Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu KHÁI NIỆM CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.36 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
2.Các biện pháp can thiệp thị trường, giải cứu ngân hàng của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương
(NHTW) các nước và các tổ chức tài chính quốc tế 3
1.Đối với nền kinh tế Việt Nam 4
2.Đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam 6
I. KHÁI NIỆM CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH:
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc
đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là:
- Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
- Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể
hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
II. VỀ TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
1. Diễn biến và nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
Để giúp nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ kéo dài (một phần lớn bị tác động bởi sự kiện
11/09/2001 nước Mỹ bị khủng bố và Mỹ tấn công Afghanistan, Iraq), Thống đốc Hệ thống Dự
trữ liên bang Mỹ Fed liên tục điều chỉnh hạ thấp lãi suất từ 6% xuống còn 1% vào ngày
25/06/2003.
Từ đó dẫn đến các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất cho vay (từ 9-10%/năm xuống
còn 4-5%/năm). Chính sách tiền tệ của NHTW được nới lỏng, dư nợ tín dụng của hệ thống
NHTM cũng được mở rộng theo, nhiều khoản vay mua nhà dưới chuẩn được thực hiện với sự
tiếp sức của các môi giới tín dụng và môi giới bất động sản.
Theo ước tính của các chuyên gia thì dư nợ cho vay dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ USD năm
2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Trong 22.000 tỷ USD giá trị bất
động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là
nợ xấu.
Chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn đến lo ngại về lạm phát, FED đã liên tục điều chỉnh lãi
suất từ 1% lên 1.25, 1.5, …và 5.25% vào ngày 30/06/2006, kéo theo lãi suất NHTM tăng từ 4%
1
lên 8-9%/năm. Các khoản tiền lãi vay phải trả của những người mua nhà đã gia tăng mạnh và đe
dọa khả năng trả nợ. Thị trường bất động sản Mỹ bắt đầu đóng băng và sụt giảm giá trị,… nợ


quá hạn, nợ khó đòi gia tăng và đó là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ
hiện nay.
Từ ngày 15/9/2008 cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ, sau đó lan rộng trở
thành khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Cho đến nay, Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng
nặng nề nhất; riêng Mỹ, IMF đã nâng mức dự báo về những thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ gây ra lên đến 1.400 tỷ USD. Một số nước khác có thị trường vốn liên thông với Mỹ
và châu Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp; riêng thị trường tài chính các nước châu Á và Nam Mỹ
cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ chưa lớn.
Cho đến nay có tới 89 ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn ở Mỹ và châu Âu bị buộc phải
phá sản, bị quốc hữu hoá hoặc bị các ngân hàng khác mua lại:
- Ngân hàng Lehman Brothers phá sản; các ngân hàng Bear Stearns, Merrill
Lynch, Wachovia, Washington Mutual bị bán cho các ngân hàng khác; công ty
bảo hiểm AIG của Mỹ, các ngân hàng Northern Rocks, Bradford&Bingley của
Anh, ngân hàng Fortis, Dexia của Bỉ,… bị quốc hữu hoá hoặc nhận các khoản
hỗ trợ tài chính từ Chính phủ các nước.
Chính từ diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng giới chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên
nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008:
(i) FED thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng” trong nhiều năm trước đây, lãi suất cho
vay thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay mua bất động sản, đối với cả khách hàng
không đủ điều kiện vay vốn;
(ii) (ii) Thị trường tài chính, tín dụng ở Mỹ và châu Âu phát triển theo hướng tự do hoá
nhưng thiếu lành mạnh; cho phép các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ.
(iii) (iii) Lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với khả năng thanh toán của các
ngân hàng và sự suy giảm mạnh của kinh tế Mỹ, châu Âu và thế giới đã kéo theo tình
trạng bán tháo chứng khoán, hạn chế cho vay trên thị trường.
