Tải bản đầy đủ (.doc) (240 trang)

Tài liệu Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 240 trang )

z
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Quyển 1 - Quản lý nhà nước về
giáo dục
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
1
1
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

LỜI NÓI ĐẦU Error: Reference
source not found
LỜI NÓI ĐẦU 12
Lời giới thiệu 15
Chương I. QUI ĐỊNH VỀ
NHÀ TRƯỜNG VÀ HIỆU
TRƯỞNG 16
I. Chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng qui định trong Luật GD 16
II. Các qui định trong Điều lệ trường 16
1. Hiệu trưởng trường mầm non 17
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
2
2
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

2. Hiệu trưởng trường tiểu học 17
3. Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 18
4. Hiệu trưởng trường THPT chuyên 18
5. Hiệu trưởng trường năng khiếu TDTT 18
6. Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú 19
7. Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm 19


8. Hiệu trưởng trường ngoài công lập 19
9. Hiệu trưởng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật 20
III. Trách nhiệm thực hiện dân chủ trong trường học của hiệu trưởng 20
IV. Yêu cầu về trình độ chuyên môn 22
1. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường mầm non 22
2. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường tiểu học 22
3. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 22
4. Yêu cầu đối với hiệu trưởng các loại hình trường khác 23
Chương 2: NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ
CHỨC TRONG TRƯỜNG
HỌC 24
I. Các qui định về nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức 24
1. Qui định trong Luật Giáo dục 24
2. Các qui định trong Điều lệ trường 24
II. Qui định về các tổ chức trong trường học 28
1. Hội đồng trường 28
2. Hội đồng tư vấn 29
3. Hội đồng thi đua khen thưởng 29
4. Hội đồng kỷ luật 30
5. Trách nhiệm của Tổ nhóm chuyên môn 30
6. Ban đại diện cha mẹ học sinh 32
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
3
3
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

7. Tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường 33
7.1. Các đoàn thể trong trường học 33
7.2. Hội khuyến học trong nhà trường 33

7.3. Hội chữ thập đỏ trong nhà trường 34
7.4. Trách nhiệm của Đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường 34
8. Trách nhiệm của chính quyền, cơ quan giáo dục cấp trên, các đoàn thể đối với nhà trường. .34
9. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông 35
10. Những vấn đề khác liên quan đến hoạt động của hiệu trưởng 36
Trách nhiệm của nhà giáo cán bộ, viên chức trong nhà trường 37
Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non 38
Nhiệm vụ của giáo viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 39
Nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên các trường loại hình khác 40
Quyền của giáo viên và nhân viên trường tiểu học 40
Những điều giáo viên trường mầm non không được làm: 42
Những điều giáo viên trường tiểu học không được làm 42
Những điều giáo viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học không được làm 42
Nhiệm vụ của học sinh trường tiểu học 43
Nhiệm vụ của học sinh trường THCS,THPT và trường PT có nhiều cấp học 43
Nhiệm vụ của học sinh trường các loại hình trường khác 43
14. Quyền của học sinh 44
Những quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ trong trường học 44
Quyền của học sinh trường mầm non 44
Quyền của học sinh trường tiểu học 45
Quyền của học sinh THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 45
Quyền của học sinh các loại hình trường khác 45
15. Những hành vi học sinh không được làm 46
Những qui đinh trong Điều lệ trường các cấp học 46
16. Những vấn đề liên quan đến xã hội hóa giáo dục 47
17. Những vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế về giáo dục 47
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
4
4
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học


Chương 3. CHẾ ĐỘ CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
VÀ CBQL 47
I. Các loại phụ cấp, trợ cấp 47
1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo 47
2. Phụ cấp trách nhiệm 50
3. Phụ cấp ưu đãi 51
a) Đối tượng được hưởng 51
b) Mức phụ cấp 52
c) Cách tính 52
d) Phương thức chi trả: 52
Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhân viên Y tế trường học 52
4. Phụ cấp thu hút 53
a) Đối tượng được hưởng 53
b) Mức phụ cấp và thời gian hưởng 53
c) Cách tính 53
d) Thời điểm tính hưởng 53
5. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, CBQLGD và trợ cấp chuyển vùng 53
a) Đối tượng 53
b) Thời hạn luân chuyển và chế độ được hưởng 53
6. Trợ cấp lần đầu 55
a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 55
7. Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và nước sạch 55
a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 55
b) Xác định vùng thiếu nước ngọt, thời gian và mức được phụ cấp 55
c) Cách tính 55
8. Phụ cấp lưu động 56
9. Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số 56
a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 56

b) Thời gian được hưởng 56
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
5
5
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

