Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging! (Phần 5) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.47 KB, 9 trang )

Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ
Thuật Digital Imaging!
(Phần 5)
7- Printer / Print sharpness
Bạn cần biết rằng, chất luợng của bản in lệ thuộc lớn vào phẩm chất của phần
mềm dùng để edit hình ảnh như Photoshop, Window Pro, Paint shop Pro. Capture One
NX của Nikon etc…và điều quan trọng không kém nữa đó là Working color space mà
bạn chọn lựa chẳng hạn như Adobe RGB (1998), sRGB IEC61966-2.1, Apple RGB,
Nikon sRGB, Nikon Bruce RGB 4.0.0.3000 etc…
Điều kế tiếp là chọn kích thước ảnh nghĩa là phải hiểu và biết cách làm việc của
Image Resize như thế nào (sẽ được giải thích ở 8-Resampling) . Kế tiếp nữa là phải
biết cách tạo cho tấm hình có độ sắc nét và màu sắc như ý muốn bạn có thể tham khảo
kỹ hơn tại thread này:
Screen Resolution Vs Print Resolution!
Xong các bước trên thì bạn có thề lưu (save file) và sẵn sàng rõ gởi nó xuống
printer để in. Và đây chính là mục đích trong nội dung ở đoạn viết này :
Khi một bức ảnh (image) đuợc gởi xuống printer, bằng image editor, printer
driver (Intercept) đón nhận và làm việc theo khả năng của printer. – Nó có thể in ở mật
độ 720 dpi như Epson Photo printers; 600 dpi như HP và Canon. Nhưng …. Cần phân
biệt một điều là mỗi một phần mềm làm việc khác nhau! Photoshop để cho ta chọn
khung size của tấm hình để edit. Và cuối cùng, khi ta đã sẵn sàng gửi file xuống
printer, nếu tấm hình (image) có kích thuớc lớn hơn size của giấy in, chẳng hạn ảnh
edit có khuông là 17x11 inches, khi ảnh này đuợc gởi xuống printers để chọn in ở
letter size. Photoshop sẽ báo ngay bằng 1 một hàng chữ : "The image is larger than the
paper's printable area; some clipping will occur." “Hình ảnh lớn hơn kích thuớc
giấy in, một phần hình ảnh (ngoài khung) sẽ bị cắt xén”. Điều này kể ra là hơi
phiền toái !!! – Nghĩa là bạn phải trở ra để dùng hộp thoại Image Resize rồi dùng
Rescale, hoặc Check Scale to Fit Media để điều chỉnh hình cho đúng khổ in của
trang giấy. Window Picture Pro (Digital Light & Color) để ta tuỳ chọn kích thuớc ảnh
khi in!!!!


NoDPI.jpg

8- Resampling
Resampling là tên gọi của một tiến trình dùng phép tính thuật toán có phương
trình tốt nhất để điền thêm pixels vào chỗ trống khi phóng đại bức ảnh hoặc trừ ra,
loại bỏ một số pixels cho hợp với kích thước bức ảnh mà ta muốn đạt đến.
Chúng ta biết rằng hình ảnh được trình chiếu và đo lường bằng số pixels của
màn hình (e.g. a 1024x1280 tuỳ theo video display nhé), trên một màn ảnh (monitor)
có kích thước bề ngang đo được chẳng hạn là (e.g. 15 inch). Thật là hợp lý khi chúng
ta nghĩ rằng: thay đổi ppi (pixels per inch) sẽ ảnh hưởng đến kích thước của tấm ảnh
trên màn monitor. Có vẻ hợp lý thế đấy nhưng lại không đúng đâu! Mặc dù các màn
hình monitor hay nói đúng ra là video display card có những tuỳ chọn cho phép ta mặc
định ppi của màn hình, Thế nhưng, trên thực tế, trị số ppi của tấm ảnh (cần phân biệt :
không phải là ppi của monitor!) lại KHÔNG HỀ được sử dụng nếu ta dùng trình
duyệt (web browser) đâu! Sao vậy nhỉ?.
Bạn cũng nên nhớ một điều nữa là hình ảnh KTS được “đóng ấn" - (tagged) với
các thông tin như kích thước ngang dọc bằng số lượng pixels mà nó có, hoặc bằng độ
phân giải resolution (ppi). Hoặc bằng những thông tin về khẩu độ (exposure), focus,
flash data etc… và được lưu trữ bằng dạng EXIF. (Exchangeable Image File Format).
Chúng ta thường bắt gặp nó đặc biệt dưới dạng JPEG nén (JPEG compression). Vậy
những thông tin hình ảnh KTS được sử dụng như thế nào và dùng để làm gì ?

