Muốn so sánh phải tạo ra cái để so sánh
Đừng so sánh vì mọi so sánh đều là khập khiễng? Điều này
đúng không nhỉ? Ngay từ bé chúng ta luôn gắn liền cuộc
sống với sự so sánh: con học thứ mấy ở lớp, cao nhất lớp
không, những câu hỏi từ thủa ấu thơ đó chẳng lẽ không
ám ảnh trong đầu làm chúng ta khi lớn trở nên một cỗ máy
so bì với xung quanh? Cuộc sống theo triết học luôn dựa
trên nguyên lý phát triển của mâu thuẫn, có mâu thuẫn mới
có phát triển. Phải chăng so sánh cũng là một mặt nào đó
phản ánh mâu thuẫn. Đặt ra một so sánh đúng là tìm đúng
bản chất của sự mâu thuẫn đó, giải quyết nó một cách ổn
thoả hơn. Như vậy sự so sánh là tất yếu trong quá trình phát
triển.
Muốn so sánh thì phải có cái để so sánh chứ. Một anh bạn
tôi trêu 1 đứa trẻ con một điếu thuốc cộng một điếu thuốc
bằng mấy, bằng 2- đứa trẻ trả lời rất nhanh. Thế một điếu
thuốc cộng một bao thuốc bằng mấy- đứa trẻ ngắc ngứ. Ở
đây không cùng đơn vị tính thì sao so sánh được. Điều này
đơn giản vì học xong lớp 1 là ta đã giải quyết được vấn đề
này: nếu không cùng đơn vị tính, không cùng mẫu số thì
chúng ta quy đồng về một đơn vị tính rồi giả quyết.
Nhưng các vấn đề ngoài đời thì chúng ta quy đồng ra sao thí
dụ so sánh 2 căn nhà ở cạnh nhau, 2 quận khác nhau, 2
thành phố khác nhau, làm sao chúng ta so sánh được vô vàn
cơ hội đầu tư xung quanh chúng ta, làm sao so sánh được
nghề nào kiếm nhiều tiền hơn và nhàn hơn nghề khác
một cách đúng đắn nhất. Làm sao quy những điều ta phân
vân về 1 đơn vị để so sánh mà không so sánh làm sao chúng
ta lựa chọn và quyết định cơ hội đầu tư cho mình được.
Từ năm thứ 4 đại học tôi cùng một nhóm bạn làm một cái đề
tài nghiên cứu cấp sinh viên. Trong nhóm do duy nhất biết
gõ máy tính ( hồi đó có máy tính 486 là khủng lắm, ổ cứng
có 320M thì phải hic) và do có phần mềm về thống kê nên
tôi sau cũng đảm nhiệm việc thống kê. Khi đó tôi cũng
chẳng hiểu thế nào là nghiên cứu và thấy nó vĩ đại lắm, khó
lắm. Nhưng khi làm thì thấy nó đơn giản, chủ yếu đặt ra 2
nhóm rồi so sánh với nhau.
Đề tài chúng tôi thành công lắm ( được giải nhì VIFOTEC và
bộ giáo dục đào tạo. Nhưng quan trọng hơn nữa là với tôi
nghiên cứu khoa học không còn là vấn đề khó, chỉ là sự so
sánh, không so xuôi thì so ngược, chỉ tiêu này không được
thì giấu đi mang ra chỉ tiêu khác. Và câu nói " Muốn so sánh
phải có cái để so sánh" hiện ra ở đâu đó như một cứu cánh
cho công cuộc nghiên cứu của tôi. Năm 2000 tôi đảm nhận
không chính thức lĩnh vực thống kê của cơ quan, các anh chị
cùng cơ quan hay thuê ( kêu cho oai thôi chứ cái tiền họ trả
rẻ mạt lắm) nhưng sau thời gian làm thêm công việc này sự
so sánh của tôi tiến thêm 1 bậc nữa. Làm sao để chuẩn hoá
cái điều mình muốn so sánh. Kiếm đâu ra cái để so sánh hay
chính xác là để so sánh 2 nhóm, n nhóm ta phải tìm được
các chỉ tiêu để có thể tiến hành so sánh. Sau 2 năm làm
công việc nhàm chán với các con số tôi học cao học ở một
trường chuyên dậy cách nghiên cứu khoa học. Càng học tôi
càng cảm thấy công cuộc tiến hành nghiên cứu của tôi là vĩ
đại lắm ( hihi tự cao chút đừng cười). Trong mắt tôi cách
tiến hành nghiên cứu ngày càng trở nên đơn giản do các chỉ
tiêu so sánh không còn tự đáp ứng thì tôi tạo ra cái so sánh
đó. Giữa 2 nhóm tôi luôn tự tìm cho nó 1 tiếng nói chung có
lợi cho so sánh của tôi.
