Nàng Bạch Tuyết và "Hệ thống thấu
hiểu con người"
Dựa trên ý tưởng của chiếc gương thần trong câu chuyện cổ tích nàng Bạch
Tuyết, bà Joyce William đã nghiên cứu để đưa ra một công cụ gọi là “Hệ thống thấu
hiểu con người”, được dùng như một chiếc gương soi xét và nhận biết bản thân mình
cũng như mọi người xung quanh. Sau đó, Joyce William thành lập Trung tâm Insights
Vancouver chuyên đào tạo phát triển và rèn luyện kỹ năng cho các nhà lãnh đạo và
những người có chí hướng trở thành nhà lãnh đạo, đặc biệt là nữ giới.
Phát triển đầu tiên ở Anh, và sau đó đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới, “Hệ thống thấu hiểu con người” đã giúp cho các tổ chức và cá nhân tăng
hiệu quả làm việc, mở rộng giao tiếp và tạo lập thành công các mối quan hệ trong nội
bộ tổ chức cũng như đối với khách hàng. Công cụ đầy quyền năng này cũng giúp cho
các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có thể hiểu nhau sâu sắc hơn, từ đó có những
cách ứng xử và phương pháp làm việc, cộng tác hiệu quả hơn.
Vấn đề xung đột của nàng Bạch Tuyết
Có phải vẻ đẹp bề ngoài là nguyên nhân gây ra những ghen ghét trong câu
chuyện cổ tích này không? Không hẳn, nguyên nhân sâu xa của nó là nàng Bạch Tuyết
đã có một vài xung đột nghiêm trọng với dì ghẻ - tức là bà hoàng hậu độc ác nói trên.
Thay vì tìm cách giải quyết các xung đột, thì cô ta đã yên phận với cuộc sống ở trong
rừng sâu với công việc chăm sóc cho bảy chú Lùn. Nàng Bạch Tuyết đã thụ động,
không bảo vệ được bản thân mình và liên tiếp bị hại mỗi khi bà hoàng hậu tìm ra nơi
ẩn náu của cô. Hơn nữa, dường như cô ta không có phản ứng và rất ngây thơ, ngờ
nghệch trước thực tế mà đáng lý cô phải đối mặt. Cuối cùng, cô ta hoàn toàn tin rằng
chàng hoàng tử đẹp trai đột nhiên xuất hiện và cứu sống mình sẽ mang lại cho cô một
cuộc sống an toàn và “hạnh phúc đầu bạc răng long” như lời hứa của chàng.
Trong mỗi chúng ta đều có một chút tính cách của nàng Bạch Tuyết, khi phát
hiện ra bản thân có những xung đột hay va chạm với các đồng nghiệp, các thành viên
trong gia đình hoặc hàng xóm láng giềng… chúng ta đều tìm cách lẩn tránh và không
dám đối mặt với nó. Trên thực tế, chúng ta lại cần phải đối mặt và đối thoại để tìm ra
nguyên nhân của những xung đột mà tìm cách giải quyết.
Nhưng bằng cách nào bạn có thể chuẩn bị cho bản thân những tính cách cần
thiết để đối phó khi xảy ra sự bất đồng quan điểm trong cuộc sống? Trước hết, bạn
phải khám phá bản thân xem mình thuộc tuýp người có khí chất và tính cách gì? Khi
đã nhận biết chính xác khả năng của mình, bạn có thể dễ dàng điều khiển bản thân và
những người xung quanh trong mọi tình huống khác nhau.
Có những người được trời thiên phú cho những linh cảm hay khả năng kỳ diệu
để có thể nhìn xuyên thấu bản thân mình và mọi người. Còn phần lớn, phẩm chất này
là do học tập, rèn luyện, tích lũy mà có. Tuy nhiên, để học được điều này cũng không
hề dễ dàng chút nào. Và cách tốt nhất là học qua những việc mà bạn và đồng nghiệp,
hàng xóm đang sống và đang làm.
Năng lực tâm linh là thứ không dễ nhìn thấy và nắm bắt được. Tuy nhiên, khí
chất và tính cách của riêng từng người là thứ có thể nhận biết. “Hệ thống thấu hiểu con
người” sử dụng bốn gam màu sắc đặc trưng cho bốn tuýp người có khí chất và tính
cách khác nhau, và dựa vào đó giúp bạn có thể nhận biết mình và mọi người xung
quanh thuộc dạng nào.
Bốn dạng các nhà lãnh đạo chủ yếu
Trong câu chuyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn, bà hoàng hậu độc
ác có một chiếc gương thần. Qua chiếc gương, bà ta cố gắng nhận ra bản thân mình và
tập hợp sức mạnh. Nhưng thật đáng tiếc, điều mà bà ta mong muốn duy nhất ở chiếc
gương thần kỳ đó chỉ là câu trả lời: “Thưa bà, bà là người đẹp nhất trần gian ạ”.