2
2. Các biện pháp can thiệp thị trường, giải cứu ngân hàng của Chính phủ, Ngân
hàng Trung ương (NHTW) các nước và các tổ chức tài chính quốc tế
- Khủng hoảng tài chính đã làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của các nhà đầu tư, đẩy
kinh tế thế giới sớm rơi vào suy thoái:

(1) Đến tháng 12/2008, có 25 nước rơi vào suy thoái (Mỹ, Nhật Bản, khu vực đồng Euro,
các nước Đông Âu); suy thoái kinh tế ở nhiều nước tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu năm
2009; IMF dự báo năm 2009, kinh tế thế giới giảm - 1,4% (các nước phát triển giảm - 3,8%,
riêng Trung Quốc tăng 7,5%, Ấn Độ tăng 5,4%);
(2) Lạm phát ở các nước có xu hướng giảm, hiện nay ở mức thấp;
(3) Thương mại toàn cầu sụt giảm, IMF dự báo năm 2009 giảm 12,2%;
(4) Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo và suy giảm mạnh (chỉ số chứng khoán
DownJones của Mỹ giảm 24%, Anh giảm 19%, Nikkei giảm 20%);
- Chính phủ các nước G7 và G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp để ổn định
thị trường tài chính - tiền tệ, bảo đảm thanh toán tiền gửi tiết kiệm của người dân, tiến hành
quốc hữu hoá các ngân hàng có nguy cơ phá sản, cung cấp vốn vay không giới hạn bằng USD
cho các ngân hàng. IMF cam kết cho các nước đang phát triển vay 175 tỷ USD để ổn định thị
trường tài chính (Iceland, Ukraina, Pakistan, Hungari ); ngày 02/4/2009, các nước G20 đồng ý
cho IMF vay 750 tỷ USD để hỗ trợ các nước.
Chính phủ Mỹ đã triển khai kế hoạch giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD. Hiện nay
Chính phủ Mỹ cũng đang bàn biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trong nước để tránh bị phá
sản với 14 tỷ USD. FED thực hiện trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ
bắt buộc cho các ngân hàng để tăng tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED, bảo lãnh
các ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường tiền tệ trong điều kiện
các ngân hàng không thực hiện cho vay lẫn nhau do lo ngại rủi ro mất vốn.
- Chính phủ các nước EU tuyên bố đưa ra các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỷ USD và
giải cứu thị trường bằng biện pháp mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng.
NHTW nhiều nước bơm thêm các khoản tiền lớn nhằm tăng thanh khoản cho thị trường
đưa ra thị trường khoảng 2.200 tỷ USD, NHTW các nước phát triển (Mỹ, Đức, Pháp, Anh,
Nhật ) và các nước đang phát triển cũng tuyên bố sẽ cung ứng tiền không có giới hạn, phối hợp
điều chỉnh giảm lãi suất chủ đạo để tác động trực tiếp làm giảm lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ
khó khăn cho nền kinh tế: FED giảm từ 2%/năm xuống 1,5%/năm, ECB giảm từ 4,25%/năm
xuống 3,75%, BOE giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm. Đồng thời thực hiện các biện pháp sau
để tăng khả năng thanh khoản và mở rộng tín dụng, hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng và công
ty tài chính:

3
(1) Thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng biện pháp giảm mạnh lãi suất
chủ đạo, bơm tiền ra lưu thông.
(2) Trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và vượt dự trữ bắt buộc;
(3) Bảo lãnh cho các ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng;
(4) Phối hợp thực hiện hoán đổi tiền tệ để cung ứng USD cho thị trường
ngoài nước Mỹ (FED đã hoán đổi ngoại tệ với 13 NHTW);
(5) Cho phép một số ngân hàng đầu tư được huy động vốn như ngân hàng
thương mại;
(6) Cho các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính vay dài hạn để mua cổ
phiếu của chính các ngân hàng đó;
(7) Phối hợp với Bộ Tài chính cơ cấu lại vốn cho các ngân hàng.
Liên minh châu Âu tổ chức rất nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng và Thượng đỉnh để tìm giải
pháp cứu nguy các nền kinh tế đang bị đe dọa. 12/12/2008 bước đầu thực hiện kế hoạch thúc
đẩy kinh tế trị giá 264,3 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP nhằm khôi phục nhanh chóng nền
kinh tế, tăng trưởng và tạo việc làm.
