Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu KINH NGHIỆM HỌC IELTS pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.52 KB, 6 trang )

KINH NGHIỆM HỌC IELTS
1. Mình thi IELTS được 8.5 phần Reading, 8.0 Listening, 7.0 Writing, 6.5 Speaking. Overall là
đúng 7.5.
- Trong bài viết này không có gì gọi là bí quyết cả, chỉ là 1 số kinh nghiệm học, và vài mẹo
vặt khi thi giúp mọi người tăng điểm của mình lên thôi (kiến thức sẽ khó mà tăng trong thời
gian ngắn)
- Tất cả những kinh nghiệm sau đây của mình là dành cho những ai 100% hoàn toàn tự học,
có thể ko phù hợp với những bạn ko có khả năng tự học và đang luyện thi tại các trung tâm
IELTS. Bản thân mình cũng chưa bao giờ tham gia 1 khóa luyện IELTS nào cả cho nên ko
có thầy cô chỉ giáo, chỉ biết dựa vào sách mà luyện thôi.
- Nhưng theo mình nghĩ đi luyện thi cũng có nhiều cái lợi, sẽ được giáo viên huớng dẫn
nhiệt tình và sát sao hơn. Anyway, nếu các bạn quyết định tự học thì nếu khi nào có khó
khăn hãy lên box IELTS để được giúp đỡ, có thể là mình, có thể là các bạn khác, tất cả đều
sẵn lòng giúp đỡ các bạn hết mình để đạt được kết quả tốt nhất.
- Kèm theo sau mỗi phần là danh mục sách nên học, xếp theo trình tự thời gian học. Phần
audio các hầu hết các sách (dành cho listening và speaking) mình đã upload, các bạn có thể
xem ở phía cuối bài viết
Reading
Study
- Các bạn nên chịu khó đọc sách tiếng Anh thật nhiều, đọc sách sẽ giúp các bạn nhớ từ
vựng, mẫu câu, ngữ pháp 1 cách tự nhiên. Hãy tìm những tựa sách hoặc những bài báo thuộc
sở thích của bạn, như vậy đọc sẽ "vào" hơn. Chỉ cần chịu khó đọc TA 1 thời gian bạn sẽ
thấy là khả năng đọc, cũng như khả năng viết của bạn sẽ tăng lên rất nhiều, như là TA tự
ngấm vào người ấy
- Không nên dùng nhiều từ điển khi đọc. Dùng từ điển sẽ làm chậm tốc độ và làm bạn mất
tập trung trong quá trình đọc và hiểu. Và đằng nào thì bạn cũng ko được dung từ điển khi
làm IELTS mà, phải ko? Do vậy chỉ nên dùng từ điển với những từ lien tục lặp lại trong
sách (từ quan trọng, thường gặp). Còn lại thì các bạn hãy cố đọc, nắm đc ý, hiểu đc bài và tự
hiểu nghĩa của từ.
- Luyện đọc các bài IELTS thật kĩ, lấy chất lượng bù số lượng. Sau mỗi câu sai cố gắng hiểu
xem tại sao mình sai để lần sau ko bao giờ mắc lại. Khi làm bài nên đánh dấu các câu mình


còn lưỡng lự, nhiều bạn khi làm xong bài sẽ ko check lại các câu đúng, cho dù trước đó thực
ra đã ko dám chắc chắn khi chọn câu đó. Sau khi xong thì dù đúng cũng nên xem lại tại sao
mình đúng, đúng như thế nào, để rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Đề thi thường dùng các từ đồng nghĩa, hoặc đảo vị trí các từ trong câu, hoặc đảo ngược các
vế trong câu. Nói chung là biến đổi 1 chút dù nghĩa ko hề thay đổi, hãy cố gắng làm quen và
trở nên nhạy cảm với việc này
Reading materials
- IETLS Test Builders
- Focus on IELTS
- Focusing on IELTS- Reading
- IELTS Practice Tests
- IELTS Practice Tests Plus
- Cambridge Tests for IELTS
- Action Plan for IELTS
On the test
- Việc đầu tiên là đọc đầu đề của bài đọc (passage title) để xác định chủ đề của bài. Sau đó
là giở ngay sang phần câu hỏi để bắt đầu trả lời.
- Kinh nghiệm của mình là, nếu 1 passage mà cho phần điền headings ngay đầu tiên, hoặc
phần summary (fill in blanks) thì mình sẽ bỏ qua phần đó, làm các câu hỏi sau đó (các câu
hỏi yêu cầu bạn dò từng câu thay vì đọc cả bài, ví dụ như Yes/No/Not Given). Bởi sau khi
làm xong các câu sau đó bạn đã hiểu khá rõ về ý của cả bài, lúc đó có thể trả lời phần
headings và summary một cách dễ dàng rồi.
- Đọc lần lượt, đọc xong câu nào chắc câu đó, xong câu nào ghi luôn vào answer sheet bởi
nếu bạn viết vào booklet sau đó mới transfer vào answer sheet thì sẽ ko đủ thời gian
- Không nhảy bài, nhảy đoạn. Cố gắng làm theo thứ tự đã cho của bài để ko bị lẫn lộn.
- Luôn cố gắng làm nhanh nhất có thể, cẩn thận là tốt, nhưng ko nên cẩn thận quá mà làm
phí thời gian ko cần thiết. Ví dụ hôm mình làm bài, bài 1 hơi khó 1 chút, bài 2 cực dễ, bài 3
rất khó. Mình mất khoảng 15 phút bài 1, 10 phút bài 2, 30 phút bài 3, 5 phút còn lại để
check xem có mắc phải lỗi ngớ ngẩn nào ko.
Listening