Dù là trong một câu chuyện tưởng tượng đẹp đẽ, hay là trong thực tế cuộc sống,
điều quan trọng nhất khi muốn hiểu bản thân, sức mạnh, thói quen và năng lực của
mình, bạn cần đặt bản thân trong mối liên hệ với cộng đồng, xã hội và giữa những con
người với nhau. Cũng như vậy, muốn trở thành một nhà lãnh đạo thực sự, bạn cũng
phải làm điều đó.
Theo “Hệ thống thấu hiểu con người”, có bốn gam màu sắc đặc trưng, đại diện
cho bốn kiểu nhà lãnh đạo chủ yếu:
1. Màu đỏ rực - đại diện cho kiểu nhà lãnh đạo luôn đặt mọi yếu tố dưới tầm
nhìn chiến lược.
2. Màu vàng chói chang - đại diện cho kiểu nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông
rộng.
3. Màu xanh lục của trái đất - đại diện cho kiểu nhà lãnh đạo dựa trên yếu tố
con người.
4. Màu xanh da trời mát mẻ - đại diện cho kiểu nhà lãnh đạo dựa trên yếu tố
thông tin.
Họ đặc trưng cho những khí chất và tính cách rất khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Màu đỏ rực rỡ
Đây là gam màu sắc đại diện cho các nhà lãnh đạo lấy kết quả công việc và
chiến lược phát triển làm thước đo giá trị cho mọi hành động. Nhà lãnh đạo này sống
bằng một phương châm duy nhất:
“Nếu đã cố gắng, thì không có điều gì là không thể
đạt được
”.
Có thể lấy bà Nellie McClung - một nhà diễn thuyết, nhà văn và nhà hoạt động
xã hội đầy tài năng như là một ví dụ cho tuýp nhà lãnh đạo mang màu sắc đỏ rực rỡ.
McClung được biết đến như là một trong năm người phụ nữ nổi tiếng nhất ở Canada.
Bà là người đã đấu tranh giành quyền bầu cử cho phụ nữ Canada. Bà có một khả năng
siêu việt có thể hiểu và vượt qua mọi tình huống khó khăn, phức tạp. Khi bà ra tham
gia chiến dịch vì sự công bằng xã hội, trí thông minh sắc bén và khả năng linh cảm
chính xác thời cơ đã giúp ích cho bà rất nhiều. Trong cuộc đấu tranh giành quyền bình
đẳng cho phụ nữ Canada, bà đã tỏ ra rất dũng cảm, quyết đoán và có mục đích rõ ràng.
Một trong những câu nói nổi tiếng của bà đã phản ảnh phẩm chất của tuýp người lãnh
đạo này: “Không bao giờ lùi bước, không bao giờ giải thích, không bao giờ xin lỗi…,
hãy để mọi thứ tiến triển và đó sẽ là câu trả lời”.
Những phẩm chất chung của dạng nhà lãnh đạo này là:
- Tích cực;
- Quả quyết;
- Dũng cảm;
- Quyết đoán;
- Có mục tiêu rõ ràng.
2. Màu vàng chói chang
Đây là gam màu sắc đại diện cho các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, trông rộng.
Oprah Winfrey là một nhà lãnh đạo thuộc loại này. Bà đã vượt qua bức rào ngăn cách
về chủng tộc để thành công trên rất nhiều lĩnh vực từ truyền hình, xuất bản, đến phim
ảnh, giáo dục … Bà đã sử dụng sự đam mê cháy bỏng của cá nhân để pha trộn giữa cái
chung và cái riêng. Đặt mọi thứ lên mặt bàn với một thái độ thiện chí, bà đã truyền
cảm hứng đến mọi người để cải thiện cuộc sống của họ. Những nhà lãnh đạo có tầm
nhìn xa, trông rộng có thể truyền đạt sự đam mê, tạo ra một bầu không khí đầy cảm
hứng, chia sẻ quan điểm với những ngườitin cậy và khuyến khích họ tham gia hoạt
động.
Phẩm chất chung của các nhà lãnh đạo thuộc nhóm này:
- Vui vẻ;
- Kích thích;
- Năng động;
- Nhiệt tình;
- Có tài thuyết phục.