Hiện nay chính phủ các nước đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường tài
chính và kích thích kinh tế:
- Mua lại cổ phiếu, nợ xấu của các ngân hàng mất khả năng thanh toán;
- Đưa ra tuyên bố đảm bảo thanh toán các khoản tiền gửi tại hệ thống ngân hàng,
tăng số tiền được bảo hiểm tiền gửi;
- Rà soát lại khả năng tài chính của các ngân hàng để lập kế hoạch hỗ trợ tài chính
cơ cấu lại;
- Triển khai gói giải pháp kích thích kinh tế với tổng trị giá của các nước khoảng
12.500 tỷ USD, tương đương 20,6% GDP thế giới năm 2008.
III. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Đối với nền kinh tế Việt Nam
Trong 7 tháng đầu năm 2009, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình
kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực: kinh tế vĩ mô tiếp tục được kiểm soát và bảo đảm các

cân đối lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt ở mức thấp, thu chi ngân sách nhà nước đạt
khá so với dự toán cả năm hoạt động sản xuất - kinh doanh giảm dần khó khăn và tiếp tục phát
triển; an sinh xã hội được bảo đảm; sức mua của thị trường nội địa tăng ở mức cao, thị trường
tiền tệ tương đối ổn định và hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn; thị trường bất động sản và
chứng khoán hồi phục. Tuy nhiên do vị thế đặc biệt của Mỹ:
4
- Là trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới.
- Là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng năm.
- Là nơi có lượng Việt kiều đông nhất trên thế giới.
Nên xét về mặt tổng thể, khủng hoảng tài chính Mỹ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế Việt Nam :
Thứ nhất, về xuất khẩu, tính chung 11 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
58,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước nhưng chủ yếu là do tăng giá. Năm 2009,
2010 xuất khẩu sẽ bị giảm sút do các nước Mỹ, EU, Asean, Úc,… bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của cuộc khủng hoảng tài do đó nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam cũng sẽ bị suy giảm.
Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm
mạnh vì hai lý do:
- Là hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô,
trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm. Giá dầu
mỏ và các mặt hàng xuất khẩu giảm, kéo theo thâm hụt ngân sách tăng lên
(năm 2009 dự kiến dưới 7%); kim ngạch xuất khẩu giảm (7 tháng đầu năm
2009 giảm 13,4)
- Sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng
hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
Thứ hai, Giải ngân vốn FDI, ODA và thu hút kiều hối đều giảm so với cùng kỳ năm 2008
do phần đông Việt kiều sinh sống ở Mỹ, EU bị giảm thu nhập.
Thứ ba, nguồn tín dụng trên thị trường tài chính quốc tế bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước
ngoài gặp khó khăn về tài chính và cả sự thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định đầu tư.
Điều này đã anh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính còn gây ra tác động khác đến khu vực thị trường
chứng khoán (TTCK) ở 3 khía cạnh:
- Một là, gây tâm lý lo ngại chung và sự trầm lặng, thận trọng hơn trong việc ra
quyết định của các nhà đầu tư.
5
- Hai là, làm giảm lượng vốn nước ngoài đổ vào TTCK do các nhà đầu tư gặp
khó khăn về nguồn vốn.
- Ba là, có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên TTCK gặp khó
khăn trong kinh doanh, kết quả giảm bớt sức hấp dẫn chung của TTCK với các
nhà đầu tư.
2. Đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam
Nhìn nhận từ góc độ kinh tế vĩ mô hiện nay, nền kinh tế vẫn duy trì đà tăng trưởng, chính
sách tiền tệ thắt chặt nhưng được điều hành linh hoạt, các NHTM có khả năng đảm bảo an toàn
hoạt động kinh doanh, lòng tin của người dân đối với VND đã tăng lên.
