Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Lý luận chung về gia đình và liên hệ với vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.94 KB, 14 trang )

2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………….............. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………..3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………….3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………..4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ……………………....4
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn …………………………….. 4
NỘI DUNG ………………………………………………………….. 4
Phần 1: Khái quát cơ sở lý luận: ……………………………………4
1.1. Khái niệm ……………………………………………………….4
1.2. Vị trí của gia đình ………………………………………………5
1.3. Chức năng về gia đình ………………………………………….5
Phần 2: Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội khoa học: ………………………………………………….7
2.1. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
khoa học ……………………………………………………………........7
2.2. Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội khoa học …………………………………………………………8
Phần 3: Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân ……………………..11
3.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam ………...11
3.2. Liên hệ bản thân ……………………………………………….. 12
KẾT LUẬN ………………………………………………………......13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………......14


3

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Có thể nói gia đình như một xã hội thu nhỏ, có sự hiện diện đầy đủ của cả
các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa và
quan hệ tổ chức đã tạo nên một xã hội rộng rộng lớn. Do đó, sự phát triển và
trường tồn của một quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố vận động
và tồn tại của mỗi gia đình. Đặc biệt trong thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa ngày nay với quy mô, và tốc độ ngày càng gia tăng, vậy nên
vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dần trở thành nội
dung tiêu điểm được cả giới hàn lâm cũng như cả nhân dân quan tâm đến.
Khơng thể khơng nói rằng do những biến động của xã hội đang tác động vào
gia đình trên mọi phương diện và tạo ra các hệ quả đa chiều. Như vậy, ta có
thể thấy thiết chế, hoạt động phát triển có tính bền vững này cũng đang vận
động tích cực, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của hiện đại. Từ đó nêu ra
được vai trị của người phụ nữ tác động như thế nào đến gia đình và liệu có
cái nhìn cũng như quan niệm mới cho người phụ nữ thời nay. Với suy nghĩ
muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ấy, vậy nên em đã chọn đề tài “Lý luận
chung về gia đình và liên hệ vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt
Nam hiện nay”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Với sự kết hợp giữa phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể,
bài tiểu luận này nhằm mục đích nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê-nin về gia
đình và vấn đề xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
ngoài ra liên hệ với vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam là
một bước tiến mới về cách xưng “nữ quyền” trong thời đại hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


4

Làm sáng tỏ các cơ sở lý luận chung về gia đình cũng như phân tích sự

biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nêu rõ các
vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam cũng như liên hệ thực tiễn
và liên hệ bản thân về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc xây dựng phát triển gia
đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vai trị của người phụ nữ
trong gia đình hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Gia đình và phụ nữ Việt Nam ngày nay
4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về vấn đề
gia đình nói chung
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này sử dụng phương pháp luận biện
chứng duy vật cùng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống nhất
logic và lịch sử, khái quát hóa và hệ thống hóa rõ ràng
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
Ý nghĩa lý luận: nắm rõ được quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về gia đình.
Thực tiễn đề tài: Giúp sinh viên có nhận thức, hành vi đúng đắn trong
trách nhiệm xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bên
cạnh đó là hiểu rõ về vai trị của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam

NỘI DUNG
Phần 1: Khái quát lý luận chung
1.1. Khái niệm


5

C.Mác đã từng nói: “ Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình
phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người

bắt đầu tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những
người khác, sinh sơi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình”. Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình nhưng ta
có thể hiểu đơn giản gia đình là một cộng đồng người sống chung, là những
người quen, thân thuộc với mỗi chúng ta được duy trì, hình thành và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,
cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia
đình.
1.2. Vị trí của gia đình
Gia đình là một tổ chức kinh tế - tiêu dùng, một mơi trường giáo dục – văn
hóa, một cơ cấu – thiết chế xã hội riêng. Không thể phủ nhận, gia đình có một
vị trí quan trọng đối với xã hội cũng như mỗi người. Thứ nhất, gia đình là tế
bào của xã hội, có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại, vận động và phát triển
của xã hội. Thứ hai, gia đình là tổ ấm, nơi mang lại các giá trị, niềm hạnh
phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Thứ ba, gia
đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội, khơng thể có cá nhân bên ngồi gia
đình, bên ngoài xã hội. Với sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử và chế độ xã
hội, đặc điểm của mỗi gia đình ở mỗi xã hội là khác nhau.
1.3. Chức năng về gia đình
Trên thực tế, vị trí và vai trị của gia đình đã nêu rõ đặc điểm gia đình là tế
bào của xã hội và nó cịn được thể qua những chức năng cơ bản sau đây:
Chức năng tái sản xuất con người: Đây là chức năng đặc thù nhất của
gia đình. Chức năng này một mặt đáp ứng nhu cầu tự nhiên, mặt khác nó
mang ý nghĩa xã hội lớn lao là cung cấp những công dân mới và đảm bảo cho
sự phát triển liên tục và sự trường tồn của xã hội loài người. Trong mỗi gia
đình, việc thực hiện chức năng tái sản xuất con người là mối quan tâm trực


