Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thực trạng giải pháp giải quyết vấn đề môi trường trong xây dựng nông thôn mới hiện nayThực trạng giải pháp giải quyết vấn đề môi trườngbtrong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.15 KB, 10 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngát
Học viên lớp:
Câu hỏi: Đồng chí hãy phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết
vấn đề môi trường trong xây dựng NTM hiện nay, liên hệ địa phương đồng
chí cơng tác.
Bài làm
1.

Khái niệm Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là một chính sách về một mơ hình phát triển cả về nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các
chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng thể,
khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Xây dụng NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển
(đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất trên
tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mơ hình cũ,
chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn
đồng lịng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển
tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ) và đời sống của người dân được
nâng cao; nếp sống văn hóa, mơi trường và an ninh nơng thôn được đảm bảo, thu
nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Kinh tế xã hội phát triển, đầu tư phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ. Tuy
nhiên nông nghiệp nông thôn chưa được quan tâm đầu tư đúng hướng. Trong quá
trình phát triển còn nhiều bất cập, cần giải quyết. Để phát triển cân đối hài hòa giữa
các ngành cần xây dựng NTM. Thực trạng ở nông thôn hiện nay:



Phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển, ô
nhiễm môi trường, tai tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, nét đẹp văn hóa bị mai một
mất đi,…; thực tế một số nhóm người khơng muốn ở nơng thơn. Tình trạng nữ hóa
lao động, già hóa nơng dân khá phổ biến; “ ngành nơng nghiệp ít người muốn vào,
nơng thơn ít người muốn ở, nơng dân ít người muốn làm”.
Sản xuất nơng nghiệp còn lạc hậu: manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến
còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông
sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng
nghiệp cịn thấp; cơ giới hố chưa đồng bộ.
Thu nhập của nơng dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thơn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế
khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã
còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn cao, cơ hội có việc làm mới tại
địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ
nghèo còn cao.
Do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc đổi mới đối
với giai cấp nông dân (giai cấp đã cùng với giai cấp công nhân đi suốt chiều dài
lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong công cuộc kháng chiến, giai cấp nông
dân là đội quân chủ lực của cách mạng nước ta đã đóng góp hi sinh nhiều nhất sức
người, sức của cho cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với tinh thần: Thóc
khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người. Trong hịa bình, giai cấp nơng
dân là lực lượng đi đầu sự nghiệp đổi mới (khốn 10, 100, điển hình là Vĩnh Phúc)
và ngay trong thời kỳ suy giảm kinh tế (năm 2008) nông nghiệp cũng là trụ đỡ
giúp cho nền kinh tế nước ta vượt qua khủng hoảng. Như vậy, với hơn 70% dân số,
nông dân nước ta là lực lượng cốt yếu giữ cho đất nước ổn định nhưng trên thực tế
giai cấp nơng dân bị thiệt thịi nhiều nhất, được thụ hưởng thành quả của công cuộc
đổi mới thấp nhất: Cơ sở hạ tầng hạn chế, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khó khăn,
thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất lượng cuộc sống thấp,



người dân phải đóng góp nhiều,… vì vậy cần xây dựng NTM để nhà nước quan
tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân.
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để cơng
nghiệp hóa cần 03 yếu tố chính: Đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Trong 03 yếu tố
này thì có 03 yếu tố thuộc về nông nghiệp, nông dân, qua xây dựng NTM sẽ quy
hoạch lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước cơng nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông
nghiệp, nông thơn lạc hậu, nơng dân nghèo khó.
2.

Thực trạng vấn về mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đã trở thành
một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội. Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính
quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân, Chương trình
NTM đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của các
chun gia, tiêu chí mơi trường trong Chương trình vẫn là tiêu chí khó thực hiện
nhất.
Việc thực hiện tiêu chí mơi trường trong xây dựng nông thôn mới, ở nhiều xã
vùng nông thôn hiện nay đã xuất hiện những làng, đường bích họa, dịng sơng
khơng rác, đường hoa, cây xanh… Đây là những mơ hình tiêu biểu mà nhiều xã,
ấp, bản đã triển khai giúp thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và nâng cao chất lượng
sống người dân.
Xây dựng NTM, các tiêu chí có thể đạt được, nhưng về tiêu chí mơi trường là
tiêu chí khó thực hiện nhất. Ngun nhân là do mơi trường nông thôn đang chịu
sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông

nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề…Cụ thể, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu,
tỷ lệ đạt thấp. Ranh giới giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh còn chưa rõ ràng,


nhiều xã mới chỉ đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh chứ chưa đạt tiêu chuẩn nước
sạch.
Các hộ chăn nuôi gia đình dù đã xử lý mơi trường nhưng khơng triệt để, gây
thất thốt xả thải ra mơi trường; chưa kể đến những doanh nghiệp vì lợi nhuận mà
“bán rẻ lương tâm”, bất chấp tính mạng và sức khỏe của người dân, cịn có hành vi
che giấu sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặt khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh đa phần nhỏ lẻ, vốn ít, cơng nghệ lạc
hậu, việc xử lý môi trường là tự phát, chưa có báo cáo đánh giá tác động mơi
trường; các làng nghề chưa được quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường; ý thức của
chủ doanh nghiệp chưa cao, còn tư tưởng chạy theo lợi nhuận... là những nguy cơ
gây ảnh hưởng đến mơi trường.
Ngồi ra, do thiết bị, cơng nghệ trong sản xuất cơng nghiệp, làng nghề, tiểu thủ
cơng nghiệp... cịn lạc hậu và thủ công, khu vực sản xuất, kinh doanh hầu như chưa
có các cơng trình xử lý nước thải nên hậu quả về ô nhiễm môi trường ngày càng
gia tăng. Hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
về BVMT chưa cao, chưa xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công
tác quản lý, BVMT…
Mặt trái và hệ lụy của q trình đơ thị hóa tăng nhanh đã tác động rất lớn đến
mơi trường, trong đó khơng thể tránh khỏi việc môi trường sống của con người
đang bị đe dọa, suy thối nghiêm trọng bởi ơ nhiễm từ các chất thải, nước thải của
các khu công nghiệp, làng nghề, khu dân cư... Vì vậy, việc xây dựng NTM đặt ra
mục tiêu, tiêu chí cho các vùng nơng thơn cũng vừa là thách thức, vừa là động lực,
là cơ hội để bộ mặt nông thôn khởi sắc trên đà phát triển. Song, vấn đề cốt lõi là
suy nghĩ và hành xử đúng mực của con người đối với thiên nhiên, mơi trường.
Bên cạnh đó, chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường

học, bệnh viện, làng nghề... cũng ảnh hưởng môi trường nông thôn trong nhiều
năm qua. Mặc dù, nhiều địa phương đã có những giải pháp tích cực như ra nghị
quyết chuyên đề, giao cho các đoàn thể phụ trách, hỗ trợ một phần kinh phí cho


người dân, xây lị đốt rác thải tại gia đình... để giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
song dường như mới chỉ là giải pháp tạm thời chứ chưa có tính bền vững lâu dài.
Hiện nay, cả nước có hơn 5.800 xã đạt tiêu chí về mơi trường. Nhằm thực hiện
tốt cũng như bảo đảm tiêu chí mơi trường, các địa phương đã vận dụng sáng tạo và
ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện thực tế, nhằm đẩy nhanh
hồn thành tiêu chí này. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải, chất
thải rắn sinh hoạt, đầu tư lò đốt rác... xây dựng các mơ hình xanh, sạch, đẹp. Nhiều
mơ hình cải tạo cảnh quan ở thôn, bản, ấp đã được các địa phương áp dụng sáng
tạo như con đường, làng bích họa, dịng sơng khơng rác, biến bãi rác thành vườn
hoa, tuyến đường xanh, sạch, đẹp.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, vấn đề cần quan tâm trước hết là có biện
pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề;
cải tạo kênh, mương, cống rãnh, ao hồ; xây dựng cảnh quan, hình thành các điểm
sinh hoạt cơng cộng. Bên cạnh đó, cần hồn thiện khung thể chế, chính sách quy
định, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các nội dung của tiêu chí mơi trường để phù hợp
thực tiễn theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu, tiêu chí; ứng dụng khoa học và cơng
nghệ trong xử lý, xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững, thân
thiện với môi trường và không phát sinh chất thải; phát huy hết mức vai trò của
người dân trong cơng tác giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn; vận
động nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơng trình hợp vệ sinh, chỉnh
trang nhà vườn, bố trí chuồng trại chăn ni hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn
hóa, văn minh; huy động người dân vào cuộc, có kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở, bảo
đảm sự bền vững thông qua việc đưa các quy định về bảo vệ môi trường và xây
dựng cảnh quan vào các quy ước, hương ước của thơn, bản... để các hộ gia đình
nghiêm túc thực hiện; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với hành vi vi

phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.

