Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ Thuật Digital Imaging! (Phần 6) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.94 KB, 12 trang )

Photoshop - Một vài điều cần biết về Kỹ
Thuật Digital Imaging!
(Phần 6)
IMAGE FILE FORMATS: JPEG & TIFF vs RAW FILES

INTRO: IMAGE COMPRESSION – Hình ảnh NÉN-

Bits and Byte đã thay đổi cả thế giới, khám phá này đã đưa (PC) Personal
Computer ra đời, quả là một sự kỳ diệu phải không bạn? và cũng kể từ ngày đó, thế
giới chúng ta liên tiếp chuyển mình và phát minh ra các công nghệ khác làm ảnh
hưởng đến tầm vóc lớn lao của các kỹ nghệ liên đới như Internet. Communication,
Medical, Printing, Motion Picture, Music. Video, Digital images, (hình ảnh KTS)
etc…. Các ảnh hưởng lớn lao này giúp thay đổi và hoàn chỉnh hơn với một số kỹ nghệ
nhưng đồng thời cũng phát sinh ra một số công nghệ mới song hành với việc làm biến
mất một số công nghệ khác!
Digital Imaging – Hình ảnh KTS là một kỹ nghệ mới, rất năng động và đang
trên đà phát triển. Bước tiến của nó không một lực nào có thể cản được.! Những ai coi
thường nó, dù là đại công ty như Kodak, công ty nổi tiếng chuyên môn cung cấp phim
âm bản và giấy in, cho đến những nhiếp ảnh gia lão luyện từng trải thuộc thời kỳ tiền
KTS, nếu không chịu cập nhật các kiến thức về nó, sẽ bị nó khống chế, đá qua một bên
trên đường nó tiến lên và giai cấp ấy có thể bị huỷ diệt không xót thương! Có những
làng nghề chuyên sống về nghề chụp ảnh bằng kỹ thuật xưa với phim nhựa, âm bản,
ngày nay phải âm thầm đóng cửa dẹp tiệm, nhường chỗ cho đàn em, những đội ngũ
mới, là những người có óc cầu tiến, tìm hiểu, am tường về PC cũng như về hình ảnh
KTS.
Sức ép càng tăng cao vì nhờ Internet mà hình ảnh của chúng ta sẽ có lúc thử lửa
và đứng song hành cùng các nhiếp ảnh gia KTS danh tiếng thế giới trên hành tinh này.
Vậy, muốn được như thế, ngày nay người nhiếp ảnh gia bắt buộc phải có hành trang
chuẩn bị cho mình một sự hiểu biết chuyên môn về Photoshop. Muốn chụp được một
tấm ảnh KTS cho ra hồn thì không những chỉ biết cầm máy ảnh lên, compose, check
DOF, Fstop và bấm mà thôi. Nhưng còn phải biết về những kỹ thuật của Photoshop


nữa! - Các bạn mới vô nghề xin đừng ngại về Photoshop, Nó có nhai sống được mình
đâu mà sợ! cứ hãy coi nó, photoshop như là một phòng lab di động theo ta, rất tiện
dụng mà không phải cồng kềnh, không mất mặt bằng, không đòi hỏi các dụng cụ thiết
bị như máy phóng âm bản, các loại chemical để tráng rửa hình ảnh etc Do đó, Người
Photographer KTS ngày nay cần phải hiểu biết về hình ảnh KTS trong máy được lưu
trữ và in ấn ra sao? Dạng thức file nào giữ được Dynamic range tốt nhất? - Vậy, để có
khái niệm về các định dạng Files chứa hình ảnh (Digital images files). JPEG & TIFF,
RAW FILES là gì? Chúng khác biệt với nhau thế nào?. Tại sao JPEG file có dạng
NÉN (Compress) ?- . Bài này chỉ có mục đích nho nhỏ là giúp bạn, người
photographers KTS phân biệt được sự khác biệt giữa JPEG & TIFF cũng như RAW
FILES để áp dụng cho thật thích hợp, tuỳ công dụng.
Cần nhắc một điều là dạng files được nén (JPG) thường có dung lượng thấp hơn
so với files không nén. Vì thế chúng được phân thành hai dạng riêng biệt: : loại Lossy
mất dữ liệu khi nén và loại Lossless không mất dữ liệu khi nén! - Loại lossless bảo
đảm các dữ liệu hình ảnh được duy trì mặc dù điều này có thể làm dung lượng file lớn
hơn. Lossy, ngược lại, nén file làm dung lượng nhỏ hơn nhiều nhưng vì thế nó sẽ tự
loại bỏ một số dữ liệu cần thiết của hình ảnh. Tiến trình nén này (do sự áp dụng các
phương trình toán học Algorithm) sẽ tạo ra “artifact” (hậu quả phát sinh (tạo tác) do
tiến trình loại bỏ pixels đi) và vì thế nó bị biến dạng, có nghĩa là hình ảnh sẽ không
còn giống y chang đối với file nguyên thuỷ.
JPEG FILE FORMAT