Mặt khác, thị trường tài chính và mức độ liên kết của các ngân hàng trong nước với hệ
thống tài chính quốc tế còn hạn chế, cho nên thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong
nước chịu ít tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính hoặc có tác động gián tiếp ở mức
độ không lớn. Nhìn chung, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nước đang diễn biến
theo chiều hướng ổn định, bảo đảm an toàn thanh toán.
Nhưng tác động gián tiếp lại khá mạnh. Trước mắt có những vấn đề, ví dụ lãi suất cho vay
liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn
của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp do các lãi suất Libor và Sibor
thường được dùng làm lãi suất cơ sở để cho các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay.
Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng buộc các ngân hàng phải tái
cấu trúc kỳ hạn và lãi suất. Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đoán USD sẽ
xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Điều đó
có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.
Nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam có dấu hiệu tích cực, tăng 1,2 tỷ USD so với tháng
6, giai đoạn tỷ giá Việt Nam đồng và USD trồi sụt thất thường. Dự trữ ngoại hối ròng của Việt
Nam trong năm 2007 đạt mức 20,7 tỷ USD.

Năm 2008 dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn rất an toàn do 82% dự trữ ngoại hối đang
được gửi ở ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF;
18% còn lại gửi đầu tư các ngân hàng thương mại nước ngoài nhưng những ngân hàng này đều
có mức độ tín nhiệm cao, xếp hạng 3A và 2A.
6
Các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam cũng khá linh hoạt trước cú sốc tài chính thế
giới. Thanh khoản trong hệ thống đang ở mức cao, thậm chí còn dư thừa tới 40.000 tỷ đồng.
Nhiều ngày nay, vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng đều thừa 15.000-30.000 tỷ đồng mỗi
ngày. Do tính thanh khoản cao, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, chỉ khoảng 12%.
9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng thương mại đạt
11,01%. Trong đó, đáng chú ý là sự gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư, vốn nội tệ tăng
28,5% và ngoại tệ tăng gần 35%. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt mức
19,15%. Trong đó, dư nợ cho vay với bất động sản đạt 115.000 tỷ đồng, chiếm 9,15% tổng dư
nợ cho vay nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, cho đến hết tháng 11/2009 vừa qua, không ít ngân hàng đã có những
kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Có nhiều ngân hàng đã có lợi nhuận dự kiến:
- Vượt 2.000 tỷ đồng như: Vietcombank, VietinBank, ACB và Techcombank
- Trên 1.000 tỷ đồng gồm: Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Quân đội;
- Dưới 1.000 tỷ đồng gồm: Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng cổ phần Sài
Gòn, Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Liên Việt
Tất nhiên, những khó khăn của năm 2008 cũng khiến các ngân hàng dè chừng hơn trong
việc đưa ra các mục tiêu cho năm 2009 nên thường họ chỉ đưa ra mục tiêu vừa phải, và tập trung
vào việc củng cố hoạt động để phát triển vững chắc hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) của năm 2009 dự kiến đạt 19%, tăng so với năm 2007 là 17,8% và vượt xa con số 11,9%
năm 2008.
Mặc dù hiện tại hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam chưa chịu tác động mạnh từ
cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai
đoạn đầu của hội nhập; nhưng trước mắt sẽ có những hạn chế trên một số lĩnh vực như:
- Mức độ liên thông giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam với thị trường tài chính bên
ngoài và với ngân hàng Mỹ sẽ gặp khó khăn.

- Trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của
nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ; nợ xấu
tăng lên; nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng trong
một vài năm.
- Khả năng giao dịch ngân hàng, tài chính quốc tế sẽ giảm, ảnh hưởng đến nợ vay
ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng và doanh nghiệp.
7
IV. CÁC BIỆN PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG NĂM 2008 , 2009
NHẰM GÓP PHẦN GIẢM TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
VÀ SUY GIẢM KINH TẾ:
Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ tiếp tục lan rộng gây sụt giảm
kinh tế và những khó khăn trong việc quản lý nợ xấu. Chính phủ Việt Nam đã bàn và đưa ra các
giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an
sinh xã hội, trong đó nhấn mạnh nhóm giải pháp về thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu
như hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn ngắn hạn nhằm giảm chi phí
vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, dịch vụ; kích cầu đầu tư và tiêu dùng; chính sách tài
chính và tín dụng bằng Nghị quyết số 30/NQ30/NQ-CP ngày 16/12/2008.