Study
- Listening là 1 section ko thể luyện vội vàng được (ko thể cram), bạn chỉ có thể làm
listening tốt nếu bạn đã có quá trình luyện tập qua 1 thời gian trước đó.
- Để luyện listening tốt thì có rất nhiều các học, rất nhiều nguồn, có người xem phim tiếng
Anh, người nghe radio, người học theo băng đĩa, người nghe bản tin trên mạng. Các nào
cũng đều tốt cả, bạn nên thử tất cả các cách và chọn cho mình 1 cách phù hợp và làm cho
bạn cảm thấy hứng thú nhất. Chỉ có cảm thấy hứng thú mới giúp bạn duy trì việc học trong
thời gian dài và đem lại kết quả cao mà thôi. Bản thân mình thường tập trung vào nghe các
đĩa listening của IELTS và nghe bản tin BBC.
- Nếu nghe bản tin BBC, thì các bạn ko nên nghe đi nghe lại nhiều, chỉ nghe tối đa 3 lần bởi
nếu nghe đi nghe lại thì hiệu quả nghe sẽ giảm dần. Hãy dành thời gian đó để nghe các bài
khác, thường mỗi bản tin BBC là do 1 người khác nói, giúp bạn làm quen với nhiều chất
giọng, accent khác nhau.
-Các bài nghe IELTS thì nên được nghe lại nhiều lần, cho đến khi hiểu hết được nội dung
bài nghe và cách trả lời câu hỏi thì mới đi tiếp đến bài khác. Tốt nhất là nghe 3 lần, 1 lần
nghe để làm bài, lần 2 nghe lại để xác định các câu mình sai, sai ra sao. Tiếp lần 3 vừa nghe
vừa nhìn vào tape script để hiểu rõ hơn cách phát âm và diễn đạt ý, hiểu được mình sai chỗ
nào, yếu chỗ nào để tìm cách cải thiện.
Listening materials
- IETLS Test Builders
- Focus on IELTS
- Focusing on IELTS- Listening
- Listening Strategies for the IELTS Test
- IELTS Practice Tests
- IELTS Practice Tests Plus
- Cambridge Tests for IELTS
- Action Plan for IELTS
On the test
- Ngay khi được giao bài thì nên giở ngay section 4 ra xem, bởi section 4 là phần khó nhất
mà cũng được ít thời gian nhất để đọc trước, bạn chỉ có khoảng hơn 30 giây để xem trước 10

