Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SÓNG THAO GIẢNG TIẾT 1 THEO 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.99 KB, 9 trang )

TÊN BÀI DẠY: SĨNG ( Xn Quỳnh )
Mơn học/ hoạt động:Ngữ văn; Lớp: 12C
Thời gian thực hiện: 01 tiết
Tiết theo PPCT: 32
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trong bài học, học sinh được học về tác giả Xuân Quỳnh (Tiểu sử, sự
nghiệp sáng tác, vị trí, phong cách nghệ thuật); Đề tài, chủ đề của tác phẩm; Ý
nghĩa của những hình ảnh, từ ngữ và những nét đặc sắc về một số thủ pháp nghệ
thuật được sử dụng trong hai khổ thơ đầu.
2. Năng lực
- Nhận biết và chỉ ra được một số thông tin liên quan đến tác giả Xuân
Quỳnh; Một số hình ảnh, từ ngữ có giá trị biểu đạt nội dung, tư tưởng.
- Xác định được đề tài, chủ đề của tác phẩm.
- Chỉ ra và phân tích được một số từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật
được sử dụng trong hai khổ thơ đầu.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ
trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Hình thành thói quen: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Hình thành tính cách: Tự tin , sáng tạo khi cảm thụ văn học
- Hình thành nhân cách: Có tình yêu trong sáng, chân thành, thủy chung
và khát vọng lớn lao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu, loa...
- Phiếu học tập, bảng phụ
- Các hình ảnh, video clip phục vụ tổ chức các hoạt động
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm
vụ học tập của mình. Tạo tâm thế tiếp nhận bài học.


b) Nội dung: Hs tham gia trò chơi khởi động bằng cách trả lời nhanh các
câu hỏi:
- Nhìn hình đốn chữ (02 hình ảnh)
- Ghép các chữ cái sau thành từ có nghĩa: Ư/ T/ Ơ/ N/G/ Ư/T


2
- Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn bài hát sau? (Cho học
sinh nghe đoạn bài hát Nắng ấm quê hương)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh khi tham gia hoạt động
- Nhìn hình đốn chữ:
+ Bí mật
+ Trái tim
- Từ có nghĩa là: Tương tư
- Địa danh được nhắc đến trong đoạn bài hát là: Thái Bình và Diêm Điền
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho học sinh cả lớp cùng tham gia trả lời các câu hỏi của giáo
viên như ở phần nội dung.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS cả lớp cùng tham gia trả lời nhanh các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ trả lời câu hỏi của GV. Mỗi câu trả lời
đúng học sinh sẽ nhận được phần quà nhỏ từ giáo viên.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục Sản phẩm. Từ đó GV dẫn dắt vào bài.....
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 32 phút)
2.1. Tìm hiểu chung
a) Mục tiêu: Học sinh nắm được vài nét khái quát về tác giả và tác phẩm
b) Nội dung:

- Phần tác giả: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu phần tiểu dẫn trong Sgk
và tham gia trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV bằng cách điền các từ cịn
thiếu vào thơng tin liên quan đến tác giả:
+ Xuân Quỳnh (1942 -.........), tên khai sinh là: .........................................
+ Quê quán: ........................................................................
+ Xuất thân từ một gia đình ....................., mồ côi ..... từ nhỏ, ở với ........
+ Xuân Quỳnh từng là.................. Đồn văn cơng nhân dân Trung ương.
- Sáng tác chính:
+ Thơ: ................................. ( in chung 1963)
+ ......................................... (1968)
+ .......................................... (1974)


3
+ .................................... (1978)
+ Truyện thơ: ................. (1985)
- Vị trí: Là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của thế
hệ .......................... thời kì ......................, một trong những nữ thi sĩ
viết ............... hay nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Phong cách: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ
nhiều ............... vừa hồn nhiên tươi tắn vừa .................., ................. và luôn da
diết trong khát vọng về hạnh phúc ....................................
- Phần khái quát tác phẩm: HS khai thác Sgk và thực hiện nối thông tin
cột A và cột B.
A

B

1. Nêu hồn cảnh sáng tác


a. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh
diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng và
vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong
tình yêu.

2. Xuất xứ

b. Sáng tác năm 1967, trong chuyến đi
thực tế tại vùng biển Diêm Điềm – Thái
Bình

3. Thể thơ

c. In trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
(1968 )

4. Đề tài

d. Ngũ ngơn

5. Chủ đề

e. “Sóng” và “em”

6. Hình tượng nghệ thuật

g. Tình yêu

c) Sản phẩm:
* Phần tác giả:

- Xuân Quỳnh (1942 -1988), tên khai sinh: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
- Quê: La Khê – Hà Đông – Hà Tây (Nay là Hà Nội)
- Xuất thân từ một gia đình cơng chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.
- Xn Quỳnh từng là diễn viên múa Đồn văn cơng nhân dân Trung
ương.
- Sáng tác chính:
+ Thơ: Tơ tằm – Chồi biếc ( in chung 1963)
+ Hoa dọc chiến hào (1968)
+ Gió lào cát trắng (1974)


