Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tìm ứng viên giỏi cho công ty qua các câu hỏi phỏng vấn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.35 KB, 5 trang )

Tìm ứng viên giỏi cho công ty qua
các câu hỏi phỏng vấn

Một khi bạn đã thu hẹp số người xin việc xuống chỉ còn khoảng 10 ứng cử viên,
thì đó chính là lúc sắp xếp các buổi phỏng vấn. Nếu bạn sợ quá trình này thì cũng
chẳng có gì là lạ, nhiều người khác cũng vậy. Thật may mắn là có những cách để cả
bạn và các thí sinh cảm thấy dễ chịu hơn – và để đảm bảo rằng bạn có tất cả những
thông tin cần thiết để ra một quyết định chính xác. Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị
trước một danh sách các câu hỏi phỏng vấn cơ bản. Mặc dù bạn sẽ không đọc từ đầu
đến cuối danh sách đó như một người máy, nhưng có nó trước mặt sẽ giúp bạn đi qua
tất cả các vấn đề chính, đồng thời đảm bảo rằng bạn hỏi tất cả các thí sinh những câu
hỏi giống nhau.
Những khoảng khắc đầu tiên của cuộc phỏng vấn hết sức quan trọng. Khi gặp
thí sinh, bắt tay họ, bạn sẽ có một ấn tượng mạnh mẽ về tư thế tự tin, chững chạc và
nhiệt tình (hoặc các thiếu sót) của họ. Những phẩm chất cần tìm bao gồm kỹ năng giao
tiếp tốt, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, và một phong cách thân thiện, nhiệt tình.
Hãy làm cho cuộc phỏng vấn thoải mái bằng cách nói một số chủ đề chung
chung. Một cách tốt để phá tảng băng quan hệ là giải thích công việc và miêu tả công
ty – ngành kinh doanh, lịch sử và các kế hoạch tương lai của doanh nghiệp.
Sau đó, hãy chuyển sang trọng tâm cuộc phỏng vấn. Bạn sẽ muốn hỏi về một số
lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như về các kinh nghiệm làm việc liên quan, các kỹ năng,
nền tảng học vấn và cả những công việc không liên quan. Hãy mở rộng mỗi lĩnh vực
bằng một câu hỏi tổng quát, mở như “Hãy nói cho tôi nghe về công việc gần đây nhất
của bạn.”
Hãy tránh những câu hỏi có thể được trả lời chỉ bằng một từ “có” hoặc “không”
hay những câu hỏi quá cụ thể như “Bạn có làm việc theo kiểu tỉ mỉ không?” Thay vào
đó, hãy hỏi những câu buộc thí sinh phải tự đi vào chi tiết. Câu hỏi nên có dạng nối
tiếp, chẳng hạn “Làm sao sự việc lại thành ra như vậy?” hoặc “Tại sao bạn làm như
thế?” Những câu hỏi này buộc người xin việc phải bỏ những câu trả lời chuẩn bị trước
và suy nghĩ sâu hơn.
Sau đây là một số gợi ý để bạn bắt đầu:


- Nếu bạn có thể tự thiết kế công việc cho chính mình thì bạn sẽ làm gì? Tại
sao?
- Kiểu giám sát công việc nào có thể khiến bạn làm việc một cách tốt nhất?
- Bạn có thể miêu tả người giám sát công việc hiện nay của bạn như thế nào?
- Bạn phân phối thời gian như thế nào?
- Ba điều mà bạn thích nhất về công việc hiện nay của mình là gì?
- Ba thành tích lớn nhất mà bạn đạt được trong công việc gần đây/trong nghề
nghiệp của bạn là gì?
- Điều gì bạn có thể làm được cho công ty chúng tôi mà những người khác
không làm được?
- Các điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn nghĩ rằng bạn có thể làm việc bao lâu với công ty của chúng tôi? Tại sao?
- Bạn mong ước sẽ làm gì trong năm năm nữa?
- Bạn thích điều gì nhất về công ty chúng tôi? Về vị trí làm việc mà bạn nộp hồ
sơ?
- Hãy miêu tả ba tình huống làm việc mà bạn bị chỉ trích?
- Bạn đã từng thuê người bao giờ chưa? Nếu rồi, thì bạn tìm kiếm phẩm chất gì
ở những người đó?
Những câu trả lời của thí sinh sẽ cung cấp cho bạn một ô cửa sổ để nhìn vào
kiến thức, thái độ, tính hài hước của họ. Hãy tìm kiếm và cảnh giác với những dấu
hiệu “nho chua” mà thí sinh bày tỏ về sếp trước của họ. Đồng thời cũng nên cảnh giác
với những lĩnh vực mà thí sinh ngại không muốn nói tới. Hãy thăm dò sâu hơn một
chút mà không tạo ra ấn tượng là bạn đang đánh giá họ.
Hãy chú ý tới cả những tín hiệu không lời của thí sinh. Trông thí sinh có vẻ
lanh lợi và quan tâm, hay có vẻ lừ đừ và ngáp ngủ? Quần áo của thí sinh nhàu và bẩn
hay sạch sẽ và gọn gàng? Một người không cố gắng trong buổi phỏng vấn chắc chắn
cũng sẽ không cố gắng trong công việc.
Cuối cùng, hãy dành thời gian cuối buổi phỏng vấn để thí sinh có thể hỏi bạn –
còn bạn hãy chú ý đến những gì mà họ hỏi. Đây là lúc người xin việc thực sự cho thấy
họ đã nghiên cứu những gì về công ty của bạn… hay tất cả những gì họ muốn chỉ là

mau thoát khỏi buổi phỏng vấn này.
Dĩ nhiên là có sự khác biệt lớn giữa người nói: “Tôi nhận thấy doanh thu của
đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty ông/bà đã tăng gấp đôi kể từ khi họ bắt đầu có
trang web riêng vào tháng Một. Ông/bà đã có kế hoạch phát triển trang web của riêng
mình chưa?” với người hỏi: “Bữa ăn trưa được phép kéo dài bao lâu?” Tương tự như
vậy, thí sinh không thể nêu lên dù chỉ một câu hỏi có thể cho thấy họ không thể suy
nghĩ một cách độc lập được.
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn bằng cách cho thí sinh biết điều gì sẽ xảy đến tiếp
theo: họ sẽ được phỏng vấn trong bao lâu nữa. Các cuộc phỏng vấn của bạn sẽ kéo dài
trong bao lâu nữa? Họ có thể mong chờ những thông tin gì từ bạn?
Bạn đang quyết định công ăn việc làm của mọi người, vì thế tuần bạn quyết
định kết thúc các cuộc phỏng vấn sẽ rất quan trọng với họ. Hãy tỏ ra quan tâm đến họ
bằng cách thông báo cho họ những thông tin mới cần thiết.
Trong buổi phỏng vấn, bạn hãy ghi chú một chút (nhưng không nên ghi quá
nhiều và quá lộ liễu). Sau buổi phỏng vấn, hãy dành 5 đến 10 phút để viết về các phẩm
chất đáng chú ý của mỗi thí sinh, đánh giá nhân cách và kỹ năng họ có phù hợp với
đặc điểm của công việc hay không.

×