Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

KHÓ KHĂN tâm lý TRONG HOẠT ĐỘNG học tập của học SINH lớp 1 ở một số TRƯỜNG TIỂU học VÙNG sâu VÙNG XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 89 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
TIỂU HỌC VÙNG SÂU VÙNG XA
HUYỆN DI LINH – TỈNH LÂM ĐỒNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHAN VĂN MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: KA LIN
MÃ SINH VIÊN: 18140202022

LỚP: GDTH – K43

NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐÀ LẠT, THÁNG 5 NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giảng
viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ
liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ
ràng.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên thực hiện

Ka Lin



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn khoa Tiểu học – Mầm non cùng tất cả
các thầy giáo, cơ giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Văn Minh người đã trực tiếp
giảng dạy và hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cơ
giáo để bài tiểu luận của em được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Ka Lin

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ


Bảng 2.1. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu
Bảng 2.2. Mức độ biểu hiện những khó khăn trong hoạt động nhận thức học tập của
học sinh lớp 1
Bảng 2.3. Mức độ của phụ huynh về việc chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 cho con em mình
Bảng 2.4. Mức độ những khó khăn mà em gặp phải trong hoạt động học tập ở lớp 1
Bảng 2.5. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính khả thi của 5 biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của 5 biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý

trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện mức độ những khó khăn mà em gặp phải trong hoạt động
học tập ở lớp 1


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Nội dung nghiên cứu đề tài.....................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
4.2. Khách thể nghiên cứu..........................................................................................3
5. Giới hạn nghiên cứu................................................................................................3
5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu.........................................................................3
5.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu......................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết......................................................................3
6.2. Phương pháp điều tra giáo dục bằng Anket.........................................................3
6.3. Phương pháp phỏng vấn......................................................................................3
6.4. Phương pháp quan sát..........................................................................................4
6.5. Phương pháp thực nghiệm...................................................................................4
6.6. Phương pháp thống kê tốn học...........................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................................5
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý..........................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1........................................................................................................................ 6

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài.....................................................................................8
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................8
Khó khăn.................................................................................................................8
Khó khăn tâm lý......................................................................................................8
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1..................................9
1.2.2. Những khó khăn của trẻ khi vào lớp 1...........................................................9
1.2.3. Một số biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh....10
1.2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
học sinh lớp 1........................................................................................................10


1.2.5. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học....................................11
Chương 2. THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN ĐIỀN VÀ TRƯỜNG
TIỂU HỌC – TRUNG HỌC CƠ SỞ GIA BẮC, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM
ĐỒNG.........................................................................................................................20
2.1. Đặc điểm chung của trường và của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Sơn
Điền và trường Tiểu học – Trung học cơ sở Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng......................................................................................................................... 20
2.1.1. Đặc điểm chung của trường và học sinh lớp 1 trường Tiểu học Sơn Điền
huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.............................................................................20
2.1.2. Đặc điểm chung của trường và học sinh lớp 1 trường Tiểu học – Trung học
cơ sở Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.....................................................21
2.2. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 trường Tiểu
học Sơn Điền và trường Tiểu học – Trung học cơ sở Gia Bắc huyện Di Linh....21
2.2.1. Nhận thức của học sinh lớp 1 về tầm quan trọng của việc đi học................22
2.2.2. Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 của phụ huynh học sinh..................25
2.2.3. Việc chuẩn bị chào đón trẻ vào lớp 1 của giáo viên.....................................29
2.2.4. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1......................30
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên..........................................................35

Chương 3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 Ở ĐẠI BÀN VÙNG SÂU VÙNG XA
HUYỆN DI LINH......................................................................................................40
3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp...............................................................................40
3.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp.....................................................................41
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..............................................................41
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Sư phạm..............................................41
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan..........................................................42
3.2.4. Đảm bảo tính phát triển...............................................................................42
3.2.5. Đảm bảo tính hệ thống................................................................................42
3.2.6. Đảm bảo phù hợp đặc điểm tâm lý trẻ em vùng sâu vùng xa......................42
3.2.7. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.................................................................42
3.2.8. Nguyên tắc đảm bảo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao
hoạt động học tập của học sinh lớp 1 vùng sâu vùng xa........................................43
3.3. Một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
học sinh lớp 1 địa bàn vùng sâu vùng xa..............................................................43
3.3.1. Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm, sinh lí.......................................................43


