Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề tôn giáo. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.78 KB, 16 trang )

2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………..3
NỘI DUNG ………………………………………………………...5
Phần 1. Phần lý luận………………………………………………...5
1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tơn giáo………………….5
1.1.1 Bản chất của tôn giáo …………………………………….5
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo……………………………………6
1.1.3 Tính chất tơn giáo………………………………………….7
1.2 Ngun tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội……………………………………9
1.3 Chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam……………………………….10
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân……………………..12
2.1 Liên hệ thực tế …………………………………………………....12
2.2 Liên hệ bản thân …………………………………………………..14
KẾT LUẬN ………………………………………………………..…16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….......17


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay thế giới đang ngày càng phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn qua từng
thời đại .Tuy nhiên dù ở bất cứ thời đại nào của nền văn minh nhân loại thì con người
ln có những nhu cầu tồn tại trong cuộc sống và một trong những số đó chính là tôn
giáo .Trong đời sống tinh thần của con người ,tôn giáo ln đóng một vai trị nhất định và
là lĩnh vực quan trọng thuộc nhu cầu tồn tại của cuộc sống con người mà bất cứ thời đại
nào của nền văn minh nhân loại (từ khi có chế độ sở hữu tư nhân tới nay) người ta đều


phải đưa ra những triết lý, quan niệm, tiêu chuẩn, quy định ứng xử và điều chỉnh quan hệ
xã hội của thời đại họ đang sống. Sở dĩ đây là vấn đề nghiên cứu được đặt ra đầu tiên, bởi
chủ nghĩa Mác - Lênin đặt nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho chúng ta nhận thức và
xử lý các vấn đề tơn giáo một cách khoa học.Vì vậy, nghiên cứu vấn đề tôn giáo qua quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thực tiễn đối với
q trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó , vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam . Bởi
vì đất nước ta là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, hầu hết các hình thức tơn giáo từ cổ đại
đến hiện đại đều có mặt ở Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của tôn giáo tác động, chi
phối đến các mặt của đời sống .Và một trong những tôn giáo tồn tại lâu đời nhất ở nước
ta và có những tác động nhất định đến mọi mặt của đất nước ta chính là phật giáo. Phật
giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như
ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng, đạo lí …. Nhìn chung mọi giáo lý phật giáo đều
chứa đựng tính nhân văn sâu sắc giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có
trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của tồn xã hội. Vì vậy
trong định hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta ln
coi trọng vai trị của các tôn giáo và mỗi người dân cần phải xác định rõ và nhìn nhận một
cách đúng đắn hơn về vấn đề tôn giáo, hiểu rõ hơn về ảnh hưởng to lớn của các tôn giáo
hiện nay đặc biệt là phật giáo đối với nước ta ,chấp hành pháp luật của Đảng và nhà nước
,góp phần phát triển chung cho đất nước, xã hội . Và đó cũng chính là lí do em quyết định
chọn nghiên cứu đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo. Ảnh
hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


4

Mục đích: Qua q trình nghiên cứu đề tài giúp chúng ta nắm được quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo và cả bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn
giáo và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh đó hiểu rõ hơn tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của tôn giáo đến xã hội lồi
người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng . Cuối cùng là nắm rõ được những ảnh
hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo như định nghĩa,bản chất,nguồn gốc,chức năng của tôn giáo
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau đó
liên hệ đến vấn đề tơn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội
ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
tôn giáo, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: vấn đề tôn giáo qua chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là Phật
giáo tại Việt Nam hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp
:thống nhất lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Qua quá trình và nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn
đề tôn giáo sẽ giải quyết được vấn đề lý luận về tôn giáo, hiểu rõ hơn về các vấn đề tơn
giáo .Từ đó đưa ra nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì xã hội chủ nghĩa .
Liên hệ đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề tôn giáo qua quan điểm chủ
nghĩa Mác-Lênin .Nâng cao hiểu biết của bản thân ,học sinh ,sinh viên về vấn đề tôn giáo
và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội giúp nhận ra được vai trò và mặt tích


5

cực, tiêu cực của vấn đề từ đó có cái nhìn cụ thể, khách quan hơn và có nhận thức những

hành động mang tinh thần Phật giáo đúng đắn , chuẩn mực, phù hợp với quan điểm chính
sách của Đảng và nhà nước ta.Tuân theo quy định pháp luật của Đảng và Nhà Nước.

NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tơn giáo
1.1.1 Bản chất của tôn giáo
Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của các nhà duy vật trước đó, các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác - Lênin đã lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo và cho rằng tôn giáo là
một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, thông qua hệ thống các
biểu tượng siêu nhiên và niềm tin. Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự
phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn
ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan.Thơng qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự
nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí... Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó
Ph.Ăngghen cho rằng:”... tất cả mọi tơn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào
trong đầu óc của con người - của nhữnglực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thể đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế” (2) Chính con người đã khốc cho thần thánh những sức
mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được
chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”.
Trên thực tế ta có thể thấy được các tơn giáo cụ đều có những tiêu chí cơ bản sau :
có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh đề tôn thờ niềm tin tơn
giáo; có hệ thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan, nhân
sinh quan, đạo đức, lễ nghi của tơn giáo; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự,
quản lý điều hành việc đạo (người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay khơng chun
nghiệp); có hệ thống tín đồ đơng đảo, những người tự nguyện tin theo một tôn giáo nào
đó,và được tơn giáo đó thừa nhận. Tơn giáo chính là mộ hiện tượng xã hội phản ánh sự
yếu thế, bất lực ,bế tắc của con người trước tự nhiên,xã hội và trước các thế lực trong đời
sống.



6

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo là
một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra.Tơn giáo được con người tạo ra
vì mục đích và lợi ích của con người ,nhằm phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy
nghĩ của họ. Tuy nhiên con người lại bị lệ thuộc vào tơn giáo, tuyệt đối hố và phục tùng
tôn giáo vô điều kiện. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, sản xuất vật chất và các
quan hệ kinh tế là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã
hội. Vậy nên cũng quyết định sự tồn tại và phát triển của tôn giáo . Mọi quan niệm về tôn
giáo, các tổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ
những điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở
kinh tế. Tôn giáo là một sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự
nhiên và lịch sử xã hội xác định .
Bên cạnh sự tồn tại của tơn giáo cịn có tín ngưỡng và mê tín , giữa chúng đều có
điểm chung chính là đều là những niềm tin của con người gửi gắm vào đối tượng siêu
hình và những điểm khác nhau nhất định. Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự
ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm tincủa con người trước các sự vật, hiện
tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ tuy
nhiên lại chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyền giáo , chưa có giáo luật ,…. Ví
dụ Tín ngưỡng thờ các vị anh hùng dân tộc , tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,… Mê tín là
niềm tin mê muội, viển vơng, không dựa trên một cơ sở khoa học nào hoặc là niềm tin về
mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, sự vật, hiện tượng , nhưng thực tế khơng có mối
liên hệ cụ thể, rõ ràng, khách quan, tất yếu, nhưng được bao phủ bởi các yếu tố siêu
nhiên, thần thánh, hư ảo. Dị đoan là sự suy đoán, hành động một cách tùy tiện, sai lệch
những điều bình thường, chuẩn mực trong cuộc sống. Mê tín dị đoan là niềm tin của con
người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến
những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức,trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật,
gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng.”
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo

Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế-xã hội :Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tôn giáo ra
đời do trình độ lực lượng sản xuất thấp, kém đã làm cho con người không nắm được thực
tiễn những lực lượng tự nhiên, mà cảm thấy yếu đuối và bất lực trước tự nhiên rộng lớn
và bí ẩn, vì thế, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa


