Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Lý luận chung về gia đình và liên hệ với vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.42 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....1
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………….1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………..2
4. Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu…………………………………….2
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn……………………………………..2
NỘI DUNG…………………………………………………………………….3
Phần 1: Phần lý luận chung..............................................................................3
1.1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình.........................................3
1.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội...6
1.3. Sự biến đổi các chức năng của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ
lên xã hội chủ nghĩa ..........................................................................................7
Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân............................................8
2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và giải pháp………………..8
2.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay............10
2.3. Liên hệ bản thân….................................................................................12
KẾT LUẬN........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đất nước ngày càng phát triển, đi cùng với sự tiến bộ về khoa
học, kĩ thuật, cơng nghệ… thì việc tìm hiểu về gia đình, việc xây dựng gia đình
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như việc xây dựng gia đình ở
Việt Nam hiện nay là vơ cùng quan trọng. Gia đình là một bộ phân quan trọng
cấu thành nên xã hội, là một phần không thể thiếu góp phần xây dựng nên một
xã hội tiên tiến, công bằng, văn minh. Tầm ảnh hưởng của mỗi gia đình tới sự


phát triển và tồn tại của một xã hội là vơ cùng to lớn vì vậy ta khơng thể phủ
nhận tính cấp thiết và thời sự của gia đình đối với xã hội.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và bất cập trên, em chọn đề tài “Lý
luận chung về gia đình và liên hệ với vai trị của người phụ nữ trong gia đình ở
Việt Nam hiện nay” với mong muốn có thể tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề gia đình
và người phụ nữ trong gia đình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực trạng xây dựng gia đình ở Việt Nam, tiểu luận
đưa ra những tìm hiểu về gia đình, vai trị quan trọng của người phụ nữ trong gia
đình hiện nay và ý kiến cá nhân về vấn đề này.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Khái quát lý luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia
đình và cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phân
tích sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
hiện nay.
Làm rõ vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan
điểm cá nhân về vai trò của người phụ nữ Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2

Đối tượng nghiên cứu: tiểu luận nghiên cứu về vấn đề gia đình, xây dựng

gia đình và vai trị của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: tiểu luận nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: tiểu luận nghiên cứu vấn đề trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội và giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như: thống nhất lơgic và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: làm rõ những quan điểm cơ bản, của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình, xây
dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng gia đình ở
Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: thấu hiểu sâu sắc hơn về gia đình, xây dựng gia đình và
nắm được vai trị nói chung của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện đại
từ đó tự ý thức xây dựng gia đình.


3

NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận chung
1.1.

Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

1.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,

duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan
hệ nuôi dưỡng, cùng với các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên.
1.1.2. Vị trí của gia đình
a) Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của xã hội.
Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu khơng có gia đình, nhờ
có gia đình, con người mới có thể được sinh ra, tái sản xuất, được ni dưỡng,
trình độ phát triển của gia đình ảnh hưởng rất lớn tới trật tự xã hội. Muốn có một
xã hội tốt thì các gia đình phải được xây dựng văn minh, tiến bộ, một xã hơi bao
gồm nhiều gia đình vì vâỵ càng nhiều gia đình phát triển thì xã hội càng lành
mạnh, gia đình là căn bản, là gốc rễ tạo nên ảnh hưởng to lớn với xã hội.
Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình tới xã
hội lại khác nhau, sự tác động của gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố của xã
hội và cịn phụ thuộc vào hình thái riêng, đặc điểm của từng gia đình. Khi gia
đình hạnh phúc, yên ấm thì con người mới có thể tồn tâm tồn lực đóng góp
cho xã hội. Bên cạnh việc hình thành một gia đình thì việc quan tâm xây dựng
mối quan hệ trong gia đình lại càng quan trọng hơn.
b) Gia đình là tổ ấm, nơi mang lại các giá trị, niềm hạnh phúc và sự hài
hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
Mỗi cá nhân đều gắn liền với gia đình của mình kể từ khi được trao
cho sự sống và trong suốt cuộc đời này, gia đình chính là ngôi trường đầu tiên
dạy cho con người biết yêu thương, cảm thơng, sẻ chia, săn sóc. Gia đình là tiền
đề quyết định tới sự phát triển của mỗi người, gia đình có n ấm, hạnh phúc,
hịa thuận thì con người mới có thể phát triển lành mạnh, tồn diện, trở thành