10. Chế độ trợ cấp tự học tiếng dân tộc thiểu số 56
a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 56
b) Chế độ được hưởng 57
c) Phương thức chi trả 57
11. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 57
12. Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên chuyển sang làm công tác thư viện 58
13. Chế độ, chính sách đối với giáo viên giáo dục quốc phòng 58
a. Chế độ bồi dưỡng giờ giảng 58
b- Chế độ trang phục 58
14. Chế độ, chính sách đối với giáo viên thể dục thể thao 58
15. Chế độ, chính sách đối với giáo viên hướng dẫn thực hành, thí nghiệm 58
16. Chính sách đối với giáo viên làm công tác Tổng phụ trách Đội 59
17. Chế độ, chính sách đối với giáo viên làm công tác Đoàn 59
Đối với các trường trung học phổ thông: 59
18. Chế độ, chính sách đối với giáo viên làm công tác Đảng, Công đoàn 59
19. Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy 59
II. Lương và phụ cấp lương 61
1. Ngạch lương và hệ số lương 61
3. Phụ cấp thâm niên vượt khung 65
a) Mức phụ cấp như sau: 65
4. Nâng bậc lương thường xuyên 65
5. Thời gian nghỉ hưu 70
6. Tiền lương hợp đồng lao động 70
7. Thời gian nghỉ hè của cán bộ quản lý và giáo viên 70

8. Chế độ công tác phí 70
III. THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT 71
1. Các danh hiệu thi đua 71
2. Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức 78
IV. NHỮNG VIỆC HIỆU TRƯỞNG NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM 81
1. Những điều Hiệu trưởng nên làm 81
2. Những điều Hiệu trưởng không nên làm và không được làm 82
V. KỶ LUẬT HỌC SINH 84
1. Các Hình thức thi hành kỷ luật 84
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
6
6
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

2. Lập hồ sơ đề nghị xét kỷ luật 86
3. Giúp đỡ học sinh, xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật 88
4. Lưu trữ hồ sơ kỷ luật 88
Chương 4. HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIÁO DỤC 89
I. Nhà nước CHXHCN Việt Nam 89
1. Khái quát về hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam 89
Vị trí và chức năng 89
Cơ cấu tổ chức 91
II. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục 93
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục 93
2. Tổ chức và hoạt động của bộ và các cơ quan ngang bộ 93
3. HĐND và UBND các cấp 94
5. Tìm hiểu hoạt động của UBND nơi không tổ chức HĐND 101

6. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành 103
Chương 5. QUYỀN TRẺ EM
107
I. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 107
1. Khái niệm trẻ em 107
2. Khái niệm người chưa thành niên 108
3. Khái niệm quyền trẻ em 108
4. Định nghĩa Công ước quốc tế về quyền trẻ em 108
5. Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền trẻ em 109
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
7
7
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

6. Các nhóm quyền trẻ em được thể hiện trong Công ước 114
II. Pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em 118
2. Nội dung cơ bản Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 118
Chương 6. RÈN LUYỆN ĐỂ
PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 124
I. Một số lời khuyên 124
II. Một số kỹ năng cần rèn luyện 126
1. Thay đổi và quản lý sự thay đổi 126
2. Tư duy sáng tạo 128
3. Phân công công việc hiệu quả 130
4. Hành động hiệu quả 132
5. Ra quyết định kịp thời và đúng đắn 134
6. Lãnh đạo và Quản lý nhân sự hiệu quả 136
7. Thuyết phục hiệu quả 141
8. Quản lý dự án hiệu quả 142
Phụ lục: VĂN BẢN THAM

