Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

VSV xử lý PHC sinh học Ứng dụng CHSH trong ủ phân hữu cơ sinh học từ bả nấm và phân gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.95 KB, 16 trang )

Vi sinh học Mơi trường CS106
12

Nhóm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ SINH HỌC VI SINH VẬT
⁕⁕⁕

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG Ủ PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
TỪ BÃ NẤM VÀ PHÂN GÀ

VI SINH HỌC MÔI TRƯỜNG (CS106)
Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐỖ THỊ XUÂN

Nhóm 12:
Nguyễn Thị Như Sương
Lê Huỳnh Kim Trọng
Nguyễn Quang Thứ

Cần Thơ, tháng 9 năm 2021

B1904352
B1904409
B1904622



2

MỤC LỤC
I.
1.
2.
II.
1.
2.
3.

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu....................................................................4
Lược khảo tài liệu..............................................................................................4
GIỚI THIỆU
Phân hữu cơ sinh học là gì?.................................................................................5
Tiềm năng ứng dụng phụ phế phẩm nông nghiệp sản xuất phân hữu cơ.............5
Cơ chế để tạo phân hữu cơ snh học liên quan đến ủ phân hữu cơ.......................6
3.1.
Thành phần nguyên liệu phối trộn............................................................6
3.2.
Các phương pháp ủ phân hữu cơ..............................................................6
3.3.
Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy vật liệu hữu cơ...7

4. Các nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ............. 7
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................8
2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8
2.1.

Thí nghiệm xử lí bã nấm và phân gà........................................................8
2.2.
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học lên cây trồng...9
2.3.
Xử lí số liệu.............................................................................................10
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả xử lý bã nấm và phân gà........................................................................11
1.1.
Diễn biến nhiệt độ đống ủ........................................................................11
1.2.
Chất lượng phân ủ....................................................................................11
2. Hiệu quả của phân hữu cơ sinh học đến năng suất cây cải chíp..........................14
V. KẾT LUẬN
1. Chế phẩm vi sinh vật sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân gà......15
2. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong

sản xuất phân hữu cơ sinh học............................................................................16
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Trang
Vì nền nông nghiệp hữu cơ, an



3

Cơng thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý
hỗn hợp bã nấm và phân gà
Công thức thí nghiệm đánh giá hiệu quả phân hữu cơ sinh
học đến năng suất cải chíp
Nhiệt độ tại các vị trí của đống ủ ở giai đoạn tiếp theo (0C)
Một số chỉ tiêu chất lượng phân ủ theo thời gian
Mật độ một số chủng vi sinh vật ở thời điểm 30 ngày sau ủ
Hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu phân ủ
Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây cải chíp
Một số chỉ tiêu chất lượng rau cải chíp sau thu hoạch

Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8

7
9
10
11
12
13
13

14

DANH SÁCH HÌNH
Hình
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5

Tên hình
Nhiệt độ 10 ngày đầu của cơng thức ĐC
Nhiệt độ 10 ngày đầu của công thức CT1
Nhiệt độ 10 ngày đầu của công thức CT2
Nhiệt độ 10 ngày đầu của cơng thức CT3
Tỷ lệ C/N của các cơng thức thí nghiệm theo thời gian

I.

Trang
9
9
10
10
12

MỞ ĐẦU:
1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Nền nông nghiệp nước ta ngày nay đang từng bước phát triển, nhu cầu tiêu thụ nông

sản của con người ngày càng nâng cao. Nhưng để đáp ứng cho nhu cầu ấy dẫn đến
việc suy thoái và sự mất an tồn của nơng sản trên thị trường do sử dụng các loại phân
bón hóa học trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. Điều này về lâu dài tác động trực
tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, mặt khác việc sử dụng phân bón hóa
học trong canh tác cũng gây ô nhiễm môi trường, sự suy thoái nguồn dinh dưỡng và vi
sinh vật trong đất dẫn đến thụ động trong nông nghiệp.
Để giải quyết những vấn đề trên, Phân hữu cơ là một trong các giải pháp nhằm tận
dụng nguồn phụ phế phẩm một cách hiệu quả và an tồn cho mơi trường đồng thời
cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng tạo ra nguồn nơng sản hữu cơ, an
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


4

tồn đồng thời thân thiện với mơi trường, giúp phục hồi keo đất. Tuy nhiên phân hữu
cơ sinh học để đáp ứng đủ các nhu cầu khoáng, vi lượng cho cây trồng để thay thế cho
phân bón hóa học thì cần phải có phương pháp tối ưu nhất và ứng dụng của khoa học
trong sản xuất. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ Sinh học trong ủ phân để tạo ra phân
hữu cơ sinh học đáp ứng cho nông nghiệp được đầu tư và phát triển.
Mục tiêu: Chọn được chế phẩm vi sinh vật giúp rút ngắn thời gian ủ và tăng chất lượng
phân ủ, tạo ra giải pháp tối ưu giúp tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng
2. Lược khảo tài liệu

