Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Học thuyết phản ánh của v i lênin trước những vấn đề mới trong đời sống tinh thần ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 145 trang )

VIỆN TRIẾT HỌC







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

HỌC THUYẾT PHẢN ÁNH CỦA V.I.LÊNIN
TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI TRONG ĐỜI SỐNG
TINH THẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



CNĐT : NGUYỄN MINH HOÀN












8265


HÀ NỘI – 2010






1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đời sống xã hội trong những năm gần đây đang được chứng kiến sự xuất
hiện với tần xuất ngày càng nhiều hiện tượng khác rất xa so với khả năng có
thể giải thích bằng phương pháp khoa học đơn thuần, nên được gọi là những
hiện tượng mới, và lạ! Đặc biệt, trong đờ
i sống tinh thần. Chẳng hạn, có hiện
tượng người này, người khác có khả năng biết được những biến cố đã xảy ra
trong quá khứ (mặc dù không trực tiếp tiếp xúc quá khứ của đối tượng).
Nhưng lại có những người còn có cả khả năng dự cảm được biến cố, diễn
biến, hay đoán biết được kết quả rất chính xác sẽ xuất hi
ện trong tương lai của
một đối tượng hay sự vật nào đó. Đặc biệt những đối tượng thuộc về con
người và xã hội. Kỳ lạ hơn nữa là nhiều người được gọi là những nhà ngoại
cảm còn có thể đối thoại, nắm bắt được “tâm tư, nguyện vọng” của những
vong linh những người đã khuất để thông tin lại cho những người đ
ang
sống… Nhưng không chỉ có con người mới có khả năng ấy, mà ngay cả nhiều
hiện tượng tự nhiên nay lại không còn tồn tại thuần tuý một cách tự nhiên nữa,
và đó cũng được gọi là những hiện tượng lạ. Đặc biệt hơn, những hiện tượng
này lại có khả năng tác động đến con người, nhưng không chỉ về mặt sức khoẻ

đơn thuần, mà tác
động đến sự “may rủi”; “hên xui”,… của con người.
Vậy có những hiện tượng ấy không?, và nếu có thì khoa học hiện đại có
đủ sức để giải quyết được những vấn đề mới đang xuất hiện này hay không?
Nhưng về mặt lý thuyết, nếu khoa học đã đủ sức làm rõ những điều này thì
phải chăng triết học đã hết vai trò của mình? Ngược lại, n
ếu khoa học không
đủ sức giải quyết những vấn đề ấy thì triết học phải được tiếp cận theo hướng
nào? Bởi vì, trong khi mà suốt một quá trình phát triển lâu dài của mình, từ cổ
đại đến nay triết học vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng, mà vẫn chỉ dừng lại ở
việc tạo cơ sở cho những niềm tin về mặt tinh thần.

2
Vấn đề khó khăn của khoa học tự nhiên trong việc giải quyết vấn đề này là
ở chỗ, nếu khoa học chỉ căn cứ theo khía cạnh bản thể luận với quan niệm cho
rằng những gì không được “vật hoá” và không thể hiện qua thực tại trực quan thì
dường như không thể tồn tại. Vì cái thực tại bao giờ cũng phải được ghi nhận
một cách khách quan. Và do không thừa nhậ
n các hiện tượng tâm linh tồn tại
theo nghĩa nào khác hơn so với các vật thể của giới tự nhiên đang tồn tại, cho nên
khoa học luận tự nhiên thường đi đến trực tiếp phủ nhận những hiện tượng này.
Nhưng ngược lại, ngay cả trường hợp những người theo quan điểm thừa
nhận những hiện tượng tâm linh, nhưng do không có cách chứng minh nào
khác ngoài việc vẫn phả
i quy đối tượng nghiên cứu của mình theo cách của
khoa học tự nhiên nói trên, và do vậy, với những hiện tượng tâm linh vẫn phải
sử dụng chính phương pháp luận của khoa học “chính xác” để chứng minh,
cho nên trong lúc khoa học tự nhiên còn chưa đủ sức làm rõ đã dẫn đến sự
không nhất quán trong cách giải thích của mình về những hiện tượng này.


Như vậy, hiện nay trước những hiện tượng tâm linh được coi là hiện tượng
mới trong đời sống tinh thần (trường hợp giả định là đang thực tồn) không còn có
cách nào khác hơn để xác định; còn với trường hợp giả định là những hiện tượng ấy
không thực tồn thì với cách giải thích chỉ thuần theo phương pháp luận khoa học tự
nhiên ấy có thực sự thuyết phục? T
ất nhiên ở trường hợp thứ hai thì đây chỉ là sự giả
định trên cơ sở thừa nhận về trình độ khoa học hiện nay đã phát triển đúng tầm.
Phải thừa nhận ngay rằng, hiện nay bản thân trình độ phát triển của khoa
học tự nhiên vẫn chưa đủ sức để giải quyết ngay cả những vấn đề hiện thực
trong đời sống thường nh
ật của xã hội và con người, huống chi là có thể một
lúc giải quyết ngay được những đề đang được gọi là bí ẩn đó. Vậy phải chăng
chúng ta không còn cách nào, dù chí ít, để lý giải những hiện tượng xuất hiện
trong đời sống tinh thần, tâm linh đang được coi là những vấn đề mới này?
Tuy vậy, xuất phát từ hai trường hợp được giả định về sự thực tồn và
không th
ực tồn của những hiện được coi là mới lạ ấy, nếu chỉ được giải quyết

3
theo cách phụ thuộc vào sự phát triển cũng như bản thân phương pháp luận
khoa học chính xác thì phải chăng chúng ta đã vô tình bỏ quên vai trò của triết
học trong việc giải quyết những vấn đề này (xuất phát từ bản thân việc giải
quyết những vấn đề cơ bản của triết học).
Quả thực, đối với triết học mà nói, những vấn đề về th
ế giới tinh thần,
hay những hiện tượng tâm linh đã được đặt ra và giải quyết từ rất sớm trong
lĩnh vực triết học ngay từ thời kỳ cổ đại (cả trong triết học phương Tây và triết
học phương Đông). Ngay từ cổ đại, trong triết học phương Tây, những hiện
tượng tinh thần ấy đã được đặt ra gắn chặt với nhữ
ng vấn đề về bản thể học