Và đến đây thì tôi thấy thăng hoa thật sự trong việc thiết kế
nghiên cứu. Cũng có công ơn không nhỏ của các thầy cô 2
năm học cao học vì họ hướng tôi đến sợ hoàn thiện hay thực
tế là dù làm việc giả tạo ( nghiên cứu khoa học ở đất nước
này 90% là giả tạo mà, hic bác nào thấy đầu óc em tăm tối
cũng đừng mắng nha.) thì nên hướng tới sự nghiêm túc,
chặt chẽ trong lý luận.
Đoạn ngắn về bản thân muốn tôi chỉ cho các bạn rằng chúng
ta sống trong một môi trường so sánh và khi nào chúng ta
kêu nó là khập khiễng là lúc ta đuối lý, đuối kiến thức hoặc
không chịu phát triển bản thân mình. Phải luôn học hỏi, tìm
ra sự so sánh của các nhóm người, các nhóm nghề, các xu
hướng phát triển kinh tế có như vậy ta mới có cái nhìn
tổng quan về hoàn cảnh kinh tế hiện tại của bản thân. Cái
sự so sánh trong cuộc đời náy khó khăn lắm, khó đến mức
người ta nói nó khập khiễng để đỡ phải nói đến nó. Muốn so
sánh mọi điều trong cuộc sống thì đầu tiên là phải thường
xuyên đặt câu hỏi và đi tìm lời giải đáp, dần dần sẽ quen và
không khó chịu như hồi đầu nữa.
Thứ hai là phải có một tuy duy thật trong sáng ( kiểu như
giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt ý) thì ta không lạc vào
mê cung của các câu hỏi ngoài lề và sẽ đánh mất ngay bản
chất. Bản chất là phát hiện ra sự khác biệt, sự tương đồng
trong từng lĩnh vực rồi tổng hợp nó lại thành 1 thứ là quyết
định nên hay không nên thực hiện việc ta lựa chọn.
Tại sao cái này vô cùng quan trọng. Khi chúng ta không thể
tự mình làm tất cả thì những lĩnh vực mà ta không biết được
tiến hành thông qua môi giới. Nhưng nếu không tự mình có
kiến thức tổng hợp để đánh giá chính xác xu thế xã hội con
người ( chính là các nhà môi giới xung quanh ta) thì ta
không thể có lựa chọn sáng suốt khi đối mặt với 3 nhà môi
giới giới thiệu các mục tiêu đầu tư khác nhau.
Một vấn đề so sánh gây tranh cãi khác là xung quanh chúng
ta sách vở về tìachính và những người luôn ba hoa về cách
kiếm tiền của họ ( mình cũng là một người trong số đó :(( )
thì chúng ta giải quyết sao đây. Đa số các cuộc phỏng vấn
của tôi với mọi người đều kết thúc bằng hoàn cảnh của anh
khác, của tôi khác và của nó khác.Đúng là không ai giống ai
và ai cũng bất đồng với tôi về tư duy tài chính. Họ không thể
hiểu được rằng sách vở dậy chúng ta như thế nhưng ta phải
tìm ra điểm mấu chốt trong cái sự so sánh này. Từ mọi thứ
so sánh tưởng như khập khiễng đó chúng ta tìm cho riêng
mình lối đi, lối suy nghĩ cho riêng bản thân mình.