Các tổ chức tín dụng ở nước ta, đặc biệt là các NHTM có vai trò to lớn trong việc cung
ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHNN về tín dụng, lãi suất, ngoại hối…
đã cung ứng cho nền kinh tế một khối lượng vốn rất lớn. Trong thời gian nước ta bị lạm phát
cao trong năm 2008, các NHTM tuy bị gặp khó khăn về thanh khoản, về cho vay và đầu tư…
nhưng do thực hiện tốt sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN nên đến nay đã vượt qua
và tiếp tục ổn định.
Các NHTM nhà nước đã chủ động điều hành một cách linh hoạt cơ chế lãi suất và cho
vay… góp phần kiềm chế lạm phát. Các NHTM nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Công thương
Việt Nam (Vietinbank), vẫn đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá và đã thực hiện IPO thành công
vào tháng 12/2008.
Phải áp dụng và kết hợp một cách chặt chẽ giữa biện pháp về tiền tệ, tài chính để thúc đẩy
sản xuất và xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp tục kiềm chế
lạm phát. Chính phủ, NHNN đã và đang chủ động thực hiện các biện pháp vừa góp phần ổn

định hệ thống, tiếp tục chống lạm phát, vừa góp phần kích cầu nền kinh tế theo Nghị quyết số
30 của Chính phủ, bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương
tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2008 ở mức hợp lý, bảo đảm khả năng thanh khoản cho
các tổ chức tín dụng ở mức cao, giảm dần lãi suất cho vay; điều hành tỉ giá phù hợp với quan hệ
cung – cầu của thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Các biện pháp cụ thể đã được triển khai:
8
- Ngày 17/03/2008, Phát hành tín phiếu bắt buộc 20,300 tỷ đồng.
- Ngày 1/04/2008 tỷ lệ dự trữ bắt buộc nâng lên 11%, lãi suất cơ bản điều chỉnh
tăng từ 8.75 lên 12%.
- 19/05/2008, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 11 lên 13%.
- Ngày 1/06/2008, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 13 lên 15%, lãi suất cở bản điều chỉnh
tăng lên 14%.
- Lạm phát trung bình năm 22.97%, lãi suất cho vay trung bình trong năm 13.46%.
Tăng trưởng tín dụng 25.4%, tăng trưởng GDP 5.19%.
Đến 10/2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền
tệ từ “thắt chặt” sang “nới lỏng” một cách thận trọng bằng các biện pháp:
1. Hạ lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm hiện nay là 8/năm, lãi suất tái cấp
vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống
12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay
bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm từ
15%/năm xuống 14%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ
11% xuống 3%; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ để hỗ
trợ thanh khoản cho các NHTM; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ
10%/năm xuống 1,2%/năm.
2. Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình
quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3% lên +5%
đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các
biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ.
3. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn, hoạt động kinh doanh, chất

lượng tín dụng, giảm lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ của NHTM.
Kết quả đạt được là tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức thích hợp (năm 2008,
tổng phương tiện thanh toán tăng 20%, tín dụng tăng 23,58%; 7 tháng đầu năm 2009, hai chỉ
tiêu này tăng 20,22% và 22,61%); lãi suất thị trường trở về thời kỳ ổn định, tỷ giá VND so với
USD tăng 2,12%, hệ thống TCTD hoạt động an toàn.
( Sau đâu là bảng lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát tỷ giá VND/USD từ 2007-
2009) (Chiếu trên Slide).
NHNN phối hợp với NHTM theo dõi chặt chẽ diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ
thế giới, đánh giá, nhận định về các khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế và thị trường tiền
tệ Việt Nam để dự báo, có phương án và thực hiện các biện pháp để xử lý các tình huống rủi ro
có thể xảy ra.