3.3.2. Chuẩn bị về mặt tri thức cho trẻ..................................................................44
3.3.3. Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, cách giao tiếp cho trẻ.......................................47
3.3.4. Chuẩn bị tốt về kỹ năng sống và cách thích ứng với môi trường học tập mới
.............................................................................................................................. 50
3.3.5. Tạo mọi điều kiện, động viên và giúp trẻ có hứng thú với việc đến trường.52
3.4. Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp mà đề tài xây
dựng......................................................................................................................... 54
3.4.1. Mục tiêu đánh giá........................................................................................54
3.4.2. Đối tượng đánh giá......................................................................................54
3.4.3. Nội dung đánh giá.......................................................................................54
3.4.4. Phương pháp đánh giá.................................................................................54

3.4.5. Kết quả đánh giá..........................................................................................54
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................57
1. Kết luận................................................................................................................ 57
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................60
PHỤ LỤC 1................................................................................................................62
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THẦY/ CÔ........................................................66


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục – đào tạo có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Mỗi bậc học có một nhiệm vụ khác
nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhận thức của mỗi con người. Trải qua
các bậc học khác nhau, con người càng hồn thiện mình hơn hướng đến một con người
toàn diện. Trong tất cả các bậc học thì Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo
dục quốc dân, là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục học ở bậc học cao hơn. Giáo dục
Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho việc phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, nhân cách, trí tuệ, thẩm mĩ và các
kĩ năng sống cơ bản nhất giúp các em có thể tiếp tục học lên các bậc học, các lớp học
cao hơn.
Lớp 1 có vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta
nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng – lớp đầu tiên trong cuộc đời của trẻ ở trường
Tiểu học.Việc đứa trẻ đi học là một bước ngoặt quan trọng để lại dấu ấn đậm nét, các
em “thực hiện bước chuyển từ người mù chữ đến sáng chữ (từ chưa biết chữ đến biết
chữ)”. Từ Mẫu giáo vào lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi học sinh. Trẻ
vào lớp 1 có sự chuyển biến trong hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập, trẻ tham gia vào mơi trường học tập hồn tồn mới, tham gia vào một
cuộc sống mới, hoạt động mới, yêu cầu mới, quan hệ mới, các hình thức hoạt động với
những yêu cầu ở trường Tiểu học cũng thay đổi so với Mầm non trước đây, điều đó sẽ

gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn về tâm lý của trẻ. Những
khó khăn tâm lý này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú, kết quả học tập cũng như
các hoạt động của trẻ, nguy hiểm hơn nữa là nó có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách của trẻ sau này. Theo số liệu của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia
đình từ năm 2014 – 2017 trung bình mỗi năm ở nước ta có hơn 1 triệu học sinh bước
vào lớp 1, sự hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, thiếu tự tin, áp lực là những khó khăn tâm lý
chung của học sinh khi chuẩn bị bước vào lớp 1 đó là một yêu cầu lớn để những nhà
giáo dục có giải pháp giúp trẻ bước vào lớp 1 khắc phục được khó khăn tâm lý ấy
nhằm giúp trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với hoạt động học tập tốt hơn.
1


Ở các vùng miền khác nhau những khó khăn này bộc lộ cũng khác nhau. Qua sự
khảo sát ở một số lớp 1 đóng trên địa bàn huyện Di Linh – một vùng có phần đơng học
sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, chúng tôi nhận thấy
việc đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động của trẻ trên
địa bàn này là hết sức cần thiết. Từ đó giúp trẻ có được hứng thú đến trường, đến lớp,
nhanh chóng tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất để đạt được kết quả cao trong hoạt
động học tập, cũng như phát triển tốt nhân cách và đạo đức.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh
Tiểu học, song những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của trẻ Tiểu học nhất là
học sinh lớp 1 ở vùng sâu vùng xa, vùng có phần đơng trẻ em là dân tộc thiểu số, có
nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội như huyện Di Linh thì chưa có đề
tài nghiên cứu nào đề cập tới.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 ở một số trường Tiểu
học vùng sâu vùng xa huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của học sinh lớp 1 ở một số trường Tiểu học vùng sâu vùng xa huyện Di Linh

tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn tâm
lý, giúp trẻ tự tin hịa nhập ở trường Tiểu học với kết quả học tập và rèn luyện tốt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh lớp 1.
- Nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1 ở một số trường Tiểu học địa bàn vùng sâu vùng xa huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của học sinh lớp 1 ở một số trường Tiểu học địa bàn vùng sâu vùng xa huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng.
2


