Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.34 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

SONEPHET PHOMLOUANGSY

ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ VÀ
XÂY DỰNG TỔ QUỐC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 9310206

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội, năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại Học viện Ngoại giao
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương

Phản biện 1: PGS.TS. Dương Văn Quảng
Học viện Ngoại giao
Phản biện2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ
Viện NCS ĐNA, Viện HLKHXHVN
Phản biện 3: PGS.TS. Phan Văn Rân
Viện QHQT, HVCTQGHCM


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học
viện họp tại Học viện Ngoại giao
vào hồi

giờ ngày

tháng

năm 2021

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
-

Thư viện Quốc gia

-

Thư viện Học viện Ngoại giao


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các
nước trên thế giới thời kỳ cận hiện đại, cuộc đấu tranh kiên cường
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như lực lượng tay sai của
Lào. CHDCND Lào được thành lập vào ngày 2/12/1975 là một bước
ngoặt trọng đại trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Lào. Đây là
thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và mang tính thời đại, đã mở ra kỷ
nguyên mới đối với nhân dân Lào. Tình hình thế giới và khu vực diễn

biến phức tạp, khó lường. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức tác
động mạnh mẽ đến việc thực hiện đường lối, chính sách của các quốc
gia, nhất là hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Chính phủ và
quan hệ hợp tác quốc phòng.
Đại hội IV (năm 1986) Đảng NDCM Lào đã xác định đường lối
đổi mới nhằm thích ứng với những chuyển biến trong nước và quốc tế,
điều chỉnh nội dung chính sách đối ngoại của Đảng nói chung, chính
sách quốc phịng của Lào nói riêng, phù hợp với xu hướng hịa bình, độc
lập, hữu nghị và hợp tác phát triển. Điều này đã góp phần hình thành đẩy
mạnh việc thực hiện chiến lược ĐNQP của Lào trong thời gian qua. Khu
vực sông Mê Công và Đông Nam Á trở thành không gian cạnh tranh của
các nước lớn. Các nước lớn không ngừng sử dụng các biện pháp tăng
cường lơi kéo các nước Đơng Nam Á, trong đó có Lào, để gia tăng ảnh
hưởng tại khu vực, qua đó, tác động đến mơi trường an ninh tại khu vực,
ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh của Lào.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài luận án: “Đối
ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến
lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay” là luận án tiến sĩ chuyên
ngành quan hệ quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề
2.1. Các nội dung đã được đề cập
Các cơng trình nghiên cứu vấn đề chính trị và đối ngoại ở Lào
được để cập trong một số cuốn sách bài báo tiểu biểu như: Cuốn sách:
“70 năm Ngoại giao Lào 1975-2015”, do Nxb Viện Quan hệ Quốc tế,
Bộ Ngoại giao Lào, Viêng Chăn phát hành đã tổng hợp, phân tích
những nội dung, thơng tin về q trình hoạt động, công tác đối ngoại


2
và ngoại giao Lào từ thời điểm trước và sau cuộc chiến tranh giành độc

lập cũng như từ khi tiến hành đổi mới vào năm 1986 đến năm 2015.
Cuốn sách: “50 năm Quan hệ ngoại giao Lào-Trung Quốc (25/4/196125/4/2011)”, do Nxb Quốc gia, Viêng Chăn phát hành đã khái quát về
nền tảng quan hệ Lào-Trung Quốc trong lịch sử và thời kỳ mới; đề cập
đến đổi mới về chính trị của Lào và Trung Quốc dẫn đến việc hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 25/4/1961; Rút bài học kinh
nghiệm thúc đẩy quan hệ hai nước; Đưa ra nhận định về xu hướng mối
quan hệ chiến lược Lào và Trung Quốc trong tương lai. Cuốn sách
“Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong phong trào thúc
đẩy sự nghiệp đổi mới ở Lào và Việt Nam” của tập thể tác giả Chương
Sổm Bun Khăn, Thong Sa Lit Măng No Mêk, Sin La Vông Khut Phay
Thun, Kị Kẹo Khay Khăm Phị Thun, Bo Seng Khăm Vơng Đa La do
Nxb Chính trị Quốc gia, Viêng Chăn phát hành đã đề cập và giải thích
rõ nội dung từng vấn đề trong sự nghiệp đổi mới của hai nước Lào và
Việt Nam như: Tiếp tục đổi mới là sự nghiệp, nhiệm vụ và sự nghiệp
thiêng liêng của Đảng nhân Cách mạng Lào; Thúc đẩy tư tưởng-lý
luận của Đảng; Những nhân tố chủ yếu bảo đảm cho sự đổi mới thành
công về kinh tế….
Nghiên cứu về cơ sở lý luận trong QĐND Lào được thể hiện
trong cuốn sách như: Cuốn sách “Xây dựng QĐND Lào là quân đội
cách mạng, chính quy, hiện đại” của tác giả Chăn Sa Mon Chăn Nha
Lat đã làm rõ cơ sở khoa học, khái niệm QĐND Lào là quân đội cách
mạng, chính quy, hiện đại; nội dung xây dựng QĐND Lào là quân
đội cách mạng, chính quy, hiện đại; làm rõ quan điểm của Đảng, nhà
nước về xây dựng QĐND Lào là quân đội cách mạng, chính quy,
hiện đại; nghiên cứu bài học của QĐND Việt Nam trong xây dựng
quân đội; Đánh giá thực trạng, rút bài học kinh nghiệm và xác định
một số phương hướng nhằm thực hiện một số giải pháp cơ bản. Cuốn
sách “Lịch sử quan hệ đối ngoại của QĐND Lào” của Cục Đối ngoại,
BQP Lào do Nxb Cơ yếu Quân đội, Viêng Chăn phát hành năm 2015
đã trình bày một cách tồn diện về lịch sử, q trình hoạt động của

ĐNQP dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và Đảng ủy BQP Lào
theo từng giai đoạn. Cuốn sách: “Chính sách quốc phịng nước
CHDCND Lào” do Nxb Qn đội phát hành năm 2013 đã nêu những
quan điểm cơ bản về chính sách quốc phịng của Lào, xây dựng cơ sở