Nếu có 2 người một là nhà mội giới chứng khoán, một là nhà
tư vấn bất động sản kêu bạn đầu tư và người thứ 3 là gia
đình bạn ( gia đình bạn có thể là bố mẹ, vợ- những người
quyết định kinh tế cho bản thân bạn) chỉ muốn sự ổn định.
Cuộc chơi ở đây sẽ diễn ra giữa 4 người, chưa tính toán đến
sự thuyết phục chéo lẫn nhau. Bản chất sự việc là bạn muốn
kiếm ra đồng tiền nằm ngoài cái bạn đang kiếm được bằng
nghề nghiệp hiện tại, người cần thuyết phục là ra đình và 2
người môi giới kia là 2 cơ hội bạn cần đầu tư.
Với 2 nhà môi giới:
- So sánh bản thân mình với các cá nhân đầu tư thành công
thông qua 2 nhà môi giới nói chuyện.
- So sánh 2 nhà môi giới với nhau để đánh giá ai chuyên
nghiệp hơn trong lĩnh vực họ đang giới thiệu.
-
Với gia đình:
- So sánh vốn bỏ ra với kỳ vọng kinh tế mà mình và gia đình
đang mong muốn
- So sánh sự thành công về tiềm năng của dự án với những
người đã thành công tương tự
- So sánh năng lực bản thân với năng lực của những người
dã thành công tương tự
-
Tôi không thể đi vào chi tiết hết các tiêu chí so sánh vì nó
phụ thuộc vào độ nhậy cảm của từng người. Rất nhiều người
hỏi tôi thế có quá phức tạp không, có lắm thứ phải nghĩ quá
không? Tôi nghĩ là không, chỉ cần vượt qua lần đầu khó khăn
còn các lần sau thì điều đó đã trở thành kỹ năng của bạn và
bạn hoàn toàn có thể làm chủ được.
LUÔN TẠO RA SỰ SO SÁNH, SO SÁNH ĐỂ TÌM GIẢI PHÁP PHÙ
HỢP CHỨ KHÔNG PHẢI ĐI ĐẾN TẬN CÙNG CỦA SỰ BẾ TẮC
Nhà trường dạy gì
Để có được kiến thức chúng ta phải học và hầu như tất cả
mọi sự kiến thức làm việc sau này đều bắt đầu từ nhà
trường. Nhưng có lẽ ít người tự hỏi kiến thức nhà trường
mang lại gì cho cuộc sống chúng ta, mọi lý luận từ nhà
trường liệu có hoàn toàn đúng và hữu ích để chúng ta có
một cuộc sống tự chủ về sau này. Để tham khảo chi tiết các
bạn sẽ đọc trong cuốn cha giầu- cha nghèo, còn tôi tôi chỉ
minh hoạ và lấy các ví dụ cụ thể ở Việt Nam hiện nay thôi.
Nhà trường là nơi cung cấp cho chúng ta các kiến thức
chung về cuộc sống, đặc biệt là từ cấp 1 đến cấp 3. Các môn
cần học và văn, sử , địa, toán, lý, hoá và một số bài học
về giáo dục. Tiêu chí của thời kỳ này là ngoài các môn học
để nâng cao tư duy của một đứa trẻ còn dậy nó lối sống lành
mạnh, biết tương thân tương ái. Đạt xong bằng phổ thông
trung học về cơ bản là các bạn đã đủ tuổi trưởng thành và
phải bước chân vào đời.
