.


- Hạn chế tính chính xác: vì việc thăm khám từ xa bác sĩ và bệnh nhân không
gặp trược tiếp nên chỉ chẩn đốn và tư vấn thơng qua lời của bệnh nhân, bác
sĩ không trực tiếp thăm khám để xác định các triệu chứng thực thể.
- Telemedicine chỉ đáp ứng được với các bệnh nhân có bệnh mạn tính hoặc
những bệnh khơng nguy kịch cịn hạn chế trong việc chăm sóc và điều trị
các bệnh cấp tính vì những bệnh này cần trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ hơn.
4. Cơ hội
- Trong bối cảnh dịch COVID đang diễn biến phức tạp và xã hội ngày càng
phát triển vấn đề sức khỏe được quan tâm nhiều hơn là một cơ hội lớn cho
telemedicine phát triển.
- Trong tình trạng quá tải bệnh viện do bệnh nhân không tin tưởng vào các
bệnh viện tuyến dưới là cơ hội để telemedicine phát triển để các bệnh viện
tuyến trên hỗ trợ chuyên môn qua hội chẩn từ xa cho cho các bệnh viện
tuyến dưới.
- Trong bối cảnh nhu cầu về đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên y tế ngày
càng tăng là cơ hội cho telemedicine phát triển nhằm giúp các bệnh viện
tuyến trung ương dễ dàng hỗ trợ đào tạo cho các bệnh viện tuyến dưới.
- Công nghệ thông tin và truyền thông đang ngày càng phát triển ở nước ta là
một cơ hội để telemedicine phát triển mạnh mẽ hơn.
5. Thách thức
- Vẫn chưa xây dựng được hệ thống quản lý thơng tin người bệnh thống nhất
trên tồn quốc nên việc theo dõi thơng tin người bệnh trước đây cịn gặp
nhiều khó khăn.
- Kiến thức của người dân về sức khỏe và cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế
nên việc tư vấn để bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà còn gặp nhiều trở ngại.

- Chưa xây dựng được hệ thống bảo mật thông tin y tế tuyệt đối.
- Nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin và dịch vụ chăm sóc khách hàng
cịn hạn chế.
- Trang thiết bị về công nghệ thông tin tại các vùng sâu vùng xa vẫn còn chưa
phát triển.
- Bảo hiểm y tế vẫn chưa hỗ trợ cho dịch vụ telemedicine
Chương 4: kết luận và kiến nghị
Qua phân tích trên đã làm rõ được các điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức khi
ứng dụng telemedicine vào thực tế từ đó cho ta một hướng đi đúng đắn. Trong tình
hình dich covid đang diễn ra phức tạp thì việc ứng dụng mơ hình telemedicine là thực


sự cần thiết. Nhưng để phát triển được một hệ thống telemedicine hồn hảo cần sự hỗ
trợ từ nhiều phía.
Vấn đề lớn nhất để áp dụng telemedicine hiện nay là tìm nguồn kinh phí. Chính phủ
nên có chính sách hỗ trợ để kêu gọi các nguồn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này, các
nguồn này có thể đến từ nguồn hộ trợ từ các tổ chức cá nhân, nguồn tài tiền chính
phủ, bảo hiểm y tế, hay bệnh nhân tự trả tiền. Về lâu dài, chúng ta cần tìm ta nguồn
giải pháp kinh tế nếu muốn ứng dụng telemedicine cho tồn quốc, có thể sẽ phải kết
hợp nhiều nguồn tài chính khác nhau.
Ngồi ra chính phủ cần phải xây dựng được một hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân
thống nhất trên tồn quốc. Làm tốt cơng tác giáo dục sức khỏe cho người dân để họ
có khả năng tự chăm sóc sức khỏe dưới sự hướng dẫn của telemedicine.
Các bệnh viện cần tổ chức đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin và
dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Quan trọng nhất là chính phủ cần nâng cao khả năng bảo mật thông tin y tế tránh rị rỉ
thơng tin người bệnh.
Cịn cần nhiều nỗ lực, thời gian và hỗ trợ của chính phủ để telemedicine trở thành 1
phần của hệ thống y tế Việt Nam. Những vấn đề trên có thể sẽ được thay đổi trong vài
năm tới. Các bác sĩ trẻ đặc biệt là thế hệ sinh viên y nên được đào tạo sớm kiến thức

về telemedicine nhằm phát triển một hệ thống telemedicine toàn diện.
Tham khảo
(1) />fbclid=IwAR37fZqFbJb_LvlWFxWPcbLuzVXKMMRb7q7m5qOZGLO3hJgceLG6RQUFnw Cập nhật lúc 23:46 17/01/2016
(2) />(3) telemedicine Opportunities and developments Report on the second global survey
on eHealth ( WHO)
(4) cập nhật ngày 16/1/2019

(5) lth/telemedicine-3/history


(6)
cập nhật
ngày 17/7/2020

(7) />fbclid=IwAR25Il7X7l10MxPFxiA6TM cập nhật ngày 25/9/2020



×