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức canh tác tiến bộ, chứa đựng trong đó
là hàm lượng khoa học cơng nghệ và tính nhân văn cao (Lê Văn Hưng, 2001)
Hàm lượng khoa học thể hiện qua sự ứng dụng ngày càng nhiều và sâu trong lĩnh vực
sinh học, huy động tối đa nguồn lực và tài nguyên từ thiên nhiên, với mục tiêu nâng

cao năng suất và chất lượng nông sản tốt an tồn với con người. Tính nhân văn cao ở
chỗ là tất cả các công đoạn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đều hướng tới sự an
toàn cho con người, vật nuôi và môi trường sinh thái xung quanh, hướng tới một hành
tinh xanh và sạch (Nguyễn Văn Bộ, 2000).
Căn cứ vào nguyên tắc và mục tiêu của sản xuất nơng nghiệp hữu cơ thì Việt Nam là
nước nơng nghiệp, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều hàng năm
lượng sinh khối chất xanh tạo ra là rất lớn, lượng chất xanh này qua chế biến bằng
công nghệ sinh học như sản xuất phân Compost, phân bón sinh học, phân bón vi sinh
vật chức năng... sẽ cho ra lượng phân bón hữu cơ khổng lồ cung cấp cho canh tác hữu
cơ (Phạm Anh Cường, 2004).
Ở hầu hết các nông hộ, một phần phân gia cầm thường được xử lý bằng các biện pháp
truyền thống như ủ làm phân chuồng, làm nguyên liệu của hầm biogas... Các phương
pháp này đa số được áp dụng không đúng quy trình, nhiều khi mang tính chiếu lệ và đã
gây nên những vấn đề về môi trường đáng báo động. Lượng phế thải này phần lớn là
những hợp chất hữu cơ giàu carbon và một số nguyên tố khoáng đa, trung, vi lượng.
Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị cho chế biến các dạng phân hữu cơ sinh học chất
lượng cao phục vụ sản xuất nơng nghiệp an tồn.( Trường Đại học Nơng Lâm – ĐH
Thái Ngun,2020)
Trong q trình chế biến, phân HCSH được bổ sung một số chất dinh dưỡng, men và
vi sinh vật nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng mà trong phân hữu cơ thơng thường có ít
hoặc khơng có. Hàm lượng và thành phần các yếu tố bổ sung có sự chọn lọc và cân đối
cần thiết để đảm bảo cùng lúc hiệu quả tác dụng và u cầu an tồn cho người sử
dụng, mơi trường, cây trồng và nhất là đảm bảo các tiêu chí an tồn vệ sinh nơng sản
sau khi thu hoạch. (Sở NN & PT Nơng thơn tỉnh Bình Phước, 2021).
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an



5

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học có tác dụng trong việc xử
lý rác thải và chất thải từ chăn nuôi. Từ kết quả nghiên cứu tài liệu và những nghiên
cứu thực nghiệm trước đây tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tỉnh Hà
Giang, chúng tôi lựa chọn 3 loại chế phẩm để sử dụng trong đề tài gồm: chế phẩm
SBA, Sagi Bio và EM. Ba loại chế phẩm này được sử dụng trong các thí nghiệm với
hàm lượng theo như khuyến cáo của nhà sản xuất và có điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện thực tế sản xuất tại nơi triển khai mơ hình. (Tạp chí Khoa học và Cơng
nghệ).
GIỚI THIỆU:
1. Phân hữu cơ sinh học là gì?
Phân hữu cơ sinh học là loại phân có nguồn gốc từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ tự
nhiên qua quá trình lên men và ủ có sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
Phân hữu cơ sinh học mang đặc tính chung của dịng phân bón hữu cơ cung cấp
dưỡng chất đa – trung – vi lượng cho cây giúp cân bằng và cải tạo đất trồng một cách
hiệu quả;
Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón thân thiện với môi trường, không độc hại, tiết
kiệm nguyên liệu từ nguồn có sẳn.
2. Tiềm năng ứng dụng phụ phế phẩm nơng nghiệp sản xuất phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ có nhiều loại, nhưng dù được tạo theo cách truyền thống hay được
chế biến theo một quy trình cơng nghiệp thành phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi
sinh hoặc phân hữu cơ khống đều có chung cơ chất là các loại phế phụ phẩm nông
nghiệp bị thải loại ra trong các quá trình sản xuất để tạo ra thành phẩm hàng hóa và tàn
dư trong sinh hoạt tiêu dùng, được thu gom ủ lên men vi sinh, chế biến và thêm phụ
gia, vi lượng, khoáng chất… Mà trong điều kiện “nguồn tài nguyên” này hầu như ít
được nông dân, cơ sở sản xuất, chế biến quan tâm nên đã thành các thứ rác phải chịu
cảnh rơi vải khắp nơi góp phần gây ơ nhiễm mơi trường rất đáng chê trách. Điều này
cần được tích cực thay đổi để tạo ra những lợi ích kinh tế và giá trị quý báu, giàu tính
nhân văn cho xã hội về giữ gìn, bảo vệ mơi sinh, mơi trường.

Hàng năm trong sản xuất nơng ngư nghiệp nói chung và trong chế biến đã thải ra hàng
chục ngàn tấn tàn dư phế phẩm động, thực vật các loại có thể chế biến thành phân hữu
cơ rất tốt. Như rơm rạ, xác bã cành lá, vỏ quả, thân cỏ dại, chất độn chuồng, phân gia
súc, gia cầm và xác bã tôm cá, hay gồm cả nguồn rác chợ, phụ phẩm chế biến nhỏ, rác
sinh hoạt gia đình, thức ăn dư thừa...
II.