3
quốc phịng tồn dân tồn diện, xây dựng lực lượng quốc phòng và
QĐND Lào, cơ chế lãnh đạo, quản lý quốc phòng, cơ cấu tổ chức
BQP, phương hướng xây dựng Quân đôi nhân dân và Dân quân tự vệ
vững mạnh tồn diện và sự hợp tác về quốc phịng - an ninh theo
khuôn khổ song phương và đa phương.
2.2. Nhận xét nội dung đề cập của các đề tài
Nhìn chung, những cuốn sách, cơng trình nghiên cứu nêu trên
chưa đề cập đến chiến lược ĐNQP của Lào.
2.3. Các nội dung luận án dự kiến triển khai:
Trên cơ sở nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đã nghiên
cứu quá trình hình thành chiến lược ĐNQP, hoạt động triển khai thực tế,
đánh giá kết quả, dự báo và kiến nghị giải pháp đối với ĐNQP.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chủ yếu của luận án là làm rõ quá trình hình thành và
thực tiễn triển khai chiến lược ĐNQP từ năm 1986 đến nay; đánh giá
kết quả thực hiện chiến lược ĐNQP, nêu định hướng và một số đề
xuất, kiến nghị
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở hình thành đường lối và chính sách đối ngoại,
hoạch định chiến lược ĐNQP của Lào từ 1986 đến nay; Khái quát
thực tiễn triển khai chiến lược ĐNQP của Lào trong tổng thể chiến
lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Lào hiện nay; Đánh giá kết quả

thực hiện chiến lược ĐNQP của Lào, xác định những hạn chế và xác
định nguyên nhân gặp phải; Rút một số bài học kinh nghiệm; Nêu
định hướng về chiến lược ĐNQP của Lào; Đưa ra một số đề xuất giải
pháp và kiến nghị về chiến lược ĐNQP của Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề, nội dung,
hoạt động liên quan đến chiến lược ĐNQP của Lào được triển khai từ
1986 đến nay. Về không gian: Tập trung nghiên cứu một số lý luận
cơ bản liên quan đến quá trình hình thành và thực tiễn triển khai
chiến lược ĐNQP. Về thời gian: Phạm vi thời gian từ năm 1986 (thời
điểm Lào có sự đổi mới về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế)
đến nay, dự báo về chiến lược ĐNQP đến năm 2025.


4
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế
cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Luận án vận
dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Caysỏn
Phơmvihản, kết hợp phân tích, dự báo chiến lược và các phương
pháp chuyên ngành (tổng kết thực tiễn, lịch sử-lơ-gic; phân tích số
liệu, tổng hợp, so sánh và thống kê...).
6. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án là cơng trình nghiên cứu về khái niệm về
ĐNQP và làm rõ các nội hàm và các vấn đề liên quan; Thứ hai, luận
án có thể góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, tham mưu cho
Đảng, Nhà nước, BQP Lào trong công tác chỉ đạo thực hiện chiến
lược ĐNQP; Thứ ba, Luận án có thể sử dụng phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
và làm tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu khoa học.

7. Bố cục của luận án
Chương 1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ
VÀ XÂY DỰNG TỔ QUỐC LÀO: Tập trung làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn đề hoạch định chiến lược ĐNQP của Lào.
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC ĐỐI
NGOẠI QUỐC PHÒNG CỦ L
T N M 1986 ĐẾN N :
Làm rõ thực trạng triển khai chiến lược ĐNQP phòng của BQP Lào
trong thực tế từ năm 1986 đến nay.
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHIẾN
LƯỢC ĐỐI NGOẠI QUỐC PH NG CỦ L , Đ NH HƯ NG
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGH : Đánh giá kết quả triển khai
chiến lược ĐNQP; rút ra những bài học kinh nghiệm; nêu định hướng
về ĐNQP của Lào trong thời gian tới trên cơ sở đánh giá các nhân tố
tác động; đưa ra một số đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả ĐNQP của Lào.


5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỐI NGOẠI
QUỐC PHÒNG TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ VÀ
XÂY DỰNG TỔ QUỐC LÀO
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số quan niệm về đối ngoại và đối ngoại quốc phịng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về ĐNQP, theo đó, ĐNQP được
hiểu là những chủ trương, chính sách của quốc gia trong quan hệ với
các nước nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất
nước. Trong tổng thể đối ngoại, chiến lược ĐNQP được coi là một
trong những tập hợp các chính sách mà Lào sử dụng trong quá trình

tương tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Chiến lược là một
kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được mục tiêu dài hạn hoặc
tổng thể. Chính sách là một phương hướng hoặc nguyên tắc hành
động được thông qua hoặc đề xuất bởi một tổ chức hoặc cá nhân.
Chính sách nằm trong chiến lược; một chiến lược được thực hiện
bằng việc đưa ra và điều chỉnh những chính sách khác nhau.
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về đối ngoại
C.Mác cho rằng, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn
đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc
lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số; nhấn mạnh
đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử, là phương
tiện để giải phóng giai cấp, con người. Chủ nghĩa Mác nhấn mạnh sự
liên hiệp giữa cơng nhân tồn thế giới. Tổ chức quốc tế của giai cấp
công nhân là biểu hiện đầu tiên về sự phối hợp hành động của giai
cấp vô sản. Sự phối hợp hành động cách mạng có nhiều biểu hiện,
gần gũi nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp hành động giữa giai cấp
công nhân của các dân tộc đồn kết lại. Chủ thể của đối ngoại có thể
là cá nhân hay tập thể, đại diện cho một nước hay một Đảng của
nước này trong quan hệ giao tiếp với nước khác mà nhận thức và
hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động đối ngoại. Các
Đảng Cộng sản cần có sự liên kết rộng rãi, tranh thủ sự giúp đỡ của
các Đảng, lực lượng tiến bộ, phong trào cách mạng trong cuộc đấu
tranh chống giai cấp tư sản và chỉ rõ, sự liên kết đó là cần thiết, song
phải đúng nguyên tắc, trên cơ sở mục đích chính trị của giai cấp cơng
nhân. V.I. Lênin lấy ngun tắc đồn kết quốc tế vơ sản vì mục đích
chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại.