7

những sức mạnh đó.Và khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm
thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ khơng giải thích được
nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về số phận
và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những thần tượng có khả
năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.
Nguồn gốc nhận thức :Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người
về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn, trước mắt con người, thế giới vừa
luôn là cái hiểu được, vừa luôn là cái bí ẩn. Điều gì khoa học chưa giải thích được thì
con người dễ xun tạc nó, thường được giải thích thơng qua lăng kính các tơn giáo.Sự
xuất hiện và tồn tại của tơn giáo cịn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người.
Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp,
chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn
tại và phát triển. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách
quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật và phát triển tôn giáo. Nguồn
gốc nhận thức của tơn giáo chính là sự tuyệt đối hố, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận
thức con người về tự nhiên,xã hội và bản thân con người là có giới hạn nên đã thần thánh
hóa những điều chưa nhận thức được hay nói cách khác biến cái nội dung khách quan
thành cái siêu nhiên, thần thánh.
Nguồn gốc tâm lý :Nguồn gốc tâm lý là ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (cả tích cực và
tiêu cực) đến sự ra đời của tôn giáo. Trong cuộc sống, những trạng thái tâm lý mang tính
tiêu cực như sự bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sợ hãi,…dễ dẫn con người đến với tôn
giáo để mong được sự an ủi, che chở, giúp đỡ làm giảm nỗi khổ đau của con người trong

cuộc sống hiện thực.Cả những tình cảm tích cực như tình u, lịng biết ơn, lịng kính
trọng đối với những người có cơng với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn
giáo, cả những điều mong muốn nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực muốn được
đền bù hư ảo. Các yếu tố như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những
nguyên nhân tâm lý dẫn đến sự hình thành, duy trì và phát triển niềm tin tơn giáo.
1.1.3 Tính chất tơn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo :Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, trong
từng giai đoạn lịch sử, tơn giáo có sự hình thành,tồn tại và biến đổi cho phù hợp với kết
cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Trong q trình vận động của các tơn giáo, chính


8

các điều kiện kinh tế - x hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách
thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến
một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự
nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình
và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tơn giáo sẽ sẽ dần dần mất đi vị trí của
nó trong đời sống xã hội và cá trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
Tính quần chúng của tơn giáo: Tơn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở mọi nơi
với số lượng tín đồ đơng đảo hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá
cao trong dân số thế giới, và có xu hướng ngày càng đơng. Tuy nhiên tính quần chúng
của tơn giáo khơng chỉ biểu hiện ở số lượng các tín đồ mà cịn ở chỗ các tơn giáo là nơi
sinh hoạt văn hố, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Tuy tơn giáo phản
ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một
xã hội tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tơn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo
hướng thiện. Vì vậy, cịn được nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội,
đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo.
Tính chính trị của tơn giáo: Tơn giáo trong xã hội chưa có giai cấp tôn giáo chỉ phản
ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh

mình, các tơn giáo ngun thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc
ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế – xã hội, thời kỳ này trong tôn giáo chưa hề có tính
chính trị. Tính chính trị của tơn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự
khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp.khi xã hội phân chia giai cấp. Do tôn giáo là
sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các
giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tơn giáo mang
tính chính trị. Và sau khi xã hội phân chia giai cấp ,xuất hiện các nhà nước, quốc gia với
các vùng lãnh thổ riêng biệt, tơn giáo lúc này khơng chỉ cịn là một nhu cầu tinh thần của
quần chúng mà còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp bức
giai cấp và bóc lột của mình , chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội và thực
hiện sự bành trướng, xâm lược vì vậy lúc này tơn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản
tiến bộ.Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dịng, hệ, phái nhiều khi cũng
mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ
phận của đấu tranh giai cấp. Ngày nay, tơn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng,