Những nguồn chất thải này là tiềm năng rất lớn cho việc sản xuất phân bón hữu cơ nếu
biết tận dụng khai thác hợp lý, sẽ không chỉ tạo ra một lượng phân bón hữu cơ lớn cho
nền nơng nghiệp sạch để sản xuất ra nơng sản an tồn mang về nhiều lợi ích cho nơng
dân, mà cịn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn trong tiến trình
xây dựng nơng thơn mới.
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


6

Việc sử dụng loại phân bón này cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tác hại do lạm
dụng hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu lên nơng sản, góp phần bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng và để hướng tới nền sản xuất sạch - nông nghiệp hữu cơ bền
vững.
Những thứ từ lâu thường bị vứt bỏ đi này cần được tận thu dùng làm phân bón để trả
lại độ phì nhiêu cho đồng ruộng, nhưng cần một cơ chế khuyến khích thu gom chế
biến rác thải phù hợp, có lợi cho cả người có nguồn thải, người thu gom, phân loại, chế
biến thành phân và các đối tượng sử dụng sản phẩm phân. Được như thế thì việc tiêu
thụ, sử dụng và tính hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ vi sinh do tự sản xuất tại cơ sở,
và cả chuyện nguyên liệu đều khơng phải là vấn đề đáng lo ngại. Có điều cá nhân, tổ

chức nào khi sản xuất phân cũng cần quan tâm áp dụng mọi giải pháp có thể để hạ giá
thành sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh về giá và đảm
bảo cho khi sử dụng phân thì nơng sản càng có phẩm chất tốt, được an toàn về vệ sinh
thực phẩm.
3. Cơ chế để tạo phân hữu cơ snh học liên quan đến ủ phân hữu cơ
3.1 Thành phần nguyên liệu phối trộn:
- Nguyên liệu hữu cơ: phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn ni (trâu/bị/gà)
- Chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh vật.
- Chất phụ gia bổ sung (nếu có)
3.2 Các phương pháp ủ phân hữu cơ

- Ủ nóng: sử dụng cho ủ phân là các loại vật liệu hữu cơ như phân chuồng,
rơm rạ, xác bã thực vật, …nhiệt độ đống ủ cao, có thể lên tới 65 0C, các loại vi sinh vật
phân giải, ưa nhiệt tăng sinh và hoạt động mạnh. Nhiệt độ trong q trình ủ nóng có
tác dụng tốt giúp tiêu diệt hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ
tương đối ngắn, chỉ sau 30-40 ngày ủ phân chuồng, phân động vật.
- Ủ nguội: Nguyên liệu dùng để ủ là phân chuồng được tưới ẩm và xếp thành
lớp, nén chặt, rắc thêm lân để tránh thất thoát đạm. Đống ủ được xếp rộng 2-3 mét, trải
từng lớp cao 1,5 – 2m, sau đó chát bùn bên ngồi làm cho mơi trường trở nên yếm khí,
khí CO2 trong đống phân tăng lên làm cho vi sinh vật hoạt động phân giải chậm, nhiệt
độ dao động từ 30-350C, vì vậy thời gian ủ dài, thường là 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng
được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
- Ủ nóng trước, ủ nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt
ngay. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt
50 – 600C tiến hành nén chặt để đưa đống phân sang trạng thái yếm khí, sau đó lại xếp
lớp phân chuồng khác lên, khơng nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động.
Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 600C lại nén chặt. Q trình chuyển hố trong đống phân
diễn ra như sau: ủ nóng làm cho nguyên vật liệu nhanh ngấu, hoai mục, sau đó chuyển
sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất, vi sinh vật
vẫn hoạt động nhưng tốc độ chậm. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời

gian so với cách ủ nguội, nhưng có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
3.3 Điều kiện mơi trường ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy vật liệu hữu cơ

-Nhiệt độ: là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của vi sinh vật
trong q trình ủ, là một trong những nhân tố cần giám sát và điều chỉnh trong q
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


7

trình ủ. Nhiệt độ tối ưu thơng thường trong khoảng 50 – 65 0C, nếu cao hơn ngưỡng
này vi sinh vật sẽ chết, ngược lại nếu nhiệt độ thấp sẽ làm giảm hiệu quả ủ cần bổ sung
thêm vi sinh vật và đảo trộn lại.
-Độ ẩm: cần thiết cho quá trình hịa tan chất dinh dưỡng vào trong tế bào. Độ
ẩm tối ưu khoảng 50-600C, các vi sinh vật phân hủy nguyên liệu thường tạo thành một
màng nước mỏng trên bề mặt của nguyên liệu. Nếu độ ẩm <30% hoạt động của vi sinh
vật bị hạn chế, nếu >65% quá trình phân hủy sẽ bị chậm lại và chuyển sang phân hủy
kỵ khí gây mùi thối khó chịu, giảm chất dinh dưỡng, tăng vi sinh vật gây bệnh.
-Khơng khí: Vi sinh vật trong đống ủ sử dụng khơng khí từ môi trường để
phân hủy chất hữu cơ cũng như giải nhiệt. Nếu khơng cung cấp đủ lượng khơng khí
đống ủ sẽ xuất hiện các vùng kỵ khí, phát mùi hơi.
-Kích thước ngun liệu ủ: Q trình phân hủy hiếu khí diễn ra trên bề mặt vật
liệu nên kích thước nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy; do đó diện tích bề
mặt càng lớn (ngun liệu càng được băm vụn), nguyên liệu tiếp xúc với oxy càng
nhiều, tốc độ phân hủy sẽ cao hơn.
4. Các nhóm vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ


Có tiềm năng ứng dụng cao trong xử lý các phụ phế phẩm nơng nghiệp để làm phân
bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây trồng.Các
nhóm vi sinh vật này khó khả năng tiết các loại enzyme có khả năng phân giải các vật
liệu hữu cơ khác nhau phục vụ trong q trình sản xuất phân hữu cơ.
-Nhóm vi sinh vật phân giải Cellulose: Cellulolytic Bacteria, Arzotobacter,

Achromobacter, Pseudomonas, Cellulomonas, Vibrio, Cellvibrio,
Bacillus, Aspergillus niger, Aspergillus oryzae, Trichoderma asperellum,
Aspergillus, Penicillium, Fusarium,...
-Nhóm vi sinh vật phân giải Protein: Nitrozomonas, Nitrozocystic,
Nitrozolobus, Nitrosospira, Azotobacter, Clostridium pastenisium,...
-Nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột: Aspergillus, , Rhizopus, Bacillus, Cytophaza,
Pseudomonas, Apergillus candidus,...
-Nhóm vi sinh vật phân giải phosphat: Aspergillus niger, Bacillus Megatherium,
Bacillus Mycoides, Bacillus butyricus, Bacillus.mycoides và Pseudomonas sp,
Pseudomonas radiobacter, Pseudomonas gracilis,...