6
1.1.3. Tư tưởng Caysỏn Phômvihản về đối ngoại

Chủ tịch Caysỏn Phômvihản đã chỉ ra hai nhiệm vụ chiến lược
Lào là đấu tranh vũ trang trong nước và đấu tranh trên trường quốc
tế, đồng thời xác định hai vấn đề đó có sự gắn bó hữu cơ với nhau.
Năm 1989, đồng chí Caysỏn Phơmvihản đã đưa ra tư duy mới trong
cơng tác ngoại giao là phương châm hoạt động ngoại giao của Lào
lấy quan hệ chính trị, ngoại giao để hịa nhập quan hệ kinh tế với
nước ngồi, coi đó là nhân tố quan trọng nhất với sự phát triển kinh
tế - xã hội của Lào, trở thành cơ sở cho quan hệ hữu nghị vững bền
và lâu dài giữa nước Lào với các nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng
của sức mạnh nội lực trong quan hệ quốc tế, Chủ tịch Caysỏn
Phơmvihản nhấn mạnh thực hiện đường lối đồn kết quốc tế, Đảng
NDCM Lào ln kiên trì chủ trương dựa vào sức mạnh quốc gia là
chính, tự lực, tự cường, phát huy tối đa nội lực của nhân dân.
1.1.4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào về kết hợp đối ngoại,
quốc phịng - an ninh
+ Đảng NDCM Lào ln coi chính sách đối ngoại là một bộ
phận cấu thành của đường lối cách mạng chính trị của Đảng. Do
Lào cịn kém phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đủ để đáp ứng
nhu cầu phát triển đất nước nên việc mở rộng, tăng cường hợp tác với
các nước trên thế giới sẽ góp phần thu hút nguồn lực, từng bước thu
hẹp khoảng cách giữa Lào với các nước. Đường lối đối ngoại của
Đảng được thông qua tại các kỳ Đại hội Đảng đều dựa trên cơ sở
thực tế từng giai đoạn của Lào.
+ Về tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc. Quan
điểm bảo vệ tổ quốc được xác định gồm: Bảo vệ Lào giữ vững độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ mới; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc
gia, dân tộc; Sức mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh của khối đại đoàn
kết tồn dân, cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết

hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng
và thế trận quốc phịng tồn dân với sức mạnh của lực lượng và thế
trận an ninh nhân dân; Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.


7
+ Về kết hợp đối ngoại với quốc phòng, an ninh: Là nhiệm vụ có
tầm quan trọng chiến lược, quyết định sự nghiệp cách mạng Lào. Đại hội
X đã chỉ rõ “Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại” đáp
ứng sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc trong tình hình mới.
+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào về ĐNQP: Mục tiêu
của ĐNQP là thiết lập và phát triển quan hệ về quốc phòng với tất cả các
nước trên thế giới, nhằm tăng cường niềm tin chiến lược trên cơ sở bình
đẳng, tơn trọng lẫn nhau, góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước,
xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc, giữ vững hịa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước
1.2.1.1. Bối cảnh thế giới, khu vực:
CA-TBD tiếp tục phát triển năng động trở thành khu vực ngày
càng quan trọng trên thế giới, cơ chế hợp tác khu vực trên nhiều lĩnh
vực đang phát triển nhưng chịu cạnh tranh ảnh hưởng của một số nước
lớn Mỹ - Trung Quốc. Hợp tác nội và ngoại khối của ASEAN tiếp tục
được thúc đẩy. Nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách, chiến lược quốc
phịng, chiến lược qn sự, hiện đại hóa lực lượng vũ trang, tìm kiếm
sự ủng hộ bên ngồi, dẫn đến hình thành các hình thức tập hợp lực
lượng và đan xen lợi ích mới. Sự xuất hiện của C VID-19 đã tác động
không nhỏ đối với cục diện thế giới trong thời gian qua.
1.2.1.2. Tình hình trong nước:

Từ năm 1975 đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn về kinh tế
nhưng tình hình chính trị của Lào ln được giữ vững và ổn định.
Các Bộ, Ban, ngành từ Trung ương đến địa phương tiếp tục tổ chức
triển khai quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban bí
thư Trung ương Đảng về việc tiến hành hội nghị Đảng ủy các cấp từ
Trung ương đến cơ sở về việc tăng cường xây dựng chi bộ trong
sạch, vững mạnh và xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực cán bộ
lãnh đạo - quản lý các cấp.
Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hịa
bình”, bạo loạn lật đổ với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhằm thay
đổi chế độ chính trị ở Lào. Những vấn đề an ninh phi truyền thống
diễn biến phức tạp. BQP Lào đã đạt được nhiều kết quả trong cải


8
thiện môi trường an ninh của đất nước, biên giới trên đất liền và
sông, suối với 5 nước đã được phân định rõ ràng.
1.2.2. Sự đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào từ Đại hội IV đến Đại hội XI
Đại hội IV đã khởi xướng đường lối đổi mới tồn diện đất
nước, trong đó có nội dung đổi mới quan trọng về tư duy đối ngoại;
Đại hội V khẳng định tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại: “hịa
bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với nhau đồng đều với tất cả các
quốc gia” và thể hiện sự đổi mới cả về tư duy chính trị, tư tưởng, tổ
chức và phịng cách cơng tác của Đảng; Đại hội VI đã xác định đường
lối đối ngoại của Lào: “Hịa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác”; Đại
hội VII tiếp tục phát huy đường lối đối ngoại của Lào; Đại hội VIII đã
khẳng định đường lối đổi mới trong lĩnh vực quan hệ hợp tác với quốc
tế và nhấn mạnh muốn lãnh đạo đất nước thốt khỏi tình trạng nghèo
đói, lạc hậu, Lào phải mở rộng hợp tác quốc tế, lấy kinh tế Lào gắn