KHẢO 153
A. GIÁO DỤC 153
1. Luật Giáo dục 153
2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục 153
3. Xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục 155
4. Phân cấp quản lý 155
B. CƠ SỞ GIÁO DỤC 156
1. Mục tiêu và kế hoạch đào tạo 156
2. Điều lệ, quy chế 156
3. Trường chuyên biệt 157
4. Trường đạt chuẩn 157
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
8
8
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

5. Trường ngoài công lập 158
6. Chuẩn cơ sở vật chất 158
7. Mức chất lượng tối thiểu 159
8. Xếp hạng đơn vị sự nghiệp 160
9. Đánh giá chất lượng 160
10. Chương trình giáo dục-đào tạo 160
11. Phân ban trung học phổ thông 164
12. Chuyển đổi loại hình 164
C. CÔNG TÁC GIÁO DỤC KHÁC 164
1. Phổ cập giáo dục 164
2. Giáo dục pháp luật 165
3. Giáo dục quốc phòng-an ninh 166
4. Phòng, chống HIV/AIDS 169
5. Phòng, chống ma túy 170

6. Phòng, chống thuốc lá 170
7. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 170
8. Phòng, chống tham nhũng 171
9. Phòng cháy, chữa cháy 172
10. Phòng, chống lụt, bão 172
11. An toàn thực phẩm 173
12. An toàn giao thông 173
13. An toàn trường học 175
14. Y tế trường học 175
15. Vệ sinh trường học 176
16. Thể dục, thể thao 176
17. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 177
18. Bảo vệ môi trường 178
19. Bảo vệ rừng 178
20. Các phong trào, vận động 178
21. Phối hợp giáo dục 180
22. Hướng nghiệp 180
D. QUẢN LÝ NHÂN SỰ 182
1. Hồ sơ cán bộ công chức 182
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
9
9
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

2. Quản lý cán bộ công chức 182
3. Tuyển dụng 183
4. Tiêu chuẩn nghiệp vụ 185
5. Định mức biên chế 186
6. Tinh giản biên chế 186
7. Chế độ công tác 186

8. Chế độ chính sách 186
9. Đánh giá xếp loại cán bộ công chức 187
10. Tiền lương-phụ cấp 187
11. Đào tạo bồi dưỡng 188
12. Kỷ luật cán bộ công chức 189
13. Thi đua khen thưởng 189
14. Các tổ chức chính trị-xã hội 191
Đ. HỌC SINH 192
1. Tuyển sinh 192
2. Thi, xét tốt nghiệp 192
3. Đánh giá xếp loại học sinh 193
4. Thi chọn học sinh giỏi 193
5. Khen thưởng, kỷ luật 193
E. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 194
1. Văn bản 194
2. Văn bằng chứng chỉ 195
3. Thanh tra 196
4. Tài chính 197
5. Tài sản 208
6. Lập kế hoạch, quy hoạch 211
7. Đấu thầu 211
8. Xây dựng 212
9. Công nghệ thông tin 215
10. Bưu chính, viễn thông 217
11. Báo chí 219
12. Thống kê 220
13. Xã hội hóa giáo dục 221
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
10
10

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

14. An ninh trật tự công cộng 221
15. Giấy phép lái xe 221
16. Đưa vào cơ sở giáo dục 222
17. Cải cách hành chính 222
18. Quy chế dân chủ 223
19. Dân số 223
20. Bình đẳng giới 224
21. Công tác xã hội, từ thiện 224
22. Vùng đặc biệt khó khăn-bãi ngang 225
23. Miền núi, vùng cao 225
24. Vùng dân tộc 226
25. Xóa đói giảm nghèo 226
26. Dân sự 226
27. Hình sự 227
28. Lao động 228
29. Người tàn tật 231
30. Quản lý thuế 232
31. Thuế giá trị gia tăng 233
32. Thuế tiêu thụ đặc biệt 233
33. Quốc tịch 233
34. Hộ tịch 234
35. Cư trú 234
36. Chứng minh nhân dân 234
37. Công chứng 234
38. Dự án ODA 235
39. Công tác dân tộc 236
40. Ghi nhãn hàng hóa 236
41. Sở hữu trí tuệ 236

42. Nghĩa vụ quân sự 237
43. Xuất nhập cảnh 237
QUY ƯỚC ĐÁNH BOOKMARK CHO TÀI LIỆU SỐ HÓA 239
THỐNG KÊ SỐ VĂN BẢN ĐÃ TRÍCH DẪN 240
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
11
11
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education
Management-viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ
Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của
Việt Nam giai đoạn đến 2010.
Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc
tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây
dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi
toàn ngành.
Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006,
kết thúc vào năm 2010.
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách
hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD;
thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường
năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc
hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới.
Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản
lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng
mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý
cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh
tra, đánh giá và thống kê giáo dục.

Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao
năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và
học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng
lực quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh
vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ
bản đến phức tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số
nước trên thế giới. Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh
nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của
từng trường.
Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục
Việt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo
dục quốc tế. Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống
hóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng
để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới. Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh
nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực
tiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước
trên thế giới.
Bộ Tài liệu gồm 6 cuốn:
1. Quản lý nhà nước về giáo dục;
2. Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học;
3. Giám sát, đánh giá trong trường học;
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
12
12
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

4. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
5. Công nghệ thông tin trong quản lý trường học
6. Quản trị hiệu quả trường học.
Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường

ngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những
người giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. Một số độc giả khác, có thể là
những giáo viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham
khảo tài liệu này. Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu
trưởng cũng giúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản
lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch.
Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm
cũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư
phạm.
Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-
ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các
hoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy
những nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này.
Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói
chung phát triển năng lực quản lý của mình. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dục
tại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhu
cầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý
trong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phương
mình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền.
Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong các
nhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
khóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm.
Phương pháp sử dụng tài liệu
Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn
nên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau. Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theo
những định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở). Có nghĩa là, người
đọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình. Bằng cách này,
Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của
riêng mình. Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận
dụng vào thực tế đang diễn ra. Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chí

trên đường đi công tác. Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại
có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình. Tựu chung
lại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào.
Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy và
thực hành các công việc qua các chủ đề. Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập
ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận
với các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác.
Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác,
ví dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tập
huấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
13
13
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm phát
hành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này.
Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các
cán bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành
giáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình
huống quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu.
Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện
(trong các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GDĐT
để làm giàu lý luận về quản lý giáo dục.
Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đề
đổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồi
dưỡng hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đào
tạo về quản lý giáo dục tiến hành.
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà
trường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh

nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là những
gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý.
Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản
lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu này
thông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc. Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo
và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn.
Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này.
Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằm
tăng hiệu quả giáo dục. Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học
sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới
các Hiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó.

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
GS.TS. Phạm Vũ Luận
THỨ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
14
14
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Lời giới thiệu

Cuốn Quản lý nhà nước về giáo dục tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất về quản lý giáo
dục và quản lý hành chính nhà nước nhằm cung cấp cho các hiệu trưởng tầm nhìn bao quát về
các nội dung quản lý và các chế tài trong quản lý. Cuốn sách được phát hành cùng đĩa CD các
văn bản qui phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GDĐT và các Bộ, ngành
có liên quan (CẬP NHẬT TỚI THỜI ĐIỂM 30/6/2009). Các văn bản liên quan tới các vấn đề
quản lý trong nhà trường cũng được cung cấp trong cuốn sách này. Trong phần bản in, chúng tôi
chỉ cung cấp tên các văn bản, bạn đọc có thể tra cứu toàn văn trong đĩa CD phát hành kèm.