9- Pixels and Resolution in Web Browser
Khi chúng ta dùng trình duyệt (web browser) để trình bày hình ảnh KTS lên
màn monitor,
điều căn bản có tính cách quyết định kích thước của tấm hình đó là số
lượng pixels của chiều ngang và chiều đứng mà bức ảnh có. Ngoài ra tất cả những
thông tin khác trong hồ sơ đều bị bỏ qua không dùng! kể cả resolution (ppi data).
Vậy nếu ta có tấm hình có dung lượng là 480 Kbytes nghĩa là ta có 800 pixels bề
ngang x 600 pixels bề dọc. Màn hình sẽ trình chiếu hoàn toàn 100% bức ảnh nếu bạn

dùng 800x600 monitor display. Nên nhớ một điều : Sẽ
chẳng có một tí ảnh hưởng gì
ráo cho dù bạn đã mất công mặc định số ppi của bức ảnh là 1 hay là 1000 ppi! - Tại
sao thế? - Thưa là bởi vì các trình duyệt (web browsers) tự mặc định resolution hình
ảnh KTS là 72 ppi rồi mà họ lại không lịch sự thông báo cho chúng ta biết đó thôi
:)
- Vậy điều cần ghi nhớ là : Trong web browser, trị số pixels chiều ngang và
chiều dọc của tấm hình quyết định tất cả. Muốn thay đổi kích thước khung hình hay
size lớn hay nhỏ hãy nhớ điều này: Chẳng hạn nếu ta có file gốc của bức hình là
1600x1200 pixels. Dĩ nhiên là nó quá lớn để có thể được xem hết trong một lần với
95% diện tích của màn hình hiện có trên thị trường. Và nó sẽ bị tải chậm khi vào mạng
Internet vì dung lượng file quá lớn. Vậy nếu muốn kẻ nào đó trong thế giới Internet có
màn hình display là 800x600 xem hình của chúng ta một cách đầy dủ và rõ ràng, Ta
cần phải thay đổi kích thước bức ảnh bằng cách hạ nó xuống còn 600x400 pixels (nên
nhớ cửa sổ (khung) của trình duyệt nhỏ hơn là màn ảnh monitor). Chúng ta đang nói
về "down sampling" đấy. Làm hình nhỏ lại thường được gọi là "downsampling" hoặc
"downsizing". Làm hình lớn thêm (cẩn thận nhé! bạn đang dealing với kỹ thuật toán
học dùng nội suy Interpolation đấy) "upsampling" hay "upsizing". Đây là việc làm của
các phần mềm chứ bạn chẳng đẽo gọt nó bằng tay với búa kìm được đâu :) - Thí dụ
dưới đây là của màn hình PhotoShop, cho phép chúng ta Resampling thay đổi pixel
ngang và dọc của ảnh KTS.

Resample.jpg
Màn hình trên cho thấy chúng ta có tấm ảnh với chiều ngang đo được là 1000
pixels và 640 pixel chiều cao. Nếu ta muốn người vẫn còn sử dụng màn hình video
640x480 có thể xem được toàn cảnh ảnh của chúng ta trong 1 lần trên Web browser.
Để làm được điều này dĩ nhiên là ta phải hạ kích thước khung hình xuống. Chẳng hạn
làm nhỏ lại bằng một nửa thôi: 500 pixels ngang x 320 pixels bề đứng. Vậy ta phải làm
sao? - Trước hết cần nhớ là khung hộp thoại thứ hai [Document size] không có liên
quan gì hết vì nó chỉ ảnh hưởng trong khi in mà thôi! Vậy nếu chúng ta dùng Trình

duyệt (web browser) để trình chiếu hình ảnh thì thông tin trong khung hộp thoại [Pixel
Dimensions:] mới đúng là quan trọng! - Vậy ta cần thay đổi trị số "500" trong hộp tuỳ
chọn [Width: (bề ngang)], và check mark chọn "constrain proportions" -
"resample image" (quan trọng đấy)

resample_2.jpg
Xong rồi, bấm "OK" để thoát. - PhotoShop sẽ thay đổi kích thước của khung
hình = 500 x 320 pixels bằng phương trình "bicubic" resampling algorithm. - Xin
được mở ngoặc ở đây để nói về thuật toán "bicubic" algorithm. Thuật toán này thường
cho chúng ta kết quả tốt nhất trong mọi trường hợp. -
"Bilinear" và "nearest neighbor"
thì chạy nhanh hơn nhưng lại không cho kết qủa tốt bằng "bicubic"! - Resampling là
tên gọi của một tiến trình dùng phép tính thuật toán có phương trình tốt nhất để điền
thêm pixels vào chỗ trống khi phóng đại hoặc trừ ra, loại bỏ một số pixels cho hợp với
kích thước bức ảnh mà ta muốn đạt đến.[/I]
. Downsampling thì tương đối dễ có kết quả tốt vì chúng chỉ loại bỏ những
pixels đã có sẵn, nhưng upsampling lại là cả một vấn đề phức tạp vì pixels phải được
điền thêm vào cho đúng nơi đúng chỗ (trống) để có được một tấm hình tốt. Cụ thể là
nếu lấy tấm ảnh 500x300 pixels rồi phóng đại lên 2000x1280 pixels. Ok. làm được
chứ nhưng Cần nhớ một điều là bây giờ ta phải tạo ra một tấm hình mới với sự có
mặt thêm vào của 1.92 triệu pixels với đủ loại tông màu khác nhau!!!! - Hình càng
được phóng đại lớn thì sẽ càng bị mất đi tính nguyên thuỷ so với bản gốc, nghĩa là
sẽ không giống như cũ, sẽ không nhìn sắc nét so với hình gốc! Vậy nếu phải làm cái
chuyện phóng đại hình thì tốt nhất là nên dùng bicubic resampling và nên làm từng
bước nhỏ. 5 hay 6 lần nhỏ thì tốt hơn là phóng đại lên cái rụp! Thí dụ ta sẽ làm từ 500
- 750 - 1000 - 1250 - 1500 -1750 - 2000 ppi. hơn là từ 500 ta phóng lên 2000 ppi một
cái ào! - (Bạn có thể dùng action để phóng lớn từng bước hoặc dùng các plug in khác
như blow out của Alien Skin etc thì có thể sẽ có đỡ hơn một chút!)
Bạn sẽ nhận ra rằng chiều ngang (Width) và bề đứng (Height) của khung
[Document Size:] đã thay đổi trị số cùng một lượt với khi ta thay đổi số lượng pixels