9
Bước sang năm 2010 nền kinh tế ta có dấu hiệu phục hồi khá tốt nhà những chính sách
thắt chặct cũng như nới lỏng khá linh hoạt, tuy nhiên hệ thống NHTM cũng cần có những bước
thay đổi trong kinh doanh phù hợp với chính sách nhà nước thay đổi khá liên tục như hiện nay.
Thách thức này của nền kinh tế cũng chính là khó khăn của hệ thống ngân hàng. Những kết quả
mà hệ thống ngân hàng đạt được năm qua là không thể phủ nhận nhưng vẫn còn đó những bài
toán khó, muốn có lời giải đòi hỏi những nỗ lực rất lớn.
Thứ nhất, bài toán nhân sự. Các ngân hàng Việt Nam vẫn đang thiếu nhân sự có năng lực,
cả ở cấp quản lý, điều hành lẫn các cán bộ tác nghiệp trực tiếp. Về lâu dài, tình trạng khan hiếm
nhân sự cấp cao có thể khiến cho các ngân hàng Việt Nam phải thuê mướn chuyên viên nước
ngoài cộng tác. Chi phí nhân sự tăng lên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng mở
rộng mạng lưới của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong trước mắt.
Thứ hai, bài toán về chính sách. Việc Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt
nhằm đối phó với nạn lạm phát đang rình rập nền kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng cũng
như tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đang có nguy cơ gia tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến hệ thống ngân hàng. Khi nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp
vẫn còn ở mức cao, nguồn tiền gửi tiết kiệm của khu vực dân cư giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
khối lượng tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng khiến cho thanh khoản của các ngân hàng sẽ
không còn dồi dào như trước. Không những thế, nguy cơ không trả được nợ của các đối tượng

thụ hưởng các khoản tín dụng được hỗ trợ lãi suất, nếu có, cũng sẽ xuất hiện vào năm tới. Đây là
điểm các ngân hàng cần hết sức lưu tâm trong năm 2010.
Thứ ba, bài toán vốn .Áp lực tăng vốn điều lệ đối với các NHTM cổ phần trong năm
2010 là không nhỏ. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 22/11/2006 mức vốn điều lệ áp dụng cho các NHTM cổ phần đến cuối năm 2010 phải là
3.000 tỷ đồng, điều này quả thực gian nan đối với không ít ngân hàng. Tăng vốn là cần thiết
nhưng phải tính toán hết sức thận trọng bởi quy mô vốn lớn lại có thể dẫn tới hiệu suất sử dụng
trên từng đồng vốn thấp, do vậy, kế hoạch tăng vốn phải gắn liền với chiến lược phát triển hợp
lý.
Thứ tư, bài toán về cạnh tranh. Rõ ràng, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi các
ngân hàng không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà cả với các ngân hàng ngoại. đến nay đã có 5
ngân hàng con 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là HSBC, Standard Chartered,
ANZ, Hong Leong và Shinhan nhưng chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 5. Không chỉ phải
cạnh tranh nội ngành, các ngân hàng còn phải cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như chứng
khoán, vàng, bất động sản trong việc thu hút vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản vì hiện nay
tiền gửi vẫn là nguồn vốn huy động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn tổng vốn tín dụng của các ngân
hàng.
Thách thức càng nhiều, nỗ lực càng phải lớn hơn để không chỉ tồn tại mà còn phải phát
triển. Những bài học từ tài chính Mỹ có lẽ là bài học đắt giá cho ngành Ngân hàng Việt Nam.
Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao là bài học muôn thuở, luôn được các ngân hàng nói
đến nhưng các ngân hàng cũng rất khó bỏ qua những “khoản lợi nhuận cao” này. Vì thế, thận
10
trọng luôn là cần thiết, không nên lấy ngắn nuôi dài, không nên lấy tiền thực để nuôi các tài sản
ảo, không nên cho vay dựa trên các quan hệ thân hữu, không nên mù quáng theo đuổi lợi nhuận,
nhất là trong bối cảnh hiện nay.
11

×