9

phức tạp khơng chỉ ở quốc gia mà cịn cả phạm vi quốc tế, sự xuất hiện các tổ chức quốc
tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số
quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và
đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngồi tơn giáo của
họ.
1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Một là ,Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân
dân: Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và bảo
đảm, là một khái niệm dùng để chỉ quyền của con người được thực hiện các hành vi tôn
giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của cá nhân một cách tự do, con người được theo hoặc
khơng theo một tín ngưỡng tơn giáo nào, những quyền tự do đó phải nằm trong khuôn
khổ pháp luật mà Nhà nước hiện hành quy định. Tơn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính

là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến
quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các
tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn
trọng và bảo hộ.
Hai là, Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tơn giáo phải gắn liền với q
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới :Theo chủ nghĩa Mác-Lênin: muốn thay đổi ý
thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng
nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh
chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang
cần có ảo tưởng. Điều cần thiết trước hết phải xác lập được một thế giới hiện thực khơng
có áp bức, bất cơng, nhèo đói và thất học… cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Vì
vậy, để khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Ba là, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo trong q trình giải quyết vấn đề tôn giáo : Khi xã hội đã xuất hiện giai
cấp thì chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tơn giáo. Và từ đó hai mặt chính trị và tư
tưởng thường thể hiện và có một quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi


10

tơn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng tơn giáo này. Mặt chính trị thể hiện sự lợi
dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cm, chống chủ nghĩa xã hội của các phần
tử phản động đội lốt tôn giáo. Đây là mâu thuẫn không đối kháng. Khắc phục mặt này là
nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài .Thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại
mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này,
trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh
sai lệch tân chất, là vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau.

Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tơn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối
tất cầu sắc, tiền khổ nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo Việc
làm thiệt hại mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hưởng cực đoan trong quá trình
quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo.
Bốn là, quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo :Tức là
phải nhìn nhận vai trị, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch
sử khác nhau là có thể rất khác nhau.Tôn giáo luôn luôn vận động và biến đổi không
ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể .Mỗi tôn giáo đều có
lịch sử hình thành, có q trình tồn tại và phát triển nhất định. Quan điểm, thái độ của các
giáo hội, giáo sĩ,giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Vì
vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những
vấn đề có liên quan đến tơn giáo và đối với từng tơn giáo cụ thể.
1.3 Chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam.
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và để tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Đảng ta khẳng định,
tín ngưỡng, tơn giáo sẽ tồn tại lâu dài cũng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Thực hiện nhất quán chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, theo
hoặc khơng theo một tơn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường đúng pháp luật.
Các tơn giáo hoạt động trong khn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đồn kết dân tộc. Đồng bào các
tơn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một mặt phải đoàn kết đồng
bào theo những tơn giáo khác nhau; mặt khác, phải đồn kết đồng bào theo tôn giáo và
đồng bào không theo tôn giáo, giải quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau


11

với người theo chủ nghĩa vô thần. Ta cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử,
đố kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tơn giáo và kiên quyết chống ấm mưu, thủ đoạn lợi

dụng tín ngưỡng tơn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc. Tăng cường sự
đồn kết vì mục tiêu ”dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, để cùng
nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi cơng dân đều có quyền và nghĩa
vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền
thống, tơn vinh những người có cơng với Tổ quốc và nhân dân.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng: . Đảng ta
muốn nhấn mạnh đến bản chất và vai trị quyết định của cơng tác vận động quần chúng
trong công tác tôn giáo, động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ
độc lập và thống nhất đất nước; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phịng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung,
bao gồm cả đồng bào tôn giáo. Công tác vận động quần chúng giúp đẩy mạnh phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đồng bào theo các tơn giáo,qua đó nâng cao trình độ, đời
sống cho đồng bào, làm cho quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn và tuân
theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở xác định công tác
tôn giáo mang nét đặc thù với sự tinh tế trong nhiều mối quan hệ, không chỉ là giải quyết
chính sách đối với tín đồ, ứng xử với chức sắc và tổ chức giáo hội mà cịn là cơng tác đấu
tranh chống địch lợi dụng tôn giáo, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng
và Nhà nước. Do vậy, Đảng ta xác định lực lượng làm cơng tác tơn giáo trong thời kỳ
mới là tồn bộ hệ thống chính trị. Cần củng cố và kiện tồn tổ chức bộ máy và đội ngũ
cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các cấp. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với các tôn giáo và đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo gây phương hại
đến lợi ích Tổ quốc và dân tộc.
Vấn đề theo đạo và truyền đạo: việc theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo (sinh
hoạt động, truyền đạo và quản đạo) phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật . Các tổ chức tôn
giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
Cùng với việc khẳng định quyền tự do hoạt động tơn giáo của tín đồ và các tổ chức tôn
giáo hợp pháp, cần nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân chưa được nhà nước thừa nhận tư