JPG là dạng file mà có lẽ bạn thường gặp và đối diện với nó nhiều nhất. Qua
Internet, qua máy ảnh KTS, qua Computers, qua CD mà bạn bè gởi qua lại cho nhau,
qua e-mail etc Và tầm quan trọng của nó không thể bị khinh thường. JPEG là tên viết
tắt của "Joint Photographic Expert Group – Liên minh Nhiếp ảnh gia chuyên
nghiệp." Và như tên gọi, nó được sáng chế ra đặc biệt để lưu trữ những hình ảnh chụp
bằng máy ảnh KTS. Nó nhanh chóng trở thành dạng mô hình tiêu chuẩn để lưu ảnh
bằng máy hình KTS cũng như được sự ủng hộ của các web browser vì dung lượng nhỏ
gọn và sự thể hiện hình ảnh nhanh chóng qua mạng Internet. JPEG file có dung lượng

nhỏ hơn dạng file TIFF, nhưng điều này phải trả giá bởi vì JPEG sử dụng kỹ thuật nén
dung lượng (compress) bỏ đi 1 số pixels dữ liệu (xét ra không quan trọng)! – Tại sao
thế? - Bởi vì sau khi thử nghiệm bằng mắt nhiều lần, Họ đi đến kết luận rằng: nhãn
quan loài người chúng ta có thể phân biệt được sự khác biệt độ sáng/tối (Different in
brightness) dễ dàng hơn, nhanh hơn là phân biệt được sự khác biệt giữa các tông màu
(Different in color). Vì thế, Nén nhiều hay ít tuỳ thuộc lớn vào màu sắc hình ảnh nó
chứa đựng. Các hình ảnh có độ nhiễu noise cao hoặc có nhiều chi tiết sẽ không dễ làm
nén được, ngược lại hình ảnh với mầu sắc rõ ràng, phân minh, chẳng hạn bầu trời xanh
thẳm trên ruộng đồng xanh lá mạ green, trong sáng sẽ được nén nhiều, dung lượng file
vì thế sẽ nhỏ đi. JPEG đơn sơ như vậy nên chỉ cần sức chứa của 8 bits = 256 tonal
levels tông màu rất thích hợp với (sRGB Working color space) . Màu sắc của JPEG vì
thế không đủ mịn và mỏng như ADOBE RGB1998 được!
TIFF - Dạng tiêu chuẩn trong kỹ nghệ In Ấn

TIFF tên tắt của "Tagged Image File Format" là Files mô hình tiêu chuẩn
trong kỹ nghệ in ấn. TIFF files thường có dung lượng lớn hơn anh bạn nhỏ con JPEG
và có thể là loại không nén (Uncompress) hoặc được nén (Compress) nhưng TIFF
dùng kỹ thuật nén mà không làm mất chất lượng của hình (Lossless)! Không như
JPEG, TIFF Files có thể là 8 hoặc 16 bits cho 1 kênh màu, và có thể chứa nhiều layers
hình ảnh trong cùng 1 File TIFF giống như PSD của Photoshop! Dĩ nhiên, điều này lại
làm nó trở thành File có dung lượng lớn. Như thế TIFF files là sự lựa chọn tốt chỉ
đứng sau sau RAW, nếu cần phải lưu trữ files, hòng khi bạn cần chỉnh sửa lại sau này.
Nhiều hãng máy hình KTS đã có cung cấp TIFF files cho máy chụp (Nikon). Nhưng
tốt nhất vẫn là dạng RAW, bởi vì dung lượng của RAW thường là nhỏ hơn TIFF
nhưng lại lưu trữ nhiều dữ liệu của bức hình !
TIPS :
-Chỉ nên lưu file nén (Lossy có thất thoát dữ liệu) sau khi đã hoàn tất việc chỉnh
sửa hình ảnh (vào động tác cuối cùng mà thôi). Bởi vì càng nhiều chỉnh sửa, nhất là
resize từ nhỏ lên lớn, càng thay đổi thì càng làm tăng độ sai biệt tạo tác (artifacts)
-Tránh dùng nén (compressing) một file nhiều lần bởi vì càng nén thì càng có