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chế phẩm vi sinh vật sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân gà.
1. Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên 2 vật liệu là phân gà và bã nấm. Khối lượng 2.160 kg
bã nấm và 1.440 kg phân gà được trộn đều, cho vào các bể ủ. 3 loại CPVSV khác nhau
do Bộ môn Vi sinh vật, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên
cứu, chế tạo bao gồm:
III.

Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an



8

CPVSV1 là hỗn hợp các chủng Penicillum sp. 3, Aspergillus sp. 3,
Psendomonas sp. 6, Saccharomyces sp. 1, Bacillus sp. 3, Streptomyces sp. 4.
− CPVSV2 là hỗn hợp các chủng Aspergillus oryzae, Bacillus subtilis;
Bacillus mycodes; Streptomyces sp. F; Saccharomyces cerevisiae;
− CPVSV3 có các chủng vi sinh vật: Bacillus subtilis, Streptomyces sp. F,
Aspergillus oryzae, Kluyveromyces marxianus, Trichoderma spp;
− Phân khoáng gồm phân đạm ure, lân supe, kali clorua;
− Phân hữu cơ gồm phân chuồng bán hoai mục, phân hữu cơ sinh học sau 90
ngày được ủ với CPVSV3;
− Cây trồng: cây cải chíp (Brassica rapa sp. Chinensis).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.
Thí nghiệm xử lý bã nấm và phân gà
Thí nghiệm gồm 3 cơng thức với 3 lần lặp lại được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn
(Bảng1).


Mỗi bể ủ chứa 300 kg vật liệu (180 kg bã nấm + 120 kg phân gà). Mỗi CPVSV được
pha loãng với nước (tỉ lệ 1:10) và trộn đều (1 lít CPVSV/bể ủ). Đặt một ống nhựa có
chiều dài 1m và đục lỗ xung quanh ống vào giữa bể ủ để đo nhiệt độ. Bã nấm và phân
gà được trộn đều rồi rải thành lớp dày 30 cm trước khi tưới dịch CPVSV, làm liên tục
cho đến khi hết khối lượng vật liệu cần dùng trong một bể. Sau đó, dùng bạt che phủ
trên bề mặt bể ủ. Với công thức đối chứng, tiến hành như các công thức khác nhưng
dùng nước sạch thay cho CPVSV.
Bảng 1. Cơng thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý hỗn hợp bã nấm
và phân gà

Công thức
Vật liệu (% khối lượng)
Chế phẩm
CT1
60% bã nấm + 40% phân gà
CPVSV1
CT2
60% bã nấm + 40% phân gà
CPVSV2
CT3
60% bã nấm + 40% phân gà
CPVSV3
Đ/C
Không dùng CPVSV
60% bã nấm + 40% phân gà
Các bể ủ được xếp thành một hàng và bố trí cơng thức thí nghiệm bằng cách bốc thăm
ngẫu nhiên, kết quả thu được như sau:
ĐC
CT
CT
ĐC
CT CT
CT
CT
CT CT ĐC CT
1
3.1
2.2
2
1.1 1.3

2.3
3.3
2.1 1.2
3
3.2
Hiệu quả của các CPVSV trên phân gà và bã nấm được theo dõi, đánh giá thông qua
một số chỉ tiêu nhiệt độ đống ủ và chất lượng phân ủ. Giai đoạn 10 ngày đầu sau ủ,
nhiệt độ đống ủ được đo hàng ngày trong ống nhựa ở các độ sâu 30 cm, 60 cm và 90
cm. Giai đoạn sau 10 ngày, tiến hành đo nhiệt độ đống ủ tương tự như trên nhưng định
kỳ 10 ngày 1 lần. Các chỉ tiêu về chất lượng phân ủ được theo dõi gồm: ẩm độ, pH,
OC (%), N (%), P2O5 hữu hiệu (hh), K2O hữu hiệu. Các chỉ tiêu này được tiến hành
phân tích vào 3 giai đoạn (sau ủ 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày). Các chỉ tiêu chất lượng
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nông nghiệp hữu cơ, an


9

khác như As, Cd, Pb, Hg, E. coli, Samonella được tiến hành lấy mẫu, phân tích vào
thời điểm 30 ngày sau ủ. Các phương pháp phân tích sử dụng theo TCVN ban hành
trong thông tư 41/TT-BNNPTNT và theo Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây
trồng của Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa (1998).
2.2.
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học lên cây
trồng
Hiệu quả của phân hữu cơ sinh học ủ từ phân gà và bã nấm được đánh giá khi trồng
cây cải chíp. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 12/2014 đến tháng 02/2015 tại khu
thí nghiệm của Bộ mơn nơng hóa, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt

Nam. Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo
phương pháp RCB, diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 4m 2 . Các cơng thức thí nghiệm được
bố trí theo sơ đồ sau:
ĐC 1
PHCSH 1
PC 1
PHCSH 2
ĐC 2
PC 2
PC 3
PHCSH 3
ĐC 3
Thí nghiệm sử dụng hỗn hợp phân gà và bã nấm được xử lý bằng CPVSV3 sau khi ủ
90 ngày. Khối lượng phân bón cho từng cơng thức được trình bày trong bảng 2.
Khối lượng phân bón và phương pháp bón phân cho cây cải chíp trong thí nghiệm
được tiến hành theo hướng dẫn của Tạ Thu Cúc (2000) và Nguyễn Như Hà (2006).
Tổng lượng phân bón được chia thành 2 thời kỳ chính: bón lót và bón thúc. Bón lót
thực hiện vào thời điểm làm đất với 100% phân hữu cơ + 20% phân đạm + 100% phân
lân + 20% phân kali. Bón thúc được chia thành 2 lần: thúc lần 1 (7 ngày sau trồng) với
30% phân đạm + 30% phân kali; thúc lần 2 (10 ngày sau bón thúc lần 1) với 50% phân
đạm + 50% phân kali.
Để đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ
tiêu sinh trưởng, phát triển của cây vào thời điểm thu hoạch. Các chỉ tiêu sinh trưởng,
năng suất (chiều cao cây, số lá trên thân, năng suất thực thu) được xác định bằng các
phương pháp đo đếm, cân trọng lượng và tính tốn thơng dụng trong theo dõi thí
nghiệm đồng ruộng.
Bảng 2. Cơng thức thí nghiệm đánh giá hiệu quả phân hữu cơ sinh học đến năng suất cải chíp

Cơng thức
ĐC


Khối lượng phân bón/ hecta

Khối lượng phân bón/ ơ thí
nghiệm
Nền (30 kg N + 25 kg P2O5 + Nền (26,7 g Urê + 62,5 g Supe lân +
35 kg K2O)
23,3 g Kali Clorua)

PC

Nền + 15 tấn phân chuồng

Nền + 6 kg phân chuồng

PHCSH

Nền + 15 tấn phân hữu cơ Nền + 6 kg phân hữu cơ sinh họ
sinh học*

Ghi chú: * Phân hữu cơ sinh học ủ từ phân gà và bã nấm có bổ sung CPVSV3
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


10

Hiệu suất phân hữu cơ được đánh giá dựa trên sự chênh lệch về năng suất giữa các

cơng thức có bón phân hữu cơ với cơng thức đối chứng. Cơng thức tính hiệu suất phân
hữu cơ được trích dẫn trồng thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ = Bội thu năng suất (kg/m2 )/số kg (lít)/m2 phân hữu
cơ đã sử dụng. Đơn vị tính là kg sản phẩm/kg phân bón. Trong đó:
Bội thu năng suất (kg/m2) = Năng suất cơng thức bón phân hữu cơ - Năng suất công
thức đối chứng.
Các chỉ tiêu mật độ vi khuẩn E. coli, Salmonella; hàm lượng As, Cd, Hg, Pb trong cây
rau được phân tích bằng các phương pháp thơng dụng theo quy định tại QCVN
8- 2:2011/BYT; QCVN 8-3: 2012/BYT do Bộ Y tế ban hành và theo Sổ tay phân tích
đất, nước, phân bón, cây trồng của Viện Thổ nhưỡng nơng hóa (1998).
2.3.
Xử lý số liệu:
Số liệu trong thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel và IRRISTAT 5.0.

Bảng 3. Nhiệt độ tại các vị trí của đống ủ ở giai đoạn tiếp theo (0C)
Ngà
y

ĐC
Trên Giữ
a

CT1
Đáy Trên Giữ
a

Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

CT2

Đáy Trên Giữ
a

CT3
Đáy Trên Giữ
a

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an

Đáy


11

10
37,7 39,7 35,3 47,0 49,7 44,7 47,7 49,7 45,7 48,0 50,7 44,7
20
37,7 39,7 34,3 37,3 39,3 35,3 39,0 40,7 37,0 39,3 41,0 36,3
30
36,0 38,0 32,0 34,0 35,3 32,3 33,7 35,7 32,3 33,7 35,3 31,7
40
32,0 33,3 30,3 29,3 31,0 28,7 29,7 30,7 28,3 30,7 32,7 29,7
50
29,3 31,0 28,7 25,3 26,3 23,7 24,7 24,7 23,7 24,7 25,3 23,7
60
25,3 26,3 23,7 20,0 21,3 19,0 21,3 21,7 19,7 21,7 21,3 19,7
Nhiệt độ tại các đống ủ có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn từ 10-60 ngày sau ủ.
Từ ngày 50-60 sau ủ, nhiệt độ ở các công thức theo dõi đều thấp hơn 300C và sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí theo dõi không lớn, chứng tỏ tại các thời điểm đó,
sự hoạt động của hệ vi sinh vật trong đống ủ đã giảm dần. Kết quả này phản ánh một

phần sự đồng đều về mức độ hoai mục ở các vị trí của đống ủ.
IV.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả xử lý bã nấm và phân gà
1.1 Diễn biến nhiệt độ đống ủ
Kết quả theo dõi nhiệt độ đống ủ trong 10 ngày đầu tiên ở 3 vị trí khác nhau được thể
hiện trong hình 1; 2; 3; 4. Sau khi ủ 3 ngày, nhiệt độ ở giữa đống ủ tăng mạnh ở các
công thức sử dụng CPVSV1, CPVSV2 và CPVSV3 so với công thức đối chứng. Giai
đoạn từ 3-10 ngày, các công thức CT1, CT2, CT3 có nhiệt độ giữa đống ủ cao hơn
50oC và kéo dài liên tiếp từ 5-7 ngày. Công thức dùng CPVSV3 cho khoảng thời gian
có nhiệt độ trên 50oC dài nhất (7 ngày). Đây là sự khác biệt rõ ràng với công thức đối
chứng (nhiệt độ giữa đống ủ luôn thấp hơn 41 oC). Ngồi ra, có sự khác biệt về nhiệt độ
ở 3 vị trí của đống ủ: giữa đống ủ nhiệt độ luôn cao hơn so với trên bề mặt và đáy
đống ủ. Điều này sẽ góp phần giúp cho đống ủ nhanh hoai mục. Feachem et al. (1983),
nhiệt độ đống ủ trên 45 0C có khả năng tiêu diệt mầm mống một số loại bệnh hại (E.
coli, Salmonella) có trong phân gà và bã nấm.
1.2
Chất lượng phân ủ
Để đánh giá chất lượng của phân ủ chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu như
ẩm độ, pHKCl, OC, N tổng số, P2O5 hữu hiệu (HH), K2O hữu hiệu ở 3 thời kỳ 30, 60, 90
ngày sau ủ và thu được kết quả ở bảng 4.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu chất lượng phân ủ theo thời gian
OC
Nts
P2O5 HH
K2O HH
Mẫu
Ẩm độ (%)
pHKCl
%