liền với kinh tế quốc tế; Đại hội IX đã có bước phát triển mới nhằm
phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế; Đại hội X khẳng định,
tiếp tục xây dựng và củng cố chính trị tư tưởng, tiếp tục thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược theo đường lối đổi mới tồn diện và có ngun
tắc; coi trọng phát triển nguồn nhân lực...Đại hội X tiếp tục nhấn
mạnh, Lào cần tiếp tục trước sau như một, kiên định đường lối đối
ngoại hịa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác để phát triển; giải quyết
vấn đề mâu thuẫn bằng các biện pháp hịa bình; chủ động xây dựng và
phát triển; giải quyết vấn đề mâu thuẫn bằng các biện pháp hịa bình;
chủ động xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước bằng
nhiều hình thức, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ trên cơ
sơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, đơi bên cùng có lợi.
1.2.3. Phương thức lãnh đạo, nguyên tắc, chủ trương và phương
châm của Đảng NDCM Lào đối với công tác đối ngoại và ĐNQP.
(1) Đảng NDCM Lào có phương thức lãnh đạo trực tiếp, tuyệt
đối, tồn diện và coi hoạt động đối ngoại là một mặt trận quan trọng.
(2) Nguyên tắc hoạt động đối ngoại của Lào là để thực hiện thành
công chiến lược đối ngoại. (3) Về phương châm: Đảm bảo lợi ích
dân tộc chân chính, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc
tế; Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa phương


9
hóa, đa dạng hóa; Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan
hệ quốc tế; Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ
với các nước; (4) Về chủ trương: Chuyển hoạt động đối ngoại từ
chung chung sang cụ thể; Gắn kết quan hệ chính trị, đối ngoại, kinh
tế với quốc phòng - an ninh; Mở rộng hợp tác quốc tế phải làm từng
bước, phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể…
1.2. . T m quan tr ng của việc củng cố và nâng cao sức mạnh

quốc phòng của Lào, mở rộng ĐNQP
* Củng cố sức mạnh quốc phòng của Lào là một thành tố rất
quan trọng trong sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Lào và xây
dựng phát triển đất nước.
* Xây dựng thế trận quốc phịng (triển khai, bố trí lực lượng và
tiềm lực quốc phịng trên tồn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược
thống nhất theo hướng kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân
trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc; kết hợp kinh tế quốc phịng,
quốc phịng với kinh tế hình thành các khu vực chiến lược vững về
chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về QP-AN).
* Góp phần hình thành phương thức đấu tranh chống lại các thách
thức an ninh: Trong đấu tranh phịng chống “diễn biễn hịa bình”, bảo
loạn lật đổ”... Lào sử dụng phương thức đấu tranh vũ trang và phi vũ
trang; trong đó, phương thức đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu.
1.3. Nội dung chiến lược ĐNQP
1.3.1. Khái quát về chiến lược ĐNQP của Lào
Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào,
trực tiếp là Đảng ủy BQP Lào cùng với các hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nước, đối ngoại nhân dân, chiến lược ĐNQP đã có bước
phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, tạo thành “thế trận ngoại
giao” rộng khắp, vững chắc, hiệu quả. Quốc phòng Lào là nền quốc
phòng toàn dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, đồng bộ. Do đó,
ĐNQP phải bảo đảm mục tiêu phát huy được nội lực, tăng cường sức
mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phát
huy sức mạnh của lực lượng và thế trận đối ngoại - quốc phòng - an
ninh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng phát triển đất
nước; tranh thủ thời cơ để tăng cường hội nhập quốc tế, hình thành



10
thế chiến lược có lợi cho Lào. Lào đã chủ động mở rộng quan hệ
quốc phòng song phương với các nước trên thế giới, đã chủ động
tham gia một cách tích cực, có trách nhiệm và đã đưa ra những quan
điểm, sáng kiến có giá trị tại các diễn đàn quốc phòng an ninh đa
phương khu vực và quốc tế.
1.3.2. Vai trò của ĐNQP của Lào trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới
- Đặc trưng của chiến lược ĐNQP là vừa hợp tác, vừa đấu
tranh để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, lợi ích quốc
gia; Góp phần bảo vệ hịa bình; Góp phần nâng cao vai trò, vị thế của
Lào; Tranh thủ nguồn lực bên ngồi.
- ĐNQP ngày càng có vai trị quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề phát sinh và tranh chấp ở khu vực biên giới và việc nâng
cao vị thế của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của các nước.
- Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là mưu lược
xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp có tính khả
thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi đường lối,
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh để bảo vệ Tổ quốc Lào; giữ vững hịa
bình, ổn định đất nước; ngăn chặn, đầy lùi chiến tranh, làm thất bại
mọi âm mưu “diễn biến hịa bình”.
1.3.3. Hình thức hoạt động đối ngoại và ĐNQP của Lào
- ĐNQP giữ vai trò là cầu nối giữa Lào với các nước khác về
lĩnh vực quốc phòng và những nội dung liên quan. ĐNQP có mối
quan hệ chặt chẽ, gắn bó máu thịt với ngoại giao nhà nước; cụ thể
hóa, tuân thủ nghiêm đường lối đối ngoại của Đảng, luôn đặt lợi ích
quốc gia, dân tộc lên trên hết.
- ĐNQP song phương tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ ĐNQP, hợp tác quốc phòng song phương với các
nước tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, đáp ứng lợi ích chiến lược

của Lào, đóng góp tích cực vào việc tăng cường lịng tin, duy trì quan
hệ hữu nghị với các đối tác.
- ĐNQP đa phương của Lào là bộ phận quan trọng của ĐNQP,
không tách rời ĐNQP mà hỗ trợ ĐNQP song phương, góp phần tăng
cường hợp tác QP-AN giữa Lào với các tổ chức, quốc gia trong khu
vực và trên thế giới. ĐNQP đa phương góp phần giúp nâng cao tiềm