12

cách pháp nhân truyền đạo, nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền
tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân hay ép buộc người khác theo đạo.
Phần 2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1 Liên hệ thực tế
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Hầu hết các hình thức tơn giáo từ cổ đại
đến hiện đại, từ Đơng sang Tây đều có mặt ở Việt Nam. Vì tơn giáo đã xuất hiện ở nước
ta từ rất lâu nên sự tồn tại và phát triển của tôn giáo tác động, chi phối đến các mặt của
đời sống của nước ta.Một trong những tôn giáo đã tồn tại lâu đời và có ảnh hưởng nhất
định đến nước ta chính là Phật giáo. Với lịch sử hơn 2000 năm du nhập, Phật giáo đã
thấm sâu vào trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Phật giáo với tư
cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước ,Đạo
Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào
đất. Đạo Phật đã lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một
chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý của Phật giáo Việt
Nam cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá
trị tinh thần vô giá cho người dân trên xứ sở này .
Ảnh hưởng Phật Giáo qua ngôn ngữ: Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn
học Việt Nam ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều
người dùng đến kể cả những người ít học.Ví dụ như “tội nghiệp” mọi người điều nói tội
nghiệp nhưng khơng phải nhiều người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết
rất căn bản của Phật: "Thuyết nhân quả báo ứng" thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức
dân gian với những cách như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão" . Và cho đến hiện nay
còn nhiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xã, giác ngộ, sám hối đã được người dân Việt Nam
quen dùng như tiếng mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng.
Ảnh hưởng phật giáo qua ca dao và thơ ca : Ca dao dân ca phổ biến dưới dạng thơ lục bát
bao gồm nhiều đề tài khác nhau, tư tưởng đạo lý của phật giáo cũng thường được ông cha
ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên
răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống đạo

đức của dân tộc Việt Nam. Mà ca dao dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, dễ hiểu
trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, vậy nên cho đến hiện nay
khơng khó để nghe thấy những câu ca dao, dân ca mang đậm giáo lý của phật giáo.


13

Ảnh hưởng phật giáo qua các tác phẩm văn học: trong các tác phẩm văn học của các
nhà thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều hay
ít của phật giáo..Điểm qua một số thơ văn Việt nam có những ảnh hưởng của Phật Giáo
như tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”,… ta thấy tư tưởng, triết học Phật Giáo đã để lại
dấu ấn của mình sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam. Và những tác phẩm đó ít
nhiều vẫn cịn tồn tại đến ngày nay và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của Việt Nam
hiện nay
Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán: Đối với người Việt Nam, những
phong tục tập quán chịu ảnh hưởng phật giáo khá nhiều. Ví dụ như tập tục cúng rằm,
mùng một và lễ chùa, nghi thức ma chay, cưới hỏi, tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh
và bố thí,… Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì khơng ít các
tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.
Ảnh hưởng phật giáo đến các loại hình nghệ thuật : Nghệ thuật sân khấu (Hát bội, hát
chèo, cải lương và kịch nói), nghệ thuật tạo hình (kiến trúc,điêu khắc, hội họa). những tư
tưởng và hình ảnh của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong phong tục tập
quán, trong văn học và nghệ thuật của người Việt Nam trong lịch sử và nó sẽ tiếp tục tỏa
sáng cái tinh hoa độc đáo của mình cho dân tộc Việt nói riêng và cả nhân loại nói chung
trong tương lai.
Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức giao tiếp, ứng xử của người Việt :Phật giáo
Việt Nam đã từng đảm nhiệm xuất sắc vai trò giáo dục giá trị, đạo đức xã hội. Do hoàn
cảnh lịch sử quy định, Phật giáo trong suốt quá trình tồn tại, phát triển đã khơng ngừng
thể hiện vai trị giáo dục, định hướng giá trị, đạo đức xã hội. Tùy thuộc vào mức độ ảnh
hưởng của từng thời khác nhau mà ảnh hưởng của Phật giáo đối với vấn đề giáo dục giá