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 ở một số trường
Tiểu học vùng sâu vùng xa huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu 40 học sinh ở khối lớp 1 đối với hai trường Tiểu học Sơn Điền và
trường Tiểu học – Trung học cơ sở Gia Bắc huyện Di Linh.
Nghiên cứu 06 giáo viên của hai trường Tiểu học Sơn Điền và trường Tiểu học
– Trung học cơ sở Gia Bắc
Nghiên cứu 40 phụ huynh học sinh khối 1 trường Tiểu học Sơn Điền, Trường
Tiểu học – Trung học cơ sở Gia Bắc huyện Di Linh.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp khắc phục khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 ở một số trường Tiểu học vùng
sâu vùng xa huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

5.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Trường Tiểu học Sơn Điền và trường Tiểu học – Trung học cơ sở Gia Bắc
huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Mục đích: Làm sáng tỏ các thuật ngữ liên quan đến đề tài. Xây dựng cở sở khoa
học về mặt lí luận cho đề tài.
Cách tiến hành: Nghiên cứu, thu thập, xử lý, chọn lọc và khái quát hóa thơng tin
từ những nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
6.1.1. Phương pháp điều tra Anket
3


Mục đích: Nhằm thu thập rộng rãi các số liệu từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải
quyết, xác định nguyên nhân của vấn đề để chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp
theo.
Cách tiến hành: Xây dựng phiếu khảo sát và phiếu điều tra dành cho ba đối
tượng là giáo viên, phụ huynh và học sinh.
6.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh lớp 1.
Cách tiến hành: Đặt một số câu hỏi cho giáo viên, phụ huynh, học sinh lớp 1
trường Tiểu học Sơn Điền và trường Tiểu học Gia Bắc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi và thu thập thông tin.
6.3. Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm quan sát thái độ, hành vi, biểu hiện của các em học sinh lớp 1
trong quá trình học tập.
Cách tiến hành: Sử dụng các giờ ra chơi nhằm thu thập những thơng tin thực
tiễn, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, đặc điểm, biểu hiện tâm lý của các em học

sinh.
6.4. Phương pháp thực nghiệm
Mục đích: Kiểm tra tính khả thi của đề tài.
Cách tiến hành: Khảo sát 30 giáo viên ở 2 trường tiểu học Sơn Điền và trường
Tiểu học – Trung học cơ sở Gia Bắc. Từ đó, có những thay đổi hồn thiện biện pháp và
áp dụng vào trong dạy học một cách phù hợp.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Đưa ra kết luận.
Cách tiến hành: Từ những số liệu khảo sát, tác giả phân tích và đưa ra những
kết luận ý nghĩa.
4


5


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề về khó khăn tâm lý đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc
độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tơi khơng có nhiều điều kiện để cập nhật một cách có hệ thống tồn bộ các
cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý. Chúng tơi chỉ trình bày một cách tổng qt
một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài.
1.1.1. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý
- Trong cơng trình nghiên cứu của G.M.Anctrecva, tác giả đã đề cập đến những
khó khăn tâm lý trong quá trình giao tiếp. Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp con

người bắt gặp một số bức rào cản tâm lý. Những trở ngại tâm lý đó có thể nảy sinh do
sự bất đồng ngơn ngữ, do sự khác biệt về xã hội, chính trị, tơn giáo, nghề nghiệp do
những đặc điểm tâm lý cá nhân của những người tham gia giao tiếp. Cơng trình nghiên
cứu này của G.M.Anctrecva chủ yếu đi vào lý luận về khó khăn tâm lý trong lĩnh vực
giao tiếp trên khách thể nghiên cứu là người lớn.
- Trong bài viết “Những khó khăn tâm lý trong q trình giải tốn của học sinh
Tiểu học” của tác giả Nguyễn Minh Hải [8,tr25], tác giả đã đề cập đến những nguyên
nhân khác nhau đã hạn chế năng lực giải toán của học sinh Tiểu học trong đó có những
khó khăn về mặt tâm lý.
- Trong khi nghiên cứu về “Một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên
với học sinh khi thực tập tốt nghiệp”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (1996) đã đưa ra
kết luận: trở ngại tâm lý trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý và kiểu hành vi ứng
xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Những trở ngại tâm
lý trong giao tiếp được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi
của chủ thể giao tiếp. Bản chất của trở ngại tâm lý này là sự phù hợp giữa những đặc
6


điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao
tiếp. Ở đây tác giả còn nêu những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên trở
ngại tâm lý và đề xuất một số biện pháp để giải quyết trở ngại này.
- Nguyễn Thu Hiền (2002): “Tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong quá trình
giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 Trung học phổ thông”.
Những công trình nghiên cứu trong và ngồi nước trên đây chủ yếu nghiên cứu
trên khách thể có độ tuổi lớn với đặc trưng tâm lý và hoạt động chủ đạo khác biệt cơ
bản với học sinh lớp 1 – những học sinh đang chuẩn bị đối mặt với một bước ngoặt lớn
trong cuộc đời.
1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1
- Theo Binaka Zazzo cùng 12 cộng sự thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của

Đại học Paris, 10 cơng trình nghiên cứu về bước chuyển từ mẫu giáo lên lớp 12 của trẻ
em. Tác giả đã chỉ ra khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự
thích ứng với hoạt động học tập của trẻ là: “Sự thay đổi môi trường hoạt động một
cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo, từ chơi trở thành hoạt động đa
dạng, tính tùy tự do, tùy hứng của cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáo viên.
Bước sang lớp 1, học tập chủ đạo của học sinh phải nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của
giáo viên, theo nguyên tắc lớp học”.
- Trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” tác giả
A.V.Petrovxki đã đưa ra những biến đổi về mặt sinh lí trong cơ thể trẻ 6 tuổi. Bên cạnh
đó, ơng cịn đề cập đến những biến đổi về mặt tâm lý khi trẻ bước vào lớp 1. Ông đã
chia những khó khăn tâm lý của trẻ lớp 1 thành 3 loại:
+ Loại 1: Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới.
+ Loại 2: Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và bạn bè.
+ Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được sự
chuẩn bị của gia đình, nhà trường và xã hội nên trẻ có tâm lý vui, thích, sẵn sàng đi
học, về sau giảm dần khát vọng và chán học.
7


Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến những khó khăn, ảnh hưởng của những khó
khăn đến đời sống của trẻ và một số biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ. Như
vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1.
- Theo các nhà tâm lý học Maurice Debesse, trong cơng trình nghiên cứu “Khó
khăn tâm lý của trẻ khi học lớp 1” đã chỉ ra rằng: Đứng giữa ngưỡng cửa của lớp 1 trẻ
em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý. Điều này ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động
học tập của trẻ, làm cho trẻ sợ học, không muốn đến trường và dẫn đến kết quả học tập
không cao.
-Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lý của trẻ khi vào học lớp 1”, tác giả Vũ
Ngọc Hà đã chỉ ra một số trở ngại tâm lý mà trẻ thường gặp khi vào học lớp 1 đó là:

+ Khó khăn trong việc thích nghi với mơi trường mới.
+ Khó khăn trong các mối quan hệ.
+ Khó khăn khi phải đến trường.
- Trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta” bác sĩ Nguyễn Khắc Viện [16,
tr.32] đã nêu ra khó khăn tâm lý mà học sinh lớp 1 gặp phải là:
+ Trẻ phải giữ kỉ luật lớp học, phải ngồi yên cả buổi, cả tiết học.
+ Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo.
+ Trẻ ít được bố mẹ vỗ về, âu yếm hơn trước và luôn bị kiểm tra, đánh giá của
bố mẹ.
- Tác giả Nguyễn Thị Nhất đã nêu những khó khăn Trong tác phẩm “6 tuổi vào
lớp 1” của học sinh lớp 1 phải vượt qua. Tác giảcho rằng: “Trong quá trình lớn lên của
trẻ có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ phải
thay đổi phương thứchoạt động một cách triệt để” [10, tr.4]. “Giữa phương thức học
tập ở mẫu giáo và lớp 1 có một sự biến động đột ngột đối với trẻ em, một bước ngoặt
quan trọng địi hỏi sự thích nghi về nhiều mặt khơng dễ gì vượt qua. Đúng là một cửa
8


ải phân chia hai cuộc sống khác nhau” [10, tr.14]. Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số
khó khăn tâm lý cụ thể mà trẻ lớp 1 phải vượt qua.
+ Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, vui nhộn, đa dạng, hoạt động tùy hứng ở mẫu
giáo và khép mình vào kỉ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thơng.
+ Trẻ gặp khó khăn với quan hệ thầy cô giáo.
+ Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp 1 vì sự hân hoan, hồi hộp chờ đón những điều hấp
dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ.
- Trong bài viết “Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1” tác giả Phạm Thị Đức cũng
nêu ra một số khó khăn tâm lý của trẻ em khi đi học:
+ Chưa quen với chế độ học tập.
+ Chưa có thói quen nắm chắc dữ kiện, câu hỏi của bài tập, yêu cầu của cô giáo
trước khi bắt tay vào hành động.