câu hỏi của phần này, khi nghe cũng là nghe liền 1 lúc (ko như các phần khác mỗi phần
thường được chia làm 2, có thời gian nghỉ giữa để đọc trước 5 câu sau). Do đó nắm đc 1
chút ý của section 4 là rất cần thiết. Section 1 thường khá dễ và chỉ là one-to-one talking do
đó ko cần nhiều thời gian để xem trước.
- Sau khi xem qua section 4, nếu còn time mình sẽ xem qua section 3. Mình chỉ bắt đầu xem
trước section 1 khi băng bắt đầu tua đến đoạn example cho section 1.
- Mỗi khi xem qua, các bạn cũng nên đánh dấu những câu mà mình cần chú ý. Ví dụ mình
luôn đánh dấu các câu có khả năng phải dùng số nhiều, bởi khi nghe thì mình tập trung nghe
ý chứ ko nghe rõ từ, nên ko chú ý đến số ít số nhiều. Chỉ cần đánh dấu thì mình sẽ biết được
là đến câu nào có khả năng sẽ có số ít số nhiều, từ đó tập trung nghe và sẽ làm đúng.
- Tuyệt đối không dừng lại ở 1 câu quá lâu, dừng lại quá lâu ở câu này có thể sẽ ko nghe
được câu sau. Hoặc thảm nhất là bỏ qua cả 1 loạt các câu hỏi, làm mất điểm cả 1 phần. Câu
nào bạn ko làm được thì cứ bỏ qua, đánh dấu ? vào đó để lát sau nghe xong cả bài thì quay
lại, vẫn sẽ nhớ được 1 chút để điền vào, đừng lo. Đừng mạo hiểm cố 1 câu để rồi mất cả 1
section.
Writing
- Writing là 1 phần khá khó đối với tất cả các học sinh Việt Nam. Bởi vì khi học tiếng Anh tại phổ
thông ko ai dạy writing cả, kèm theo là tư duy và cách viết tiếng Việt sẽ gây khó khăn nếu muốn
viết 1 bài writing tiếng Anh tốt.
- Writing tốt ko phải chỉ là lắp ghép các cấu trúc, các cụm từ vào nhau hoàn chỉnh, mà bạn còn phải
có 1 kiến thức nền, và 1 cách tư duy tốt để giúp cho bài văn của bạn mang phong cách của người
bản xứ, chứ ko phải là mang phong cách của tiếng Việt. Để làm được điều này ngoài việc viết nhiều
ra thì mình cũng đã nói ở trên đó là phải đọc nhiều, đọc nhiều sẽ giúp bạn làm quen được với nhiều
cấu trúc ngữ pháp, nhiều cụm từ mà người bản xứ thường dùng, đặc biệt là có những cấu trúc mà
dịch ra tiếng Việt chẳng có nghĩa gì cả, nhưng nếu làm quen thì dần dần bạn sẽ sử dụng các cấu
trúc đó 1 cách thành thạo, sử dụng 1 cách tự nhiên chứ ko phải dịch bài viết từ tiếng Việt sang tiếng
Anh. Chính những cấu trúc đó sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người chấm thi và giành được điểm tốt.
Study
- Chịu khó đọc sách thật nhiều để học cấu trúc và từ vựng
- Mình chỉ dùng 2 sách học viết là Academic Writing và Insight into IELTS (extra), luyện viết theo

bài, sau đó đóng sách lại thử viết lại đoạn đó sao cho giống với giọng văn. Có thể bạn nghĩ là hơi
giống vẹt nhưng đây là cách tốt nhất để học cấu trúc của người ta và áp dụng vào bài của mình.
- Không cần học kĩ phần process nếu bạn ko có nhiều time, khả năng có phần này rất thấp, chỉ cần
học qua để biết cách làm, còn theo ý mình bạn có tốn thời gian học phần này thì nếu chẳng may gặp
nó thì cũng xác định sẵn là điểm kém
- Trước khi thi cũng xem các bài writing mẫu trong Cambridge, tìm những chỗ hay trong model của
examiner. Tìm chỗ dở trong các bài điểm kém của các thí sinh trước để tránh lặp lại.
Writing Materials
- Academic Writing
- Insight into IELTS
- Insight into IELTS (Extra)
On the test
- Đọc đề task 2 trước, sau đó bắt tay vào làm task 1, nếu trong khi đang viết task 1 mà nghĩ ra ý thì
đánh dấu vào outline cho task 2
- Cố gắng hoàn thành task 1 đúng thời gian (tốt nhất là sớm hơn 1 vài phút)
- Chú ý đếm số lượng các từ, tránh viết quá ngắn (sẽ bị trừ điểm) và và quá dài (càng viết dài càng
nhiều lỗi điểm càng kém). Môi dòng thường sẽ có khoảng 10-11 từ, vậy task 1 thì cứ khoảng 16-
>20 dòng là đc, task 2 thì khoảng 25-30 dòng. - Đặc biệt chú ý đến vấn đề thời gian, nếu sắp hết giờ
mà bạn vẫn còn đang lúng túng chưa viết xong body của task 2. Bỏ cách đấy và xuống viết ngay
conclusion. 1 bài essay body ko đầy đủ cũng sẽ bị trừ điểm, nhưng nếu mà ko có conclusion sẽ còn
bị trừ điểm nặng hơn nhiều. Nếu viết xong conclusion rồi thì lộn lên viết tiếp phần body cũng ko
sao.
Speaking
Phần này mình ko chuẩn bị gì cả, đúng hơn là đối với mình speaking là 1 kĩ năng của cuộc sống,
hơn là 1 academic skill. Bình thường mình nói thế nào thì đi thi thế đó thôi. Đây là 1 nhược điểm
lớn của mình, bởi vì nếu ở ngoài cuộc sống nói hay ko có nghĩa là đi thi được điểm cao. Tuy nhiên
cũng rút được 1 số kinh nghiệm trong phần này:
- Nói chậm, rõ ràng, đủ ý như 1 bài viết ngắn. Có mở đầu, thân và kết luận.
- Không nên sử dụng tiếng lóng, nếu bạn là người sử dụng nhiều tiếng lóng thì cố gắng uốn lưỡi
mấy lần trước khi nói. (Mình khi đi làm dùng slang quen rồi, đến khi thi ko có cách nào sửa đc,