(ontology), hay những vấn đề của Siêu hình học, bao gồm siêu hình học tổng
quát (General metaphysics - ontology - vũ trụ luận) và siêu hình học chuyên
biệt (Special metaphysics – theology - thần học, linh hồn). Những vấn đề
chuyên biệt này đều liên quan mật thiết tới vấn đề như: sự khác biệt giữa tâm
lý và vật lý; khả năng tự do của con người; tính chủ thể
của tự nhiên; khả năng
tồn tại của con người sau cái chết; và sự tồn tại của Chúa
1
. Còn trong triết học
phương Đông, cụ thể là triết học Trung Hoa cổ đại, những vấn đề bản thể luận
với hai cấp độ cơ bản của nó cũng bao hàm trong đó cả vấn đề về tâm linh. Đó
là, Hình nhi thượng () và Hình nhi hạ () được coi là cơ sở của
triết học đầu tiên. Trong Hệ từ (Kinh dịch) viết: 
(Hình nhi thượng vị chi đạo, hình nhi hạ vị chi khí): Trong đó hình nhi thượng
được hiểu là những cái cao siêu, vi diệu khó mới hiểu được; hình nhi hạ là
những triết lý thông thường, thậm chí là những cái thực tồn trực quan trong
cuộc sống hàng ngày mà ai cũng có thể hiểu được.
Mặc dù vậy, trải qua quá trình phát triển lâu dài của mình, tính đến thế kỷ
XVII – giai đoạn khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc, thì vấn đề v

sự tồn tại thực sự hay chỉ là phản ánh hư ảo của con người về những hiện


1
Bruce Aune - Metaphysics. The elements - Oxford, Basil Blackwell, 1986 p. 11

4
tượng kỳ ảo ấy lại chưa có câu trả lời cuối cùng của riêng lĩnh vực triết học.
Nhưng dù sao, cùng với sự tích luỹ của khoa học thời kỳ này, người ta đã kỳ
vọng việc kết hợp cả hai lĩnh vực triết học và khoa học, nhưng phần nhiều vẫn

kỳ vọng vào ánh sáng tự nhiên của triết học, để tiế
p tục đi vào lục tìm cách
giải quyết những câu hỏi về tồn tại là gì? Linh hồn có tồn tại không? Trong
tình huống ấy, Đềcáctơ đã tâm sự: “Tôi cảm thấy phần đông mọi người rất kỳ lạ.
Họ rất cố gắng nghiên cứu các tính chất của thực vật, động vật, các vì sao nhưng
hầu như chẳng ai trong số họ đoái hoài gì
đến một trí tuệ anh minh, hay sự thông
thái vô biên này. Trong khi đó tất cả mọi khoa học có quan hệ chặt chẽ với nhau…
tới mức những ai tìm cách nhận thức chân lý một cách nghiêm chỉnh thì cần phải
quan tâm đến việc tăng cường Lumen naturale (ánh sáng tự nhiên)”
1
.
Cho đến đầu thế kỷ XX, trước những đòi hỏi cần thiết phải có câu trả lời
cho những vấn đề trong lĩnh vực triết học, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, mặc dù trong bối cảnh chỉ chủ yếu
nhằm chống lại một số người "mácxít" vào năm 1908, và một số nhà duy tâm
đã bác bỏ chủ nghĩa duy vật vào n
ăm 1710, để bảo vệ cách mạng, chứ không
chỉ chủ yếu bàn riêng đến chủ đề mà chúng ta đang bàn; nhưng V.I.Lênin
bước đầu đã nêu rõ nhiệm vụ của triết học mà trước hết phải bao hàm trong đó
việc giải quyết một cách khoa học trên cơ sở thế giới quan duy vật cho những
vấn đề nêu trên. Khẳng định quan điểm đúng đắn của Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
viết: "V
ấn đề tối cao của bất cứ triết học nào", "vấn đề cơ bản lớn của bất cứ
triết học nào và đặc biệt là của triết học tối tân", …, - là "vấn đề về mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và giới tự nhiên". …Vấn đề cơ bản
của triết học "còn có một mặt khác nữa", tức là: "tư t
ưởng của chúng ta về cái
thế giới chung quanh chúng ta có quan hệ với bản thân thế giới đó như thế
nào? Tư duy của chúng ta có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực



1
Nguyễn Hữu Vui (chủ biên – 1998), Lịch sử triết học, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr. 303.

5
không? Trong những biểu tượng và khái niệm của chúng ta về thế giới hiện
thực, chúng ta có thể phản ánh được đúng đắn hiện thực không?"
1
.
Với quan điểm triết học đó, trong điều kiện phát triển của khoa học hiện
đại ngày nay, quan điểm về vai trò của triết học mà các nhà kinh điển mác-xít chỉ
ra càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi chính hiện nay, có nghiên cứu đã
chỉ ra rằng : “Khoa học càng tiến lên, chính các nhà khoa học cũng trở nên bối rối,
lạ lùng – thậm chí hoang mang – trước sự đối lập giữa “Hi
ện thực khách quan” với
những phát hiện Khoa học của chính mình: Những phát hiện đó, đi ngược lại sự
gắn bó chặt chẽ của nhận thức truyền thống, đã ăn rất sâu vào tiềm thức đối với
hiện thực nội tại. Vì quá trăn trở với những đối lập ấy, đến nỗi một nhà Vật lý lừng
danh như Schodinger, cũng phải than thở
với đồng nghiệp Niels Bohr rằng: “Tôi
rất lấy làm tiếc là mình đã có lúc dây dưa với lý thuyết Lượng tử”!
2

Vấn đề đặt ra là, những hiện tượng mới trong đời sống tinh thần đang
nằm “trong tầm mắt”, hay nằm “ngoài tầm mắt” mà có thể hướng đến giải
quyết theo Học thuyết phản ánh của V.I.Lênin. Về điều này, V.I.Lênin đã chỉ
rõ: “Bắt đầu từ chỗ mà tầm mắt (Gesichtskreis) của chúng ta dừng lại thì tồn
tại hoàn toàn là một vấn đề
chưa được giải quyết (offene Frage)”

3
.
Nhưng “vấn đề chưa được giải quyết” là khách quan không được phản
ánh, và khả năng của tư duy có phản ánh được không? Nghĩa là, cái nằm ngoài
“tầm mắt của chúng ta” là cái chưa được phản ánh có khách quan theo nghĩa
vẫn là một phần của thế giới vật chất đang vận động hay không? Hay đó là
phần còn lại vượt khỏi hay nằm ngoài “thế giới cảm tính”, và thuộc về thế giới
thần thánh, hay “vật tự nó”?.
Thực ra “vấn đề chưa được giải quyết”, theo cách mà V.I.Lênin đã đặt
vấn đề chỉ có nghĩa là cái vượt ra khỏi khả năng “tạm thời” của của con người


1
V.I.Lênin, Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 112-113.
2
www.chungta.com
3
V. I. Lênin, Toàn tập, t. 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 135.

6
do còn bị hạn chế bởi cả trình độ của phát triển hiện thời của triết học và khoa
học tự nhiên. Nhưng một khi có đủ điều kiện, con người hoàn toàn khám phá
được phần còn lại nằm “ngoài giới hạn của tầm mắt” ấy. Vì sao vậy? Bởi vì,
như V.I.Lênin đã phân biệt, giới hạn ngoài tầm mắt đó vẫn là tồn tại của thế
gi
ới vật chất khách quan đang vận động trong không gian và biến đổi theo
thời gian, chứ hoàn toàn không phải ở ngoài tầm mắt. Bởi vì, như V.I.Lênin
khẳng định chỉ “chủ nghĩa tín ngưỡng khẳng định chắc chắn rằng có sự tồn
tại của một cái gì đó "ở ngoài thế giới cảm tính".”
1

. Và có được điều khẳng
định ấy, theo V.I.Lênin là ở chỗ, đó là quan điểm đã được “Nhất trí với các
khoa học tự nhiên, những người duy vật kiên quyết bác bỏ điều đó.”
2