Một số giải pháp để thực hiện tiêu chí Mơi trường trong xây dựng NTM

Để triển khai hiệu quả Chương trình NTM, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng
nơng thơn mới đã đề ra một số giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực chủ động của nhân


dân thực hiện và giám sát Chương trình NTM; Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc
dân chủ, công khai, minh bạch; tạo điều kiện để người dân thực sự là chủ thể thực
hiện Chương trình.
Đồng thời phải hồn thiện nâng cao chất lượng xây dựng NTM bền vững.; Huy
động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển kinh tế; Chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm nghèo gắn với việc thực
hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững trên địa bàn; Ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công
nghệ, xây dựng mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao.

Liên hệ địa phương nơi công tác:
Kết quả xây dựng NTM huyện Hải Hậu giai đoạn 2010- 2020
Hải Hậu là huyện đồng bằng ven biển thuộc châu thổ Sơng Hồng, nằm ở
phía Đơng Nam của tỉnh Nam Định, có diện tích tự nhiên 23.000 ha, dân số trên 26
vạn người, có 33 km bờ biển và 32 xã, 3 thị trấn, với 546 đơn vị cấp xóm. Là
huyện thuần nơng, giàu truyền thống cách mạng, kỷ cương, nền nếp, với nhiều
năm liên tục là điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước (liên tục từ năm 1978 đến
nay). Huyện có hệ thống chính trị vững mạnh, tình hình an ninh, chính trị luôn ổn
định; nguồn lao động dồi dào, nông dân có kinh nghiệm thâm canh, điều kiện thổ

nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản hàng hóa.
Từ năm 2009 huyện Hải Hậu được Ban Chỉ đạo Trung ương lựa chọn làm
huyện điểm và chọn xã Hải Đường làm xã điểm của Trung ương thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng NTM. Cùng với xã thí điểm của Trung ương, xã Hải Lộc
cũng đã được tỉnh Nam Định lựa chọn làm thí điểm của Tỉnh.
Một số kết quả đạt được trong xây dựng NTM của huyện Hải Hậu giai đoạn
2010 - 2020 đặc biệt kết quả đạt được về tiêu chí mơi trương trong xây dựng NTM
Về các cơng trình mơi trường nơng thơn:


Đã đầu tư xây dựng 35 khu xử lý rác thải tập trung theo cơng nghệ lị đốt rác
bằng khí tự nhiên, đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh
thường xuyên trên địa bàn, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Tồn huyện
có 81.990 giếng UNICEF, 02 nhà máy nước sạch tại Hải Tồn và thị trấn n
Định; Có 91.474 hộ (= 100% số hộ) dùng nước hợp vệ sinh. Hiện nay huyện đang
đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch (công suất 10.000 m 3/ngày đêm), dự kiến đến
năm 2020 sẽ hoàn thành đưa nhà máy vào hoạt động, đảm bảo cung cấp đủ nước
sạch cho 100% dân số của huyện.
Công tác làm vệ sinh môi trường được phát động tuyên truyền ở tất cả các
xã, các thơn, xóm và trở thành nề nếp; định kỳ hàng tháng tổ chức ngày vệ sinh
mơi trường trong khu dân cư, đường dong xóm, nơi cơng cộng.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội nông thơn đã có bước phát triển khá, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội và cải thiện tốt hơn điều kiện sống và làm việc của người dân.
Về làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường: Công tác bảo vệ môi trường được
quan tâm, triển khai đồng bộ trên toàn huyện: Các xã, thị trấn đã thành lập tổ thu
gom rác thải, vận động người dân di dời các khu chăn nuôi tập trung ra khỏi khu
vực đông dân cư; hỗ trợ các hộ chăn ni xây dựng 1.571 hầm Biogas để giảm tình
trạng ơ nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Phong trào cộng đồng dân cư thường xuyên ra quân làm tổng vệ sinh, chỉnh

trang cảnh quan mơi trường thơn, xóm, hộ gia đình được phát động và thực hiện tốt
trong toàn huyện. Đến nay các xã, thị trấn đã xây dựng được trên 500 km đường
hoa và cây xanh, có điện chiếu sáng về đêm và giao cho Chi hội Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên, Hội Cựu chiến binh tự quản... Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng
hộ gia đình thường xuyên xanh - sạch - đẹp. Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ
sinh môi trường nông thôn với sự tham gia của cộng đồng đã đi vào nề nếp. Từ
năm 2014 có 100% số hộ gia đình của tồn huyện đã có đủ 3 cơng trình vệ sinh
theo chuẩn.
Cả 35 xã, thị trấn của huyện đã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung,