4

một người tốt cống hiến cho xã hội. Gia đình đem lại sự an toàn, là một chỗ dựa
tinh thần, tiếp thêm động lực cho mỗi người vượt qua khó khăn bước tiếp trong

cuộc sống.
c) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội, khơng thể có cá nhân
bên ngồi gia đình cũng khơng thể có cá nhân bên ngoài xã hội.
Mỗi con người từ khi mới lọt lòng cho tới khi bước ra cuộc sống đều
được phát triển trong quan hệ tình cảm gia đình, nhân cách, suy nghĩ và cách
hành xử của mỗi người cũng được vun đắp từ gia đình. Khi lớn lên, con người
sẽ phải bước ra khỏi vịng trịn an tồn của gia đình, sẽ có nhu cầu quan hệ xã
hội, gia đình chính là một tế bào của xã hội vậy nên con người khơng chỉ là một
thành viên của gia đình mà còn là một thành viên của xã hội. Gia đình chính là
quan hệ xã hội đầu tiên mà mỗi người tiếp xúc, là nơi kết nối giúp ta có thể tự
tin bước vào mối quan hệ xã hội rộng hơn.
Nếu gia đình là một yếu tố để cá nhân tác động đến xã hội thì ngược
lại, xã hội cũng tác động tới cá nhân qua khía cạnh gia đình. Mỗi gia đình có
một lối sống, tư tưởng, cách giáo dục khác nhau từ đó tác động tới suy nghĩ của
mỗi người về các sự kiện xảy ra. Giai cấp cầm quyền muốn quản lí xã hội theo ý
mình đều cần quan tâm xây dựng, phát triển gia đình vì vậy ở mỗi chế độ xã hội
khác nhau ta thấy được những đặc điểm gia đình khác nhau.
1.1.3. Chức năng cơ bản của gia đình
a) Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có
thể thay thế. Một xã hội khơng thể tồn tại nếu khơng có con người, con người
khơng phải bất tử vì vậy chức năng này không chỉ thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý
tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nịi giống mà cịn đóng góp cho
sự trường tồn của xã hội. Xã hội phát triển ln cần có nguồn lực lao động dồi
dào, chức năng này ảnh hưởng trực tiếp tới mật dộ dân cư và trình độ xã hội bởi
chất lượng của xã hội được thể hiện qua chất lượng nguồn nhân lực gia đình
cung cấp.


5


b) Chức năng ni dưỡng, giáo dục
Gia đình là cái nôi sinh ra con người, cũng là nơi dưỡng dục, dạy dỗ
cho mỗi cá nhân nên người. Ngay từ khi sinh ra, có nhận thức, mỗi người đều
tiếp xúc chủ yếu trong mối quan hệ gia đình vì vậy chức năng này có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nhân thức, suy nghĩ của con
người. Chức năng này không chỉ thể hiện trách nhiệm của cha mẹ với con cái
mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội. Trong môi trường này, mỗi người là chủ
thể giáo dục và cũng đồng thời là khách thể chịu sự giáo dục của người khác.
Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục có tác động lâu dài tới mỗi cá nhân, có rất
nhiều cộng đồng khác cũng thực hiện chức năng giáo dục tuy nhiên vẫn không
thể thay thế được cho gia đình. Vì mỗi cá nhân được học tập những điều đầu tiên
trong cuộc sống là từ gia đình vậy nên gia đình góp phần to lớn đào tạo nên thế
hệ trẻ - tương lai của xã hội. Giáo dục gia đình gắn liền với giáo dục xã hội, gia
đình và xã hội có một mối liên kết với nhau.
c) Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Gia đình cũng tham gia vào hoạt động sản xuất và tái sản xuất như các
tổ chức kinh tế khác tuy nhiên có một điểm khác biệt đó là gia đình khơng chỉ
tham gia vào hoạt động sản xuất của cái vật chất mà còn trực tiếp sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động cho xã hội. Chức năng tổ chức tiêu dùng giúp quản lý
chi tiêu, sử dụng hợp lí các khoản tiêu dùng vào việc đảm bảo đời sống vật chất
tinh thần cho các thành viên để duy trì đời sống gia đình. Ở mỗi giai đoạn khác
nhau thì các gia đình hay các thế hệ trong gia đình lại có phương thức quản lý tổ
chức tiêu dùng khác nhau. Nhờ chức năng này, gia đình ảnh hưởng rất lớn tới
nguồn lực và sự giàu có của xã hội.
d) Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Gia đình là chỗ dựa tinh thần, là nơi chữa lành những tổn thương, chở
che cho mỗi người trước những bão tố cuộc đời vì vậy đây là một chức năng
thường xuyên của gia đình bao gồm cả việc thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, bảo
đảm cuộc sống tinh thần đầy đủ, chăm lo sức khỏe của các thành viên. Việc duy