6


tiếp đến điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc mang thai, sinh nở,
quyết định đến mật độ dân số và nguồn lao động của một quốc gia, có thể nói
là yếu tố cấu thành đến sự tồn tại của xã hội. Cũng như hài hòa với những
điều kiện đảm bảo cụ thể để thế hệ mới ra đời có khả năng phát triển cả về trí
lực và thể lực.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Đây là chức năng xã hội hết sức quan
trọng và có nội dung lớn. Nó ảnh hưởng đến tồn diện và lâu dài của mỗi
thành viên trong gia đình, từ lúc được sinh ra đến khi trưởng thành và già đi.
Kể cả trong xã hội, nhiều cộng đồng khác nữa như trường học, các tổ chức,
chính quyền,.... cũng thực hiện chức năng này nhưng chức năng ni dưỡng
trong gia đình vẫn là điều quan trọng nhất. Bởi khi cha mẹ là những người
toàn diện về mọi mặt văn hóa, học vấn và có kiến thức cơ bản về phương
pháp giáo dục thì mới góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ nói chung
và phát triển truyền thống, văn hóa, đạo đức nói riêng.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Hoạt động kinh tế cũng như
việc tiêu dung và vật chất của hộ gia đình có những hình thức và mức độ khác
nhau ở mỗi dạng cụ thể nhưng đều với mục đích góp phần tạo thu nhập cho
gia đình, bảo đảm các nhu cầu thiết yếu nhất của các thành viên trong gia
đình. Qua đó, gia đình có cơ sở để tổ chức đời sống (vật chất và tinh thần),
ni dạy, giáo dục con cái, đồng thời góp một phần to lớn vào sự nghiệp xây
dựng xã hội bằng việc làm cụ thể.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trí tình cảm gia đình:
Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng bởi sự hiểu biết tâm – sinh lý cá
nhân, sở thích của mỗi người sẽ góp phần tạo ra khả năng thực tế để xây dựng
gia đình hạnh phúc, đồng thời là những tiền đề cần thiết cho 6 một thái độ,
hành vi tích cực của cá nhân trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Chức năng văn hóa: Gia đình là nơi lưu giữ, kế thừa và sáng tạo truyền
thống văn hóa dân tộc và tộc người. Điều này được thể hiện qua phong tục,



7

tập qn, sinh họat văn hóa trong gia đình.
Chức năng chính trị: Gia đình là một tổ chức chính trị thu nhỏ của xã
hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước và quy chế địa
phương (hoặc hương ước làng xã), là cầu nối của mối quan hệ giữa cơng dân
với nhà nước.
Có thể nói, gia đình là một thiết chế đa chức năng. Thơng qua việc thực hiện
chức năng, gia đình khơng chỉ tồn tại và phát triển mà còn tác động đến tiến
bộ chung của xã hội

Phần 2: Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
2.1. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các điều kiện để hình thành
gia đình mới khơng xuất hiện cũng như có tác dụng ngay lập tức mà chỉ
có thể hồn chỉnh dần từng bước theo từng thời kỳ. Do xã hội còn nhiều
thành phần kinh tế và các giai cấp khác nhau, việc hình thành và chuyển
biến yếu tố gia đình mới sẽ ở mức độ khác nhau trong các gia đình ở từng
loại dân cư. Tuy vậy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vẫn cần
thiết đề ra những cơ sở sau đây để xây dựng gia đình mới:
Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi của quan hệ sản xuất ấy là từng bước hình thành chế
độ cơng hữu và từ đó thay thể chế độ tư hữu. Đây là cơ sở để tạo nên sự bình
đằng giới và bình đẳng giữa các thành viên gia đình, từ đó đặt nền tảng cho
một kiểu gia đình mới tốt đẹp.
Cơ sở chính trị - xã hội