trị và đạo đức xã hội cũng khác nhau.
Ảnh hưởng của Phật giáo trong quan niệm đạo đức, nhân cách người Việt Nam: Phật
giáo đã thực sự đi vào đời sống đạo đức của người Việt thông qua chức năng giáo dục,
hướng con người tới các giá trị tốt đẹp, nhân văn.Và phật giáo đã trở thành triết lý sống
của người dân Việt Nam,từ tầng lớp trên lãnh đạo đất nước cho đến đông đảo các tầng
lớp trong xã hội ,đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức truyền thống của dân tộc ta từ xa
xưa cho đến hiện nay . Có thể khẳng định rằng,từ trong lịch sử dân tộc,Phật giáo Việt
Nam đã có nhiều đóng góp trong việc hình thành những quan niệm rất tích cực,nhân


14

bản.Những giá trị và chuẩn mực đạo đức mà Phật giáo đề cập đến đã đi vào cuộc sống và
được duy trì cho đến tận ngày nay.
Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt là tích cực và tiêu cực,vậy nên bên cạnh những ảnh hưởng
tích cực của Phật giáo đến đời sống xã hội Việt Nam hiện nay còn có những ảnh hưởng
tiêu cực khác.Các thế lực phản động lợi dụng Phật giáo để truyền bá các hành vi mê tín dị
đoan, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khi người dân có nhận thức
sai về các giá trị đạo đức của Phật giáo cũng sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
xã hội nước ta. Trong thực tế hiện nay, các sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo cịn tồn tại
khơng ít các hiện tượng mê tín, dị đoan như: xem tướng số, cúng sao giải hạn, đốt vàng
mã... tại các cơ sở thờ tự của Phật giáo còn diễn ra khá phổ biến, gây tốn kém về kinh tế
và ảnh hưởng xấu đến niềm tin người dân. Ví dụ như Chùa chiền vốn là nơi thanh tịnh,
giúp con người thư thái, tĩnh tâm. Nhưng cảnh chen lấn, xơ đẩy của những dịng người đi
lễ hội, đi chùa vào dịp đầu năm mới hoặc tuần, rằm cho thấy sự nhận thức của một bộ
phận phật tử, nhân dân đối với Phật giáo còn nhiều mặt hạn chế,… Vậy nên chúng ta
cũng cần phải có biện pháp phù hợp nhằm phát huy vai trị của Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân như tăng cường quản lý Nhà nước đối với Phật giáo, nâng cao nhận
thức về vai trò của Phật giáo với đời sống tinh thần của người dân , khắc phục những ảnh
hưởng tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo hiện nay ,nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho phật tử ,….
2.2 Liên hệ bản thân
Theo cảm nhận của bản thân , tôi cảm thấy vấn đề tôn giáo đang là một vấn đề nhức
nhối hiện nay.Nhưng tuy nhiên tơn giáo lại là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà nhiều
nước trên thế giới biết đến và trân trọng. Mặc dù đại đa số người Việt Nam không theo
tôn giáo nào, song trên thực tế họ đều có “đạo”, có tín ngưỡng, đó là đạo thờ Tổ tiên, thờ
những người có cơng với dân với nước, những anh hùng, hào kiệt và danh nhân để tỏ
lòng biết ơn, kính trọng và noi gương. Phật giáo là tôn giáo lớn, tác động đến nhiều mặt
trong đời sống tinh thần của người dân từ đạo đức, phong tục, tập quán, văn hóa, nghệ
thuật, tạo nên sự gắn kết giữa đạo với đời, góp phần làm phong phú văn hóa tinh thần dân
tộc. Phật giáo nhiều ảnh hưởng tới sinh viên trong việc hình thành lối sống và đạo đức
ngày nay, tuy vẫn còn một số bộ phận sinh viên có dấu hiệu tụt lùi đạo đức về các vấn đề
như lười biếng quá đà, tiêu tiền quá độ, hút thuốc quá liều hay đi học muộn quá nhiều,...