Tuy nhiên cái nền tảng cơ bản đó chỉ dậy chúng ta nói "có"
mà không biết nói không, chỉ nói cái "thiện" mà tránh xa cái
"ác" thành ra những cái còn lại phó mặc cho gia đình và
chính xác hơn là cho xã hội dậy dỗ. Một người đủ tuổi thành
niên phải đối diện với vô vàn khó khăn trước mắt thì lại
không được trang bị chút kỹ năng sống cơ bản nào và cuộc
đời toàn phải nhìn theo mầu hồng, nhìn theo mầu khác mà
dám phát biểu thì cuộc sống cũng héo úa ngay.Trong khi
cuộc sống nói " có" với mọi người thì bất cứ ai cũng làm
được, còn nói "không" mà người khác vẫn phải vui vẻ mới
thực sự là kỹ năng cần có trong cuộc sống.
Và thời kỳ cuối của phổ thông là nền tẳng quyết định cho
nhiều học sinh có ước mơ vào đại học. Và cái định hướng cao
lắm cũng chỉ là kiếm 1 nghề hợp sở thích hoặc sẽ có thu
nhập ổn định. Không hề có câu chuyện, những buổi ngoại
khoá thảo luận làm gì để có nhiều tiền, và nếu cứ nói như tôi
đang nói thì là mất đạo đức vì chỉ có tiền tiền và tiền.
Nếu nhìn vào bằng một con mắt trong sáng thì nghề nào
cũng phải kiếm tiền cho bản thân và tạo của cải cho xã hội,
mong muốn làm giầu chẳng phải là là điều lớn lao có ích cho
xã hội sao. 60-70% không học sau phổ thông, vậy đám
đông này sẽ làm gì để làm chủ kinh tế của bản thân?
Những bạn may mắn, học tốt hơn cùng điều kiện kinh tế cho
phép sẽ được bước chân vào ngưỡng cửa đại học, Vào
ngưỡng cửa đại học là được đào tạo chính quy về 1 nghề cụ
thể ( các bạn không vào đại học cũng có nghề nhưng do xã
hội đào tạo). Cái nghề mà trường đại học đầu tư đào tạo
chúng ta cũng chỉ để ta có 1 nghề làm thuê. Cứ học cho giỏi
đi thì sẽ có công ăn việc làm ổn định, sẽ có các công ty thuê
làm việc và nếu chăm chỉ cơ hội thăng quan phát tài nằm
trong tầm tay. Ngay cả ở những trường thuộc khối kinh tế
cũng chỉ mong đào tạo ra các kế toán viên giỏi, các nhà
phân tích chứng khoán giỏi nhưng cũng chỉ để làm thuê
cho người khác.
Điều tự hào của hầu hết các trường đại học và các sinh viên
sắp tốt nghiệp là có nhiều sinh viên được các ngành nghề
quan tâm đặt chỗ trước khi ra trường. Nhưng không có
trường học nào đào tạo chúng ta biết cách quản lý kinh tế
của bản thân, biết cách phát huy cao nhất tiềm năng của
bản thân trong lĩnh vực kinh tế.
Đến khi học cao học tôi hay ngồi nói chuyện với các giáo
viên và thường đưa câu chuyện về phía kinh tế . Câu hỏi
được đặt ra trong giờ học môn " kinh tế học" là thầy ơi
nghèo quá, làm gì cho giầu đây. Câu trả lời muôn thủa là
học đi, giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, làm thêm cho các dự án
kiếm nhiều lắm. Đã bị một ông chủ bóc lột lại phải chịu thêm
1 vài ông chủ nữa thì làm sao có thời gian tăng sướng đây
và sống như thế mới thật là vô nghĩa.
Tuy nhiên, bên lề giờ học thì lại khác. Khi tâm sự cách làm
ăn, nhìn nhận kinh tế thì nhiều thầy cô cũng cho những ý
kiến sắc bén lắm và học hỏi được rất nhiều điều. Cần phải
nói rõ những điều bổ ích mà thầy cô mang lại đến từ buổi
ngoại khoá nhé. Có thể bạn thuộc làu làu những định nghĩa
như kinh tế là gì, tiếng la tinh của nó là sao, các chỉ số đánh
giá nền kinh tế và cao siêu hơn nữa nhưng hầu hết vẫn
không làm chủ được nền kinh tế bản thân và vẫn làm việc vì
tiền mà không tự mình làm chủ được.