Đặt niềm tin vào khả năng nhận thức thế giới, ngược lại không có nghĩa
là hoàn toàn tuyệt đối hoá: hoặc là vai trò của triết học, hoặc là vai trò của
khoa học tự nhiên. V.I.Lênin nhấn mạnh sự hiểu biết con người muốn có được
chân lý thì phải trải qua “một quá trình phát triển lâu dài và vất vả của triết
học và của các khoa học tự nhiên”
3
.
Như vậy, những nhà kinh điển mác-xít đã gắn chặt giữa triết học và khoa
học tự nhiên trong việc giải quyết những vấn đề này. Hơn nữa, các nhà kinh
điển mác-xít còn sớm chỉ ra sự thống nhất ấy về lâu dài sẽ trở thành một khoa
học thống nhất, và nếu hiểu triết học chính là khoa học về con người, thì như
C.Mác đã nhấn mạnh: “V
ề sau khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học
về con người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học tự
nhiên: Đó sẽ là một khoa học”
4
- Khoa học về con người với đời sống tinh thần
đích thực.
Trước những vấn đề mới trong đời sống tinh thần hiện nay cần được làm
sáng tỏ, đặc biệt trên cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ


1
V. I. Lênin, Toàn tập, t. 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 135.
2

V. I. Lênin, Toàn tập, t. 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 135.
3
V. I. Lênin, Toàn tập, t. 18, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 135.
4
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.42, tr. 179.

7
ngha duy vt lch s, c th vi lý lun ca lý thuyt phn ỏnh ca V.I.Lờnin,
chỳng tụi ó nghiờn cu ti Hc thuyt phn ỏnh ca V.I.Lờnin trc
nhng vn mi trong i sng tinh thn Vit nam hin nay.
Trc ht, v mt lý lun, l nhm tip tc bo v c s khoa hc ca ch
ngha Mỏc-Lờnin
nói chung mà Lý luận phản ánh của Lênin nh l s ct lừi
cho s bo v y. Trờn c s khoa hc ú i vo lm sỏng t nhng vn
trong i sng tinh thn hin nay. Hn na, v mt trit hc ti gúp phn
vo so sỏnh tỡm kim nhng im tng ng v d bit gia trit hc
phng ụng v trit hc phng Tõy c
a cỏch tip cn vi nhng vn
trong i sng tinh thn xó hi núi chung v Vit Nam núi riờng.
Nhng khụng dng li ú, hin nay vic nghiờn cu nhng vn nờu
trờn cũn cú ý ngha thc tin ht sc cp bỏch, khi m trong iu kin ca xó
hi hin i, vic ang cú nhiu t chc xõy dng lý tng tinh thn ca mỡnh
da vo biu t
ng tõm linh no ú ó e do nghiờm trng n s n nh
ca xó hi, trong hỡnh thc ca cỏc t chc nh Phỏp luõn cụng Trung
Quc, Aum Nht Bn; cũn nhng mc khụng quy mụ v nh hn
th, thỡ bn thõn nhiu hin tng phc tp trong i sng tinh thn khụng
c gii quyt cn bn s dn n phc tp trong i s
ng xó hi, c bit
nu khụng c x lý tn gc s dn n mt n nh xó hi. Vy m bo

s n nh xó hi trờn c s ca mt i sng tinh thn xó hi phỏt trin lnh
mnh l vn cú mt ý ngha thc tin cp bỏch. Vỡ l ú, ti s tp trung
vo lm rừ nhiu vn c
v lý lun v thc tin ang t ra xoay quanh
nhng hin tng mi trong i sng tinh thn Vit Nam hin nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nh ó núi trờn nhng vn mi hay nhng hin tng l trong i
sng tinh thn luụn c quan tõm nghiờn cu trong mt phm vi rng ln, v
hin c nhiu nghiờn cu trong nc v nc ngoi quan tõm t cỏc gúc
khỏc nhau. Trong
ú, phi k n nhng nghiờn cu trong truyn thng lch

8
sử triết học và cả khoa học tự nhiên. Trước hết, đối với những nghiên cứu
trong lĩnh vực triết học kể từ cổ đại đến nay trong cả triết học phương Tây và
phương Đông. Đó chính là những vấn đề về hiện tượng tinh thần, tâm linh,
linh hồn, quỷ thần, mệnh trời, thiên ý, luôn được đặt ra nghiên cứu gắn liền
với bản th
ể luận hay siêu hình học của triết học.
Những tư tưởng triết học lớn kể từ cổ đại đến nay vẫn được quan tâm
nghiên cứu và nó luôn được coi là căn bản nghiên cứu trong vấn đề tinh thần,
tâm linh, linh hồn , đáng chú ý có nghiên cứu của: Hugh Tredenick Translat.
Oeconomica. Magna Moralia, G Cyril Arstrong Transl, Aristotle, (In 23
volumes/Aristotle-Vol. 18) (1969) Metaphysics, Havard University Press.
Trong đó, nghiên cứu đã sưu tập và biên soạn 3 tác phẩm lớn của nhà triết học
Hy Lạp cổ đại củ
a Aristot về: "Siêu hình học" bàn về những vấn đề vượt qua
ngoài kinh nghiệm mà khoa học hiện thời chưa chứng minh được (thần linh,
linh hồn, tự do ý chí ); Còn trong cuốn: Aristotle, On the Heavens, With an
english translation by W. K. C. Guthrie, London: Harvard university Press, đã

nêu quan điểm của Aristot và hệ thống thế giới, sự phát triển của triết học
Aristot có liên quan tới tác phẩm De Caelo: những vấn đề về động lực bất
biến và linh hồn của các vì sao là nguyên nhân của vậ
n động. Đặc biệt trong
cuốn: Pla-tôn “Dạ tiệc", "Tê-e-tơ", "Phê-đôn" vấn đề về linh hồn bất tử cũng
được bàn kể từ thời kỳ cổ đại.
Như vậy, vấn đề tâm linh, ý thức, tư duy luôn được bàn nhiều trong lĩnh
vực triết học, và luôn gắn với những vấn đề về bản thể luận và nhận thức luận
trong l
ịch sử triết học nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng, và đặc biệt
là quan điểm của Lênin trong Học thuyết phản ánh. Bàn đến quan điểm của
chủ nghĩa Mác nói chung và quan điểm của Học thuyết phản ánh, đã có những
nghiên cứu khách nhau, trong số đó có các công trình như: Nguyễn Văn Hoà
(1995), Tìm hiểu phương pháp định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin, Tạp
chí Triết học, s
ố 9; Lê Hữu Tầng (1998), Triết học Mác – Lênin và chức

9
năng phương pháp luận của nó trong hoạt động nhận thức và hoạt động cải
tạo thực tiễn, Tạp chí Triết học, Số 2; Phạm Văn Đức (2000), Tiên đoán của
V.I.Lênin về thuộc tính phản ánh của vật chất và vấn đề tính tích cực của chủ
thể phản ánh ở trình độ dưới ý thức, trong cuốn Sức sống của mộ
t tác phẩm
triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phạm Văn Chung (2007), Phạm
trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong “Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Tạp chí Triết học, số 7; Phạm Ngọc
Quang (2008), Góp phần tìm hiểu khái niệm “Tâm linh” mối quan hệ của nó
với khái niệm “Phản ánh”, Tạp chí Tôn giáo số 5;
Mai Trung Hậu (2008),
Định nghĩa của Lênin về vật chất, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5; Nguyễn