với 35 lò đốt rác đạt tiêu chuẩn. Các khu xử lý rác thải ở các xã đang tiếp tục được
nâng cấp theo hướng thân thiện với môi trường. Huyện đã quy hoạch khu xử lý
chất thải tập trung quy mô cấp huyện (10 ha) tại Thị trấn Thịnh Long.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đều có phương án và cam kết
thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định.
Các xã, thị trấn đều duy trì hoạt động thường xuyên của tổ thu gom, xử lý
rác thải; đang tích cực triển khai phong trào xây dựng cảnh quan môi trường nông
thôn “Sáng, Xanh sạch, Đẹp” thông qua việc chỉnh trang khn viên gia đình,
trồng hoa, trồng cây bóng mát, nâng cấp hệ thống điện trên các tuyến đường, kiên
cố hóa và làm sạch đẹp thường xuyên các tuyến kênh, xây dựng rãnh thoát nước
trong khu dân cư. Tồn huyện hiện đã có trên 500 km đường hoa; 100% các tuyến
kênh được khốn quản giải tỏa dịng chảy, nạo vét và làm vệ sinh thường xuyên.
Kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2020 - 2025
Tại Đại hội lần thứ 27 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị
quyết số 05-NQ/HU ngày 25/04/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa
XXVII về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng huyện Hải Hậu nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025
Đồng thời UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch để thực hiện Nghị quyết số
05-NQ/HU ngày 25/04/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVII về

tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng huyện Hải Hậu nông thôn mới nâng cao,
nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Trong đó có một số nội dung về tiêu
chí mơi trường trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu như sau:
Xác định các nội dung, nhiệm vụ, xây dựng các giải pháp, lộ trình phân cơng
cụ thể cho các ban, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn để triển khai thực
hiện, nhằm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện Hải Hậu NTM nâng cao, NTM
kiểu mẫu, góp phần hồn thành các chỉ tiêu Đề án xây dựng huyện Hải Hậu NTM
kiểu mẫu về “Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp để phát triển bền vững giai đoạn 20192025”.
Xây dựng NTM để đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực


nông thôn không ngừng được nâng cao, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, kết nối; kinh tế nơng thơn phát triển
mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, chú trọng sản xuất
nông nghiệp sạch, công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thương
mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; mơi trường, cảnh
quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; xã hội nơng thơn dân chủ, đồn
kết, văn minh, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thực sự là miền quê thanh bình;
hệ thống chính trị ở nơng thơn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự
được giữ vững.
Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của tiêu chí mơi trường trong xây
dựng NTM kiểu mẫu:
Bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn
Các xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch công tác
quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hải Hậu giai đoạn 20212025; đồng thời thực hiện tốt các nội dung xây dựng cảnh, quan mơi trường nơng
thơn “Sáng, Xanh, Sạch, Đẹp”, trong đó cần tập trung các nội dung sau:
- Cấp huyện: Tiếp tục triển khai Đề án khoán quản giải tỏa vật cản dịng
chảy và vệ sinh mơi trường các tuyến kênh mương.
- Cấp xã: + Các xã, các xóm thường xuyên phát động và tổ chức các đợt
tổng vệ sinh môi trường; vận động các thơn xóm và nhân dân quan tâm chỉnh trang

cảnh quan khn viên gia đình, nơi cơng cộng; bổ sung các bồn hoa, chậu hoa và
trồng bổ sung cây bóng mát trên dọc các tuyến đường nơng thơn, trạm y tế, khu trung
tâm và các cơng trình phúc lợi cơng cộng. Xây dựng và duy trì các tuyến đường
kiểu mẫu, vườn hoa kiểu mẫu, vườn mẫu…
+ Nhân rộng nhanh mơ hình phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình; phấn
đấu đến năm 2024 có 100% số đơn vị cấp xóm và trên 95% số hộ gia đình của xóm
thực hiện phân loại và xử lý rác thải tại nguồn; 100% rác thải nguy hại được thu gom,
xử lý theo quy định. Duy trì thường xuyên, hiệu quả hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải. Thường xuyên duy trì và nâng cấp các khu xử lý rác thải


đảm bảo thân thiện môi trường.Thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, khắc phục
ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu chăn nuôi, các cụm công nghiệp,
vùng nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh



×