11
lực quốc phòng, vị thế và vai trò của đất nước Lào trong các cơ chế,
diễn đàn đa phương quan trọng.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRI N HAI CHIẾN LƯỢC
ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG CỦA LÀO
T N M1
ĐẾN NAY
2.1. Nội dung triển khai chiến lược đối ngoại quốc phòng trong
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2.2.1. Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
- Triển khai xây dựng chiến lược đối ngoại toàn diện: Chiến lược
đối ngoại đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới phải thể hiện được tính tích cực, chủ động và theo phương châm
“thêm bạn, bớt thù”; “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”; Lào sẵn sàng là bạn,
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
- Tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các
nước láng giềng và giữ mối quan hệ với các nước bạn bè truyền
thống: Ưu tiên hoạt động đối ngoại là giữ vững, tăng cường quan hệ
hịa bình, hữu nghị lâu dài với năm nước láng giềng, phải phát huy vị
thế của Lào trong SE N, giữ gìn hịa bình, ổn định ở Biển Đông;
Giữ vững mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè truyền
thống, đồng thời mở rộng quan hệ với chính phủ, nhân dân các nước;

- Kết hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước
với ngoại giao nhân dân để có thể tham gia tích cực vào các hoạt
động trên các diễn đàn quốc tế và khu vực: Phát huy lợi thế chính
nghĩa của Lào, dựa trên cơ sở pháp lý, nguyên tắc của LHQ và các tổ
chức quốc tế khác; Thông qua cơng tác tun truyền đối ngoại để
ngày càng có nhiều quốc gia hiểu rõ sự nghiệp chính nghĩa và lập
trường hợp pháp lý quốc tế của Nhà nước Lào; Giải quyết các tồn tại
liên quan đến biên giới giữa Lào và nước láng giềng thông qua đàm
phán; tăng cường đối thoại, hạn chế đối đầu, tạo thế cân bằng, giữ gìn
hịa bình ổn định.
- Xây dựng chiến lược quốc phòng: (i) Xây dựng Quân đội
theo hướng tinh, gọn, mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình
hình mới. BQP Lào đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định
đường lối, chiến lược, các kế hoạch, quy hoạch về quân sự, quốc


12
phòng, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an
ninh; Triển khai quyết liệt việc tổ chức lực lượng và bảo đảm vũ khí
trang thiết bị cho quân đội; Thực hiện sát nhập, giải thể, điều chuyển,
thành lập mới một số lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh, cơ
động”... (ii) Xây dựng chiến lược kết hợp quốc phòng, an ninh và
đối ngoại: Quốc phòng, an ninh và đối ngoại là những lĩnh vực hoạt
động khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ ngày càng gắn bó với
nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là bảo vệ và xây dựng đất nước,
bảo vệ quốc gia, tạo mơi trường hịa bình ổn định để phát triển đất
nước nhanh và bền vững. Khi giải quyết mối quan hệ giữa quốc
phòng, an ninh, đối ngoại cần phải nắm vững các mục tiêu của mỗi
lĩnh vực cụ thể, mối quan hệ này được hiểu theo nghĩa rộng là bao
gồm toàn bộ các hoạt động xây dựng và đấu tranh giữa quốc phòng,

an ninh, đối ngoại như: xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh, xây
dựng tiềm lực vật chất của quốc phòng, an ninh và xây dựng thế trận
quốc phòng, an ninh; xây dựng nền ngoại giao hòa bình hữu nghị
theo chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế.
2.2.2. Kết hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong bảo vệ, xây
dựng Tổ quốc trong thời kỳ mới
- Kết hợp quốc phòng, an ninh và đối ngoại: Thực tiễn đã
khẳng định, kết hợp giữa quốc phịng, an ninh và đối ngoại ln là
vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, quyết định đến thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng Lào trong mỗi thời kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sự kết hợp đó là tất yếu khách quan và trở thành quy luật, đồng thời
là yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
trong bối cảnh hiện nay.
- Kết hợp quốc phòng, an ninh và đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc từ
sớm, từ xa: Việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh, và đối ngoại,
nhằm tạo nguồn lực, sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ
xa, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Các cấp, ngành, lĩnh vực và địa phương, trong đó, quốc phịng, an
ninh và đối ngoại phải kết hợp chặt chẽ trong hoạt động, tham mưu
cho Đảng, Nhà nước hoạch định sách lược, chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, giữ vững môi


13
trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước.
- Kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đây là hai nhiệm vụ chiến lược, do đó, phải thực sự coi phát
triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, quốc phòng an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Mỗi bước phát triển sẽ góp phần

tăng thêm sức mạnh và tạo ra được một sức mạnh mới đảm bảo cho
nhiệm vụ xây dựng đất nước từng bước giành được thắng lợi và
nhằm tới mục tiêu chung.
2.2.3. Tăng cường ĐNQP để xây dựng đường biên giới h u nghị
với các nước láng giềng
Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia luôn là
vấn đề trọng yếu của mọi quốc gia dân tộc có độc lập, chủ quyền.
Vấn đề biên giới, lãnh thổ luôn là tiền đề quan trọng trong quan hệ
hữu nghị, hợp tác, nhất là với các quốc gia có chung đường biên giới.
Lào đều mong muốn giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ bằng biện
pháp hịa bình thơng qua đàm phán, tăng cường quan hệ hữu nghị
giữa hai bên để cùng phát triển và giữ biên giới ổn định lâu dài.
2.2.4. Th c đ y hợp tác quốc phòng với S N
Một là, cân bằng hợp tác với Mỹ và Trung Quốc mang tính nổi
trội trong chính sách đối ngoại của các nước ASEAN; Hai là, lấy lợi
ích quốc gia làm thước đo trong quan hệ với các nước.; Ba là, tham
gia có chọn lọc vào các sáng kiến của Mỹ và Trung Quốc; Bốn là,
đẩy mạnh gắn kết với ASEAN và nâng cao vai trò trong ASEAN.
2.2. Triển khai thực hiện mục tiêu, ưu tiên và trọng tâm ĐNQP
của Lào
2.2.1. Mục tiêu của chiến lược ĐNQP của Lào
* Mục tiêu: Quá trình tổ chức thực hiện của Quân đội Lào gắn
liền với việc thực hiện CSĐN và đường lối đổi mới tồn diện, có
ngun tắc của Đảng và Chính phủ Lào trong từng giai đoạn, trong
các lĩnh vực phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước để
mang lợi ích cho quân đội, nhân dân các bộ tộc Lào, góp phần giữ
gìn hịa bình,ổn định khu vực và quốc tế.
* Lào thực hiện chính sách quốc phịng mang tính chất “hịa bình,
độc lập, tự vệ, hữu nghị và hợp tác đồng đều, thể hiện ở chủ trương