nhiều artifacts tích luỹ thêm và làm cho hình ảnh sẽ càng thêm xuống cấp. Trong
trường hợp như thế này càng nén JPEG sẽ làm dung lượng files càng lớn thêm mà thôi
chứ không giúp ích gì!
- Nên làm khử noise trước khi lưu file nén, để có được dung lượng nhỏ!
- Nhiều người có khi không bao giờ để ý hoặc là vẫn không biết là mỗi lần lưu
(save) file là mỗi lần tăng thêm độ compress, nếu không biết những tuỳ chọn trong lúc
save. Trong CS3, Hãy vào tab Edit-Reference và thử xem hộp thọai Image Previews
như thế nào! Vì nhiều khi chỉ cần mỗi lần mở File Jpg để Preview thôi và đóng lại bạn
cũng đã làm cái chuyện là nén Compress File thêm rồi đó! Như thế thì File càng ngày
sẽ càng bị compress ! - Vậy thì đừng bao giờ dùng tuỳ chọn Always Save! Cởi ngay ra
:)

Wrong Compress set!
RAW FILE FORMAT
FROM THE IMAGE SENSOR.

Trong công nghệ chụp hình Kỹ Thuật Số, RAW File format là dạng tương
đương giống như film âm bản 35mm. (RAW mang ý nghĩa là Thô sơ, sống, nguyên
bản, đầu tay) Nó có dạng chứa đựng tất cả những pixels thô, trinh nguyên do sự tiếp
nhận và lưu lại những nguồn sáng từ bộ cảm ứng (image sensor) của máy ảnh. Đại đa
số các máy ảnh số hiện đại đang dùng bộ cảm ứng gồm một dãy Bayer arrays có
những hốc chứa data nguồn sáng mà nó ghi nhận được gọi là pixel: gồm Red, Green,
Blue. (3 bytes). Trên đó có gắn những bộ lọc để lọc ra một kênh màu. Còn lại là việc
làm của thuật toán để giải tích thêm các màu còn lại. Sau đó là biến nó thành RAW
Files. Bổn phận bộ (chip) điều hành máy ảnh số chỉ có thế, tuy nhiên các hãng máy
ảnh vì mánh khoé tiếp thị còn có nhiệm vụ cung cấp những phiên bản không những là
RAW files mà thôi, còn cả TIFF và JPEG. Tiến trình convert từ RAW qua JPEG này
thành hình ngay trong máy ảnh sau khi chụp gồm nhiều bước phức tạp từ Demosaicing
white balance,-> qua tone curves, contrast, color saturation, sharpening, -> cuối cùng
là convert và compress qua 8 bits JPEG để lưu vào thẻ nhớ trong Camera Nhưng

trong phạm vi này, ta không bàn về JPEG nữa mà ta chỉ chú trọng về RAW mà thôi.
Định dạng của những RAW files này khác nhau tuỳ từng hãng, Canon (CRW, CR2),
Nikon (NEF), Sony etc… và tuỳ từng version.
Nó còn lệ thuộc phần lớn vào các hiệu ứng và xử lý của từng loại image
sensor! Không phải máy ảnh digital nào cũng dùng Bayer array như Canon. Máy
Sigma’s SD9, SD10 dùng Foveon sensor tiếp thụ được cả 3 kênh màu ở mỗi pixel
location. Máy ảnh Sony digital thì dùng bộ cảm ứng biệt lập riêng. Sony tuyên bố rằng
image sensor của Sony tiếp thụ được 4 kênh màu: Đỏ, xanh dương, xanh da trời, và
xanh dương dậm (emerald green). Trên lý thuyết, bộ image sensor nào mà tiếp thụ
được nhiều kênh màu riêng thì hình ảnh sẽ rõ ràng trong sáng hơn. Ứng dụng này vẫn
còn trong vòng debate tranh cãi. Tựu chung là dù dùng image sensor nào đi nữa thì các
hãng chế tạo máy Digital cũng phải cung cấp RAW files sau khi chụp hình. Sau đây là
những khác biệt rõ ràng giữa RAW và JPEG.
Nên nhớ một điều là RAW là phiên bản thô đầu tiên của bất cứ một image nào.
Từ RAW mới đẻ ra TIF và JPEG qua một tiến trình lược bỏ dữ liệu hay gọi là nén
(Compress) tuỳ theo format của từng dạng File cũng như cách ứng dụng thuật toán của
của từng hãng Software. Vì thế tuy là JPEG cả đấy nhưng dung lượng của JPEG khác
nhau tuỳ hãng! Sau đây là những đặc tính của RAW.
1) LINH HOẠT, UYỂN CHUYỂN TRONG WHITE BALANCE