Huy Canh (2008), Bàn về phạm trù vật chất của V.I.Lênin, Tạp chí Triết học,
số 3; Phạm Văn Chung (2008), Lại nói về phạm trù vật chất của V.I.Lênin,
Tạp chí Triết học, số11;
Cùng với những nghiên cứu về phạm trù vật chất và ý thứ
c trong triết học
Mác-Lênin, còn có nhiều nghiên cứu cũng bàn về bản thể luận và nhận thức
luận trong lịch sử triết học: Nguyễn Đình Tường (1995), Quan niệm của
Hêghen về triết học cận đại, Tạp chí Triết học, số 9; Nguyễn Hào Hải (1995),
Vấn đề con người và Thượng đế trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp chí
Tri
ết học, Số 3; Đặng Hữu Toàn (1996), Thuyết đơn tử trong triết học Lépnít,
Triết học, số 5; Đỗ Minh Hợp (2001), Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại,
Tạp chí Triết học, số 3; Trần Đức Thảo (2004), Hiện tượng học và chủ nghĩa
duy vật biện chứng, Người dịch: Đinh Chân, Nxb. ĐHQG, Hà Nội; E. E.
Nexmeyanov
(chủ biên, 2004), Triết học – Hỏi và đáp, Người dịch: Trần
Nguyên Việt, Nxb. Đà Nẵng;Nguyễn Anh Tuấn (2005), Gi.P.Xáctơrơ với
hiện tượng học Huxéc trong vấn đề quan hệ giữa tồn tại và ý thức, Tạp chí
Triết học, Số 10; Trần Văn Phòng (2006), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội; Nguyễn Chí Hiế
u (2007), Bản thể luận và cách tiếp
cận bản thể luận trong triết học phương Tây, Tạp chí Triết học, số 6 ; Lê

10
Công Sự (2007), Học thuyết phạm trù trong triết học I.Kant, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, cũng bàn về những vấn đề bản thể luận và nhận thức luận
trong triết học của Kant như là một bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử
triết học về vấn đề này;… Lê Tôn Nghiêm (2007), Đâu là căn nguyên tư
tưởng hay con đường triết lý từ Cant
ơ đến Haiđơgơ, Nxb. Văn học, Hà Nội;

Chu Văn Tuấn (2008), Quan niệm của M.Heidegger về bản chất chân lý,
Tạp chí Triết học, số 8;…
Ngoài ra cũng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu bàn đến vấn đề
cơ bản của triết học như bản thể luận, nhận thức luận trong triết học cổ đại
phương Đông, đó là mối quan hệ gi
ữa (tâm - vật, hình - thần, lý – khí) như
của tác giả: Trần Văn Giàu (1956), Vũ trụ quan, Tập san Đại học Sư phạm,
Hà Nội. Trong đó đã trình bày duy vật luận triết học; sự tồn tại của vật chất,
không gian, thời gian, tính chất khách quan của quy luật; giải đáp các vấn đề
siêu hình học: Thượng đế, sinh mạng, linh hồn; Cao Xuân Huy (1995), Tư
tưởng phương Đ
ông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học; Doãn
Chính (1997), Vấn đề giải thoát trong triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại, Tạp
chí Triết học, số 1(95); Cung Thị Ngọc (1997), Vấn đề nhận thức trong triết
lý nhân sinh của Trang Tử, Tạp chí Triết học, số 1(95); Nguyễn Hùng Hậu
(1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết họ
c phật giáo Trần Thái Tông, Nxb
Khoa học xã hội; Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền trúc
lâm Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội; Nguyễn Hùng Hậu (2002) (ch.b), Đại
cương triết học phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội; Thích Tâm
Quang (dịch) (2007), Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức (K. Sri
Dhammananda), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Đó là những nội dung về: Đức Phật,
Phật giáo, luân lý, độ l
ượng, hoà bình, tình thương, vị trí của con người trong
phật giáo, linh hồn, phật giáo và khoa học, niết bàn, đức tin, phật giáo và các
tôn giáo khác, thế giới và vũ trụ, chú thích và hình ảnh;

11
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên sâu về triết học còn phải
kể đến những công trình nghiên cứu trực tiếp bàn đến những vấn đề có liên

quan đến đời sống tinh thần của đời sống xã hội, trong đó có các công trình
như: Phạm Minh Hạc (2005), Vấn đề tiềm năng con người, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. Đây là những kết quả tìm hiểu bước đầu về nghiên c
ứu tiềm năng con
người: cận tâm lí học và vấn đề tiềm năng con người; Dự báo tương lai - một tiềm
năng bí ẩn của con người; Tìm hiểu khả năng đặc biệt của con người
Quốc Hùng (biên soạn) (2005), Thế giới những điều kỳ thú, Nxb Thanh
niên, Hà Nội. Giới thiệu những mẩu chuyện về những điều bí ẩn, kỳ thú về th
ế
giới tự nhiên và khả năng của con người như: Bí ẩn trong sự "hoạ vô đơn chí",
ngày lễ tình yêu, vùng đất; Thông tấn (2005), Những bí ẩn thế kỷ, Nxb Thông
tấn, Hà Nội. Tìm hiểu những bí ẩn về con người, khả năng đặc biệt của con
người; bí ẩn về những lời nguyền. Những hiện tượng kỳ lạ. Giải mã những
nền văn minh c
ổ. Những vụ án chưa có lời giải.
Vũ Tuyên Hoàng, Phan Anh, Phạm Minh Hạc (2007), Nghiên cứu và
ứng dụng tiềm năng con người, Nxb Tri thức, Hà Nội. Ghi lại một số nét về
các mặt hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người, kết quả
điều tra một số người có khả năng đặc biệt như tìm mộ, gọi hồn, chữa bệnh,
dự báo, xác định phong thuỷ
Nguyễn Chu Phác, Hàn Thuỵ Vũ (2007), Hành trình thiêng liêng tìm
hài cốt liệt sĩ: Sự mách bảo tâm linh và những khả năng kỳ diệu của con
người, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Gồm những câu chuyện thật, người
thật được phản ánh trong hành trình thiêng liêng tìm hài cốt liệt sĩ, và được
nhìn nhận một cách nghiêm túc như là những hiện tượng tự nhiên mà khoa
học chưa giải thích được.
Cũng v
ới chủ đề này, còn có nghiên cứu: Bí ẩn mãi mãi là bí ẩn (2008),
Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, trình bày về những hiện tượng bí ẩn, kì lạ xảy ra trong