15

nhưng hầu hết các sinh viên đều chịu các ảnh hưởng tốt đẹp của Phật giáo đem lại như
việc lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, phong tục đi chùa cầu may, tích cực học tập
để trở nên hồn thiện hơn,... Bản thân tơi mặc dù khơng theo phật giáo những cũng có thể
thấy được những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội của nhân dân ta từ xưa đến
nay.Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nói trên cịn có những ảnh hưởng tiêu cực của
Phật giáo . Với những biện pháp cơ bản của nhà nước Việt Nam thì mỗi cá nhân cũng
phải có trách nhiệm đối với Phật giáo nói riêng và đối với vấn đề tơn giáo ở Việt Nam nói
chung . Mỗi cơng dân Việt Nam phải có trách nhiệm đối với vấn đề tôn giáo và luôn nhận
thức đúng đắn và tuân theo đường lối chính sách của Đảng.
Hiện nay tình trạng lợi dụng Phật giáo gây mê tín dị đoan và làm những điều bất
chính, thiếu văn hóa đang làm vẩn đục đời sống tinh thần của nhân dân, rất cần phải chấn
chỉnh.Trước hết là sinh viên từ khi ngồi trên ghế nhà trường phải luôn học tập thật tốt, rèn
luyện và hồn thiện bản thân mình để góp phần vào công cuộc rèn luyện đất nước. Tự

học hỏi tìm tịi để có nhận thức đúng đắn về phật giáo và tư tưởng Phật giáo, nâng cao
nhận thức về vai trò của Phật giáo với đời sống tinh thần. Mặt khác, cần tuyên truyền cho
đồng bào nâng cao tinh thần cảnh giác chống lại các thế lực phản động lợi dụng Phật giáo
để truyền bá các hành vi mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân
tộc; giúp người dân nhận thức đúng các giá trị chân thiện trong đạo đức Phật giáo, tạo
động lực cho họ có ý thức phát huy những mặt tích cực của đạo đức Phật giáo. Tiếp tục
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp tại các cơ sở Phật
giáo, đảm bảo cảnh quan đơ thị trong và ngồi khn viên cơ sở thờ tự, các chùa và
không vi phạm các nội quy thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tại chùa.Luôn tôn trọng
và tuân theo quy định pháp luật bao gồm cả các vấn đề tôn giáo . Tự do tín ngưỡng tơn
giáo là quyền của mỗi người khơng được phép can thiệp hay kì thị . Ln giữ mối quan
hệ hài hịa với các tín đồ trong các tơn giáo cùng nhau đồn kết. Sinh viên tìm về những
giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại được chứa đựng trong các tôn giáo,tự ý thức được
tầm quan trọng của việc rèn luyện nhân cách sống và khuyến khích tìm về những giá trị
tốt đẹp của truyền thống dân tộc ,giá trị đạo đức, lối sống của Phật giáo,…. Bản thân tôi
cũng là thế hệ sau của đất nước cũng sẽ góp phần bảo vệ những giá trị tốt đẹp ,di tích ,sản
vật ,… mà Phật giáo đem lại. Luôn nhớ về các truyền thống , cội nguồn của bản thân,bài
trừ mê tí dị đoan và ngăn chặn những người có ý đồ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến Phật