Cân bằng trắng (White Balance) là tiến trình sửa đổi và triệt tiêu những màu
sắc không đúng với màu sắc thực do mắt chúng ta nhìn thấy! nhờ thế chiếc áo có màu
trắng mà ta mặc sẽ được thấy trắng chứ không ám vàng . Nếu phải làm cân bằng trắng
trong JPEG thì có nghĩa là đây là lần thứ hai! Lần đầu là bước chuyển từ RAW qua,
lần hai là Post-processing. (Mỗi lần làm là mỗi lần compress nén,! Nén nhiều thì mất
trung thực!) Tức nhiên là phải trả giá về bit depth và color gamut (các màu vô định
không mã số trong sRGB). Ngược lại cân bằng trắng với RAW file thì chỉ có 1 lần mà
không phải làm mất đi số bits cần thiết. (binary digit)
2) HIGH BIT DEPTH


Với kỹ thuật càng ngày càng tân tiến. Máy ảnh KTS hiện đại ghi nhận được
nhiều kênh màu hơn hẳn cái giới hạn của 256 màu dùng trong 8 bits JPEG file. Nghĩa
là nó ghi nhận được mũ 2X16 = 65,536 tonal levels tông màu, tương ứng với 16 bits,
Hơn JPEG gấp nhiều lần. Điều này có nghĩa là RAW file chứa được nhiều dữ liệu diễn
tả màu sắc hơn anh bạn JPEG, nên rất là thích hợp với không gian màu của Adobe
RGB1998 working color space cho việc chỉnh sửa hậu kỳ post-processing!
3)DYNAMIC RANGE & EXPOSURE COMPENSATION
Phạm vi ghi nhận của Dynamic Range & tăng giảm khẩu độ .

Ai đã từng chụp hình KTS đều biết Dynamic Range quan trọng là dường nào!
(Xem hình đính kèm) Biết đọc và sử dụng nhuần nhuyễn biểu đồ Dynamic Range thì
sẽ làm thay đổi toàn diện cả phần hồn lẫn phần xác của bức ảnh. Với mức độ ghi nhận
được mũ 2X16 = 65,536 tonal levels tông màu, Dạng RAW file có độ Dynamic Range
cao hơn JPEG gấp nhiều lần vì JPEG chỉ có sức chứa 256 tông màu!


Có thể diễn tả Dynamic Range là phạm vi ghi nhận sáng/tối của máy ảnh
(qua việc tăng giảm khẩu độ Exposure) trước khi nó biến thành tối quá (đen
tuyền) hoặc sáng quá (trắng xoá). Và bởi vì RAW data (chứa những dữ liệu dynamic
range) chưa đi qua tiến trình cải tạo để thành một trị số nào đó bằng phương trình dùng
cung độ “Curves” , thì trị số khẩu độ (Exposure) của Camera có quyền được chỉnh
sửa nhẹ nhàng (KTS mà!). Nên nếu lỡ tay mà hình được chụp với khẩu độ thấp làm trở
nên tối quá (under exposure). Không sao hết, vào photoshop và chỉnh sửa từ F/22 trở
thành F/10 là điều dễ thôi huống gì là +1 stop hay -1 stop exposure!
4) SHARPENING
!
Bởi vì độ sắc nét rõ ràng (sharpness) của hình ảnh lệ thuộc vào tầm nhìn xa
gần đối vói bức ảnh, nên khắc phục ảnh bị mờ bằng computer (photoshop) vẫn tốt hơn,
nhanh hơn là bằng camera vì ta phải quyết định tuỳ theo mỗi trường hợp riêng! Chẳng
hạn lúc thì dùng USM, lúc thì dùng Smart sharpen etc… Đây là một phạm trù lớn cần

được bàn rộng hơn chứ không thuộc phạm vi bài này. Tuy nhiên, theo bản thân người
viết, dù là chủ quan và với chút ít kinh nghiệm riêng. Sharpening Phải nên rất ư là
thận trọng nhất là trong lúc dùng Image resize. Và nếu có thể được chỉ là công
đoạn cuối cùng trong chuỗi hành động phải làm của tiến trình post-procession. Bởi
vì một khi đã xử dụng chức năng sharpening (ta sẽ biến đổi data của nó rất toàn
diện), ta không thể trở về vị trí cũ, làm ngược lại được, nếu xét thấy điều sharpening
vừa rồi không được như ý muốn.! Bởi thế Pre-sharpened JPEG, theo tôi thì không thể
là điều kiện tốt nhất! – Không nên xử dụng chức năng Sharpen để làm việc với RAW
mà hãy chờ tới thời điểm gần như là phút cuối cùng trước khi dứt điểm để gởi lệnh in
xuống printer. Bạn có thể theo dõi thêm ở thread này:
/>5) LOSSLESS COMPRESSION