+ Nhút nhát, mất bình tĩnh trước hồn cảnh mới.
+ Chưa có động cơ học tập đúng đắn.
Trên thế giới và Việt Nam, vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
học sinh lớp 1 cũng được chú ý nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về
khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt là một vùng có học
sinh lớp 1 đa phần là dân tộc thiểu số. Chính vì vậy chúng tơi lựa chọn và nghiên cứu
đề tài này.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khó khăn tâm lý
Khó khăn
Theo các từ điển cho thấy:
Theo “từ điển tiếng Việt căn bản”: Khó khăn là có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn
[tr35].
9


Theo “từ điển láy tiếng Việt”: Khó khăn nghĩa là có nhiều trở ngại làm mất nhiều
cơng sức [tr201].
Anh – Việt: “difficult” có nghĩa là khó khăn, gay go.
Pháp – Việt: “difficile” có nghĩa là khó, khó khăn, gian nan, khổ nhọc.
Như vậy, khó khăn là có nhiều trở ngại, thiếu thốn và sự khắc nghiệt đòi hỏi
nhiều nổ lực để vượt qua.
Khó khăn tâm lý
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi đưa ra các khái niệm như sau:
Khó khăn tâm lý là toàn bộ những nét tâm lý của cá nhân, nảy sinh ở chủ thể
trong quá trình hoạt động.
Khó khăn tâm lý khơng phù hợp với những u cầu đặc trưng của một hoạt
động nhất định, làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình và kết quả hoạt động đó.
1.2.1.2. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1

Hoạt động học tập
Hoạt động học tập là một dạng hoạt động trí tuệ, là một dạng tồn tại của con
người, hoạt động học tập là một trong những nhân tố chủ đạo quyết định trực tiếp đến
sự phát triển của con người.
Có nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về khái niệm hoạt động học tập từ
những quan niệm của tác giả cho phép chúng ta hiểu hoạt động học tập là hoạt động có
mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm của khoa học loài người
được kết tinh trong nền văn hóa xã hội, biến nó thành kiến thức riêng của bản thân, từ
đó vận dụng thực tiễn phục vụ đời sống của bản thân.
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là những yếu tố tâm lý cản trở, ngăn
cản hoạt động học tập.
10


Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập làm cho học sinh khó thích nghi với
hoạt động học tập, kết quả học tập khơng được tốt.
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1
Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý cần thiết
cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của học sinh những ngày đầu đi
học Tiểu học.
Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 gây cản trở cho hoạt động học tập và sinh
hoạt của học sinh, khiến cho các hoạt động này kém hiệu quả.
1.2.2. Những khó khăn của trẻ khi vào lớp 1
Các em khơng thích nghi được học tập theo nề nếp: Bước vào lớp 1, các em gặp
nhiều khó khăn khi thích nghi với mơi trường mới, luôn thấy bỡ ngỡ với mọi thứ xung
quanh.Vào lớp 1, các em thường thấy bỡ ngỡ vì thầy cơ mới lạ, cái gì cũng mới khung
cảnh lạ khơng quen thuộc như ở Mầm non vì thấy các anh, chị lớp trên lớn xa lạ nên
sợ sệt, sợ bị các anh chị bắt nạt nên tới trường là khóc không muốn học.Từ môi trường
Mầm non vui chơi giữ vai trị chủ đạo, các hoạt động mang tính chất khơng bắt buộc,

tự do, thoải mái thì khi vào lớp 1 các em phải làm nhiệm vụ của một học sinh, hoạt
động chủ yếu là học tập, mang tính chất bắt buộc, theo nề nếp. Môi trường thay đổi
khiến các em phải thích nghi với hàng loạt thói quen mới.
Các em thiếu tự tin, sợ đến lớp: Thay vì tự do vui chơi như ở trường Mầm non
thì lên lớp 1 các em phải học tập theo nề nếp ở lớp, học nhiều môn học khác nhau, kể
cả môn các em khơng thích thì các em cịn phải làm thêm bài tập về nhà. Ngoài ra, các
em phải làm quen với cô giáo mới, bạn bè mới. Nếu bố mẹ không có định hướng kịp
thời thì các em sẽ bị căng thẳng với lượng kiến thức mới và trừu tượng khiến các em
sợ đến lớp.
Viết chữ ngược: Việc làm quen với chữ viết đối với học sinh lớp 1 thật khó
khăn bởi đơi tay cịn vụng về, lóng ngóng. Trẻ ở Mầm non, các em mới được làm quen
với đọc và tơ các chữ cái, chưa có khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, chưa nắm được
cấu tạo của các nét cơ bản, cấu tạo của các chữ cái, chưa nắm được độ cao, độ rộng
của từng con chữ, khoảng cách của các chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu
11