(mg/100g)
30 ngày sau ủ
ĐC
53.47b
7,91
17,77a
0,91b
121,6c
240,4d
CT 1
56,83b
7,63b
15,84b
0,88b
121,2c
289,9c
CT 2
56,19b
7,59b
15,37b
0,90b
173,7b
366,6b
CT 3
62,28
7,60b
14,25c
1,04a
187,9a
416,2a

LSD0,05
3,47
0,11
1,09
0,09
12,5
35,8
CV (%)
3,3
0,8
3,7
5,6
4,4
5,8
60 ngày sau ủ
ĐC
57,97b
7,71a
16,01a
1,00c
111,7b
282,5c
CT 1
61,74a
7,50b
13,41b
1,07b
159,1a
272,6c
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)

tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


12

CT 2
CT 3
LSD0,05
CV (%)

61,08a
62,92a
2,06
1,8

7,47b
7,57b
0,12
0,8

ĐC
CT 1
CT 2
CT 3
LSD0,05
CV (%)

59,38c

63,57b
62,47b
67,16a
1,89
1,6

7,58a
7,22b
7,28b
7,27b
0,13
0,9

13,75b
1,08b
12,66b
1,12a
1,48
0,04
5,6
2,0
90 ngày sau ủ
14,76a
1,02b
11,69b
1,12ab
11,30b
1,17a
11,04b
1,13ab

0,90
0,14
3,9
6,5

146,6a
165,9a
19,9
7,3

332,9b
362,7a
26,9
4,6

110,43c
124,3b
125,5b
165,0a
6,1
2,5

206,0b
236,6ab
258,7a
218,4ab
50,9
11,8

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có một chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt ở

mức ý nghĩa 5%

Sau khi ủ 30 ngày, chất lượng phân ủ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức sử
dụng CPVSV (CT1, CT2, CT3) và công thức không bổ sung chế phẩm (ĐC). Cụ thể,
các cơng thức được xử lý CPVSV có độ ẩm, hàm lượng N (%), P 2O5 hữu hiệu, K2O
hữu hiệu cao hơn so với công thức đối chứng. Ngược lại, các chỉ tiêu pH, OC ở công
thức đối chứng lại cao hơn các cơng thức cịn lại. Khi đánh giá giữa các công thức
được xử lý bằng chế phẩm ta thấy khi sử dụng CPVSV3 có sự sai khác có ý nghĩa với
CPVSV1 và CPVSV2. Xử lý phân gà và bã nấm bằng CPVSV3 đạt kết quả hàm lượng
dinh dưỡng cao nhất: N tổng số đạt 1,04%, P 2O5 hữu hiệu đạt 187,9 mg/100g và K 2O
hữu hiệu đạt 416,2 mg/100g. Điều này chứng tỏ sau khi ủ 30 ngày, CPVSV3 có khả
năng phân hủy phân gà và bã nấm tốt hơn 2 CPVSV cịn lại, phân ủ có thể sử dụng
ngay làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Thời điểm 60 ngày sau ủ, các công thức CT1, CT2 và CT3 có pH KCl, OC (%) thấp hơn,
hàm lượng P2O5 hữu hiệu, K2O hữu hiệu cao hơn so với công thức ĐC. Như vậy, việc
bổ sung CPVSV giúp đống ủ hoai mục nhanh hơn. Các CPVSV giúp cho phân gà, bã
nấm có độ hoai mục tốt, hàm lượng các hợp chất hữu cơ giảm, phù hợp với công bố
của Burton và Turner (2003). Ngoài ra các CPVSV giúp cho sự chuyển hóa các chất
nhanh hơn, tạo ra nhiều dinh dưỡng dễ tiêu, phù hợp để làm phân bón cho cây trồng.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, các chỉ tiêu ẩm độ, pH KCl, OC và P2O5 hữu hiệu khơng có
sự sai khác có ý nghĩa giữa các cơng thức CT1, CT2, CT3.
Tác dụng của các CPVSV đến sự phân giải của hỗn hợp phân gà và bã nấm ở thời
điểm 90 ngày sau ủ là như nhau. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các
công thức CT1, CT2 và CT3 khơng có sự khác biệt, chỉ số C/N của các cơng thức này
có giá trị gần như nhau (Hình 5).

Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an



13

Như vậy, trong điều kiện của thí nghiệm, việc sử dụng CPVSV3 giúp rút ngắn thời
gian oai mục của phân gà và bã nấm hơn so với 2 chế phẩm còn lại và nhanh hơn
nhiều so với đối chứng. Sau ủ 30 ngày bằng CPVSV3, phân gà và bã nấm có độ hoai
mục cao, có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ trong sản xuất nơng nghiệp.
Đánh giá độ mức độ an tồn của phân bón chế biến từ bã nấm và phân gà chúng tôi
tiến hành nghiên cứu mật độ của một số chủng vi sinh vật hữu ích và gây hại; hàm
lượng một số kim loại nặng trong mẫu phân sau ủ 30 ngày và thu được kết quả ở bảng
5 và bảng 6.
Bảng 5: Mật độ một số chủng vi sinh vật ở thời điểm 30 ngày sau ủ
VK Amon
VK phân giải
E. Coli
Salmonella
hóa
xenlulose
Mật độ
(CFU/g mẫu)
4
ĐC
5,97.10
3,1
6,03.104
2,93.104
TC 1
0
0

3,08.107
2,89.106
5
TC 2
2,47
0,63
2,84.10
1,65.105
TC 3
0
0
4,36.107
3,99.106
Tiêu chuẩn
<1,1.103
0
≥ 1,0.106
≥ 1,0.106
Việc xử lý phân gà và bã nấm bằng CPVSV đã hạn chế rất tốt sự phát triển của vi sinh
vật gây hại như E. coli và Salmonella. Tại thời điểm 30 ngày sau ủ, công thức được xử
lý bằng CPVSV1 và VSV3 không thấy sự có mặt của 2 loại vi sinh vật này nhưng ở
công thức đối chứng, mật độ của chúng đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép (lần lượt
là 5,97.104 và 3,1 CFU/g mẫu khơ). Bên cạnh đó, mật độ vi khuẩn amon hóa và vi
khuẩn phân giải xenlulose trong cơng thức CT1, CT3 là cao hơn so với công thức
CT2, công thức ĐC và cao hơn so với tiêu chuẩn về phân bón hữu cơ sinh học do Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định theo thông tư 41/TT-bnnPTNT. Kết
quả này phù hợp với công bố của Feachem et al. (1983) do hoạt động mạnh mẽ của
các loại vi sinh vật hữu ích có trong CPVSV giúp cho nhiệt độ của đống ủ gia tăng
nhanh (đạt trên 500C) và kéo dài (5-7 ngày) có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, nhất là
các loại vi sinh vật gây bệnh vốn có khá nhiều trong phân gà.

Bảng 6: Hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu phân ủ
Nguyên liệu
As
Cd
Pb
Hg
(mg/kg)
Phân HCSH
0,514
0,090
3,480
0,005
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


14

Tiêu chuẩn

< 10,0

<5,0

< 200,0

<2,0


Khi tiến hành đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong mẫu phân hữu cơ sinh học của
công thức CT3 sau ủ 30 ngày chúng tôi thu được kết quả ở bảng 6. Nhìn chung, hàm
lượng một số kim loại nặng trong mẫu phân hữu cơ sinh học cũng thấp hơn rất nhiều
so với tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định trong thông tư
41/TT-BNNPTNT. Điều này chứng tỏ phân hữu cơ sinh học được chế biến từ phân gà
và bã nấm bằng CPVSV3 đạt tiêu chuẩn và phù hợp cho sản xuất nơng nghiệp an tồn.
2. Hiệu quả của phân hữu cơ sinh học đến năng suất cây cải chíp
Để đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học chế biến từ phân gà, chúng tơi tiến
hành thí nghiệm trên cây cải chíp và theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển,
năng suất ở thời điểm thu hoạch. Kết quả thu được trình bày trong bảng 7.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây cải chíp
Cơng thức
HS PHC(kg
Cao cây (cm) Số lá/thân (lá) NSTT (kg/m2 )
rau/kg phân)
ĐC
16,8
10
0,85c
b
PC
21,5
11
1,05
0,13
a
PHCSH
22,3
12
1,18

0,22
CV(%)
10,2
LSD0,05
0,09
Ghi chú: NSTT: Năng suất thực thu; HS PHC: Hiệu suất phân hữu cơ Trong cùng một cột, các giá trị
trung bình có một chữ cái giống nhau thì khơng khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Chiều cao cây của các công thức dao động trong khoảng 16,8-22,3 cm, số lá trên thân
chính từ 10-12 lá. Việc sử dụng phân hữu cơ trong trồng rau giúp cây rau có chiều cao
cây, số lá tốt hơn so với cơng thức khơng bón (ĐC). Kết quả thống kê cho thấy, cơng
thức bón phân hữu cơ sinh học cho năng suất cao nhất (1,18 kg/m 2 ), cơng thức đối
chứng có năng suất thực thu thấp hơn các công thức khác (0,85 kg/m 2 ). Sử dụng phân
hữu cơ sinh học có hiệu suất cao hơn so với sử dụng phân chuồng và đạt 0,22 kg
rau/kg phân.
Một số chỉ tiêu chất lượng của rau cải chíp sau thu hoạch được trình bày trong (bảng
8). Các mẫu rau cải chíp có mật độ vi khuẩn E. coli và Salmonella thấp; hàm lượng As,
Cd, Pb, Hg trong mẫu rau tươi thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn rau an toàn do Bộ
Y tế ban hành tại QCVN 8-2:2011/BYT và QCVN 8-3: 2012/BYT. Như vậy, việc sử
dụng phân gà và bã nấm sau khi xử lý bằng CPVSV3 để trồng rau là phù hợp và đáp
ứng tiêu chuẩn rau an toàn.
Bảng 8. Một số chỉ tiêu chất lượng rau cải chíp sau thu hoạch
Salmonell
As
Cd
Pb
Hg
E. Coli
a
Cơng thức

(mg/kg)
(CFU/g mẫu tươi)
ĐC
0,050
0,022
0,052
0,011
2,0
0
PC
0,061
0,032
0,062
0,009
4,7
0
PHCSH
0,058
0,028
0,056
0,013
3,3
0
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an


15


Tiêu chuẩn

< 1,0

< 0,1

< 0,3

< 0,05

< 10,0

0

KẾT LUẬN
1. Chế phẩm vi sinh vật sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân gà
V.