4
+ Lời ru trên mặt đất (1978)
+ Truyện thơ: Truyện Lưu Nguyễn (1985)
- Vị trí: Là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ
trẻ thời kì chống Mĩ, một trong những nữ thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền
thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Phong cách: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ
nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da
diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường.
* Tác phẩm: 1b; 2c; 3d; 4g; 5a; 6e
- Bố cục: 4 phần.
+ Phần 1( khổ 1, 2): Đặc tính của sóng và tình u người con gái trẻ.
+ Phần 2 (khổ 3, 4): Sóng và nguồn gốc của tình u.
+ Phần 3 (khổ 5,6,7): Sóng và nỗi nhớ, tình yêu thủy chung của “em”.
+ Phần 4 ( khổ 8, 9): Sóng và khao khát tình u cao cả, bất tử.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. Yêu cầu học sinh chú ý
theo dõi, lắng nghe và hoàn thiện kiến thức cơ bản vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu kĩ phần tiểu dẫn và tương tác, trả lời các câu hỏi của GV
về phần khái quát về tác giả, tác phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời trực tiếp các câu hỏi của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, góp ý và chốt kiến thức cơ bản như mục Sản
phẩm
2.2. Đọc hiểu tác phẩm
2.2.1. Hai khổ thơ đầu
a) Mục tiêu: Học sinh xác định, hiểu và phân tích được các từ ngữ, hình
ảnh, thủ pháp nghệ thuật và rút ra được nội dung cơ bản của hai khổ thơ đầu.
b) Nội dung:
Học sinh hoàn thiện các phiếu học tập sau:
1) Phiếu học tập số 1
Tìm hiểu khổ thơ 1 và hồn thành phiếu học tập sau:
Nhiệm vụ
Nội dung câu trả lời


5
1. Tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh
của Sóng trong hai câu đầu? Tác giả
sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
2. Từ những từ ngữ và thủ pháp nghệ
thuật trên tác giả đã miêu tả những
trạng thái nào của sóng?
3. Từ những trạng thái của sóng tác
giả đã liên tưởng đến tính cách của
“em”- người phụ nữ đang yêu như thế

nào?
2) Phiếu học tập số 2
Tìm hiểu khổ thơ 1 và hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhiệm vụ
Nội dung câu trả lời
4. “Sông” và “bể” là những không
gian như thế nào? Tác giả sử dụng thủ
pháp nghệ thuật gì để diễn tả hình ảnh
đó?
5. Hành trình của sóng tìm đến với
biển khơi gợi suy nghĩ gì về “em”?
3) Phiếu học tập số 3
Tìm hiểu khổ thơ 2 và hồn thành phiếu học tập sau:
Nhiệm vụ
Nội dung câu trả lời
- Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ
thuật gì để nói về quy luật của sóng?
- Từ quy luật của sóng tác giả đã liên
tưởng đến quy luật gì trong tình u?
4) Hãy khái qt nội dung chính của hai khổ thơ trên?
c. Sản phẩm
1) Phiếu học tập số 1
Tìm hiểu khổ thơ 1
Nhiệm vụ
Nội dung câu trả lời
1. Tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh - Những từ ngữ, hình ảnh: dữ dội ><
của “sóng” trong hai câu đầu? Tác giả dịu êm; ồn ào >< lặng lẽ.
sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
- Tác giả sử dụng các cặp tính từ trái
nghĩa, tiểu đối, liên từ “và”

2. Từ những từ ngữ và thủ pháp nghệ - “Sóng” được đặc tả ở hai thái cực,
thuật trên tác giả đã miêu tả những cũng là trạng thái có thật ngồi tự
trạng thái nào của sóng?
nhiên: có lúc mạnh mẽ, ào ạt xô bờ,
lúc lại nhẹ nhàng ru êm bờ cát.


6
3. Từ những trạng thái của “sóng” tác
giả đã liên tưởng đến tính cách của
“em”- người phụ nữ đang yêu như thế
nào?

- Từ trạng thái của “sóng” tác giả liên
tưởng đến khí chất của người phụ nữ
ln hài hịa những đối cực (vừa khao
khát mãnh liệt; vừa trầm tư dịu dàng;
vừa sôi nổi, rộn rã; vừa lặng lẽ âm
thầm, thoắt ồn ào vui tươi thống đã
chìm lắng sâu xa…)

2) Phiếu học tập số 2:
Nhiệm vụ
4. “Sông” và “bể” là những không
gian như thế nào? Tác giả sử dụng thủ
pháp nghệ thuật gì để diễn tả hình ảnh
đó?