thanh và các chữ số, chưa nắm được quy trình viết chữ cái. Nhiều em còn viết chữ
ngược, số ngược.
Dễ bị phân tán và thiếu tập trung: Do không được dạy giao tiếp với người xung
quanh, nên khơng ít em đã đến trường nhưng rất nhút nhát, sợ thầy, sợ cô, sợ cả bạn
bè. Cũng không được làm quen với hoạt động trí tuệ nên khơng biết quan sát sự vật,
khơng được kích thích lịng ham hiểu biết, hứng thú nhận thức về các vấn đề xung
quanh… nên một số em rất sợ đi học, đến trường chỉ là sự bắt buộc hoặc có trẻ đến
trường chỉ để quấy phá nghịch ngợm.
Làm quen với chữ cái và con số: Việc viết chữ, làm tốn cũng là một trong
những khó khăn khi các em vào lớp 1, các em sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, khó tiếp thu và dễ
cảm thấy chán nản, mất hứng thú học tập.
1.2.3. Một số biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 1

Biểu hiện khó khăn tâm lý trong học tập và sinh hoạt của học sinh lớp 1 khá đa
dạng. Do nhận thức của trẻ học lớp 1 về nội quy học tập, nề nếp sinh hoạt và học tập
cịn chưa rõ nét, thơng qua biểu hiện cảm xúc và hành vi thể hiện ở 6 mặt: Hành vi
thực hiện nội quy học tập; Hành vi thực hiện nề nếp sinh hoạt và học tập; Hành động
đọc, viết, làm toán; sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ học sang chơi và ngược lại; Thái
độ đối với học tập và sự thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn bè. Đây là 6
mặt cơ bản nhất về biểu hiện khó khăn tâm lý liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập
và sinh hoạt của học sinh lớp 1.
1.2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
học sinh lớp 1
Bước vào lớp 1, trẻ gặp rất nhiều khó khăn tâm lý. Những khó khăn này do
nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan.
1.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
+ Sự thay đổi môi trường hoạt động.
12


+ Sự thay đổi các mối quan hệ giao tiếp.
+ Sự thay đổi nội dung hoạt động.
+ Địa vị xã hội khác nhau.
+ Sự chênh lệch về tuổi tác.
+ Khác nhau về giới tính.
+ Khác biệt về lối sống, ngơn ngữ.
+ Khác nhau về mục đích hoạt động.
1.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
+ Chủ thể khơng có sự chuẩn bị trước mơi trường hoạt động mới.
+ Có sự khơng phù hợp về tính cách của chủ thể.
+ Chủ thể chưa sẵn sàng trước môi trường hoạt động mới.
+ Do chủ thể gặp khó khăn về mặt sinh lí.

1.2.5. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh lớp 1 là những trẻ em đủ 6
tuổi đối với trẻ bình thường và độ tuổi từ 7 - 9 tuổi đối với các trường hợp trẻ khuyết
tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngồi về nước. Trẻ lớp 1 có
đặc điểm tâm sinh lí sau:
1.2.5.1. Đặc điểm sinh lí
Hệ xương: Hệ xương của trẻ lớp 1 cịn nhiều mơ sụn. Xương sống, xương hơng,
xương chân, xương tay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốt hóa) nên dễ bị cong
vẹo, gẫy dập. Vì thế trong các hoạt động vui chơi của các em, cha mẹ và thầy cô cần
chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt đông vui chơi lành mạnh, an tồn.
Hệ cơ: Đang trong thời kì phát triển mạnh nên các em rất thích các trị chơi vận
động như chạy nhảy, nơ đùa. Vì vậy mà cha mẹ và thầy cô nên đưa các em vào các trò
chơi vận động từ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
13


Hệ thần kinh: Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy
tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng. Do đó
các em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ như đố vui, các cuộc thi trí tuệ… Dựa vào
cơ sở sinh lí này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em bằng các câu hỏi nhằm phát
triển tư duy.
Chiều cao của trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi có chiều cao khoảng 106cm (nam) và
104cm (nữ); Cân nặng đạt 17,5kg (nam) và 15,1kg (nữ). Đây là chỉ số trung bình,
chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4cm - 5cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1kg đến
2kg.
Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/phút, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.
1.2.5.2. Đặc điểm tâm lý
Tâm lý của học sinh lớp 1
+ Đơn sơ, dễ dạy, dễ bảo.
+ Chóng chán bạn bè và các trị chơi vì khoảng thời gian chú tâm rất ngắn.