16

giáo và các tôn giáo ở Việt Nam . Phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, tăng sự vững mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.Hiện nay , đất
nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tồn tại nhiều phong tục, tập quán,
quan điểm lỗi thời nên tiếp nhận cái tiến bộ ,cái mới của sự hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu về quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tơn giáo có
thể đưa ra kết luận: Tôn giáo là hệ thống các tư tưởng, quan điểm giải thích về thế giới

mang màu sắc huyền bí, thần thoại. Xét trên phương diện khoa học và nhận thức, nó kìm
hãm sự phát triển của nhân loại, kìm hãm sự phát triển của tư duy con người trong những
bức tường chật hẹp của những sách kinh, giáo điều. Nhưng cũng không thể không nhắc
đến ý nghĩa của tôn giáo như là một phương thuốc giảm đau cho những con người đang
bất lực trước tự nhiên kinh khủng và bí ẩn, đang rên siết trong gơng cùm của nô dịch và
đàn áp, bất công. Chủ nghĩa Mác - Lenin coi tơn giáo là một hình thái của xã hội duy tâm
và có nhiều chế độ nhưng chủ nghĩa Mác - Lenin cũng thừa nhận tính chất đóng vai trị
của tơn giáo, thừa nhận giáo trình cịn tồn tại lâu dài, tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và
khơng tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên Tơn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm trên
thế giới và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong những
tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo chính là tơn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất đến các mặt
trong đời sống của nhân dân Việt Nam . Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp
nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt
Nam. Tuy Phật giáo đem đến nhiều lợi ích , giá trị văn hóa ,giáo dục con người….nhưng
cũng như bao tôn giáo khác, Phật giáo vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế và tiêu cực như Phật
giáo VN đã bị một số người lợi dụng và cố tình hiểu sai lạc đi biến Phật giáo, chùa chiền
thành một nơi xa lánh, tách biệt với xã hội, cúng kiến mê tín và bị kẻ xấu lợi dụng để xin
xăm, bói quẻ, đốt vàng mã, là những sinh hoạt biến dạng vốn không phải của Đạo Phật,…
Tuy nhiên đánh giá về tầm ảnh hưởng về vị trí và vai trị Phật giáo trong nền văn
hóa và lịch sử dân tộc cần phải dựa trên tinh thần khoa học và khách quan để thấy những
mặt thiếu sót, lạc hậu, tệ nạn để có thể hạn chế, loại bỏ cũng như mặt tích cực, hữu ích
để duy trì và phát triển. Nếu khơng giải quyết được vấn đề này thì sẽ không thể tạo dựng
được nền tảng tư tưởng cho xã hội mới. Nhưng nếu giải quyết một cách vội vã bằng
phương cách cưỡng bức, bạo lực thì chắc chắn sẽ gây ra những bất ổn cho xã hội, và càng


17

kéo dài hơn sự tồn tại của tôn giáo trong lịng nhân dân.Như vậy có nghĩa là trong giải
quyết vấn đề tơn giáo nói chúng và Phật giáo nói riêng thì tuyệt đối khơng được dùng đến

vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng tổng hợp các biện pháp chính trị,kinh
tế, xã hội với nóng cốt là công tác vận động quần chúng nhân dân, thực hiện chính sách
để chống lại những kể lợi dụng tơn giáo nhằm mục đích chính trị phản động. Qn triệt
sâu sắc và toàn diện nội dung quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề tôn giáo đồng
thời vận dung linh hoạt, khoa học vào thực tiễn thì ta mới đấu tranh có hiệu quả với các
hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến an ninh quốc gia bảo vệ vững chắc an ninh
quốc gia trong lĩnh vực tôn giáo.Đối với mỗi cá nhân chúng ta đều có trách nhiệm trong
vấn đề tơn giáo,Ln phát triển và hoàn thiện bản thân theo con đường đúng đắn,nhận
thức đúng về vấn đề tơn giáo và tn theo các chính sách quy định của Đảng và nhà
nước, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc .Hãy cùng chung tay xây dựng một nền văn
hóa lành mạnh; đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽ
giúp chúng ta nhận định, chắc lọc và cũng là liều thuốc tốt nhất giúp chúng ta chống
lại những cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa. Góp phần
thúc đẩy đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn trên con đường chủ
nghĩa xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Học viện Chính trị Quốc gia (2010), “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Khoa Lý luận chính trị Học viện Ngân hàng (2021), “Bài tập Chủ nghĩa xã hội
khoa học”, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Tài liệu trực tuyến:
1. />2. />


×