6

trì tình cảm gia đình cũng một phần tác động tới xã hội bởi gia đình có hạnh
phúc, con người sẵn sàng cống hiến thì xã hội mới ổn định.
Ngồi những chức năng chính trên, gia đình cịn có một số chức năng
khác như: chức năng văn hóa, chức năng chính trị,… Cùng với sự duy trì nịi
giống, qua các thế hệ nền văn hóa dân tộc được truyền từ đời này qua đời khác
trở thành một đặc trưng riêng của đất nước. Với chức năng chính trị, gia đình
cũng giống như các cộng đồng khác, là nơi thực hiện những chính sách, quy tắc
và hưởng quyền lợi từ những quy chế đó.
1.2.

Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình
thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Xóa bỏ sự
bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội mà chủ yếu là sự bất bình đẳng nam nữ, sự
thống trị của người đàn ông trong xã hội, lột bỏ xiềng xích đè nặng lên người
phụ nữ, giải phóng cho họ có một cuộc sống tự do phát triển bản thân.
1.2.2. Cơ sở chính trị - xã hội
Xóa bỏ nhà nước phong kiến bóc lột lỗi thời, xóa bỏ những luật lệ cổ
hủ, những quan niệm xưa cũ đè nặng lên người phụ nữ, thiết lập nhà nước
XHCN bình đẳng, văn minh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi cơng dân.
1.2.3. Cơ sở văn hóa
Để xây dựng gia đình bình đẳng, cần phát triển văn hóa giáo dục, đồng
thời xây dựng nền văn hóa có tác động to lớn vào tư tưởng, suy nghĩ góp phần
đấu tranh chống lại những điều khơng đúng, lạc hậu trong gia đình cũ.

1.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện: hôn nhân bắt nguồn từ tình u nam nữ, khơng
tính tốn vụ lợi hay ép buộc chi phối, hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật.


7

Hơn nhân một vợ một chồng, bình đẳng: đây là đặc trưng của cuộc hôn
nhân tiến bộ, tuân thủ theo pháp luật, bỏ đi chế độ đa thê, có sự tôn trọng giữa
vợ và chồng.
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý: là một sự công nhận của pháp luật
đối với đôi lứa cũng là trách nhiệm của nhà nước pháp quyền bảo vệ hơn nhân
tiến bộ và lợi ích chính đáng của gia đình.
1.3.