14
không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ
quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác
bằng biện pháp hịa bình”; từng bước hiện đại hóa qn đội, tăng cường
tiềm lực quốc phòng chủ yếu nhằm duy trì sức mạnh qn sự ở mức cần
thiết để phịng thủ và tự vệ đất nước một cách chính đáng; tơn trọng độc
lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các nước, u cầu các
nước tơn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ...
* Trọng tâm trong quan hệ hợp tác quốc phòng: Với các nước
láng giềng có chung đường biên giới, BQP Lào đã chủ trương, biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo các đội khảo sát, cắm mốc tôn tạo mốc giới
với các nước láng giềng theo hiệp định mà các bên đã ký..; Đối với
quan hệ với các đối tác chiến lược, Lào phát huy hợp tác với các
nước bạn bè chiến lược; Đối với các cơ chế tác quốc phòng, an ninh
đa phương: BQP Lào đẩy mạnh coi trọng hợp tác trong lĩnh vực quốc
phòng với các nước thành viên SE N và các đối tác.
2.2.2. Biện pháp thực hiện chiến lược ĐNQP của Lào
Một số biện pháp đã được thực hiện trong thời gian qua: Thúc
đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược; Tăng cường hợp tác với các
nước láng giềng có chung đường biên giới; Đẩy mạnh tham gia các
cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh đa phương.
2.2.3. Tr ng tâm trong triển khai chiến lược ĐNQP Lào:
Một số nội dung trọng tâm trong ĐNQP Lào gồm: Mở rộng và
làm sâu sắc hợp tác quốc phòng song phương với các nước bạn bè
truyền thống, các nước SE N và các đối tác quan trọng; Hoạt động
ĐNQP đa phương tiếp tục phát triển, đa dạng về hình thức và nội
dung, ngày càng đi vào chiều sâu; ĐNQP góp phần giữ vững ổn định
chính trị, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược bảo vệ và xây

dựng đất nước; Góp phần tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phịng,
xây dựng qn đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
2.3. Triển khai hợp tác ĐNQP
2.3.1. ĐNQP song phương
2.3.1.1. Với các quốc gia láng giềng
(1) Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác quốc phòng; Tăng cường hợp
tác trong lĩnh vực cơng tác đảng, cơng tác chính trị; Hợp tác đào tạo,


15
tập huấn cán bộ và trao đổi đoàn; Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng
- an ninh và cứu hộ cứu nạn…
(2) TQ: Tăng cường hợp tác quốc phòng, đào tạo nguồn nhân
lực, hỗ trợ chuyên gia; viện trợ trang thiết bị; thực hiện cơ chế quản
lý biên giới;
(3) Myanmar: Hợp tác quốc phịng, đào tạo ngoại ngữ, trao đổi
đồn, xây dựng cơ chế giải quyết các vấn đề biên giới;
(4) Thái Lan: Xây dựng cơ chế quản lý biên giới, trao đổi đoàn
nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quốc phòng-an ninh; hỗ trợ
lẫn nhau trong cơ chế hợp tác khu vực…;
(5) Campuchia: Duy trì cơ chế hợp tác quốc phịng, trao đổi
đồn, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục giải quyết các vấn đề tranh
chấp tại khu vực biên giới....
2.3.1.2. Với các nước ASEAN còn lại
(1) Brunei: Duy trì trao đổi đồn, ủng hộ lẫn nhau trong khuôn
khổ SE N, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực...
(2) Indonesia: Thường xuyên trao đổi đoàn, hỗ trợ huấn luyện
xạ thủ dự giải bắn súng quân dụng SE N, đào tạo ngoại ngữ và
nghiệp vụ....
(3) Malaysia: Duy trì quan hệ quốc phòng song phương, hợp

tác về diễn tập, đào tạo nguồn nhân lực...
(4) Philippines: Hải bên tiếp tục hợp tác quân y, trao đổi trao
đổi đoàn…
(5) Singapore: Hai bên duy trì trao đổi đồn, đào tạo nguồn
nhân lực, ủng hộ các sáng kiến mỗi bên đưa ra…
2.3.1.3. Với các nước khác
(1) Mỹ: Xây dựng cơ chế hợp tác quốc phòng, huấn luyện đào
tạo nguồn nhân lực, giảng dạy tiếng nh cho sỹ quan Lào, giải quyết
vấn đề P W/MI .
(2) Nga: Kế thừa quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh trước
đây, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự được đẩy mạnh; duy trì đào
tạo cán bộ sỹ quan quân đội Lào, tăng cường trao đổi đoàn…Diễn tập
LAPOC-2019 được tổ chức tại Lào.
(3) Ấn Độ: Hợp tác quốc phòng được thúc đẩy, hỗ trợ trang
thiết bị quân sự, đào tạo nguồn nhân lực...;