RAW là dạng file nguyên thuỷ không nén. TIFF gồm 2 loại, 1 là không nén, 2
là có nén với dạng lossless (Không mất data) và dĩ nhiên TIFF bỏ xa JPEG trong Kỹ
thuật Nén Files!
Ghi chú: Nikon và Kodak xử dụng kỹ thuật NÉN có bị mất dữ liệu với độ nhẹ để
tăng độ sharpen hình ảnh! Tuy nhiên độ tạo tác (artifact) do việc nén cuả máy ảnh này
tương đối thấp hơn so với hình ảnh của JPEG file có độ NÉN tương tự! – Sony (tuyên
bố) có bộ cảm ứng image sensor riêng mà không dùng Bayer array. Bộ cảm ứng của
Sony ghi nhận được 4 màu (Red, Green, Blue, Emerald Green) Cái màu Emerald
Green này rất dễ nhận nhất là với hình landscape với những ai dùng máy Nikon và sử
dụng Bruce color working space vì Nikon dùng bộ cảm ứng của Sony! Sony tuyên bố
dùng kỹ thuật khử noise ngay trong chip điều hành nằm ẩn trong bộ cảm ứng để
convert hình ảnh qua dạng RAW ngay sau khi chụp. Nghĩa là can thiệp ngay cả trước
khi chuyển qua dạng RAW. (Người viết đã xem và so sánh những hình ảnh của Sony
A700 thì thấy cũng đáng nể, một chín một mười so với Canon. Dĩ nhiên Bộ image
sensor của SONYsẽ là một đối thủ đáng ngại đối với CANON. Canon D5 (Dùng
Bayer array) có thể phải chạy đua vũ khí (image sensor) mới so với Sony và Nikon - Ý
kiến chủ quan thôi nha :)
Trở lại topic, Chưa bao giờ cá nhân người viết lại muốn mua một chiếc máy

ảnh đoạt quyền quyết định độ sắc cạnh hoặc mờ ảo của chính người sử dụng máy - Tại
sao? : Sharpenning là một việc làm nguy hiểm đòi hỏi sự am hiểu và tính chuyên
nghiệp cao, nhất nữa là làm việc với những dạng Files nén. Ta không thể giao tác
phẩm của mình hoàn toàn vào tay Nikon hay Kodak hay Sony và kể cả Canon để cho
họ quyết định dùm độ sắc nét! – Trường hợp của Canon, bạn có thể cởi bỏ độ
sharpening trong picture style của Portrait và Landscape ngay trong phần Menu của
máy. Software automation không thể nào bằng ½ lbs chất xám nằm phía trên hai con
mắt của chúng mình!
Điểm Yếu của RAW.

1- Chưa là tiêu chuẩn đồng nhất. Canon là CRW, CR2, Nikon là NEF,
Photoshop là DNG etc… Cho ta thấy khác biệt giữa các dạng RAW.
2- RAW rất tốt cho Archive nhưng phiền toái trong Work Flow, vì ta lại phải
chuyển qua 8bits, rồi chuyển qua sRGB, save lại với dạng JPG nếu muốn dùng nó để
tung lên Net hoặc để đi In ở đại đa số các nhà in thường thường.
KẾT:
RAW or TIFF or JPEG? - Bạn hãy tự lựa chọn cho chính mình! Cá nhân
người viết. Nếu giả thử hê hê : những bức ảnh của bạn có thể làm thành tác phẩm để
đời, lưu danh vạn thế trong tương lai sau này hoặc là dữ liệu quan trọng mà không cần
mang tính thời sự, đời thường như tin tức, sport, thì RAW và TIFF là điều cố nhiên vì
nó cho ta Dynamic Range cao và dù cho đến 300 năm sau thiên hạ vẫn coi lại tác
phẩm này dưới dạng nguyên thuỷ Original của nó (Dạng RAW mà thôi). Có thể con
cháu bạn bán đấu giá lấy vài trăm triệu Dollars không chừng. Let's hope so ! Biết đâu
đấy JJ!!! – Ngược lại, Nếu không mang tính tác phẩm để đời như trên: JPEG đi cho
nhẹ linh hồn! Đỡ rắc rối cuộc đời! vì (nói chung) cả thế giới này, đại đa số các hãng in
ấn vẫn vẫn và vẫn dùng JPEG sRGB.

×