Nghệ thuật quan sát đối tác kinh doanh của
người Nhật
Trên thương trường, năng lực và khả năng nhạy bén trong kinh doanh
luôn được các doanh nhân xem là yếu tố quyết định thành công. Tuy nhiên, các
doanh nhân Nhật Bản lại có một số quan niệm hơi khác. Theo họ, bên cạnh
những yếu tố trên thì khả năng đàm phán thì nghệ thuật “xem tướng” đối tác
kinh doanh cũng là một trong những điều kiện tiên quyết tạo cho bạn nhiều cơ
hội kinh doanh thành công.
Tạp chí Nihon Keizai đã có cuộc khảo sát trên 5000 doanh nhân Nhật
Bản về vấn đề này. Kết quả cho thấy 86% trong số người được hỏi tán thành
việc quan sát đối tác khi đàm phán là rất quan trọng. Theo họ, để trở thành một
doanh nhân giỏi, ngoài kỹ năng còn cần biết “xem tướng” đối tác. Và tạp chí đã
rút ra một số nội dung về nghệ thuật “xem tướng” trong đàm phán kinh doanh
của người Nhật với chủ đề “Bạn thử xem, có thể đúng đấy!”
1/ Phân loại nhanh tính cách
Loại hay ưu tư, cáu kỉnh:
Gương mặt xương xẩu, xương hình chữ nhật và màu da tái, anh ta
thường làm cho người bán e ngại bởi sự lạnh lùng của mình. Những người này
thường thẳng thắn và chờ đợi ở bạn những lời giải thích đơn giản và rõ ràng,
không hoa mỹ. Bạn nên vuốt ve sự kiêu hãnh của anh ta và nên đưa ra được
những lợi lộc vè tài chính mà sản phẩm sẽ mang lại.
Loại nóng nảy:
Gương mặt tròn, da sậm và thịt rắn. những người này nghiêng về hành
vi mang tính hơi cực đoan. Bạn nên tránh nghịch ý hay cản trở anh ta.
Động cơ chính để có thể mua hàng của anh ta là dáng vẻ dễ mến, thậm
chí nét quyến rũ của món hàng và sự thu hút của người bán. Đặc biệt, anh ta bị
hấp dẫn bởi sự mới mẻ.
Loại dễ bị kích động:
Gương mặt hình tam giác với vầng trán rộng. Luôn luôn cử động, anh ta
chờ sự trình bày cặn kẽ, đầy đủ với những chi tiết và ví dụ thuyết phục. Động
cơ mua hàng cũng giống như của loại người nóng nảy sẽ là tính mới mẻ của
món hàng và sự dễ mến của người bán hàng.
Loại phớt tỉnh:
Gương mặt hình tròn trái lê, với dáng mềm mại và hơi diễn cảm. Tất cả
những gì có thể mang đến cho anh ta nhiều an toàn và nhiều tiện nghi sẽ được
hoan nghênh. Với anh ta những cuốn sách mỏng và các tài liệu in ấn cẩn thận
có tính “mẫu mực” sẽ có một sức nặng vô biên.
2/ Cố quan sát chi tiết
Gương mặt:
Một cái nhìn về bạn, chân mày hơi nhíu lại là dấu hiệu quan tâm và
thích thú. Cặp mắt mơ màng, dính vào một điểm sau lưng bạn hoặc lạc lõng
trên các vật, sẽ nói lên sự phiền muộn, bực mình; hãy ngưng nói và đặt một câu
hỏi. Nếu khách nói mà vẫn nhìn sang một bên để tránh cái nhìn của bạn, như
vậy anh ta tìm cách che dấu tình cảm của mình. Bạn nên khám phá lý do. Sự
nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu hoặc là sự biến động dữ dội của tính khí.
Liệu bạn có vi phạm lĩnh vực riêng tư không? Hay bạn đề cập một đề tài kiêng
kị không? Hãy đổi hướng hoặc làm cho khách hàng nói bằng cách đặt một câu
hỏi thích hợp.
Cánh tay
Nếu bạn đang nói mà khách hàng bất chợt khoanh tay lại thì nghĩa là có
một sự phật ý nho nhỏ, nếu cánh tay chắp lại phía sau biểu thị ý muốn chi phối
hay một hiện tượng căng thẳng. Ở tư thế ngồi, các cùi chỏ đưa về sau, thân
người trong tư thế “sẵn sàng lao tới” là một sự phản đối thẳng thắn của khách
hàng. Bạn cần phát hiện sớm, ngõ hầu giải toả khi nó còn nhỏ. Đề chậm có thể
quá muộn.
Bàn tay
Bàn tay xoè ra, thư giãn và thoải mái là điều thuận lợi nhất. Nắm tay xiết
lại, các bàn tay chéo nhau có thể là phản ứng tiêu cực mà bạn nên lưu ý. Nếu
bàn tay để trước miệng khi nói, kéo tai hay để sau tai, ngón tay chạm nhẹ vào
mũi là những chỉ dẫn của sự nghi ngờ. Khi tay cào đầu, cầm một vật đưa lên
miệng, đưa ra sau gáy thì phần trình bày của bạn có lẽ không chắc chắn.
Thân người
Nếu ngồi thẳng và hơi nghiêng về trước, tất cả đều ổn. Ngược lại, lui về
phía sau thì có sự phản đối. Nếu thân nằm gọn trong ghế bành, người khách
đang hoàn toán chán nản. Bạn sẽ bị xem như là một thương gia thiếu may mắn
và thiếu khả năng.
Và điều quan trọng cuối cùng là bạn đừng quên rằng khách hàng cũng
quan sát bạn và có thể suy diễn cử chỉ của bạn đúng như những gì bạn đang
quan sát và nghĩ về họ. Bạn hãy tự tin vào mình để có một hình ảnh phù hợp
trong con mắt khách hàng.