Nội dung câu trả lời
- Hình ảnh:

+ “Sơng”: khơng gian nhỏ hẹp/ cái
hữu hạn, nơng cạn, tầm thường.
+ “Bể”: Khơng gian rộng lớn/ cái
khống đạt, sâu sắc, lớn lao.
- Nghệ thuật nhân hóa: “Sơng khơng
hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”
5. Hành trình của sóng tìm đến với Tương tự như “sóng”, người phụ nữ
biển khơi gợi suy nghĩ gì về “em”?
khi yêu cũng muốn được là chính
mình. Hành trình của sóng tìm đến
biển khơi chính là hành trình của con
người đến với tình u lớn lao.
 Đó là khát vọng cao cả, sự bản
lĩnh, chủ động, vẻ đẹp rất hiện đại của
tình yêu, của người phụ nữ trong thơ
Xuân Quỳnh.
3) Phiếu học tập số 3
Tìm hiểu khổ thơ 2
Nhiệm vụ
Nội dung câu trả lời
- Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ - Nhà thơ đặt sóng trong tương quan
thuật gì để nói về quy luật của sóng?
với dịng chảy của thời gian bất tận
qua cặp từ đối lập, tương phản:
“Ngày xưa >< Ngày sau”.
+ Quy luật của sóng: “ngày xưa, ngày
sau: vẫn thế”
 Sự trường tồn, vĩnh cửu của sóng
trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi.
- Từ quy luật của sóng tác giả đã liên + Quy luật của tình cảm:

tưởng đến quy luật gì trong tình yêu? “Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong
ngực trẻ”
 Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh
hằng của tuổi trẻ và nhân loại.


7
4. Khái quát nội dung chính của hai khổ thơ trên:
 Từ hình ảnh sóng ngồi biển khơi, tác giả diễn tả những cung bậc, sắc
thái tình cảm đa dạng, sự bản lĩnh, chủ động của người phụ nữ trong tình yêu;
cách cảm nhận tình yêu như một khát vọng vĩnh hằng muôn thuở của nhân loại
trước hết là tuổi trẻ.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận nhóm nhỏ (4 học sinh) hồn
thiện phiếu học tập số 1 (Tổ 1), hoàn thiện phiếu học tập số 2 (Tổ 2), hoàn thiện
phiếu học tập số 3 (Tổ 3,4).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi, thảo luận, thống nhất nội dung và hoàn thiện phiếu học tập.
GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm cịn gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo kết quả thảo luận theo phiếu học tập khi được GV yêu cầu.
Nhóm khác chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn, nhận xét, bổ sung những
nội dung khác với phần trình bày của nhóm bạn. GV theo dõi, quan sát sản phẩm
và phần trình bày của học sinh.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV góp ý, nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức cơ bản như mục Sản
phẩm
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm đã học: Tác giả; Nội dung,

nghệ thuật hai khổ thơ đầu
b) Nội dung:
GV yêu cầu học sinh trả lời 05 câu hỏi trắc nghiệm thông qua ứng dụng
Plicker.
Câu 1 : Chọn đáp án đúng:
A. Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
B. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
C. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại
D. Vì cha mẹ đi cơng tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội
Câu 2: Chọn đáp án đúng:


8
A. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn,
vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về
hạnh phúc đời thường
B. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự
khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ
C. Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, ln có ý
thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với
thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.
D. Đáp án A và B
Câu 3 :
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:
A. Sóng
B. Người con gái trong tình yêu
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 4: Hai câu thơ sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
“Sơng khơng hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”
A. So sánh
B. Hốn dụ
C. Nhân hóa, ẩn dụ
D. Đối lập
Câu hỏi 5: Dịng nào dưới đây chưa nói đúng về ý nghĩa của hình ảnh
Sóng trong bài thơ Sóng?
A. Là hình ảnh tả thực trong tự nhiên.
B. Là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu.
C. Là hình ảnh so sánh với người con gái đang yêu.
D. Là hình ảnh về người yêu của người con gái đang yêu.
c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của học sinh qua Plickers
Câu
Đáp án

1
B

2
A

3
C

4
C

5
D



9
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi luyện tập qua ứng dụng Plicker
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân để trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn các đáp án
đúng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Kết thúc phần luyện tập, giáo viên chiếu kết quả và thông báo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục Sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Khoảng 3 phút giao nhiệm vụ; Làm ở nhà)
a) Mục tiêu:
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn
b) Nội dung:
GV giao cho học sinh nhiệm vụ về nhà: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ về tình u tuổi học trị
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn 200 chữ
trình bày suy nghĩ về tình yêu tuổi học trị và gửi bài viết lên padlet (có thể bản
chụp bài viết hoặc viết trực tiếp trên Padlet).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS viết đoạn văn ở nhà vào vở bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận
HS báo cáo kết quả trực tiếp trên padlet

Bước 4: Kết luận, nhận định
GV góp ý, nhận xét, chỉnh sửa một số bài viết chưa tốt. Đánh giá bằng
điểm số đối với một số bài viết tốt trên Padlet.



×