Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TIẾT 1 các cấp tổ CHỨC của THẾ GIỚI SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.81 KB, 4 trang )

Liên hệ qua mail:

BÀI CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được nội dung của học thuyết tế bào
- Nêu được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống, đơn vị cơ bản cấu tạo thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
2. Về năng lực: Vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
3. Về phẩm chất: Có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, tự chủ và tự học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
HV sử dụng tài khoản trên hệ thống quản lí học tập được nhà trường cung cấp. (Zalo,
google meet)
SGK lớp 10 hiện hành.
Tranh cây phát sinh động vật
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung chính của học thuyết tế bào.
- Nêu được các cấp tổ chức cơ bản và đơn vị cơ bản của thế giới sống
- Nêu được một số đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
HV thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, thông qua zalo, hỏi thăm q trình thực
hiện nhiệm vụ có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Nội dung:
(1)Trình bày các nội dung chính của học thuyết tế bào.
(2) Kể tên các cấp tổ chức cơ bản và đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống.
(3) Kể tên một số đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
HV thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)



Liên hệ qua mail:

HV tiến hành thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ được phân công. GV theo dõi, gợi ý và hỗ
trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
HV thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm q trình làm bài có gì khó
khăn để kịp thời hỗ trợ.
Sản phẩm:
(1) Học thuyết tế bào: mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào được sinh ra
bằng cách phân chia tế bào.
(2) Các cấp tổ chức cơ bản: tế bào,cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Tế bào là đơn
vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống.
(3) Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự
điều chỉnh, ln tiến hóa.
HV báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HV nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập zalo, padlet cho GV trước một ngày có.
GV theo dõi, hỗ trợ những HV gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
GV kết luận, nhận định:
GV xem xét sản phẩm của HV, phát hiện và chọn ra những bài có kết quả khác nhau, có
tính xây dựng cao và chuẩn bị những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cấp tổ chức và đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
(30 phút)
a) Mục tiêu: HV trình bày các nội dung đã được nghiên cứu ở nhà theo các câu hỏi và giáo viên
đã chuyển giao trước đó.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
GV giao cho HV nhiệm vụ sau đây:
Nội dung:
(i) Chuẩn bị để trình bày về kết quả nội dung nghiên cứu của mình trước lớp.
(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả

khác với em và tìm ngun nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
HV thực hiện nhiệm vụ
Một số HV trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HV khác thực hiện
nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau
trong mỗi bài.


Liên hệ qua mail:

Sản phẩm: HV ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình,
đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do.
GV tổ chức thảo luận và kết luận
GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; yêu cầu
HV thảo luận các nội dung sau đây:
(i) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
(ii) Tổ chức theo ngun tắc thứ bậc có đặc điểm gì?
(iii) Đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh ở các cấp tổ chức sống thể hiện như thế nào?
(iv) Quan sát hình cây phát sinh động vật, em có nhận xét gì về sự đa dạng của các nhóm
động vật ngày nay? Em có nhận xét gì về nguồn gốc của những nhóm lồi động vật này?
GV kết luận, nhận định:
(i) Các cấp độ tổ chức của thế giới sống: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ
quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
(ii) Đặc điểm: cấp cao được xây dựng từ cấp thấp, mang những đặc điểm của cấp thấp và
có những đặc điểm nổi trội hơn.
(iii) Hệ thống mở: Mọi cấp tổ chức sơng và mơi trường ln có sự trao đổi vật chất và
năng lượng lẫn nhau. Đồng thời đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và đều hịa sự
cân bằng động giúp các cấp tổ chức sống này có thể tồn tại và phát triển thể hiện sự tự điều
chỉnh.
(iv) Động vật nói riêng và sinh vật sống nói chung vơ cùng đa dạng mà lại thống nhất với
nhau vì đều có cùng một tổ tiên chung.

3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng:
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã lĩnh hội vào giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập): zalo
Trước tiết học sau, GV giao cho HV các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài
thông qua hệ thống quản lí học tập, chụp và gửi lên padlet.
Nội dung:
Luyện tập thể dục thể thao tại nhà một cách vừa sức, tùy theo thể trạng và sức khỏe của
cá nhân. Thời gian từ 10 – 15 phút. Ghi nhận sự thay đổi của cơ thể sau khi tập thể dục. Ví dụ về
sự tăng hay giảm nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể. Sau một thời gian nghỉ ngơi thì cơ thể của
em có về trạng thái bình thường khơng? Q trình này thể hiện đặc trưng nào của các cấp tổ chức
sống? Kèm theo giải thích sự lựa chọn đó.
HV thực hiện nhiệm vụ ở nhà:


Liên hệ qua mail:

HV tiến hành thực hiện phụ làm món gỏi trộn, quan sát gỏi vừa mới được trộn và sau khi
trộn được một khoảng thời gian. Giải thích hiện tượng trong gỏi trộn xuất hiện nhiều nước.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
GV yêu cầu HV nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HV để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích
hợp.



×