Tóm tắt nội dung cuốn sách:
Chương 1, Chương 2 và Chương 3 giới thiệu một cách tóm lược nhất những qui định, chế tài về
quản lý giáo dục. Các qui định về cơ cấu tổ chức trường học; về nhiệm vụ quyền hạn của hiệu
trưởng, giáo viên; về các chế độ chính sách hiện hành đối với giáo viên, học sinh và các cán bộ
trong trường học.
Chương 4 giới thiệu về hệ thống hành chính nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục. Hiệu
trưởng có thể tìm thấy những nội dung cô đọng nhất về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà
nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, của Bộ GDĐT và một số bộ ngành liên quan. Điều này
là hết sức cần thiết với hiệu trưởng vì theo Luật công chức mới ban hành, có hiệu lực từ
01/01/2010 thì hiệu trưởng sẽ trở thành công chức nhà nước, được hưởng mọi quyền lợi và phải
thực thi các trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức nhà nước.
Chương 5 giới thiệu 2 văn bản quan trọng về quyền trẻ em. Nội dung này có ý nghĩa hết sức
quan trọng bởi phần lớn trẻ em đều đang thuộc phạm vi quản lý của nhà trường. Các thầy giáo,
cô giáo mà trước hết là những người làm công tác quản lý, lãnh đạo phải là những người đầu
tiên cần nắm và hiểu rõ các quy định của quốc tế, cũng như của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ
em để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ là bảo vệ, tôn trọng các quyền của trẻ em, không được
xâm phạm các quyền và tự do cơ bản của trẻ em. Ngoài ra, còn có trách nhiệm giáo dục các em
thực hiện bổn phận tôn trọng quyền và tự do của người khác. Các hiệu trưởng có thể tìm thấy
các qui định rất cụ thể về việc chống bạo hành, ngược đãi trẻ em trong gia đình và trường học để
từ đó tuyên truyền, phổ biến cho các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh để trẻ em không phải chịu
những đau đớn tổn thương về thể xác, những chấn động tâm lý hoặc những hành động tiêu cực
khác của người lớn. Việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam
về quyền trẻ em còn là trách nhiệm pháp lý trước cộng đồng quốc tế.
Chương 6 giới thiệu một số kỹ năng hiệu trưởng cần rèn luyện và áp dụng trong thực tiễn quản
lý đa dạng ở nước ta. Nhiều vấn đề nêu ra trong chương này có bắt nguồn từ những sự việc đã
xảy ra ở nước ta và ở trên thế giới. Việc nhận biết các vấn đề mang tính rủi ro để trù liệu các
biện pháp phòng ngừa, giải quyết chưa được các hiệu trưởng quan tâm chú trọng đúng mức. Có
nhiều sự việc đáng tiếc đã và đang xảy ra, bị dư luận xã hội lên án và khiến những người làm
việc trong ngành phải đau lòng. Bằng việc nêu lên những vấn đề hiệu trưởng có thể phải đối
mặt, chúng tôi mong muốn các hiệu trưởng sẽ tìm được các biện pháp phòng ngừa để không xảy

ra.
Phần phụ lục là danh mục các văn bản, tài liệu tham khảo

Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
15
15
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Chương I. QUI ĐỊNH VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ HIỆU TRƯỞNG
I. Chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng qui định trong Luật GD
Văn bản cần tham khảo: Mục B, phần 2. Điều lệ, Qui chế (trong Phụ lục quyển sách này).
Quy định chung cho cán bộ quản lý:
- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các
hoạt động giáo dục.
- Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.
- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự
nghiệp giáo dục.
Quy định riêng cho hiệu trưởng:
- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng
về nghiệp vụ quản lý trường học.
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu
trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp
học khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.
II. Các qui định trong Điều lệ trường
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và
các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường,
nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển;
khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định;
d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
e) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo
các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ GDĐT quy định;
f) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt
động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu
đãi theo quy định;
g) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội
trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
16
16
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
1. Hiệu trưởng trường mầm non
Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày
07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt
động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. Hiệu trưởng
do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công
nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng GDĐT.

Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ
nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động.
Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt
động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ.
2. Hiệu trưởng trường tiểu học
Điều lệ trường tiểu học, ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày
31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và
chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND Huyện bổ nhiệm đối với
trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo đề nghị của Trưởng
phòng GDĐT.
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, Hiệu trưởng được
luân chuyển đến một trường khác lân cận hoặc theo yêu cầu điều động. Hiệu trưởng chỉ được
giao quản lý một trường tiểu học. Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường tiểu học được cấp có
thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng
trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường;
bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có
thẩm quyền quyết định;
c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển;
khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định;
d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của
nhà trường;
e) Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới
thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh
giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc
hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác

trên địa bàn trường phụ trách;
f) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy
bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi
theo quy định;
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
17
17
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

g) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội
trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
3. Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học
Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định nhiệm vụ của hiệu
trưởng như sau:
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2
Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh
giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo
viên, cán bộ theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân
viên;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết
quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương
trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp
học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GDĐT;
f) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh;

tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác
xã hội hoá giáo dục của nhà trường.
h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế
độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản 1
Điều này.
4. Hiệu trưởng trường THPT chuyên
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn quy định cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường
phổ thông, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, ban hành kèm theo Quyết
định số 82 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định nhiệm vụ và
quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT chuyên như sau:
1. Quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất; phát huy thế mạnh về năng lực
của đội ngũ giáo viên, bảo đảm chất lượng cao trong giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt
động giáo dục, đặc biệt là các môn chuyên.
2. Có quyền đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, cử
giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngoài nước và đề nghị thuyên chuyển những giáo
viên, cán bộ không đáp ứng yêu cầu công tác tại trường chuyên; đề nghị cơ quan quản lý trực
tiếp chuẩn y việc mời giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài nước.
5. Hiệu trưởng trường năng khiếu TDTT
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao trong giáo dục
phổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2003 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT quy định:
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
18
18
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn quy định cho hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường
phổ thông, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường năng khiếu thể dục thể thao còn có nhiệm vụ và
quyền hạn:

1. Sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị; phát huy tốt năng lực và
trí tuệ của giáo viên, học sinh trong giảng dạy, học tập và các hoạt động, đặc biệt đối với việc
tập luyện, phát triển tài năng thể dục thể thao của học sinh.
2. Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của địa phương cho
cán bộ quản lý trường phổ thông và các chế độ ưu tiên khác đối với loại hình trường chuyên
biệt.
3. Được tuyển chọn giáo viên, huấn luyện viên về giảng dạy, huấn luyện tại trường và đề
nghị thuyên chuyển đối với những giáo viên, huấn luyện viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy,
huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao theo phân cấp hiện hành.
6. Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, ban hành kèm theo
Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định nhiệm
vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường PT DTNT như sau:
1. Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
2. Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp.
3. Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình
đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc thiểu số.
4. Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
7. Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm
Quy chế trường thực hành sư phạm phục vụ công tác đào tạo giáo viên trung học phổ
thông của các trường đại học sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học khác, ban hành
theo Quyết định số 30/2001/QĐ-BGDĐT ngày 30/ 7/ 2001 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:
Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động
của trường thực hành sư phạm. Ngoài những nhiệm vụ đã quy định trong Điều lệ trường Trung
học và các quy định hiện hành khác, hiệu trưởng còn có các nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành sư phạm;
+ Đảm bảo đầy đủ các điều kiện (đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trường lớp,
thiết bị, tài chính) để thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành sư phạm.
8. Hiệu trưởng trường ngoài công lập
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ngoài công lập, ban hành kèm theo Quyết

định số 39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2001 qui định những điều sau đối với Hiệu trưởng
trường ngoài công lập:
1. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường;
chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và trước Hội đồng
quản trị (nếu có) về việc thực hiện các quy định, quy chế về giáo dục - đào tạo, bảo đảm chất
lượng hoạt động giáo dục - đào tạo và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm
vụ và quyền hạn được giao.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
19
19
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

2. Hiệu trưởng phải bảo đảm có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ nhà trường
tương ứng, khi được đề cử không quá 70 tuổi.
3. Đối với trường có Hội đồng quản trị, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại
các Điều lệ nhà trường tương ứng, hiệu trưởng trường ngoài công lập còn có nhiệm vụ và quyền
hạn:
a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục, phát triển trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo
dục - đào tạo, hoạt dộng khoa học - công nghệ, trình Hội đồng quản trị phê duyệt;
c) Đề xuất danh sách giáo viên, giảng viên và là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng
tuyển dụng giáo viên, giảng viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trường
ngoài công lập về lao động - tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ
cấp xã hội khen thưởng, kỷ luật;
d) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ
chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được Hội động quản trị phê duyệt. Báo cáo định
kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với Hội đồng quản trị,
các cấp quản lý có liên quan;
e) đ. Đảm bảo trật tự, an ninh và môi trường sạch đẹp, an toàn trong nhà trường;

f) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên)
nhưng không có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có quyền
bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan
quản lý giáo dục trực tiếp;
g) Có thể được đề cử đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩn
quy định đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị.
9. Hiệu trưởng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật
Hiệu trưởng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật ở cấp học nào thì thực hiện
nhiệm vụ của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường tương ứng.
III. Trách nhiệm thực hiện dân chủ trong trường học của hiệu trưởng
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban hành kèm theo QĐ số
04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:
Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp
trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công
chức, của người học trong Quy chế này.
3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có
các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội
quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao
cho Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì
phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp
trên.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
20
20
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội

nghị cán bộ, công chức hàng năm.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi,
chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người
học.
6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà
trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự
thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.
7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ
chức hoạt động của nhà trường.
8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
9. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân
chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗi
năm một lần theo quy định của nhà nước.
Điều 5– Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:
Những việc hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc
các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:
1. Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của
nhà trường trong năm học.
2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy
trong nhà trường.
3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo,
cán bộ, công chức.
4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà
trường.
5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây
dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
Điều 10 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:
1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách
nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.
2. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quả
thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật.
3. Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học),
tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm
học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của
người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học.
4. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực
hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học và
các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
21
21
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người
học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.
6. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong
nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.
- Điều 16 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:
- Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính
quyền sở tại để phối hợp giải quyết định những công việc có liên quan đến công tác giáo dục
trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học.
IV. Yêu cầu về trình độ chuyên môn
1. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường mầm non
Điều lệ trường mầm non quy định:
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các

tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5
năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc,
người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục
mầm non ít hơn theo quy định;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và
có sức khoẻ.
2. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường tiểu học
Điều lệ trường tiểu học quy định:
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên
có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp tiểu học, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ
quản lý, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực
quản lý trường học và có sức khoẻ. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được
bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng có thể có thời gian dạy học ít hơn theo quy định.
3. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều
cấp học
Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học quy định:
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo
theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với
trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi,
hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;
b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có
năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; có đủ sức khoẻ
theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, cán bộ tín nhiệm.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
22
22

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

4. Yêu cầu đối với hiệu trưởng các loại hình trường khác
Các trường khác được đề cập dưới đây bao gồm trường Trường THPT chuyên, trường
năng khiếu thể dục thể thao, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường sư phạm thực hành,
trường ngoài công lập, trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật)
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các loại hình trường khác ở cấp học nào cần phải có các
tiêu chuẩn quy định cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường tương ứng.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
23
23
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Chương 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC
TRONG TRƯỜNG HỌC
I. Các qui định về nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức
1. Qui định trong Luật Giáo dục
Điều 58, Điều 93 – Luật Giáo dục 2005 quy định:
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình
giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, cán bộ và người học tham gia các hoạt động xã hội;
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan
có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
10. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục
tiêu, nguyên lý giáo dục.
2. Các qui định trong Điều lệ trường
2.1 Trường mầm non
Điều 2 – Điều lệ trường mầm non quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non như
sau:
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi
theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, cán bộ để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu
đối với vùng đặc biệt khó khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội
trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
24
24
Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Trường tiểu học
Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học như sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương

trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học
đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận
bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương
trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và
công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong
địa bàn quản lý của trường.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, cán bộ và học sinh.
4. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
6. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ và học sinh tham gia các hoạt động xã hội
trong cộng đồng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học
Điều 3 – Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học quy định về nhiệm vụ
và quyền hạn của trường trung học như sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ
thông.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ,
cán bộ.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy
định của Bộ GDĐT.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình
học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có
thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.4. Trường THPT chuyên
Điều 2 - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên quy định như sau:
1. Trường chuyên đào tạo những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong rèn luyện, học tập
nhằm phát triển năng khiếu về một môn học, hai môn học hoặc một lĩnh vực chuyên trên cơ sở
bảo đảm thực hiện mục tiêu toàn diện.
2. Ngoài các nhiệm vụ đã quy định tại Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều
cấp học, trường chuyên còn có các nhiệm vụ sau đây:
Quyển 1 - Quản lý nhà nước về giáo dục
25
25

×