Sự biến đổi các chức năng của gia đình Việt Nam trong thời kì

quá độ lên xã hội chủ nghĩa
Chức năng tái sản xuất ra con người: nếu như trước đây với những
quan niệm cũ các gia đình thường sinh rất đơng con và bắt buộc phải có con trai
thì ngày nay mỗi gia đình đều sinh đẻ theo chính sách kế hoạch hóa gia đình của
nhà nước để có thể đảm bảo được lợi ích của gia đình và sự bền vững của xã
hội. Tỉ lệ sinh đẻ giảm và sự chênh lệch giới tính cũng thay đổi. Ngày nay với
những tư tưởng tiến bộ, con người nhận ra sự hạnh phúc của gia đình phụ thuộc
nhiều hơn vào các yếu tố tình cảm, tài chính thay vì sinh đơng con và kéo chất
lượng cuộc sống đi xuống.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: ngày nay các gia đình đã
chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tức là sản xuất khơng
cịn đơn thuần để phục vụ nhu cầu của gia đình nữa mà cịn hướng tới đáp ứng
nhu cầu của xã hội hay xa hơn nữa là xuất khẩu nước ngồi. Tuy nhiên quy mơ

sản xuất của gia đình thường nhỏ, khó có thể cạnh tranh với các cơng ty có quy
mơ lớn hơn dù vậy kinh tế gia đình vẫn là một bộ phận quan trọng của nên kinh
tế quốc dân. Đồng thời, gia đình Việt Nam đang hướng tới tiêu dùng hàng hóa
do người khác làm ra, trở thành đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Do xã hội ngày càng phát triển hiện
đại hơn, nhu cầu giáo dục con cái khơng cịn chỉ dừng lại ở khía cạnh đạo đức,
kỹ năng sống, tri thức mà còn ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ, nghệ thuật,
tài năng để có thể dễ dàng hịa nhập cộng đồng thậm chí là vươn tầm quốc tế.
Do nhu cầu cao hơn, các gia đình phải đầu tư tài chính nhiều hơn cho việc giáo


8

dục con cái, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm
nhẹ hơn nhưng đi cùng với sự tiến bộ là một loạt các tệ nạn xuất hiện mà nhà
trường và nền giáo dục chưa thể kiểm soát được, điều này là một sự bế tắc và
bất lực của gia đình trong việc chăm sóc và ni dạy trẻ.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình:
ngày nay gia đình có thiên hướng trở thành đơn vị tình cảm, việc thực hiện chức
năng này ảnh hưởng rất lớn tới sự bền vững, êm ấm và hạnh phúc của mỗi gia
đình tuy nhiên số lượng các gia đình một con ngày càng tăng khiến cho việc duy
trì, vun đắp tình cảm gặp nguy cơ bị giảm sút. Cùng với đó, xã hội phát triển có
sự phân hóa tầng lớp ngày càng cao, vậy nên nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
cho những gia đình khó khăn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Đặc biệt để xây
dựng gia đình lành mạnh, cần loại bỏ những suy nghĩ cổ hủ, lỗi thời. Nhà nước
cần có những chương trình giáo dục giới tính, những buổi tọa đàm nói về cách
xây dựng cấu trúc gia đình tiên tiến trong tương lai, đảm bảo lợi ích giữa các
thành viên và hạn chế mâu thuẫn xảy ra.
Phần 2: Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và giải pháp

2.1.1. Hiện trạng
Với những biến đổi trong chức năng của gia đình kể trên, hiện nay gia
đình Việt Nam đã có những sự thay đổi tích cực và tiêu cực. Về cơ bản gia đình
Việt Nam vẫn là mơ hình gia đình truyền thống với những chức năng cơ bản,
các giá trị văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy đồng thời gia đình
Việt Nam cũng dần tiếp thu những tinh hoa hiện đại tiên tiến của xã hội. Quy
mơ gia đình ở Việt Nam đang dần thu nhỏ, ta hiếm thấy một gia đình với 4 – 5
thế hệ cùng chung sống mà chủ yếu là các gia đình hạt nhân, việc thu nhỏ quy
mô giúp tăng sự thoải mái độc lập, cá nhân được đề cao tạo nên sức sáng tạo và
bản sắc riêng. Sự thu nhỏ này tạo điều kiện thúc đẩy bình đẳng giới, giảm bớt
mâu thuẫn và xung đột tuy nhiên sự kiên kết giữa các thế hệ bị giảm sút và khả
năng hỗ trợ nhau về vật chất tinh thần bị hạn chế.