16
(4) ustralia: Duy trì trao đổi đồn, đào tạo nguồn nhân lực,
đào tạo, nhất là tiếng nh, tham dự các hội thảo....
(5) Nhật Bản: Quan hệ hợp tác quốc phòng được thúc đẩy;
tăng cường trao đổi đoàn chia sẻ kinh nghiệm; Tập huấn đào tạo
nguồn nhân lực, công nghệ thông tin; Hỗ trợ về phương tiện, vật tư
cứu hộ, cứu nạn.
2.3.2. ĐNQP đa phương
2.3.2.1. Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN
(1) ARF: BQP Lào đã hai lần đảm nhiệm thành công cương vị
Chủ tịch ARF nhiệm kỳ năm 2004 và 2016, góp phần thúc đẩy hợp
tác thiết thực giữa các nước thành viên RF. BQP Lào đã chủ động
đề xuất những sáng kiến mới về chính sách an ninh; tuyên bố chung

và phương hướng của RF trong tương lai.
(2) ACDFIM: BQP Lào lần đầu tham gia CDFIM vào năm
2004. BQP Lào đã tích cực tham gia vào các chuỗi Hội nghị của
ACDFIM.
(3) ADMM: BQP Lào tích cực tham gia, chia sẻ quan điểm về
các vấn đề an ninh nổi lên, tuyên truyền đường lối và chính sách
quốc phịng của Lào, qua đó xây dựng lịng tin và tăng cường quan
hệ hữu nghị giữa quân đội các nước ASEAN; ủng hộ các sáng kiến
mới của SE N và kế hoạch hoạt động ba năm.
(4) ADMM+: BQP Lào thể hiện vai trị tích cực, đề xuất nhiều
sáng kiến duy trì động lực hợp tác quốc phòng - an ninh giữa các
nước SE N và các đối tác đối thoại. Với mong muốn, quyết tâm
cùng các nước thành viên SE N+ và làm sâu sắc hơn quan hệ với
các bên đối tác đối thoại. BQP Lào đồng chủ trì tổ chức hội nghị
thành cơng về nhóm chun gia.
(5) ADMM-Retreat: BQP Lào đã tích cực tham gia, trao đổi
thẳng thắn và đưa ra quan điểm về các vấn đề quốc phòng, an ninh.
2.3.2.2. Các cơ chế hợp tác khu vực và liên khu vực
(1) Đối thoại Shangri-La: BQP Lào là khách mời của Đối thoại
Shangri-La ngay từ lần đầu tổ chức và tham dự cơ chế này ở cấp Bộ
trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng. Điều này thể hiện thiện chí của
Lào mong muốn thúc đẩy quan hệ và chia sẻ kinh nghiệm với các
nước trong việc giải quyết các thách thức an ninh chung, qua đó xây
dựng lịng tin, thúc đẩy hợp tác vì hịa bình và phát triển.


17
(2) MCIS: BQP Lào lần đầu tham dự MCIS lần thứ năm tổ
chức ngày 27- 28/04/2016; đề xuất Bộ trưởng Quốc phịng các nước
ASEAN có thể gặp gỡ, hội đàm song phương với Bộ trưởng Quốc

phòng Nga trước một ngày (nếu cần) đã nhận được sự hưởng ứng của
cá nước.
(3) Hội nghị Hương sơn: BQP Lào tham dự Hội nghị ngay từ
lần đầu tổ chức vào năm 2006. Việc tham dự Hội nghị đã giúp BQP
Lào có cơ hội tiếp cận, trao đổi và chia sẻ các quan điểm về các thách
thức tại khu vực.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG C A L O,
Đ NH HƯ NG
T Ố KIẾN NGH
3.1. Đánh giá kết quả triển khai chiến lược đối ngoại quốc phòng
3.1.1. Thành công
Một số kết quả đạt được về ĐNQP, gồm: (i) Hoạt động ĐNQP đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; (ii) Lào đã chủ
động mở rộng quan hệ quốc phòng song phương với các nước trên thế
giới; (iii) Lào đã chủ động, tích cực tham gia với tư cách là quan sát
viên, khách mời danh dự của cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương.
3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế
Một là, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chỉ huy về sự cần
thiết lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với hoạt động ĐNQP có thời
điểm chưa rõ ràng; Hai là, bất cập trong quá trình thực hiện ĐNQP
chưa được khắc phục kịp thời; Ba là, công tác quy hoạch, đào tạo,
huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm
phụ trách ĐNQP chưa được tiến hành thường xuyên; Bốn là, tình
trạng chồng chéo hoạt động đối ngoại giữa các cơ quan chưa được
giải quyết triệt để; Năm là, phương thức lãnh đạo có thời điểm chưa
phù hợp, công tác tuyên truyền, công tác xử lý thơng tin ĐNQP có
lúc chưa kịp thời. Sáu là, việc tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động đối
ngoại chưa thường xuyên và kịp thời. Bảy là, phong cách làm việc

của cán bộ đối ngoại còn chưa được cải thiện.


18
3.1.3. Nguyên nhân
3.1.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
* Nguyên nhân khách quan: (i) hịa bình, ổn định và hợp tác là
xu hướng chính chủ đạo trên thế giới và khu vực; (ii) các thách thức
an ninh hiện nay ngày càng đa dạng, phát triển phức tạp và có sự đan
xen, liên quan chặt chẽ với nhau, buộc các nước phải tăng cường hợp
tác; (iii) SE N hướng tới xây dựng Cộng đồng dựa trên 3 trụ cột;
(iv) tình hình chính trị nội bộ của Lào được duy trì ổn định, kinh tế
phát triển, an ninh quốc phòng đất nước được giữ vững, các hoạt
động ĐNQP ngày càng đóng vai trò quan trọng.
* Nguyên nhân chủ quan: (i) Lào đã xác định đường lối lãnh
đạo đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại; (ii) Lào nhận thức đúng
đắn về diễn biến tình hình thế giới, khu vực để tăng cường mở rộng
quan hệ quốc tế, tạo lập và nâng cao vị thế, uy tín của đất nước; (iii)
Lào ln chủ động, tích cực, linh hoạt trong tổ chức và triển khai
thực hiện các hoạt động hội nhập quốc phòng.
3.1.3.2. Nguyên nhân hạn chế
* Nguyên nhân khách quan: (i) Các cơ chế hợp tác QPĐP
trong khu vực có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ; (ii) Nền
tảng cho sự hội nhập quốc tế, khu vực về quốc phòng của Lào cịn
đang được xây dựng và từng bước hồn thiện nên chưa theo kịp với
diễn biến phát triển của khu vực.
* Nguyên nhân chủ quan: (i) các bộ, ban, ngành của Lào chưa
có sự chủ động và chuẩn bị tương xứng để đáp ứng các yêu cầu ngày
càng phát triển của hợp tác QPĐP; (ii) một số lãnh đạo cấp Bộ và cơ
quan chức năng có liên quan chưa hiểu rõ về đường lối chính sách và