3. Màu xanh lục của trái đất
Những nhà lãnh đạo dựa trên những giá trị và yếu tố con người được xếp vào
gam màu xanh lục của trái đất. Mẹ Teresa là một trong số những người thuộc kiểu nhà
lãnh đạo này. Cuộc đời của bà bắt đầu như rất nhiều người bình thường khác. Bà sinh
ra tại thành phố Skopje. Bà là con gái thứ ba và là con út trong một gia đình có cha là
một nhà buôn thành đạt người Anbani. Bà đã gia nhập cộng đồng những nữ tu sĩ và
làm việc như một nhà giáo và hiệu trưởng trường trung học. Vào năm 37 tuổi, bà đã để
lại tu phục và đi theo tiếng gọi của trái tim. Mẹ Teresa giúp đỡ những người nghèo khó
bằng cách sống giữa họ. Bà đã khoác lên mình bộ quần áo sari trắng để trở thành
người phụ nữ nghèo khó nhất tại Ấn Độ, thực hiện khát vọng hiến thân phục vụ những
người nghèo khó khốn cùng nhất.
50 năm tiếp theo trong cuộc đời còn lại, bà là người đứng đầu Hội truyền giáo
từ thiện, bà đã thực hiện được 517 cuộc truyền giáo tại hơn 100 nước trên thế giới.
Năm 1979, bà đã nhận giải thưởng cao quý danh giá nhất hành tinh, đó là giải thưởng
Nobel vì Hòa bình. Tuy nhiên, bản tính giản dị, khiêm tốn của bà không hề bị lay
chuyển.
Các phẩm chất chung của dạng nhà lãnh đạo này là:
- Can đảm;
- Bình tĩnh;
- Nhã nhặn;
- Thận trọng.
4. Màu xanh da trời mát mẻ
Đây là gam màu đại diện cho những nhà lãnh đạo coi thông tin là yếu tố quyết
định thành công hay thất bại trong công việc. Julie Payette, hiện nay đang là Phi cơ
trưởng của Trung tâm Vũ trụ Canada, là một ví dụ điển hình cho dạng nhà lãnh đạo
này. Trước khi nhận ra vai trò và đảm nhận công việc quan trọng trong “Chương trình
khám phá vũ trụ bằng tàu con thoi”, Payette tiến hành nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực
máy tính, lập trình ngôn ngữ tự nhiên, phát triển hệ thống ngôn ngữ tự động và ứng
dụng công nghệ tương tác trong vũ trụ. Bà cũng nắm trong tay bằng phi công, có thể
điều khiển mọi loại máy bay; sử dụng thành thạo năm ngoại ngữ, chơi đàn dương cầm
và có thể hát các thể loại âm nhạc của nhiều nước trên thế giới. Sức mạnh của nhà lãnh
đạo dạng này nằm ở trong chính năng lực của bản thân, dựa trên những phân tích chi
tiết, và ý tưởng sáng tạo tài tình.
Phẩm chất chung của những nhà lãnh đạo này là:
- Tỉ mỉ, kỹ tính;
- Biết nghi vấn và đặt câu hỏi;
- Có đầu óc phân tích;
- Có mục tiêu rõ ràng;
- Không thành kiến, thiên vị.
Một bức tranh pha trộn nhiều màu sắc
Mỗi một con người là sự pha trộn của nhiều màu sắc. Tuy nhiên, “Hệ thống
thấu hiểu con người”cho thấy, trong một số trường hợp, tính cách có thể thay đổi khi
có một yếu tố bất ngờ đột nhiên xuất hiện trong cuộc sống. Sự căng thẳng, sự thăng
tiến, những vấn đề cá nhân, hôn nhân và nhiều nhân tố bên ngoài khác đóng một vai
trò quan trọng trong việc xác định khi nào tính cách của bạn thích hợp với loại màu sắc
nào.
Khía cạnh đạo đức của câu chuyện
Khía cạnh đạo đức của câu chuyện này nằm ở chỗ: sự hiểu biết có một vai trò
quan trọng và là quyền lực tối cao trong cuộc sống. Hãy lấy bà hoàng hậu làm ví dụ.
Bà ta đã có nhiều thứ là mà những người khác không có và không thể có được. Qua
chiếc gương thần, hoàng hậu có thể nhìn thấu mọi sự việc hàng ngày, và luôn có được
câu trả lời trung thực, không thiên vị. Bi kịch ở chỗ, bà ta lại không biết sử dụng chiếc
gương để giành cho mình những lợi thế tốt nhất.
Bằng cách đi sâu vào bên trong để tìm ra phẩm chất và năng lực của bản thân,
mở ra và tạo lập các mối quan hệ dựa trên niềm tin và sự khôn ngoan, bạn có thể trở
thành bà hoàng hậu của đất nước mình hoặc nhà lãnh đạo trên mọi lĩnh vực, có thể là
trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực giải trí hoặc ở bất cứ đâu mà bạn muốn.