9

Một điều đáng mừng là kinh tế gia đình đang rất phát triển, thu nhập
bình quân năm 2020 đạt khoảng 4,23 triệu đồng/người/tháng, trong giai đoạn
2016-2020, thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng bình quân 8,1%. Theo khu
vực, thu nhập bình quân ở thành thị đạt 5,538 triệu đồng/người/tháng, gấp gần
1,6 lần nông thôn. Bên cạnh thu nhập, chi tiêu cũng là một yếu tố phản ánh mức
sống của hộ gia đình, mức chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước năm 2020 là
2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Mức chi tiêu tăng chậm so
với thời kỳ trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chi cho đời sống chiếm 2,7
triệu đồng/người/tháng, bằng 93% trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Khoảng
cách giai cấp có xu hướng giảm tuy nhiên do đất nước dần chuyển sang kinh tế
thị trường nên vẫn có sự chênh lệch giàu nghèo nhất định. Cơng tác xóa đói
giảm nghèo đang được đẩy mạnh, nhà nước đang nỗ lực đưa ra những chính
sách để hỗ trợ cho những hồn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Do q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, một số chức năng truyền

thống của gia đình bị suy giảm, tuổi kết hơn trung bình tăng lên, quan hệ hôn
nhân vợ chồng xuất hiện nhiều vết rạn nứt, trong khảo sát hộ gia đình của năm
2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy: tỷ lệ ly hôn của các gia đình Việt Nam
tăng lên so với cùng kỳ năm 2009 (tỷ lệ này tăng lên từ 1,4% lên 2,1%). Theo
báo cáo của tịa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hơn. Do sự
biến đổi khơng ngừng của quy mơ gia đình, các giá trị và chuẩn mực văn hóa
cũng bị ảnh hưởng. Trẻ em ngày nay khơng cịn nhận được nhiều sự dạy dỗ từ
gia đình mà chủ yếu được đào tạo tại nhà trường, trong khi đó người cao tuổi
phải đối mặt với sự cơ đơn thay vì sự quan tâm chăm sóc của con cháu trong gia
đình truyền thống. Khoảng cách thế hệ cũng tạo nên nhiều mâu thuẫn trong gia
đình. Xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tệ nạn ảnh hưởng xấu đặc biệt tới giới
trẻ, tình trạng nạo phá thai ngày càng tăng, Việt Nam là một trong số những
nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, mỗi năm có khoảng 1,4 triệu ca; tỷ lệ người
nghiện ma túy, cờ bài, mại dâm… dù đã được chính phủ kiểm soát những vẫn


10

chiếm một số lượng lớn; bạo lực gia đình cũng xảy ra dưới nhiều hình thức khác
nhau.
2.1.2. Giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính
quyền các cấp đối với cơng tác gia đình, chính phủ cần đưa ra nhiều biện pháp
hơn để hạn chế tối đa những tiêu cực của xã hội.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí,
vai trị của gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hồn thiện hệ
thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế
gia đình.

2.2. Vai trị của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay
Từ xưa tới nay, người phụ nữ ln đóng một vai trị quan trong trong
quan hệ gia đình, tạo hóa đã ban cho họ những vai trị khơng ai có thể thay thế
được. Người phụ nữ là chìa khóa tất yếu duy trì sự hạnh phúc của gia đình và
góp phần to lớn cho sự phát triển của xã hội. Ngoài xã hội người phụ nữ có thể
mạnh mẽ, tự tin thể hiện ưu thế của mình, khơng hề kém cạnh bất cứ ai, khi trở
về với gia đình của mình, người phụ nữ lại là vợ hiền dâu đảm, chăm lo chu toàn
cho đời sống tinh thần của chồng con, quán xuyến nhà cửa, nếu trong thời chiến
người đàn ông vác súng ra trận là anh hùng thì người phụ nữ trong gia đình cũng
chính là một nữ anh hùng vậy.
Trong xã hội phong kiến, giá trị của người phụ nữ bị hạ thấp, người phụ
nữ phải chịu nhiều thiệt thịi và định kiến tuy nhiên họ vẫn hồn thành trọn vẹn
nghĩa vụ của mình, cam chịu vất vả một lịng trung trinh với chồng con, họ vẫn
săn sóc chồng, dạy dỗ con nên người dù bị xem nhẹ, khinh rẻ. Dù ở thời đại nào
thì người phụ nữ vẫn ln có đức tính hi sinh vơ cùng cao cả. Với tư tưởng trọng
nam khinh nữ, người phụ nữ đã chịu đựng những xiềng xích trên mình trong
suốt một thời gian rất dài.