Trong 10 ngày đầu tiên, việc sử dụng CPVSV để ủ phân gà và bã nấm đã giúp cho
nhiệt độ đống ủ của các công thức CT1, CT2, CT3 tăng mạnh (trên 50 oC) so với công
thức đối chứng và kéo dài từ 5-7 ngày. Nhiệt độ ở vị trí giữa đống ủ ln cao hơn so
với vị trí bề mặt và vị trí đáy. Sau ủ 10 ngày, nhiệt độ đống ủ có xu hướng giảm về gần
với nhiệt độ của môi trường.
Sử dụng CPVSV3 để xử lý phân gà và bã nấm cho hiệu quả nhanh hơn 2 chế phẩm
còn lại. Sau khi ủ 30 ngày, phân hữu cơ sinh học sử dụng CPVSV3 có ẩm độ, hàm
lượng OC, N tổng số, P2O5 hữu hiệu, K2O hữu hiệu cao hơn so với 3 cơng thức cịn lại;
hạn chế sự phát triển của VSV gây hại (E. coli, Salmonella); mật độ vi sinh vật có ích
(vi khuẩn amon hóa và vi khuẩn phân giải xenlulose) cao; hàm lượng một số kim loại
nặng (As, Cd, Pb, Hg) thấp hơn so với tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn quy định. Phân hữu cơ sinh học đã bán hoai mục, có thể đem sử dụng cho
cây trồng.
Sử dụng phân hữu cơ sinh học chế biến từ phân gà, bã nấm và được xử lý bằng
CPVSV3 giúp cây cải chíp đạt năng suất thực thu và hiệu suất phân hữu cơ cao hơn so
với bón phân chuồng. Rau tươi có hàm lượng As, Cd, Pb, Hg và mật độ vi khuẩn E.
coli, Salmonella thấp hơn so với tiêu chuẩn rau an toàn do Bộ Y tế quy định. Chế
phẩm CPVSV3 được xác định là phù hợp để xử lý hỗn hợp phân gà và bã nấm thành
phân hữu cơ có chất lượng đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ sinh học do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định.
2. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân hữu
cơ sinh học
Sự tham gia của các chủng vi sinh vật và enzyme trong quá trình sản xuất phân hữu cơ
sinh học giúp rút ngắn thời gian ủ nhưng vẫn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đạt
được các tiêu chí dinh dưỡng theo yêu cầu sản xuất.
Việc ứng dụng cơng nghệ sinh học trong q trình sản xuất phân hữu cơ sinh học còn
giúp tăng giá trị nguồn nguyên liệu, tạo nguồn thu nhập từ những chất thải tưởng
chừng khơng có giá trị.
Việc nghiên cứu, thử nghiệm các chế phẩm sinh học bổ sung trong quá trình ủ phân
hữu cơ góp phần gia tăng chất dinh dưỡng đồng thời giảm đi các tác nhân vi sinh và
mầm bệnh cho cây trồng, tối ưu năng suất cho sản xuất nông nghiệp.
Một số chế phẩm sinh học phục vụ cho quá trình ủ phân hữu cơ sinh học: CPSH
Compost maker, CPSH BioGreen, CPSH valydamycin A (val-A), CPSH Probiotic,...
Tiềm năng sử dụng các chế phẩm sinh học trong phát triển nền nông nghiệp bền
vững rất lớn, là một hướng đi đúng đắn, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh
thái bền vững và thân thiện với mơi trường.
Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an



16
VI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thị Lan Anh , Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thu Hà ,

2.

3.

4.
5.
6.
7.

8.
9.

Đỗ Nguyên Hải, “Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân hữu cơ sinh
học từ bã nấm và phân gà”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8:
1415-1423
Trần Văn Chí , Nguyễn Đức Tuân , Trần Thị Thu Hà1, Mai Anh Khoa , “ nghiên
cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân bị bằng chế phẩm sinh học tạo
phân bón hữu cơ vi sinh tại Hà Giang” , 2020
T. T. Ha, T. N. T. Truong, and N. D. Cao, ”Organic-waste degradation ability of
cellulolytic Bacteria,” Journal of Scicence, Can Tho University, vol. 16b, pp. 189198, 2010.
TCVN 7185:2002. Compost microorganisms.
Nguyễn Văn Nhật, “ Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trong canh tác rau an
toàn”, Luận án thạc sĩ, 2008.
Duy Văn Út, Lê Hoàng Việt, “Nghiên cứu và so sánh phương pháp ủ compost

truyền thống với ủ compost có sử dụng chế phẩm sinh học”, Luận tốt nghiệp, 2006
Hà Thanh Toàn, Cao Ngọc Điệp, Bùi Thế Vinh, Mai Thu Thảo, Nguyễn Thu
Phướng, Trần Lê Kim Ngân. 2008. Phân lập vi khuẩn phân giải cellulose, tinh bột
và protein trong nước rĩ từ bãi rác ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học
Trường Đại học Cần Thơ 10:195- 202.
Dương Minh. 2008. Giáo trình thực tập vi sinh vật chuyển hóa vật chất trong đất.
Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thu Thủy, Trương Thị Hồng Hải, Trần Thị Xuân Phương, Cao Thị
Dung và Lê Thị Hương Xuân, 2017. Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi sinh có
khả năng phân giải cellulose và bước đầu ứng dụng trong xử lý phụ phế phẩm
nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh.Tạp chí khoa học và cơng nghệ nơng
nghiệp, 1(1): 159–168
-Hết-

Nhóm 12 – VSV học mơi trường CS106 (01)
tồn.

Vì nền nơng nghiệp hữu cơ, an



×