8

Việc thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là cơ sở chính trị - xã hội
cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó
cũng là cơng cụ để thực hiện việc giải phóng con người và bảo vệ hạnh phúc
gia đình. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên gia đình, đảm
bảo bình đẳng về cơ hội và khả năng phát triển toàn diện được đảm bảo bởi hệ
thống văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình cùng với các chính sách xã
hội.
Cơ sở văn hóa
Cơ sở văn hóa cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội chính là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa việc kế
thừa những giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại tốt đẹp và sáng tạo những giá
trị văn hóa mới. Những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới được hình thành tạo
nên nền tảng điều chỉnh các mối quan hệ gia đình.
Chế độ hơn nhân tiến bộ
Chế độ hôn nhân tiến bộ được thể hiện qua ba ngun tắc chính. Đầu tiên
là hơn nhân tự nguyện. Chế độ này được hiểu là hôn nhân bắt nguồn từ tình
u nam nữ, mỗi cá nhân có quyền tự quyết định yêu ai và lấy ai để cùng xây
dựng hạnh phục gia đình, bao gồm cả quyền tự do ly hơn khi mục đích hơn
nhân khơng đạt được. Hơn nhân tự nguyện phải trên cơ sở pháp luật và đạo
đức. Tiếp theo là hôn nhân một vợ một chồng, bình đẳng. Chế độ hơn nhân
một vợ một chồng là đặc trưng của hôn nhân tiến bộ, là cơ sở để đảm bảo cho
quyền bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng từ đó ảnh hưởng đến
các mối quan hệ khác trong gia đình. Cuối cùng, hơn nhân được đảm bảo về
pháp lý: hôn nhân vừa là quan hệ riêng tư, vừa là quan hệ xã hội, do đó hơn
nhân tự nguyện được pháp luật bảo hộ, vì hạnh phúc của cá nhân và gia đình.
2.2. Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội


9

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các chức năng của gia đình đã
có sự biến đổi rõ rệt và toàn diện dưới những yếu tố khách quan và chủ quan
như: định hướng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa, xu hướng tồn cầu hóa, gia nhập kinh tế quốc tế,….Điều
đó cho chúng ta thấy động lực to lớn để tiếp tục phát triển, thúc đẩy xã hội
ngày nay được thể hiện rõ qua những biến đổi chức năng dưới đây:
Biến đổi chức năng tái sản xuất ra con người:
Ngày xưa, khi nước ta còn đang bị ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán
và nhu cầu phát triển nơng nghiệp, các gia đình truyền thống ln giữ vững
quan niệm là: nhất định phải sinh thật nhiều con, càng đông con càng tốt và
đặc biệt phải sinh con trai để nối dõi. Đến mãi khi nước ta ở những năm 70 và
80 của thế kỷ XX, dựa vào tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động, Nhà
nước đã đưa ra các chính sách tuyên truyền, khuyến khích việc một gia đình
chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con. Song vào đầu thế kỷ XXI, Việt Nam chuyển sang
giai đoạn già hóa dân số, để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền
vững của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình sẽ là mỗi cặp vợ
chồng nên sinh đủ hai con. Như vậy chức năng tái sản xuất đã có sự thay đổi
căn bản thể hiện ở việc giảm mức sinh của người phụ nữ, giảm số con mong
muốn cũng như nhu cầu nhất thiết phải sinh con trai của các cặp vợ chồng.
Với các thành tựu y học tiên tiến, hiện đại, ngày nay việc sinh nở của các gia
đình đã được tiến hành tự giác, chủ động hơn khi xác định được số lượng phải
sinh mấy con và thời điểm khi phải sinh con. Nhất là gia đình hiện đại thời
nay, việc giữ vững tâm lý, tình cảm, kinh tế lại là yếu tố tạo nên sự bền vững
hôn nhân của các cặp vợ chồng mà khơng phải là yếu tố có con hay khơng có
con, hay bắt buộc phải sinh con trai như các gia đình truyền thống khác.

Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
Hiện nay, kinh tế trong gia đình đang trở thành một phần quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Thế nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnh tranh