đành chịu vậy)
Một số lời khuyên khác
- Nếu gặp khó khăn về cách xử dụng 1 từ nào đó, hãy sử dụng google, keyword là từ đó + điều bạn
thắc mắc. Sẽ có câu trả lời rất nhanh chóng (tất nhiên là bạn cần phải có kĩ năng tìm kiếm tốt)
- Sử dụng wiktionary, dictionary.com để tra từ. 2 từ điển này có rất nhiều ưu điểm so với Oxford và
Cambridge.
Chúc mọi người áp dụng những điều trên thành công nhé, nếu thấy ko hợp với bản thân mình thì ko
nên áp dụng. Bởi personality mỗi người mỗi khác, cách học cũng khác nhau một trời một vực luôn.
Nên nhớ rằng chỉ cần bạn kiên định với cách học của bản thân và kiên trì theo đuổi mục tiêu, bạn sẽ
thành công!
Chúc mọi người thi học và thi tốt nhé !
1 số tài liệu IELTS mình có, hi vọng sẽ giúp đc mọi người:
IELTS :
Step up to IELTS
Cambridge Tests for IELTS
Focus on IELTS
IELTS Practice Tests Plus
IELTS to Success
IELTS Help Now
A book for IELTS
202 Useful Exercises For IELTS
404 Useful Exercises For IELTS
IELTS Preparation and Practices Test
Action Plan for IELTS
IELTS - Practice Now
Insight into IELTS extra
Strategies for Study
IELTSEssays
Some IELTS Books (PDF).
2. Một số lời khuyên cho phần thi Reading\

Phần thi này có 3 đoạn văn và khoảng 40 câu hỏi. Bài thi kéo dài một giờ nên bạn không có đủ thời
gian để mà lo lắng. Bạn cần chuẩn bị cho phần này bằng cách học để biết các dạng câu hỏi khác
nhau và cả bằng cách phát triển các chiến thuật. Bạn cần cố gắng trả lời các câu hỏi khi đọc càng ít
càng tốt.
Các bài khóa thường rất dài và nhiều chữ. Chúng thuộc nhiều chủ đề từ các vấn đề khoa học phức
tạp cho đến các bài xã luận về tâm lý học và môi trường. Trong bài có thể có rất nhiều từ phức tạp
mà bạn chưa biết.
Giống như các kỳ thi khác, bài thi này nhằm kiểm tra các kỹ năng mà bạn sẽ cần trong thế giới thực.
Nếu bạn đi du học ở bậc đại học, bạn sẽ phải đến thư viện và nghiên cứu để tìm kiếm các tài liệu
phù hợp với ngành học của mình. Phần thi đọc đánh giá khả năng chắt lọc thông tin cụ thể từ các
bài khóa của bạn cũng như việc bạn hiểu được đại ý của chúng.
Bạn cần bắt đầu xây dựng vốn từ vựng của mình vì bạn sẽ cần vốn từ rất rộng trong bài thi này.
Việc tích lũy các tập hợp từ và cách dùng chúng là rất quan trọng. Trong cả phần thi nghe và đọc,
bạn đều cần tới khả năng tiên đoán các từ liên quan và xử lý các từ bạn chưa biết.
• Đọc và làm theo hướng dẫn: kiểm tra số từ được phép dùng cho mỗi câu trả lời. Xác định
loại thông tin bạn cần.
• Nên nhớ một số điều cơ bản: chính tả rất quan trọng cũng như độ chính xác khi chép phần
trả lời có trong bài sang tờ bài làm.
• Đoán trước bạn sẽ đọc gì: xem các từ vựng của câu hỏi một cách cẩn thận. Thử nghĩ tới các
từ đồng nghĩa khác, và cả các từ trái nghĩa
• Phát triển các chiến lược cho từng loại câu hỏi: việc thử đoán các câu trả lời và liên hệ các
câu trả lời này với câu hỏi là rất quan trọng. Việc này không dễ và cần luyện tập nhiều để có
thể tự tin khi làm điều này.
Câu hỏi trắc nghiệm
Nghiên cứu kỹ các câu trả lời để tìm ra các đặc điểm chung và các điểm khác nhau. Dùng cách hiểu
đơn giản để loại trừ một số câu trả lời. Gạch duới các từ khóa để tiết kiệm thời gian khi đọc kỹ đoạn
văn.
Điền vào chỗ trống
Đọc đoạn văn có chỗ trống cẩn thận và nghĩ tới các từ với ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp thích hợp
để điền vào các khoảng trống. Ghi lại ý tưởng của bạn để khi đọc bài khóa bạn sẽ khẳng định được