12
cuộc sống mà khoa học chưa giải thích được như: thế giới phù thuỷ cổ đại, linh
cảm, linh hồn, ma, quái vật, thuỷ quái, rắn biển khổng lồ, ma cà rồng
Còn tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải (2006), Những kì lạ của sinh giới,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, đã khái quát trong nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển của sự sống từ giai đoạn các hạt cơ bản của vũ trụ tớ
i loài sinh vật
cao cấp nhất là con người về vấn đề những nền văn minh ngoài trái đất. Nêu
sơ bộ giữa triết học cổ phương Đông và tôn giáo với triết học và khoa học
phương Tây; Đoàn Xuân Mượu (2007), Chúng ta là ai?, Nxb Thanh niên,
Hà Nội, hệ thống lại những kiến thức, những hiện tượng tự nhiên và xã hội quan
trọng hiển hiện trong lịch sử phát triển loài người mà chúng ta
đã nhận thức được;
đồng thời cũng nêu những vấn đề mới lạ mà loài người đang trong tiến trình
khám phá như phương diện thể chất, trí tuệ và tâm linh của con người; Đoàn
Xuân Mượu (2007), Sự sống trong thế giới không thể nhìn thấy, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội; Hoài Giang, Nguyễn Hoàng Điệp (2006), Thế giới có gì bí
ẩn, Nxb. Lao động – xã hội, Hà nội;
Joseph Murphy (2001), Năng lực của tiềm
thức, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội; Nguyễn Văn Huân (2008), Những bí ẩn
trên thế giới chưa được giải đáp, Nxb. Hải Phòng. …
Vấn đề mới trong đời sống tinh thần không chỉ được nhiều nghiên cứu
trong nước đề cập từ cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và triết học, mà chủ đề này
đã được nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài bàn đến như của: Jean
Guitton, Grichka Bogdanov, Igor Bogdanov, Thượng đế và khoa học, Lê
Trọng Bổng (dịch) (2003), Nxb Thế giới. Trong đó là những bài viết, bài trao
đổi giữa Jean Guiton, Grichka Bogadanov, Igor Bogdanov mối quan hệ giữa
Triết học và khoa học, hai học thuyết về bản chất của Bản thể, tư duy lôgic,
siêu suy thực, Thần học, Thánh Thomas d''Aquin, tạo hoá của vũ trụ v
ật chất,

tinh thần Và còn có nghiên cứu nổi tiếng về triết học linh hồn hiện nay của:
David J. Chalmers (1993), The Conscious Mind: In Search of a Fundamental
Theory, David J. Chalmers, Oxford University Press; David J. Chalmers

13
(2002) Philosophy of Mind: Classical and Contemporary Readings, published
by Oxford University Press in July 2002.
Nhưng đáng chú ý là trước những vấn đề phức tạp trong đời sống tinh
thần hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, thì phải kể đến
nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này đứng trên lập trường của chủ nghĩa
duy vật biện chứng mác-xít cũng đang được bàn luận khá sôi nổi ở Trung
Qu
ốc, để lấy đó làm căn cứ định hướng đời sống tinh thần xã hội ở Trung
Quốc phát triển lành mạnh như các công trình:
 (2005), ,  : : Trong Lược khảo tư
tưởng bản thể Trung Quốc cổ đại, tác giả Phương Quang Hoa đã khái quát tư
tưởng bản thể luận Trung Quốc thời cổ đại: thời Xuân Thu Chiến quốc, văn
hoá Tần Hán, Tố
ng Minh Thanh, Tuỳ Đường. Giá trị nghiên cứu tư tưởng bản
thể luận. Đặc trưng và lý luận của bản thể luận qua các thời kì. Ảnh hưởng
của sự phát triển bản thể luận đối với phật học, huyền học;  (2005), 
 ,: Tác giả Dư Nghị Mạnh đã so sánh bản thể luận trong
triết học phương Tây và “Đạo” của triết h
ọc Trung Hoa truyền thống, và qua
đó tìm hiểu khái niệm linh hồn;  (2007), ,

: Tác giả Vu Thành Tuấn đã nhấn mạnh bản thể luận triết học Mác trong
việc nghiên cứu những vấn đề nhạy cảm trong lĩnh vực của đời sống tinh thần;
 (2000), , : Vượng Bang Kinh đã đi vào
nghiên cứu bản thể luận trong triết học của Sáctơ, sự ảnh hưởng của triết học

Sáctơ đối với những nghiên c
ứu về tồn tại; tha nhân; và sự tự do của con
người;  (2000), , : Trước những ẩn hoạ trong
đời sống xã hội hiện đại, tác giả Lý Âu Yến đã xuất phát từ những tư tưởng
luân lý trong triết học phương Tây trên cơ sở của lôgic học siêu nghiệm và
bản thể hư vô, để tìm nguyên nhân đằng sau những hệ luỵ trong đời sống của
con người
;  (2005), , :
Dưới tiêu đề Đạo học Tống Minh tân luận: cấu trúc bản thể luận và tính ý

14
hướng của chủ thể, tác giả Truyền Tiểu Phàm đã đi sâu phân tích mối quan hệ
giữa các phạm trù: Lý, Khí, Tâm, để từ đó lý giải về năng lực hướng đến tìm
bản chất của tồn tại, và tâm linh;  () (2005), 
, : Nhóm tác giả do Cao Tân Dân chủ biên đi vào
nghiên cứu vấn đề triết học tâm linh, đặc biệt triết học “thứ nhất” trong triết
họ
c Anh Mỹ, để từ đó có cách lột bỏ những vấn đề thần bí của hiện tượng tâm
linh; Ngoài ra còn có nghiên cứu chuyên bàn về triết học tâm linh như của 
,  (2002), , .
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình cũng được các nhà nghiên cứu Trung
Quốc tiếp cận từ bên ngoài và đánh giá theo quan điểm mác-xít như: 
(Searle,J.R.) (2007), :, ;  (1996), :
,
;  (1999), -
Sigmund Freud, : Vương quốc bí ẩn của linh hồn – phân tích
triết học tinh thần của Phơrớt; ;  (2006), , 
: Hêgen và các nhà triết học cổ Hy Lạp, trong khi phân tích ảnh hưởng
của triết học cổ Hi Lạp đối với triết học Hêgen, tác giả Trần Dã Bôn đã phân
tích quan điểm về mối quan hệ giữa tư duy và chủ thể; sự tha hoá của linh h

ồn.
() (2007), :, 
: Dưới tiêu đề:
Triết học nghịch biện: Mê cung của triết học và tâm linh, tác giả đã đưa ra cả
cách chứng minh về sự tồn tại và không tồn tại của Thượng đế cũng như
những vấn đề phức tạp trong đời sống tinh thần hiện nay trên cơ sở của những
tư tưởng triết học trong lịch sử;  () (2005) ——
: Tâm linh và niềm tin – khái lu
ận triết học Hoa kỳ đương đại -Tác
giả Trần Gia Minh đã xuất phát từ việc phân tích triết học của chủ nghĩa thực
dụng mới; thực tại luận; triết học tâm linh, tri thức luận, triết học đạo đức, triết
học chính trị, triết học Mác ở Mỹ, để đi vào phân tích về sự biến đổi trong đời
sống tinh thần nước M
ỹ trong kỷ nguyên công nghệ.