10

hàng hóa cao trong và ngồi nước, dẫn đến nhiều gia đình khó khăn trong
chức năng kinh tế và tiêu dùng, gặp trở ngại trong việc chuyển sang hướng
sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trong kinh tế thị trường
hiện đại. Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mơ nhỏ, lao
động ít và tự sản xuất là chính. Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hỗi, kinh tế gia đình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng
hóa, để đáp ứng cả về nhu cầu trong nước lẫn việc hướng đến đáp ứng nhu
cầu ngoài nước. Với mức thu nhập ngày càng tăng, dần dần gia đình trở thành
một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội và tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do
người khác làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Biến đổi chức năng nuôi dưỡng, giáo dục:
Trong gia đình truyền thống Việt Nam xưa, giáo dục gia đình ln là cơ sở
cho giáo dục xã hội thì ngày nay trong các gia đình, giáo dục xã hội lại là cơ
sở cho giáo dục gia đình như giáo dục trong trường học giúp con trẻ cách rèn
luyện đạo đức và nhân cách bởi nó cũng như một xã hội thu nhỏ khi con trẻ
tiếp xúc với môi trường như vậy sẽ tác động đến việc nhận thức xã hội của trẻ
tự bộc phát. Ngoài ra việc đầu tư cho nuôi dưỡng , giáo dục con cái gia đình
cũng đang tăng lên. Đặc biệt nội dung giáo dục trong gia đình khơng cịn là
giáo dục con cái về đạo đức, ứng xử, kỹ năng mà còn giáo dục tri thức khoa
học công nghệ, ngoại ngữ, và hướng đến hòa nhập quốc tế.
Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia
đình:
Trong gia đình hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm sinh lý và tình cảm đang

tăng lên, thêm vào đó là việc coi trọng tự do của mỗi thành viên trong gia
đình cũng cải thiện hơn. Việc thực hiện biến đổi chức năng này là một phần
quan trọng trong sự tồn tại, bền vững của hơn nhân, tình cảm hạnh phúc gia
đình. Đặc biệt, phát huy việc chăm sóc bảo vệ trẻ em và người cao tuổi. Cùng
với đó là gạt bỏ những suy nghĩ, tính tốn về việc sinh con trai do ảnh hưởng


11

từ các gia đình truyền thống , xóa bỏ định kiến “trọng nam khinh nữ” trong
gia đình và tạo ra sự bình đẳng giới giữa con trai và con gái trên tồn diện về
mọi mặt như ni dưỡng cha mẹ, phụng thờ tổ tiên,….Bên cạnh đó, mỗi gia
đình cần phải tìm ra cách giải quyết thỏa đáng cho mọi vấn đề, mọi mâu
thuẫn, tất cả địi hỏi phải hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài
hòa, hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do giữa các mối quan hệ giữa vợ và
chồng, cha mẹ và con cái cũng như lợi ích cho gia đình và lợi ích cho xã hội.

Phần 3: Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân
3.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam
Những người phụ nữ từ xưa đến nay ln có vai trị quan trọng khơng thể
thiếu trong mỗi gia đình, muốn gia đình hạnh phúc, êm ấm, tất cả đều phải
qua bàn tay vun vén của người phụ nữ. Mọi người thường nói người phụ nữ là
“thiên chức” trời ban cho, vừa làm mẹ làm vợ, vừa là trụ cột thứ hai trong gia
đình và vừa là người chăm sóc các thành viên trong gia đình, tất cả đều mang
một nhiệm vụ cao cả đi theo đó là trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái
là điều quan trọng nhất của người phụ nữ. Với vai trò làm mẹ, người phụ nữ
còn là tấm gương cho con cái học tập và noi theo, một người mẹ với đầy đủ
phẩm chất “Công – Dung – Ngôn – Hạnh”, một người mẹ nhân hậu, đảm
đang, sẽ có tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của người con, họ
dạy con qua những bài học đầu đời, nuôi dưỡng trẻ trở thành một người cơng

dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, vai trị làm vợ của người phụ nữ cũng
quan trọng không kém, một người vợ hiền, khéo léo, đảm đang và thành công,
bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc, vun vén cho gia đình, đồng cảm và sẻ chia
ngọt bùi đắng cay với chồng, người vợ cịn là người gánh vác kinh tế trong
gia đình giúp chồng. Nếu như trước đây hình ảnh người phụ nữ chỉ quan tâm
việc nội trợ cho gia đình thì giờ đây, phụ nữ còn là người bạn đồng hành, hậu
phương vững chắc cho chồng, điều đó cũng giúp nâng cao đời sống và tăng
mức thu nhập trong gia đình. Hơn nữa khi phụ thuộc vào sở thích, tính cách,