11

Ngày nay trong xã hội chủ nghĩa, người phụ nữ dành lại được quyền lợi
của mình, họ khơng cịn phải hứng chịu những quan điểm cổ hủ, khơng cịn
gơng cùm ngăn họ phát triển được nữa, xã hội ngày càng phát triển ta càng thấy
được vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình:
Với vai trị của người vợ, người phụ nữ hỗ trợ hết mình cho người bạn
đời của mình, họ quên mình để trở thành một người vợ thủy chung son sắt, đồng
cảm với chồng về tư tưởng, đời sống vật chất và tinh thần. Họ luôn hiểu cho
công việc, cảm xúc của người chồng, cùng chồng chia sẻ những vất vả nặng
nhọc trong cuộc sống, thay chồng làm trụ cột gia đình mỗi khi chồng đi vắng,

cân bằng hài hòa các mối quan hệ để cuộc sống gia đình ln được hạnh phúc.
Người phụ nữ vừa cương vừa nhu biết lúc nào cần mềm mỏng lúc nào cần cứng
rắn để giúp chồng tránh xa những tệ nạn nhăm nhe phá hoại hạnh phúc gia đình,
người vợ trong gia đình là người kề cận nhất bên người đàn ông, chăm lo từng
bữa ăn giấc ngủ. Người phụ nữ còn giàu lòng vị tha, biết bỏ qua cho những lỗi
lầm nhất thời của chồng, cùng chồng xây dựng gia đình vững mạnh.
Người phụ nữ có thiên chức cao cả là thiên chức làm mẹ, sinh con duy trì
nịi giống và đặc biệt là cơng dưỡng dục từ khi con sinh ra tới khi trưởng thành.
Với bản năng làm mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ ln có một tình
u thương vơ bờ bến với những đứa con của mình. Là một người mẹ, người
phụ nữ mang nặng đẻ đau rồi lại chăm sóc, ni dạy con nên người, hi sinh tất
cả vì con, là chỗ dựa tinh thần sẵn sàng lắng nghe thấu hiểu các con, là tấm
gương cho các con học tập và noi theo. Người mẹ chính là người thầy đầu tiên
của con, dạy cho con học ăn học nói, dẫn dắt cho con từng bước đi đầu tiên tới
khi còn lớn hơn một chút lại dạy cho con cách đối nhân xử thế, đạo lí làm người.
Bên cạnh vai trị làm mẹ, làm vợ, người phụ nữ còn là một trong những
thu nhập tài chính của gia đình, là người chăm sóc sức khỏe, tổ chức cuộc sống
gia đình phong phú, hài hòa, chăm lo đời sống tinh thần của các thành viên. Nếu
như ở thời đại trước, người phụ nữ chỉ biết ở nhà, lam lũ chu toàn cho cuộc sống
gia đình thì ngày nay người phụ nữ đã trở nên tự lập hơn, họ biết chăm sóc cho