15
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào lấy Học thuyết
phản ánh của V.I.Lênin làm cơ sở lý luận để đi vào nghiên cứu một cách có
hệ thống những vấn đề mới trong đời sống tinh thần với nhiều hiện tượng xuất
hiện như hiện nay. Và với cách tiếp cận từ góc độ triết học chúng tôi sẽ tập
trung vào làm sáng tỏ những vấn đề này
để trên cơ sở đó làm luận cứ cho
nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực triết học và nhiều khoa học về tiềm năng con
người và đời sống tinh thần của xã hội.
3. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở Học thuyết phản ánh của V.I.Lênin, đề tài góp phần giải đáp
những vấn đề mới trong đời sống tinh thần, đồng thời phê phán sự sai trái của
những quan điểm duy tâm, tôn giáo đang lợi dụng những vấn đề mới trong đời
sống tinh thần để phá hoại trật tự xã hội.
4. Nhiệm vụ của đề tài.

- Phân tích những nội dung cơ bản của Học thuyết phản ánh của
V.I.Lênin.
- Nghiên cứu một số vấn đề mới đang nảy sinh trong đời sống tinh thần ở
Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứ
u những vấn đề đặt ra từ nhữngvấn đề mới đang nảy sinh
trong đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay đối với Học thuyết phản ánh
của V.I.Lênin.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: nghiên cứu đời sống tinh thần ở Việt Nam.
- Phạm vi: nghiên cứu những vấn đề mới trong đời sống tinh thần ở Việ
t
Nam hiện nay.
6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: đề tài dựa trên quan điểm của các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác – Lênin về lý luận phản ánh, về đời sống tinh thần.

16
- Cơ sở thực tiễn: đề tài tìm hiểu, phân tích, khái quát những vấn đề mới
trong đời sống tinh thần ở Việt nam hiện nay.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Học thuyết phản ánh của Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu.
Đề tài còn tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về
nhữ
ng vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử triết học.
Tham khảo những công trình nghiên cứu về những hiện tượng mới trong
đời sống tinh thần trong và ngoài nước dựa trên quan điểm của khoa học tự
nhiên và triết học. Ngoài ra còn tham khảo những nghiên cứu nước ngoài,

trong đó đáng chú ý là những nghiên cứu của Trung Quốc dựa trên quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về tri
ết học tâm linh.
Đề tài nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp tiếp cận lôgic và lịch sử;
phân tích và tổng hợp, trừu tượng và cụ thể, khảo sát khoa học thực nghiệm…
Đồng thời, tiến hành một số khảo sát về những biến đổi trong đời sống tinh
thần đang ảnh hưởng đến đời sống xã hội hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
đề tài
* Ý nghĩa lý luận:
Trên cơ sở nghiên cứu của mình, đề tài tiếp tục góp phần bảo vệ cơ sở
khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và Học thuyết phản ánh của
Lênin với tư cách là cốt lõi duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hơn nữa, về
mặt triết học đề tài góp phần so sánh để tìm kiếm những điểm t
ương đồng và
khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây trong vấn đề cơ
bản của triết học, trên cơ sở đó tiếp tục cổ vũ cho sự phát triển của triết học và
khoa học trên cơ sở của Học thuyết phản ánh.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở lý luận nêu trên, đề tài sẽ t
ập trung vào làm rõ nhiều vấn đề
thực tiễn đang đặt ra xoay quanh những hiện tượng mới trong đời sống tinh

17
thần. Đặc biệt, đề tài cố gắng tập trung làm rõ để lý giải gốc rễ nhiều vấn đề
đang đặt ra trong đời sống tinh thần hiện nay. Trên cở sở đó, đề tài có thể làm
luận cứ cho nhiều nghiên cứu trong nhiều lĩnh cả triết học và khoa học, đặc biệt
là lĩnh vực văn hoá tư tưởng trong việc hạn chế việc lợi dụng nh
ững hiện tượng
mới trong đời sống tinh thần dẫn đến sự mất ổn định trong đời sống xã hội.

8. Kết cấu nội dung nghiên cứu.
Đề tài được chia thành 3 chương.
Chương 1: Những nội dung cơ bản của học thuyết phản ánh
Chương 2: Đời sống tinh thần dưới ánh sáng của học thuyết phản ánh.
Chương 3: Một số vấn đề mới trong
đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện
nay đặt ra đối với học thuyết phản ánh.











Chương 1

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT
PHẢN ÁNH CỦA V.I.LÊNIN

1.1. VỀ KHÁI NIỆM PHẢN ÁNH

18
1.1.1. Định nghĩa phản ánh
Trong Từ điển Tâm lý học, khái niệm phản ánh được định nghĩa như sau:
phản ánh là đặc tính chung của vật chất thể hiện khả năng tái tạo lại những
dấu hiệu, đặc điểm cấu trúc và quan hệ của các khách thể khác với các mức độ

tương ứng khác nhau.
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
,
mặc dù không đưa ra một mệnh đề định nghĩa phạm trù phản ánh, nhưng qua
những nội dung của tác phẩm, các nhà triết học Xô viết đã rút ra định nghĩa
phạm trù phản ánh theo quan điểm của V.I.Lênin: Phản ánh là “quá trình và là
một trong các kết quả tác động của một hệ thống vật chất này (cái được phản
ánh) đến hệ thống vật chất khác (cái phản ánh), là sự tái hiện dưới hình thứ
c
khác các đặc điểm của hệ thống thứ nhất trong hệ thống thứ hai”
1

Nhìn chung, phản ánh là kết quả của mối liên hệ, tác động qua lại giữa
một hệ thống vật chất với một hay nhiều hệ thống vật chất khác. Nó nói lên
khả năng tiếp nhận thông tin, lưu giữ thông tin của hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động của hệ thống vật chất đó với hệ thống vật chất chịu sự
tác động.
Đặ
c điểm của phản ánh phụ thuộc vào mức độ tổ chức của vật chất trong
giới hữu cơ và vô cơ, trong thế giới động vật và trong môi trường xã hội,
trong các hệ thống có tổ chức đơn giản và các hệ thống có tổ chức cao.
1.1.2. Nguồn gốc của phản ánh
Như trên đã chỉ ra, theo quan điểm của V.I.Lênin, phản ánh là một thuộc
tính vốn có củ
a vật chất, nói đến nguồn gốc của phản ánh không thể không nói
đến vật chất. V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa duy vật, hoàn toàn nhất trí với khoa
học tự nhiên, coi vật chất là cái có trước, coi ý thức, tư duy, cảm giác là cái có
sau, vì cảm giác trong hình thái rõ rệt của nó, chỉ gắn liền với những hình thái