Một anh bạn cùng lớp cao học- giám đốc một công ty TNHH
phát biểu trong buổi giao lưu đầu của lớp, tớ vào đây là tìm
quan hệ chứ kiến thức sẽ học chắc chắn chẳng để làm gì cho
công cuộc kiếm tiền của tớ. Tôi đã vote 100% cho ý kiến
này.Tôi xin trích 1 đoạn trong Cha giầu cha nghèo" Nhà
trường là cái lò tốt nhất đào tạo ra những người làm thuê
mẫu mực chứ không thể đào tạo ra những ông chủ"
Như vậy tạm có thể kết luận được nhà trường cho ta một cơ
hội làm người, mặc dù các bạn không được học cũng vẫn
thành người đấy thôi, thậm chí tốt hơn là đằng khác. Còn
kiến thức xử lý tài chính của bản thân thì chỉ học được ngoài
xã hội. Các kiến thức từ trường học chỉ tạo ra một người làm
thuê còn kiến thức xã hội mới cho ta tự chủ về kinh tế của
bản thân. Vậy khi bạn đã có một công ăn việc làm ổn định
thì cái bạn thực sự cần là kiến thức xử lý tài chính cho riêng
bản thân mình thì bạn phải học ở ngoài đời, học một cách
tốt nhất thì mới tạo được sự ổn định cho bản thân mình.
Kiến thức đó không ai dậy dỗ bạn mà chỉ có tìm từ những
quyển sách của những người thành đạt. Luôn dành thời gian
cho việc tìm hiểu phương pháp xử lý tài chính, coi nó như
một công việc bắt buộc, khi dành thời gian cho nó bạn cũng
sẽ xuất sắc như cương vị bạn đang làm ở một cơ quan nào
đó.
LÀM CHỦ TÀI CHÍNH BẢN THÂN LÀ MẤU CHỐT TẠO SỰ AN
TOÀN TÀI CHÍNH CỦA BẢN THÂN VÀ ĐIỀU ĐÓ KHÔNG CÓ Ở
TRƯỜNG HỌC, HÃY HỌC TẬP NGHIÊM TÚC TRONG CUỘC
ĐỜI.
Cha mẹ mong gì
Nghe một đoạn trong Kinh vu lan- báo hiếu " nếu ơn trời thọ
được một trăm lo cho con ngây thơ tám chục" nghe cảm
động quá và khi lớn lên khi suy nghĩ tôi cũng thấy có chút
buồn.
Một đứa trẻ khi sinh ra được giáo dục sớm nhất là từ gia
đình. Nhưng dù có hiện đại cách mấy cũng không thoát được
nhìn thấy nó yếu đuối đáng yêu từ nhỏ nên không tránh
được cảm giác muốn che trở nó cả đời, và suy nghĩ này
thành phản xạ tự nhiên của các bậc cha mẹ.
Cũng như nhà trường, cha mẹ chúng ta do điều kiện tâm
sinh lý 1 chiều cũng không thể nào định hướng cho tương lai
của chúng ta một cách toàn vẹn và phù hợp được. Tôi không
nói là tất cả các gia đình, tôi không có con số thống kê cụ
thể, những gì trải qua trong gia đình tôi và những gia đình
tôi biết thì tôi nghĩ rằng rất nhiều gia đình có quan niệm giáo
dục sai lầm. Chính gia đình là những người mong muốn mình
phát triển nhất nhưng chưa chắc đã là người giúp dỡ đúng
cách nhất.
Từ bé hầu hết mọi người thoả mãn sự đòi hỏi của con một
cách tối đa, vượt xa cả cái mình có. Khi nó lớn lên thì đưa nó
vào khuôn khổ bằng sự răn đe, doạ nạt để nó không hư. Và
nhiều người luyện cho con mình phản xạ bằng né tránh,
bằng sự sợ hãi chứ ai dậy con mình cách đương đầu về cuộc
sống.