12

bản thân, biết đấu tranh vì quyền lợi của bản thân, độc lập về tài chính. Cùng với
người đàn ơng thì người phụ nữ cũng có nguồn thu nhập tài chính riêng, đóng
góp vào việc làm giàu cho gia đình và xã hội. Người phụ nữ chính là người nội
trợ trong gia đình, đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ gìn nhà
cửa sạch sẽ, ngồi ra người phụ nữ còn chăm lo tới các thành viên khi đau ốm
bệnh tật. Để đảm bảo một gia đình văn minh, người phụ nữ cũng phải lên kế

hoạch tổ chức các hoạt động giúp khăng khít tình cảm gia đình. Người phụ nữ sẻ
chia với tất cả mọi người, hịa giải mâu thuẫn gia đình. Một vai trị cũng hết sức
quan trọng của người phụ nữ đó là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình,
người phụ nữ luôn truyền dạy cho con cháu đời sau những lễ giáo, lễ nghi, nề
nếp, chuẩn mực đạo đức; họ còn lưu truyền cả những câu dân ca, ca dao đậm đà
bản sắc dân tộc. Người phụ nữ có vai trị quan trọng trong việc đấu tranh về bình
đẳng giới, phịng chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội khác.
2.3. Liên hệ bản thân
Bản thân em ln hiểu được tầm quan trọng của gia đình và trân trọng
những thành viên trong gia đình của mình. Gia đình là nơi ln chở che, chào
đón và đồng hành cùng em trên con đường của mình vì vậy em sẽ nỗ lực để trở
thành một người con có hiếu, yêu thương cha mẹ, ông bà, đùm bọc san sẻ với
anh chị em. Em sẽ ln cố gắng giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của
gia đình đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại làm giàu cho đất nước.
Công lao to lớn của cha mẹ em ln ghi nhớ trong lịng và lấy đó làm động lực
để phát triển bản thân, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội. Bên
cạnh đó em cũng nhận thức được vai trị của người phụ nữ trong gia đình, ngày
nay người phụ nữ đã mạnh mẽ hơn, biết đấu tranh cho quyền lợi của mình vì vậy
vai trị của người phụ nữ là vơ cùng quan trọng khơng ai có thể phủ nhân được
tuy nhiên người phụ nữ không nên quá tự cao mà cần khiêm tốn, chăm sóc và hỗ
trợ những thành viên khác trong gia đình xây dựng một gia đình hạnh phúc cũng
là xây dựng một xã hội văn minh. Hiện tại là một sinh viên, em luôn cố gắng


13

trau dồi kiến thức đầy đủ, tu dưỡng đạo đức để khơng phụ lịng tin tưởng của gia
đình mình.
KẾT LUẬN
Trong mọi thời đại, gia đình ln là một nhân tố quan trọng khơng chỉ góp

phần xây dựng xã hội mà cịn có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phồn vinh, phát
triển, thịnh vượng của xã hội đó đặc biệt trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngày nay đất nước rất cần sự phối hợp của gia đình. Gia đình là hạt nhân của
xã hội, có gia đình mới có được sự tồn tại của xã hội vì vậy mỗi cá nhân và nhà
nước cần có những biện pháp phát huy sâu sắc những tiềm lực của gia đình, vừa
giữ gìn vẻ đẹp truyền thống vừa tiếp thu những nét đẹp hiện đại trong thời kì đổi
mới. Qua bài tiểu luận ta hiểu được rõ hơn bản chất của gia đình, thấy được
những chức năng ln hiện diện của gia đình đồng thời có thể thấy những vấn
đề về biến đổi chức năng của gia đình, hiện trạng và một số giải pháp. Bên cạnh
đó bài tiểu luận cũng đưa ra một số vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt
Nam hiện nay điển hình là: vai trò làm vợ, vai trò làm mẹ, chăm lo đời sống tinh
thần của gia đình, là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình… từ đó đưa ra quan điểm
cá nhân về vấn đề này – một vấn đề đang được quan tâm trong xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Học viện Chính trị quốc gia
Tài liệu trực tuyến:
2. Nguyễn Mạnh Thân, “Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Khánh Hòa”,
/>3. Theo hanoimoi.com
/>

14

4. Anh Kiệt, “Ly hôn ở giới trẻ ngày nay và những hệ lụy đi kèm”,
/>5. Đoàn Minh Đạt, “Thực trạng và giải pháp Xây dựng gia đình hạnh phúc
bền vững”,
/>



×