12

thói quen của từng thành viên trong gia đình mà người phụ nữ cịn đóng vai
trị là người tổ chức, sắp xếp linh động các sinh hoạt trong đời sống hàng
ngày của gia đình. Ví dụ như một người mẹ thích đi du lịch, thích nấu ăn, vào
mỗi dịp lễ sẽ tổ chức đi chơi cùng cả gia đình, nấu những món ngon hay một
gia đình u thích nghệ thuật sẽ thường đi xem phim, đi xem hịa nhạc…,
điều đó cũng làm tăng thêm tình cảm hạnh phúc gia đình, sự bền vững trong
hơn nhân. Mỗi gia đình với phong cách sống sinh hoạt, nề nếp riêng biệt như
vậy cũng sẽ tạo nên một xã hội Việt Nam phong phú, đa dạng hơn.. Ngoài ra
người phụ nữ là người giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của gia đình, họ
ni dưỡng con cái qua những câu thơ, tục ngữ ca dao, qua các bài hát ru để
lưu truyền cho con cháu về tình yêu thương và đạo lý làm người, giáo dục cả
về những quy tắc ứng xử trong gia đình, và đạo lý hiếu kính “Uống nước nhớ
nguồn”. Là những người tiên phong về bình đẳng giới trong gia đình, phụ nữ
cũng thể hiện rõ trách nhiệm phân công công việc hợp lý, đối xử công bằng
văn minh với các con, không “trọng nam khinh nữ”. Thêm vào đó người phụ
nữ cịn là nơi giữ gìn cho gia đình êm ấm, hạnh phúc, tránh được các tệ nạn
xã hội trong gia đình ở thời kỳ kinh tế tăng trưởng hiện nay. Như vậy người
phụ nữ Việt Nam hiện nay có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng

và phát triển gia đình trong thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.2. Liên hệ bản thân
Có hai từ trong cuộc sống khiến nhiều người ln nhìn lại mình, đó chính
là trách nhiệm. Trách nhiệm với cuộc sống của mình, với những người thân
cũng như với xã hội và trường lớp. Mỗi sinh viên phải sống có trách nhiệm,
dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của mình cũng như một
bổn phận với gia đình.
Trách nhiệm của sinh viên trong học tập
Chúng ta phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tịi, khám phá những cái mới.
Luôn trau dồi đạo đức, lý tưởng cách mạng, có lối sống văn hóa để trở thành


13

những người có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động. Mặt
khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải đi đôi
với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc sống ý
nghĩa hơn.
Trách nhiệm với gia đình
Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình ln giữ vị trí quan trọng,
gắn liền với đời sống của mỗi con người. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quantâm
đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt
thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Cho nên, mỗi chúng ta
phải làm trịn bổn phận của một người con trong gia đình: quý trọng công lao
hy sinh của cha mẹ, hiếu thảo, biết ơn ông bà tổ tiên, yêu thương đùm bọc anh
chị em trong gia đình cũng như tự hào truyền thống của gia đình, dịng họ.
Trách nhiệm với những việc mình làm, với từng hành vi của bản thân.
Việt Nam đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, cho nên,
mỗi sinh viên chúng ta phải biết tìm kiếm và phát hiện kịp thời những tinh túy
của nhân loại để góp phần xây dựng gia đình. Đồng thời, làm cơng việc gì, ở

đâu, với nước nào, cũng đều phải đặt lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể lên trên
lợi ích cá nhân, đều phải giữ vững mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta đi theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, khơng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh mất
lợi ích chính trị xã hội lâu dài.

KẾT LUẬN
Gia đình là một tế bào xã hội, có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của mỗi cá nhân mà còn đối với xã hội. Trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như hội nhập kinh tế quốc tế - cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa, q trình xây dựng gia đình tại Việt Nam đã trải qua
những sự biến đổi nhất định, để lại những ưu điểm cần phát huy và hạn chế


14

cần khắc phục. Vấn đề này đề ra những biến đổi về chức năng của gia đình
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, qua đó liên hệ với vai trị của người
phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay cũng như trách nhiệm của mỗi sinh
viên trong quá trình xây dựng gia đình cũng như xã hội.
Tuy nhiên, nhận thức bản thân còn nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế nhận định trong bài tiểu luận. Vì vậy em mong có
thể nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cơ để em tiến bộ hơn.
Em chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Giáo trình CNXHKH, Học Viện Chính Trị Quốc Gia
2. Bài tập Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Học Viện Ngân Hàng Khoa Lý
Luận Chính Trị
Tài liệu trực tuyến

1. Nguyễn Nhàn (2014), “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình
và ngồi xã hội”, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Tiền Giang
/>2. Thanh Hoa (2019), “Vai trị của người phụ nữ trong xây dựng gia đình và
gìn giữ hạnh phúc gia đình”, Phú Thọ Điện Tử
/>3. Nguyễn Mạnh Thân (2020), “Vai trò của người phụ nữ trong việc xây
dựng gia đình hạnh phúc”, Hội LHPN tỉnh Khánh Hòa


15

/>


×