mình đã điền đúng phần lớn các chỗ trống.
Tìm đầu đề thích hợp cho các đoạn văn
Đọc các đầu đề trước. Sau đó đọc đoạn thứ nhất và chọn đầu đề bạn thấy phù hợp nhất. Bạn không
cần phải đọc cả đoạn. Thường thì câu đầu tiên là “câu chủ đề” tóm tắt ý của cả đoạn. Thỉnh thoảng
câu chủ đề không phải là câu thứ nhất nên bạn cần đọc tiếp. Khi bạn tìm được đầu đề cho một đoạn,
nên xem lại các đầu đề còn lại trước khi đọc tiếp đoạn hai.
Câu hỏi Đúng/Sai/Không có trong bài
Hãy cẩn thận với các câu có hai phần được nối với nhau bằng các từ “trừ phi” hoặc “bởi vì”.
Thường thì mỗi phần riêng rẽ của câu có thể đúng hoặc sai nhưng cả câu thì nghĩa lại khác. Cẩn
thận với các câu sử dụng các từ như “tất cả” hoặc “luôn luôn”: ý trong bài đọc thường không khẳng
định chắc chắn đến thế.
(Source: British Council)
Một số chú ý trong phần thi Reading:
1. Bỏ qua nếu bạn không trả lời được. Nếu bạn mất quá nhiều thời giờ để trả lời một câu hỏi thì quả
là không tốt chút nào. Bạn có thể quay lại nếu còn thời gian và có thể đoán nếu không còn cách nào
khác.
2. Đừng hoảng sợ nếu bạn không biết gì về đoạn văn đang đọc. Tất cả các câu trả lời đều nằm trong
bài và bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn.
3. Nên nhớ rằng bạn không có thêm thời gian để ghi phần trả lời của mình, nhiều thí sinh nghĩ rằng
vì họ có thêm thời gian làm việc này trong phần thi nghe thì họ cũng có thể làm vậy trong bài thi
đọc. Bạn không thể.
4. Trước kỳ thi, bạn nên đọc càng nhiều càng tốt, ví dụ như đọc báo, tạp chí, tập san. Đừng chỉ đọc
một loại văn và cố gắng đọc các bài xã luận với cách viết hàn lâm nếu có thể.
5. Xem cách các đoạn văn được tổ chức như thế nào.
6.Thử đoán trước nội dung của đoạn văn từ câu mở bài.
7.Thử đặt tựa đề cho đoạn văn bạn đọc.
8. Đừng tập trung vào các từ bạn không biết. Điều này rất nguy hiểm và sẽ làm mất thời gian quý
báu của bạn.
9.Cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định hàng ngày để đọc.
10. Các lỗi chủ quan, nếu bất cẩn sẽ mất rất nhiều điểm. Nếu câu trả lời có trong đoạn văn, bạn nhớ

chép lại một cách cẩn thận.
11. Kiểm tra lỗi chính tả.
12. Chỉ đưa ra một câu trả lời nếu đề bài yêu cầu bạn làm vậy.
13. Cẩn thận với danh từ số ít/số nhiều
3. fs

×