Và mâu thuẫn lớn nhất ở gia đình đó là sự kỳ vọng thường đi
ngược với sự hỗ trợ. Như đã viết ở bài trước nhà trường
không phải là nơi dậy làm chủ bản thân mà là xã hội. Vậy
cái xã hội đầu tiên của mỗi con người chính là gia đình của
mình. Không có sự giáo dục đúng đắn từ gia đình, không có
sự hỗ trợ của gia đình thì làm sao có sự thành đạt.
Các bạn tôi thuộc nhóm người khá giả trong cuộc sống, hầu
hết các gia đình đều muốn con có một công ăn việc làm ổn
định, còn kinh tế, hic nói hơi phản động nhưng " mày yên
tâm lúc tao chết tao có mang đi được đâu". Mong muốn
không hư và mong muốn thành đạt là 2 khái niệm khác hẳn
nhau và cách giáo dục về kiến thưc cũng như hỗ trợ về kinh
tế khác hẳn nhau.
Tôi đã hỏi một số người bạn rằng tại sao không làm ăn
thêm, không làm chủ về kinh tế đi thì câu trả lời luôn là
không có vốn. Khi tôi nói về xin gia đình đi thì đáp án là mày
tồ lắm, cứ yên tâm sau này có tất. Mong muốn con mình
thành đạt là khát vọng cháy bỏng của mọi gia đình nhưng
sao không tự hào là con mình kiếm ra tiền thay vì con mình
sẽ được hưởng nhiều tiền nhỉ, cái nào hạnh phúc hơn?
Mặt khác lối sống của gia đình Việt Nam là nhiều thế hệ.
Nhiều thế hệ dẫn đến nhiều luồng suy nghĩ và khó mà phát
huy tối đa sức mạnh về kinh tế. Từ đó tài sản cũng chỉ cho
một người nắm giữ và sẽ duy trì đến lúc không thể duy trì
được nữa. Ý thức quản lý tổng tài sản đến khi không quản
được nữa là rào cản lớn để phát triển kinh tế gia đình. Một
chị bạn cùng cơ quan có 3 anh chị em đều đã có gia đình
riêng. Tuy nhiên bố mẹ chị dù đã lo cho mỗi người một nơi ở
riêng nhưng không sang tên cho ai cả và nói vẫn là tài sản
chung của gia đình. Như vậy không thể vay được tiền từ
ngân hàng và nhiều cơ hội làm ăn trôi qua trong sự nuối
tiếc.
Gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất, chính là đồng " vốn kinh
doanh" mà nhiều người đang kêu thiếu. Hãy tìm sự đồng
thuận trong gia đình để phát huy tối đa tổng tài sản trong
gia đình. Và với cha mẹ hoặc người nắm giữ tài sản hãy
chứng minh rằng việc tạo lập sự nghiệp cho bản thân quan
trọng hơn nhiều so với việc thừa kế một số tiền không phải
do mình làm ra. Nói, phân tích, nói, phân tích đến khi hiểu
thì thôi.
HÃY PHẤN ĐẦU TRỞ THÀNH NGƯỜI GIẦU CÓ, ĐỪNG ĐỂ 40
TUỔI RỒI VẪN LÀ CON NHÀ GIẦU. HÃY MONG CON MÌNH
THÀNH ĐẠT, ĐỪNG LÀM MẤT TƯƠNG LAI CỦA CON CÁI
BẰNG BẮT NÓ Ý THỨC VIỆC SẼ GIẦU CÓ TỪ THỪA KẾ.
Quản trị thời gian
Sách vở luôn dậy chúng ta rằng phải luôn tự hỏi mình sử
dụng thời gian của mình cho cuộc sống đã tốt chưa. Điều
này vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nhưng cái tôi
muốn nói thêm là sử dụng có đúng mục đích không đã. Với
một người bình thường có công việc họ mất thời gian chính
cho công việc của họ, gia đình, xã hội Với tầng lớp này tôi
nghĩ họ và kể cả bản thân tôi cứ như một cái máy, sáng đến
công sở hết giờ về nhà hoặc bia bọt la cà.