1
Lý luận phản ánh của Lênin và khoa học hiện đại, Nxb. Mát-xcơ-va, 1966, tr.199

19
cao của vật chất (vật chất hữu cơ), và người ta chỉ có thể giả định là trên nền
móng của bản thân lâu đài vật chất có sự tồn tại của một năng lực giống như cảm
giác”
1
và “…giả định rằng hết thảy mọi vật chất đều có một đặc tính về bản chất
gần giống như cảm giác, đặc tính phản ánh, thì như vậy lại hợp với logic”
2
.
Cũng theo định nghĩa khái niệm phản ánh đã nêu ra ở trên, phản ánh là kết
quả của sự tương tác giữa hai hệ thống vật chất, hay nói khác đi, nguồn gốc của
phản ánh chính là mối quan hệ, tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất.
Cái phản ánh là hệ thống vật chất tiếp nhận thông tin, lưu giữ thông tin và
thể hiện thông tin của hệ thống vật chấ
t đóng vai trò cái bị phản ánh. Số lượng
và chất lượng thông tin được cái phản ánh tiếp nhận, lưu giữ và thể hiện phụ
thuộc vào kết cấu, trình độ tổ chức của hệ thống vật chất đóng vai trò cái phản
ánh, đồng thời cũng phụ thuộc vào mức độ tác động, điều kiện tác động, cách
tác động lẫn nhau giữa hai hệ thống vật chất. Cái
được phản ánh là hệ thống
vật chất cung cấp thông tin cho hệ thống vật chất đóng vai trò cái phản ánh.
Số lượng và chất lượng thông tin mà cái được phản ánh cung cấp cho cái phản
ánh chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tác động, điều kiện tác động, cách tác
động lẫn nhau giữa hai hệ thống vật chất nói trên.
Việc phân biệt cái phản ánh và cái được phản ánh trong thế giới vật chất
ch
ỉ là tương đối, vì trong thế giới vật chất sự vận động, tác động qua lại giữa

các yếu tố cấu thành nên nó là bình đẳng, tùy theo góc độ, mục đích của người
quan sát mà chúng ta quy ước hệ thống vật chất này là cái phản ánh và hệ
thống vật chất khác là cái được phản ánh. Khi hệ thống vật chất đóng vai trò
là cái phản ánh thì đồng thời nó cũng đóng vai trò chủ thể phản ánh. Khi hệ
th
ống vật chất đóng vai trò là cái được phản ánh thì đồng thời nó cũng đóng
vai trò khách thể phản ánh. Nhìn tổng quát, thế giới vật chất, về phương diện


1
V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, t.18, tr.43
2
sđd. tr.104

20
phản ánh, vừa thể hiện với tư cách là chủ thể phản ánh, vừa thể hiện với tư
cách là khách thể phản ánh.
1.1.3. Mối quan hệ giữa phản ánh với sự vận động của vật chất.
Ăngghen viết:"Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là
một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính c
ố hữu của vật chất,
thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ
sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy ….”
1

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân vận
động; bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các
yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác
động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Vận động là hình
thứ

c tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự
vận động của chúng.
Từ đó, chúng ta có thể chỉ ra mối quan hệ giữa 2 thuộc tính vốn có của
vật chất: thuộc tính phản ánh và thuộc tính vận động. Cả hai thuộc tính này
đều là hệ quả của sự tác động lẫn nhau.
Vận động là kết quả của sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố,
các mặt, các quá trình cấu thành nên một dạng vật chất, một hệ thống vật
chất nào đó. Sự tác động này tạo nên sự tự thân vận động của vật chất nói
chung của một hệ thống, một dạng vật chất nào đó nói riêng.
Phản ánh là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa hai hệ thống vậ
t chất,
dẫn đến sự trao đổi thông tin giữa hai hệ thống vật chất đó với nhau. Hệ thống
cung cấp thông tin được gọi là hệ thống được phản ánh - cái được phản ánh,
còn hệ thống tiếp nhận, lưu giữ, và thể hiện thông tin được gọi là hệ thống
phản ánh - cái phản ánh. Có thể nói phản ánh là một dạng vận động đặc biệt


1
C.Mác,Ph.Ăng-ghen:Toàn tập, t.,Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật,Hà Nội, 19.,tr.

21
của vật chất, được thể hiện ở mọi dạng tồn tại của vật chất, tùy theo trình độ tổ
chức, kết cấu mà khác nhau về hình thái phản ánh.
1.1.4. Các hình thái phản ánh và thuộc tính chung của chúng
Từ luận điểm khẳng định rằng phản ánh là thuộc tính chung vốn có của
mọi dạng vật chất, chúng ta có thể suy luận một cách logic về các hình thái
(các dạng) phản ánh tương ứ
ng với các trình độ tổ chức khác nhau từ thấp đến
cao của vật chất. Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, trình

độ tổ chức, kết cấu của vật chất phát triển từ thấp đến cao và thuộc tính phản
ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao với nhiều hình thái khác nhau.
a. Các hình thái phản ánh cơ bản có thể được phân loại như sau
+ Hình thái phả
n ánh vật lý: là hình thái phản ánh đơn giản nhất ở giới
vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý của hệ thống phản ánh khi
tiếp nhận tác động, thông tin của hệ thống được phản ánh.
+ Hình thái phản ánh hóa học: là hình thái phản ánh được sinh ra nhờ tác
động qua lại giữa các nguyên tử của hệ thống phản ánh và hệ thống được phản
ánh. Hình thái phản ánh hóa học trong quá trình phát triển của thế giới v
ật
chất từ dạng vô cơ lên dạng hữu cơ cho ta hai hình thái phản ánh hóa học khác
nhau: hình thái phản ánh hóa học vô cơ và hình thái phản ánh hóa học hữu cơ.
+ Hình thái phản ánh sinh học: là hình thái phản ánh của các cơ thể sống
trong quá trình tác động lẫn nhau giữa cơ thể sống với môi trường, thể hiện
thông qua quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường. Hình thái
phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình th
ức khác nhau ứng
với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật:
+ Hình thái phản ánh tâm lý: là hình thái phản ánh của các cơ thể sống, ở
trình độ cao hơn trình độ phản ánh sinh học, được hình thành trong quá trình
tác động qua lại lẫn nhau giữa cơ thể sống và môi trường, gắn liền và được thể
hiện thông qua các cảm xúc chủ quan (vui, buồn, đau khổ, sung sướng v.v )
của hệ thống phản ánh dưới tác
động của hệ thống vật chất được phản ánh.

22
Khác với các động vật bậc thấp, trong quá trình hoạt động sống, các động
vật bậc cao không những biết phản ánh những tác động bên ngoài một cách
tích cực, phân biệt được những tác động có lợi hoặc có hại cho sự tồn tại và

phát triển của chúng, mà còn phản ánh những tác động của môi trường đối với
chúng dưới dạng cảm xúc. Nhờ cảm xúc, động vật có thể xác lập được hành vi
ứng xử một cách thích hợp và có lợi nhất cho chúng.
+ Hình thái phản ánh ý thức: là hình thái phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
riêng con người mới có, thể hiện thông qua những chức năng quan sát, ghi
nhận, cảm nhận, nhận định, phân định, phẩm định đối với các tác động từ hệ
thống được phản ánh (khách thể phản ánh) đối với chủ thể phản ánh, đồng
thời đối với những suy tư, cả
m xúc và hình ảnh bên trong chủ thể phản ánh.
Đó là hình thái phản ánh ở trình độ cao bằng con đường khái quát hóa, hướng
sâu vào nhận thức bản chất, quy luật của cái được phản ánh. Có thể nói hình
thái phản ánh ý thức là một hình thái phản ánh đặc biệt, là hình thái phản ánh
của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người. Chỉ có bộ óc
người, một dạng vật chất có tổ chức kết cấu
đặc biệt (khoảng trên dưới 14 tỷ
tế bào thần kinh), kết quả của quá trình vận động lâu dài của thế giới vật chất
mới có thuộc tính phản ánh ý thức. Ăng-ghen đã miêu tả một cách hình ảnh ví
óc người là một đóa hoa rực rỡ nhất của vật chất.
Hiện nay, trước những vấn đề mới của đời sống tinh thần, có nhiều nhà
nghiên cứu đưa ra nhi
ều quan điểm lý giải về các hình thức cảm nhận (thu nhận)
thông tin của con người. Tập trung nhất là các quan điểm về trực giác, tâm linh.
Thứ nhất, về trực giác.
Trong phạm vi này chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm, trực giác là
một hình thức đặc biệt của hoạt động nhận thức. Trực giác là năng lực nắm
bắt trực tiếp chân lý không cần lập luậ
n lôgic trước. Khác với những người
theo chủ nghĩa trực giác như Bécxông, Lốtxki đã coi trực giác như khả năng

