Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Để được nhà tuyển dụng chú ý và nhớ đến pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.74 KB, 5 trang )

Để được nhà tuyển dụng chú ý và nhớ đến



Bạn muốn thể hiện ưu điểm và che giấu khuyết điểm khi đi phỏng vấn? Bạn
không muốn bị “đỏ mặt tía tai” trước những câu hỏi kỳ hoặc của nhà tuyển
dụng (NTD)? Bạn muốn tạo ấn tượng tốt với NTD? Bạn có hàng trăm điều
muốn và không muốn khác khi đi phỏng vấn? Mời bạn tham khảo những
chia sẻ của ông Nguyễn Lương Hùng (Giám đốc nhân sự - Colgate Palmolive
Việt Nam) để có một buổi phỏng vấn thành công.

Cách thể hiện ưu, nhược điểm
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán công nợ, mà bạn thì không được nhanh nhẹn
cho lắm. Đây rõ ràng là một nhược điểm. Tuy nhiên một kế toán thì cần phải cẩn
thận, do đó bạn có thể chứng minh với NTD rằng bạn “hơi chậm nhưng mà chắc”.
Như vậy, bạn đã biến nhược điểm của mình thành ưu điểm rồi đấy!
Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đầy đủ thông tin để trình bày khi phỏng vấn.
Bạn đừng cố đoán NTD sẽ hỏi gì và chỉ chuẩn bị theo những câu hỏi đó. Bạn sẽ
hụt hẫng, lúng túng và thậm chí không biết trả lời như thế nào khi không “trúng
tủ”. Bạn cũng nên nhờ người thân và bạn bè chỉ rõ những ưu - nhược điểm của
mình, nếu bạn nhờ được những người có kinh nghiệm thì càng hay.
Khi trình bày ưu điểm, bạn nên tập trung nói về những ưu thế nổi bật trong học tập
lẫn trong hoạt động xã hội - đoàn thể và nhớ chỉ trình bày những điều có lợi đối
với công việc và công ty bạn đang ứng tuyển. Hãy nhấn mạnh ưu điểm nhưng
cũng đừng nói quá, vì nếu NTD hỏi sâu vào vấn đề này mà bạn không trả lời được
rành mạch thì bạn sẽ bị mất điểm ngay. Bạn có thể trình bày một ưu điểm rõ ràng
nào đó để nêu bật thành tích mà bạn đã đạt được. Tránh nói những câu chung
chung như “Tôi luôn hết lòng tận tụy với công việc của mình, chỉ rời công ty sau
khi đã giải quyết hết công việc được giao trong ngày và lên kế hoạch cho ngày
hôm sau.”
Đối với nhược điểm, bạn có thể trình bày theo hướng giảm nhẹ chúng, sau đó nêu


cách khắc phục và kết thúc nhận xét của bạn bằng những điểm mạnh. Ví dụ: bạn
thừa nhận điểm yếu của mình là chậm tính toán, nhưng đưa ra cách khắc phục là
luôn mang máy tính bên mình. Hay bạn cho rằng mình đánh máy hơi chậm nhưng
chứng minh được bạn sẽ khắc phục trong thời gian ngắn nhất bằng một biện pháp
cụ thể nào đó…
Đối phó với những câu hỏi khó
Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn phải tập trung quan sát, lắng nghe bằng cả hai
mắt và hai tai. Phải tập trung chú ý không một giây xao lãng, nếu ban không muốn
bỏ sót bất cứ một điểm quan trọng nào. Cộng thêm những gì bạn đã tìm hiểu trước
về NTD, bạn có thể nắm được tổng quát các yêu cầu thực sự của NTD - sẽ là một
lợi thế để bạn chiếm vị trí “thượng phong” so với các ứng viên khác.
Trên thực tế, có đến 90% ứng viên thất bại vì không xử trí được những tình huống
này. Có rất nhiều hình thức phỏng vấn, trong đó phỏng vấn áp lực thường tạo
nhiều khó khăn cho ứng viên. Nếu chưa biết gì về loại hình này, khi “lâm trận”,
nhiều ứng viên dễ dàng thất bại và thậm chí bị “sốc” vài ngày sau đó. Bạn cần phải
biết phỏng vấn áp lực là gì và cách đối phó ra sao.
Trong buổi phỏng vấn dạng này, ứng viên thường đối mặt với một ban bệ tuyển
dụng và phải trả lời các câu hỏi hóc búa và khá “oái oăm” của họ. Chẳng hạn, một
người trong ban có thể mở màn ”tấn công” bạn với câu hỏi: “Anh (Chị) có cái tên
nghe chẳng hay chút nào, anh (chị) nghĩ sao về tên của mình?” Có thể ứng viên sẽ
mất bình tĩnh ngay, bối rối, và thậm chí tức giận rồi “chết đứng” sau đó. Vậy là
thất bại!
Bạn nên nhớ, để tổ chức một đợt tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp phải tốn khá
nhiều chi phí, do đó họ sẽ không chủ ý dùng loại hình phỏng vấn này để đánh rớt
ứng viên. Mục đích chính của NTD là đánh giá khả năng xoay sở và đối phó tình
huống của ứng viên. Loại hình phỏng vấn này thường được áp dụng khi tuyển các
vị trí quan trọng, đòi hỏi ứng viên có sự chuẩn bị thật kỹ về tâm lý và xem phỏng
vấn là một cuộc chiến bằng trí óc.
Thông thường NTD sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi khó và những câu hỏi trực tiếp
châm biếm, đả kích ứng viên… Trên nguyên tắc, những câu hỏi như vậy bắt buộc

phải hợp lý, không đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như tín ngưỡng, thuần
phong mỹ tục hay đời tư cá nhân. Tuy nhiên, không phải NTD nào cũng có thể đặt
được câu hỏi đúng yêu cầu như vậy. Nếu gặp phải những tình huống đó, ứng viên
có quyền không trả lời, nhưng dĩ nhiên cũng không được yên lặng. Ứng viên phải
mạnh dạn chỉ ra đó là câu hỏi không phù hợp, đề nghị NTD đưa ra một câu hỏi
khác hoặc một vấn đề khác.
”Gieo hạt giống” trong lòng NTD
Sau cuộc phỏng vấn, NTD thường sẽ gửi thư cảm ơn kèm theo thông báo bạn đã
trúng hay không trúng tuyển. Nếu chưa đạt, cánh cửa việc làm chưa hẳn đã khép
lại hoàn toàn. Bạn sẽ tận dụng cơ hội này để viết thư trả lời cảm ơn NTD. Trong
thư, bạn cảm ơn NTD đã dành thời gian phỏng vấn cùng vài điều bạn rút ra được
từ cuộc phỏng vấn đó. Điều bạn cần nhớ trước khi kết thúc thư cảm ơn là việc
“yêu cầu” được lưu ý đến trong các kỳ tuyển dụng tương lai. Đây là một cách gây
ấn tượng với NTD. Trong thực tế, rất ít ứng viên biết tận dụng cơ hội này.
Thông thường, ứng viên trúng tuyển có thể bị “rơi rụng” dần trong quá trình thử
việc. NTD sẽ phải tìm người mới để lấp vào chỗ trống. Trong trường hợp này, họ
sẽ lọc lại các hồ sơ cũ và những ứng viên nào tạo được ấn tượng tốt sẽ được NTD
nhớ đến trước tiên. Vì vậy cơ hội việc làm sẽ lại đến với bạn một lần nữa.

×