+ Thích làm việc thiện.
+ Những bé trai thường thích vượt qua những khó khăn, thử thách.
+ Thích chơi tranh ảnh, vẽ và hay bắt chước.
+ Nam nữ chơi chung được với nhau.
+ Thích khám phá, xây dựng.
+ Thích gì là nhớ kĩ, khơng thích là quên ngay.
+ Hay hỏi, hay thắc mắc để biết.
+ Thích khoe cái mình có và thích được khen lại.
1.2.5.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh đầu lớp 1
Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1
14


Tri giác:
- Tri giác của học sinh lớp 1 mang tính tổng thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang
tính khơng chủ dộng. Mặc dù trẻ em đến trường đã có q trình tri giác khá phát triển
song tri giác trong hoạt động học tập chỉ diễn ra ở mức nhận biết và gọi tên hình dạng
màu sắc.
- Tri giác của học sinh lớp 1 gắn với hành động và hoạt động thực tiễn của trẻ.
Những gì trẻ được sờ mó, cầm nắm trực tiếp thì các em sẽ tri giác tốt hơn.
- Trẻ tri giác về thời gian, khơng gian cịn hạn chế. Trẻ lớp 1 có khuynh hướng
kéo dài thời gian. Những thời gian dài như ngày xưa, thế kỷ… Trẻ không tri giác
được.
- Tri giác của trẻ em cịn mang tính xúc cảm, những đặc điểm, dấu hiệu của sự
vật nào trực tiếp gây cho các em những xúc cảm thì các em tri giác tốt hơn. Những gì
trẻ thích, những gì mới lạ, sống động thì trẻ tri giác tốt hơn những gì mà các em khơng
thích, những gì cũ kỹ quen thuộc, tĩnh lặng.
- Ở học sinh lớp 1 hình thành một dạng hoạt động phức tạp hơn so với cảm giác
và sự phân chia những đặc tính riêng biệt của đồ vật – hoạt động quan sát. Nhờ có hoạt
động này mà tri giác của trẻ trở nên có mục đích.

Trí nhớ:
- Tính khơng chủ định chiếm ưu thế trong trí nhớ của học sinh lớp 1. Trẻ khơng
xác định được mục đích, nội dung, cách thức nhớ. Vì vậy trẻ thường ghi nhớ những gì
mà trẻ thích.
- Do đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất nên học sinh 6 tuổi có trí nhớ hình
tượng trực quan tốt hơn trí nhớ logic. Điều này được biểu hiện ở chỗ học sinh nhớ
nhanh và tốt những sự vật, hiện tượng mà các em được trực tiếp nhìn thấy, sờ mó thấy
hơn những sự vật, hiện tượng mà các em được đọc, được mơ tả bằng những lời giải
thích dài dịng.

15


- Khả năng ghi nhớ máy móc ở lớp 1 tốt hơn khả năng ghi nhớ logic. Nguyên
nhân là do trẻ chưa nhận ra mục đích, nội dung cần ghi nhớ, vốn ngơn ngữ của trẻ lại
hạn chế do đó việc ghi nhớ từng câu, từng chữ dễ dàng hơn việc sử dụng ngơn ngữ của
mình để diễn đạt lại.
- Đối với học sinh lớp 1, tình cảm ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ cũng như sự
bền vững của trí nhớ.
Tư duy:
- Tư duy của trẻ mới đến trường thường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức
bằng cách dựa vào việc phân tích những đặc điểm trực quan, cụ thể của đối tượng.
Điều này được thể hiện ở chỗ:
Kĩ năng phân biệt và chỉ ra các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng
khơng dễ gì trẻ thực hiện ngay được.
Trẻ gặp phải một số khó khăn nhất định khi phải xác định và hiểu các mối quan
hệ nhân quả. Từ nguyên nhân trẻ có thể suy ra được kết quả song từ kết quả trẻ khó
hoặc khơng suy ra được ngun nhân.
Khi phân loại và phân hạng các sự vật, hiện tượng, học sinh lớp 1 thường dựa
vào những dấu hiệu bên ngoài như màu sắc, hình dáng, kích thước… Mà chưa biết dựa

vào các dấu hiệu bên trong.
Trong phán đoán và suy luận trẻ thường chỉ dựa vào những dấu hiệu duy nhất
nên phán đốn của các em mang tính khẳng định. Trong suy luận, các em thường khó
chấp nhận giả thuyết “nếu”.
Các thao tác tư duy như so sánh, phân tích trừu tượng hóa, khái quát hóa…
Được trẻ tiến hành chủ yếu bằng hành động thực tế, bằng việc dựa vào các dấu hiệu
bên ngoài.
Tưởng tượng:

16


Tưởng tượng của trẻ lớp 1 chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Những hình ảnh được
tái tạo lại gần đúng đối tượng thực nhưng chi tiết trong các hình ảnh thường nghèo nàn
và chưa hợp lý.
Tưởng tượng của học sinh lớp 1 cịn chủ yếu dựa vào hình ảnh các sự vật, hiện
tượng cụ thể, chưa biết sáng tạo và khái quát trong tưởng tượng.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp. Vốn từ của trẻ được tăng lên rõ rệt do học nhiều môn học, giao tiếp nhiều hơn.
Tuy nhiên khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh còn hạn chế.
Ở học sinh lớp 1, một loại ngơn ngữ mới được hình thành tuy nó cịn nghèo nàn
hơn ngơn ngữ nói. Đó là ngơn ngữ Việt.
Kỹ năng đọc của trẻ được hoàn thiện dần. Tuy nhiên ở học sinh lớp 1, khả năng
đọc diễn cảm còn hạn chế, đọc hiểu vẫn là điều khó đối với trẻ.
Chú ý:
Khi đến trường trẻ em cịn chưa có sự chú ý có mục đích. Chúng chủ yếu chú ý
tới đến những gì mà chúng trực tiếp thấy thú vị, đến cái gì nổi bật nhờ tính chất rực rỡ
và khác thường (chú ý không chủ định).
Chú ý của học sinh lớp 1 cịn chưa bền vững. Trẻ chỉ có thể duy trì chú ý trong

khoảng 30 đến 35 phút. Sự tập trung chú ý của trẻ chỉ khoảng 10 phút tuy nhiên còn
phụ thuộc vào nhịp độ học tập. Nhịp độ học tập quá nhanh hay quá chậm, bài học q
dễ hay q khó đều khơng gợi được sự chú ý của học sinh.
Khối lượng chú ý của học sinh lớp 1 là hẹp, cùng một lúc học sinh không thể
tập trung vào nhiều đối tượng.
Chú ý có chủ định của học sinh lớp 1 mặc dù còn yếu nhưng khả năng phát
triển lại rất lớn, sự phát triển của nó đi đơi với hoạt động học tập.

17


Nói tóm lại, 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ. Mơi trường thay đổi địi
hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút; chuyển từ hiếu kì, tị mị
sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động,
bộc phát để chuyển thành tính kỉ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập; phát triển độ
tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo từ đôi bàn tay để tập viết… Tất
cả đều là thử thách của trẻ muốn trẻ vượt qua được tốt thì cần có sự quan tâm giúp đỡ
của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. Trong đó
nhà giáo dục cần phải lưu ý đến mức độ phát triển nhận thức có ảnh hưởng đến các
khó khăn tâm lý của học sinh: Mức độ phát triển nhận thức cao thì ít có khó khăn tâm
lý trong học tập và sinh hoạt tại trường, ngược lại học sinh sẽ có nhiều khó khăn tâm
lý hơn khi có nhận thức phát triển chậm.
Đặc điểm nhân cách của học sinh lớp 1
Nhu cầu:
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn để con người tồn tại và
phát triển. Đặc điểm về nhu cầu của học sinh lớp 1:
Vào lớp 1 là trẻ phải thực hiện một “bước ngoặt” rất lớn trong cuộc đời là
chuyển từ cuộc sống ở nhà trường mẫu giáo lên cuộc sống của nhà trường phổ thơng.
Chính vì vậy ở học sinh lớp 1 vẫn tồn tại những nhu cầu từng là đặc trưng của tuổi
mẫu giáo như nhu cầu vui chơi, vận động, nhu cầu tìm hiểu thế giới bên ngồi.

Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Quốc Thái về “Nhu cầu của học sinh lớp 1
những ngày đầu đi học”[17, tr.24-25] thì “nhu cầu vui chơi của trẻ vẫn cịn chiếm ưu
thế (90 %) trong khi nhu cầu nhận thức lại ở vị trí thấp hơn (63 %) trong hệ thống các
yêu cầu”. Bên cạnh đó, ở học sinh Tiểu học xuất hiện một loạt những nhu cầu cuộc
sống nhà trường như: Nhu cầu thực hiện chính xác mọi yêu cầu của giáo viên, nhu cầu
được điểm tốt, nhu cầu làm hài lịng thầy cơ, nhu cầu trở thành học sinh giỏi.
Tính cách:
Học sinh lớp 1 có một số tính cách sau:

18


×