Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 6 trang )

Trường: THCS Nguyễn Văn Thuộc
Tổ Xã Hội
Ngày: 26/10/2021

Họ và tên giáo viên:
Phạm Mỹ Hạnh

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
Tìm đường đi trên bản đồ.
Mơn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác:
Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các cơng cụ học tập để trình bày
thơng tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo
:
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí
: Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian về vị trí
phân bố của các đối tượng địa lí.
+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các cơng cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để tìm
hiểu kiến thức địa lí.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm đường đi trên bản đồ.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt


trong học tập.
- Nhân ái: Tơn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các
hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm:
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
3. Mục tiêu với HSKT:
Không yêu cầu làm bài thực hành. Giữ trật tự theo dõi các bạn hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Phiếu học tập, trò trơi trong bài
2. Đối với giáo viên
- Vở ghi
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung
- HS quan sát một số bức ảnh giáo viên sẽ cho xuất hiện trên slide, sau đó đốn nội dung chính
của bức ảnh đó.


c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Tình huống: Mai và An ngày đầu tiên đi học tại ngôi trường mới, hai em ấy chỉ có lược đồ
con đường đến trường, nhưng vẫn chưa tìm ra con đường nào ngắn dẫn đến ngôi trường mới
của mình. Các em hãy giúp 2 em tìm ra đường đến trường nhé.

+ Lấy bút màu đỏ và tô lại con đường đến trường của Mai và An.
+ Dùng lời để mô tả và hướng dẫn 2 em con đường đến ngơi trường mới của mình.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi tình huống.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
Trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có nhiều tình huống làm việc với
bản đồ, đơn giản là xác định vị trí của đối tượng cần tìm, tìm hướng đi, tuyến đường, phức tạp
hơn là tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố kinh tế, ... Sử dụng bản đồ đem lại cho chúng ta
nhiều kiến thức và kĩ năng mà các phương tiện khác không so sánh được. Các bản đồ điện tử
được cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại thơng minh rất tiện ích cho con người ở thời đại
công nghệ 4.0. Vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ sử dụng bản đồ như thế nào?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ
a. Mục tiêu
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường trên bản đồ.
b. Nội dung
- Thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm để hồn thiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Báo cáo làm việc nhóm bằng kết quả phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Vị trí của Việt Nam trên bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á
- Việt Nam nằm ở khu vực Đơng Nam Á.
- Vị trí tiếp giáp
+ Bắc: Trung Quốc
+ Nam: Biển Đông
+ Đông: Biển Đông

+ Tây: Lào, Campuchia


 Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta: Tạo thuận lợi
trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực và thế giới.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
- Để đọc được bản đồ em câng chú ý các yếu tố nào?

Nhiệm vụ 2 – Cặp đôi: Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á, và kiến thức đã học, các em hãy trao đổi và hồn
thiện thơng tin phiếu học tập sau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Vị trí của Việt Nam trên bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á
- Việt Nam nằm ở khu vực ……………...
- Vị trí tiếp giáp
+ Bắc: ………………………
+ Nam: …………………………………
+ Đơng: ……………………..
+ Tây: ………………………………….
 Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta:
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..


Nhiệm vụ 3 – Nhóm: Tìm đường đi trên bản đồ
- Gv chia lớp thành nhóm 3 hoặc 4 học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 4.2, hãy cho

biết muốn đi từ Cung thể thao Quần Ngựa
đến bảo tàng Hồ Chí Minh ta phải đi qua
những con đường nào. Tìm đường đi ngắn
nhất.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân\ nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
*Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại
nội dung học tập.
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
1. Đọc bản đồ
Để đọc được bản đồ, chúng ta cần phải hiểu:
- Ngôn ngữ bản đồ (hệ thống các kí hiệu trên bản đồ)
- Xác định đối tượng địa lí cần đọc, đặc điểm của đối tượng và các mối quan hệ xung quanh nó.
2. Thực hành đọc bản đồ
- Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ
- Tìm đường đi trên bản đồ
2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số ứng dụng bản đồ trên máy tính và điện thoại
thông minh.
a. Mục tiêu
- Biết cách sử dụng một số cơng cụ tìm đường đi trên máy tính và điện thoại thông minh.
b. Nội dung
- Hướng dẫn cách sử dụng và thực hành tìm đường đi bằng một số ứng dụng bản đồ trên máy
tính và điện thoại thông minh cho học sinh.

c. Sản Phẩm
- Kết quả làm bài tập của học sinh
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ
Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết thực tế, em hãy
- Kể một số ứng dụng bản đồ trên máy tính và điện thoại thơng minh mà em biết?
- Giới thiệu một số tính năng cơ bản của các ứng dụng đó mà em biết?


Các em có thể tham khảo thêm một số ứng dụng bản đồ để chỉ đường khác qua link sau:
Top 10 Ứng Dụng Bản Đồ Chỉ Đường tốt nhất hiện nay (Không chỉ Google Map và Apple
Map) />*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
3. Hoạt đông luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng để xác định vị trí một số đối tượng
địa lí trên lược đồ
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Dựa vào Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng Sơng Hồng,

em hãy cho biết:
+ Vùng ĐB sơng Hồng có các tỉnh, thành phố nào?
+ Kể tên các loại đất chính của vùng?
+ Kể tên một số loại khống sản chính của vùng và nơi phân
bố của nó?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào lược đồ trả lời câu hỏi.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của
hs.


4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Vẽ lược đồ trí nhớ dựa vào ứng dụng chỉ đường trên Google Maps hoặc Apple Maps
c. Sản Phẩm
- lược đồ trí nhớ học sinh tự vẽ.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Sử dụng ứng dụng Google Maps hoặc
Apple maps em hãy vẽ lược đồ trí nhớ, con
đường từ nhà đến trường.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vẽ lược đồ trí nhớ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá
hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×