của bức hình, trong khung [Pixel Dimension:]. - Vậy chúng có liên quan với nhau
không? - Surely! Yes. - Nhưng Coi lại kỹ đi nào, có một bộ phận không thay đổi đó
nha. Đó là hộp thoại [Resolution] hay độ phân giải ppi của bức ảnh! Điều này hợp lý
quá đi chớ phải không thưa bạn. - Vậy cũng nên nhập tâm là "Pixels per inch" thường
được sử dụng cách riêng trong việc In ấn bức ảnh mà thôi. NOT video display! - Nếu
chúng ta in một bức ảnh có 1000x640 pixels với độ mặc định là 180 pixels per inch
(ppi). Thì bản In sẽ cho ta kích thước là 5.556 inches ngang x 3.556 inches bề dọc. -
Nếu ta Resample bức hình xuống 500 pixels ngang x 320 pixels bề dọc và in ở độ 180
ppi, thì bản In bây giờ sẽ là 2.778 inches ngang x 1.778 inches dọc. - Dĩ nhiên bạn có
thể thay đổi trị số ppi. Nhưng 180 ppi là con số nhỏ nhất để bạn có thể in được một
tấm hình có chất lượng. Muốn đạt được chất lượng cao nhất trong bản in: 360 ppi ! -
Xem hình bên dưới:

360ppi.jpg
Nhìn kỹ nhé. - Quan trọng đấy. Hộp tuỳ chọn [resample image] box đã được
không đánh dấu, (không chọn) là bởi vì chúng ta không muốn thay đổi số lượng pixels
của bức ảnh. Ai nấy (pixels) ở yên nguyên vị trí không di dời thay đổi đi đâu hết.
Nhưng thay vì ta in bức ảnh ở (mật) độ 180 pixels trong một inch, bây giờ ta dồn ép nó
lại cho nhặt hơn bằng 360 pixels trong 1 inch. Bản in bây giờ chỉ còn 1.389 inches
ngang x 0.889 inches cao (rất nhỏ!).
Thế giả sử chúng ta chỉ có hình 500x320 pixels nhưng lại muốn phóng lớn để in
ở 10” x 6.4” (inch) thì phải làm sao bây giờ? - Thưa bạn. Hoặc là bạn phải hạ số xuống
50ppi, Hoặc là bạn phải thay trị số resolution khoảng 200 ppi và upsampling nó lên 4
lần (lên 2000x1280 pixels. Cả hai phương pháp trên đều làm chất lượng ảnh bị kém đi
vì chắc chắn 1 điều là : :”Không thể có 1 phóng bản khuyếch đại được gọi là có phẩm
chất tối ưu mà được phóng lên từ một tấm ảnh nhỏ “!!!! - No, No, No - Tương đối
thôi!
10 - Cần bao nhiêu PPI để có một bản In chất lượng ?
Không có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi trên. 300-360 ppi thuờng là đủ cho
một bản in sắc sảo. với kích thuớc lớn hơn, đuợc nhìn ở một khoảng cách xa, 250 ppi

cũng đủ độ cần thiết rồi! Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải có tấm hình gốc sắc sảo,
không soft (out of focus). Bạn có thể theo dõi bảng duới đây:
300 PPI – Outstanding. Chất luợng cao, Đây là độ in ngọt nhất, sắc cạnh nhất
của các loại printers. Rõ nhất với tầm nhìn có khoảng cách bình thuờng
250 PPI – Excellent. Với bản in cỡ nhỏ nên chọn gần 300 PPI, 8½x11 (or A4)
and smaller.
200 PPI Outstanding .Chất luợng cao với khổ, 11x17 in. (or A3) hoặc lớn
hon, Thuờng đuợc nhìn với khoảng cách xa.
150 PPI – OK Với khổ lớn, nhưng với bản in cỡ nhỏ thì chỉ tốt thôi chứ chua
đạt chất luợng cao nhất
100 PPI – In với khổ lớn như Poster quảng cáo có thể chấp nhận, nhưng để
dùng cho bản in cỡ nhỏ thì không nên.

×