23

nhận thức thần bí, siêu lý tính, không dung hợp với lôgic và lịch sử, chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã giải thích một cách khoa học bản chất của trực giác.
Trực giác có những tính chất như bỗng nhiên (bất ngờ), tính trực tiếp và
tính không ý thức được. Tuy nhiên, tính bỗng nhiên, bất ngờ của trực giác
không có nghĩa nó không dựa gì trên tri thức trước đó mà nó dựa trên những
kinh nghiệm, những hiểu biế
t được tích lũy từ trước. Trực giác là tri thức trực
tiếp song có liên hệ với tri thức gián tiếp. Trực giác được môi giới bởi toàn bộ
thực tiễn và nhận thức có trước của con người, bởi kinh nghiệm của quá khứ.
Tính không ý thức được của trực giác không có nghĩa nó đối lập với ý thức,
với những qui luật hoạt động của lôgic. Trực giác là kết quả của hoạt
động
trước đó của ý thức; có thể coi trực giác như một hành vi lôgic (trực giác trí
tuệ) mà ở đó có nhiều khâu lập luận, nhiều tiền đề đã được giản lược. Trực
giác là kết quả của sự dồn nén trí tuệ và tri thức dẫn đến sự “bùng nổ”‚ bằng
nhiều thao tác tư duy phát triển ở trình độ khác nhau. Trực giác là sản phẩm
của tài năng và sự say mê, sự kiên trì lao
động khoa học một cách nghiêm túc.
Vì vậy, trong nhận thức khoa học, trực giác có vai trò hết sức to lớn, thể hiện
tính sáng tạo cao. Trong lịch sử khoa học, nhiều phát minh khoa học đã ra đời
bằng con đường nhận thức trực giác.
Khái niệm trực giác này lại là phạm trù trung tâm trong triết học của
Bergson (Henri Bergson 1859-1941). Trong triết học của mình ông gạt bỏ chủ
nghĩa duy vật, đoạn tuyệt với lý tính và tư duy lôgic khi ông cho rằng: trí tu

và khoa học không hiểu được hiện thực. Chúng chỉ là những công cụ thực
dụng của con người sử dụng để tồn tại vật chất. Chỉ có trực giác (intuition)
mới nắm được những hiện tượng luôn luôn chuyển biến của sự sống và ý thức.
Ở Bergson trực giác được hiểu là một sự hiểu thấu trực tiếp, bí ẩn mà trong
đó hành vi nhận thức trùng hợp v

ới hành vi sản sinh ra hiện thực. Sự phê
phán từ triết học mácxit thì cho rằng quan điểm này của Bergson bắt nguồn
(vay mượn) những luận điểm của thuyết sức sống và hoạt lực luận

24
Hoạt lực luận (vitalism) giải thích sự sống bằng một động lực siêu vật
chất, gọi là hoạt lực (latin: vis vistalis) chi phối mọi quá trình lý hóa trong
sinh thể. Giới vô cơ không thể tiến triển rồi biến thành giới hữu cơ, thành sinh
thể một cách tự nhiên nếu không có tác động của những hoạt lực đó. Khoa học
đã đả phá những luận điểm ấy khi ngành hóa học t
ổng hợp được các chất hữu
cơ từ các chất vô cơ, hay khi Darwin chỉ ra/chứng minh rằng cơ thể thích ứng
với hoàn cảnh nhịp nhàng không phải do tác động của hoạt lực mà là do chọn
lọc tự nhiên. Đặc biệt là khi Pavlov vạch rõ là hệ thần kinh trung ương điều
tiết hoạt động sống của sinh vật cao cấp, không có hoạt lực nào mang lại cho
cơ thể tính thống nhất và tính ch
ỉnh thể. Hoạt lực luận đối lập với chủ nghĩa
duy vật máy móc khi cho rằng sinh thể không khác gì vật thể chỉ là những
hiện tượng lý hóa phức tạp (Descartes) và đối lập với chủ nghĩa duy linh khi
cho rằng trong sinh vật có linh hồn hay Thượng đế (Leibniz). Trong lịch sử
triết học hoạt lực luận có nhiều hình thức như: linh hồn vạn vật, khí thiêng,
quan niệm và mục đích n
ội tại (Aristốt), “đà sống” (eslan vital) (Bergson),
“tiến hóa luận” (Teilhard de Chardin)…
1

Thứ hai, về tâm linh.
Về vấn đề tâm linh, trong triết học duy vật biện chứng hầu như không
được bàn đến. Người ta chỉ bàn đến tầng tâm lý của ý thức con người. Gần
đây, các nhà nhà nghiên cứu cho rằng, tâm linh là vấn đề thuộc về lĩnh vực

tinh thần của con người, nó tồn tại trong mối tương quan với lĩnh vực vật
chất . Lĩnh vực tinh thần c
ủa con người là rộng lớn và còn thật nhiều bí ẩn mà


1
Còn Spinoza cho rằng vạn vật có linh hồn nhưng linh hồn ở Spinoza không phải là một sự thần bí.Ông theo
Vật hoạt luận (hylozoism) –(cái này khác với Hoạt lực luận). Thuyết này cho rằng sự sống và tính cảm giác
là vốn sẵn có của mọi sự vật trong tự nhiên. Thuyết này gán cho mọi hình thức của vật chất đều có khả
năng cảm giác và tư duy. Thực ra cảm giác là đặc tính chỉ có
ở vật chất hữu cơ đã phát triển cao). Các đại
biểu: Thales, Anaxagortas, J.Toland, Spinoza, Diderot. Marx đánh giá đây là biểu hiện chưa hoàn chỉnh của
chủ nghĩa duy vật có tính nhân hình hóa (anthropomorphisme)(một quan niệm gán cho các vật và các lực
lượng tự nhiên những thuộc tính và khả năng riêng biệt của con người. Đây cũng là một đặc điểm của tôn
giáo – con người dựa vào đặc điểm của bản thân mà tạo ra th
ần thánh. Trong quá trình phát triển của tri thức
có những quan niệm nhân hình hóa xuất hiện ngay trong khoa học; nhân hình hóa cũng liên quan đến chủ
nghĩa duy linh; xem them Feuerbach)

×