Nếu có ý chí một chút thì học thêm để nâng cao trình độ làm
việc. Có hôm rảnh rỗi trốn việc ngồi uống cafe nhìn dòng
người hối hả đi làm lúc 7h sáng thấy thương ghê lao đến cơ
quan một cách vô thức và dòng người như một dòng chẩy vô
thức. Đừng nói tôi cực đoan nhưng ít ai trong đám bạn tôi tự
hỏi rằng làm việc để làm gì chưa, nói nghe hay nhỉ không
làm đổ thóc giống vào mồm xơi được mấy ngày, hic.
Cái tôi muốn nói đến là nên thỉnh thoảng tự hỏi công việc
mình đang làm có và sẽ thoả mãn được ước muốn kinh tế
không. Và nếu thay vì đi học tiếng anh mỗi tối ta đi học về
kinh tế, bất động sản chứng khoán thì hiệu quả kinh tế có
cao hơn ko. Nếu làm được điều đó 10 phút mỗi ngày thì đó
là 10 phút có ích và có thể có ích hơn 8h vàng ngọc kia.Một
bác sĩ giỏi, một kỹ sư giỏi hay nói chính xác muốn tồn tại
phải luôn học hỏi để nâng cao tay nghề nhưng việc nâng cao
tay nghề có thể giúp tăng lương một chút chứ không thể gia
tăng tổng tài sản được.
Theo tôi thời gian có ích cho bản thân nghĩa là thời gian
dành cho tài sản lớn nhất của bạn, cái mà nếu mất bạn sẽ
khốn khổ vì kinh tế. Như đã nói ở bài trước TÀI SẢN LỚN
NHẤT CỦA CHÚNG TA LÀ CĂN NHÀ MÀ CHÚNG TA ĐANG Ở.
Hãy dành thời gian cho nó nhé. Khi có ai bất chợt hỏi giá căn
nhà bạn đang ở là bao nhiêu bạn phải trả lời được chính xác
80% giá hiện tại của nó mới đạt yêu cầu. Tôi hỏi nhiều người
trong cùng cơ quan về giá căn nhà họ đang ở chỉ có khoảng
50% số người được hỏi đưa ra một con số cụ thể ( chính xác
hay không tôi không bình luận) và nửa còn lại nói bán đâu
mà quan tâm.
Chưa kể rằng kiến thức về căn nhà chúng ta đang ở luôn
luôn phải căn bản dựa trên sự so sánh không chỉ với các căn
nhà đã bán xung quan mà phải so sánh khu vực khác nữa.
Việc này nghĩ là khó với các kỹ sư, bác sĩ nhưng thực tế rất
đơn giản vì chỉ mất 1 tháng là bạn có thể nắm vững giá cả
trong lòng bàn tay.
Vì tầm quan trọng của kiến thức về cái tài sản lớn nhất này
nên tôi chia xẻ cách nắm vững giá đất thị trường hiện tại.
Thay vì đọc báo pháp luật, thanh niên và đâm đầu vào bàn
tán những chuyện đâm cướp hiếp vô bổ hay em Hoàng Thuỳ
Linh dở hơi biết bơi hãy cầm tờ báo mua bán hàng ngày. Mới
đọc thì hoa mắt thật nhưng chỉ đọc vài ngày là quen ngay
thôi mà. Lợi thế là do tin đăng trong 3 ngày nên cơ bản 1
tuần chỉ cần mua 2 tờ, siêu rẻ siêu lợi ích nên làm nhanh đi.
Một anh bác sĩ giỏi tôi quen có nói thu nhập tháng của anh
khoảng 10 triệu, thứ 7, CN nếu không bận đi khám thêm ở
phòng mạch với giá 300 nghìn/ngày. Tôi có hỏi anh đi làm
thế để làm gì anh ta trả lời là kiếm tiền chứ làm gì. Tôi
không bình luận vì rõ ràng là kiếm tiền, không phải là phổ
độ chúng sinh hay niềm đam mê nghề nghiệp.
Vậy nếu nguyên ngày đó thay vì đi khám kiếm 300k thì đi
vòng quanh thành phố ngắm đất đai, học hỏi thêm về chứng
khoán suy nghĩ cách tích luỹ tài sản, chiêm nghiệm hay xây
dựng mục tiêu kinh tế của bản thân có phải là hữu ích hơn
không.Theo thiển ý của tôi việc sử dụng thời gian như vậy
và vô ích và không thể nào tăng sướng và tăng giầu được.
Nếu trước mắt bạn dành một cơ số thời gian cho việc nghĩ ra
cách làm giầu hay nói chính xác hơn là nghiên cứu những tài
sản nào sẽ có giá trị trong tương lai và chưa có giá trị lắm
trong hiện tại thì hữu ích vô cùng.
Và cái hành trình
NGƯỢC mà tôi muốn mọi người để ý đế trong giai đoạn kinh
tế hiện là hay vì 99,99 % kiếm tiền để làm giầu ( việc này
vô cùng khó, mất nhiều thời gian thí dụ phải là bác sĩ rất rất
giỏi, phải vô cùng nhanh nhậy trong kinh doanh ) chúng
ta đi TÌM KIẾM NHỮNG TÀI SẢN SẼ CÓ GIÁ TRỊ TRONG
TƯƠNG LAI ( dễ hơn nhiều lần so với cách làm kia, ít nhất là
với trí tuệ thấp kém của tôi).
Bước cần làm sau phần này là hãy dành thời gian trăn trở
làm sau để làm giầu ( gia tăng tài sản). Có thể khi quan
niệm khó thay đổi, khó chấp nhận chúng ta hãy dành mỗi
ngày 30 phút trước khi đi ngủ để nghĩ đến nó. Theo tôi nghĩ
mãi cũng sẽ thông mà, gái có công thì chồng đâu có phụ,
keke.
Khi gặp vấn đề khó tự ta sẽ tìm hiểu, nghe các chuyên gia tư
vấn ( chuyên gia chứ không phải loại chuyên ninh xương
khách hàng).
Một chút thời gian cần quan tâm đó là luôn đánh giá lại cuộc
sống. Cuộc sống được đánh giá dựa trên một số chỉ số kinh
tế chính phủ đưa ra như GDP hoàn toàn không chính xác.
Phải đầu tư thời gian mới hiểu được rằng chỉ số tiêu dùng
trong 3 tháng nay tăng 30%, giá đất tăng chung 30%, vi na
ăn đất ( có lẽ sắp ăn đất thật) tăng trung bình 30%/ mã
công ty ổn định so với cách đây 3 tháng mà lương đâu có
tăng. Chính phủ luôn nói tăng lương cơ bản đáp ứng nhưng
ai nói rằng chúng ta sống bằng đồng lương 450.000 VND/
tháng x với hệ số từ 2- 5 tuỳ theo độ tuổi, công việc.
Chỉ số đó nói lên ta đang nghèo đi 30% hoặc mất cơ hội
tăng sướng 30%. Hic, hãy dành thời gian để cập nhật, tự
đưa ra các chỉ số để luôn biết bản thân mình biết đang mất
gì hay được lợi gì về kinh tế nhé.
CỨ DÀNH THỜI GIAN SUY NGHĨ ĐỂ TÍCH LUỸ TÀI SẢN CÓ
THỂ SẼ THÀNH CÔNG CÒN NẾU KHÔNG DÀNH CHO NÓ
CHÚT THỜI GIAN NGHIÊM TÚC NÀO CHẮC CHẮN BẠN SẼ
KHÔNG CÓ GÌ CẢ.