mức độ tham gia ĐNQP của Lào; (iii) một số cán bộ phụ trách công
tác đối ngoại chưa đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất chính trị, gây
mất đồn kết nội bộ; (iv) trình độ cán bộ tham gia ĐNQP đa phương
cịn mỏng và thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu; (v) phương tiện
phục vụ trong hoạt động đối ngoại còn thiếu.
3.1.4. Bài h c kinh nghiệm
Thứ nhất, kiên trì đường lối đối ngoại hịa bình, độc lập, hữu
nghị và hợp tác, kết hợp phát huy tính chủ động trong việc củng cố
nội bộ vững mạnh, đồng thời thực hiện tốt những cam kết quốc tế.
Thứ hai, thường xuyên làm tốt công tác quán triệt và tổ chức thực
hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trên giao. Thứ ba, phát huy sức mạnh


19
của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ
và giúp đỡ của bạn bè quốc tế một cách có nguyên tắc. Thứ tư, kết
hợp hài hịa giữa ĐNQP với chính trị, kinh tế, văn hóa, giữa thế và
lực của mình với các nước phù hợp với điều kiện cụ thể. Thứ năm,
phải nắm được xu thế và quy luật vận động và xu thế thời đại, xây
dựng quan hệ bình đẳng với các quốc gia trên cơ sở nguyên tắc
chung. Thứ sáu, ĐNQP phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại. Thứ bảy, Đảng ủy, Chỉ huy Cục Đối ngoại chỉ đạo thực hiện
đúng vai trò trách nhiệm được giao nhằm nâng cao hiệu quả ĐNQP.
3.2. Đ
L
3.2.1. Dự báo nh ng nhân tố tác động và yêu c u đối với hoạch
định chiến lược đối ngoại quốc phòng
3.2.1.1. Nhân tố tác động đến việc hoạch định chiến lược ĐNQP của Lào
* Nhân tố bên ngồi: Hịa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế
lớn nhưng khả năng dẫn đến bất ổn do xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly

khai, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tranh chấp tài nguyên,
chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích quốc gia khác vẫn diễn biến phức
tạp. Tồn cầu hóa tiếp tục phát triển làm cho các quốc gia ngày càng
phụ thuộc lẫn nhau. Cục diện thế giới không ngừng thay đổi theo xu
hướng đa cực, đa trung tâm quyền lực. Sự đan xen lợi ích và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nước thành viên SE N ngày càng gia tăng.
Đông Nam Á tiếp tục là trung tâm cạnh tranh của các nước lớn như
Mỹ và Trung Quốc. Dịch C VID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và
tác động đến trật tự thế giới.
* Nhân tố bên trong: Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong
nước ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố. Các vấn đề quốc
phòng- an ninh của Lào tiếp tục có mối liên quan chặt chẽ với an
ninh khu vực SE N. Lào tiếp tục tăng cường hợp tác và hội nhập
sâu rộng vào khu vực và quốc tế trong đó có lĩnh vực QP- N. Chủ
nghĩa đế quốc, các lực lượng thù địch và lực lượng phản động ở trong
và ngoài nước tuyên truyền, chống phá Lào với thủ đoạn..
3.2.1.3. Yêu cầu về việc hoạch định chiến lược ĐNQP
(1) Về tăng cường ĐNQP: Tiếp tục xây dựng, triển khai Chiến
lược hội nhập quốc tế và ĐNQP đến 2025 và những năm tiếp theo
phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc; Chủ động tham gia các
cơ chế đa phương về quốc phòng, nhất là các cơ chế hợp tác quốc
phòng do ASEAN giữ vai trò chủ đạo; Kết hợp chặt chẽ các hoạt


20
động thương mại quân sự, kinh tế quân sự, kỹ thuật qn sự và hợp
tác cơng nghiệp quốc phịng với các hoạt động hợp tác quốc phòng
khác thành một thể thống nhất để thực hiện các mục tiêu hội nhập
quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; Xây dựng lực lượng trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ ĐNQP đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về quốc

phòng cả trước mắt và lâu dài.
(2) Về tham gia hợp tác quốc phòng đa phương: Là một thành
viên tích cực trong ASEAN về lĩnh vực hợp tác QP- N, Lào cũng
cần có sự chuẩn bị một cách tồn diện, có các bước đi, lộ trình cụ thể
để tham gia hợp tác QP-AN ASEAN một cách hiệu quả, phát huy
được vai trò cũng như các lợi ích phù hợp của Lào trong sự phát triển
chung của hợp tác khu vực.
(3) Về tổ chức, lực lượng, phối hợp và triển khai trong tham
gia hợp tác quốc phòng-an ninh đa phương: Về cơ chế, cơ sở hạ tầng:
Củng cố bộ máy tổ chức và xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng
chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia đối ngoại QP- N; Tăng cường
đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tham gia hoạt
động hợp tác QP- N đa phương trong SE N; Nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tham mưu và tham gia các hoạt
động đối ngoại QP-AN theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Về xây
dựng nguồn nhân lực: Quán triệt cho đội ngũ cán bộ tham gia đối
ngoại QP- N đa phương nhận thức đúng về chủ trương, đường lối
đối ngoại quân sự, chính sách quốc phịng của Đảng và Nhà nước;
Xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu và tham gia đối ngoại QP- N đa
phương theo hướng chun mơn hóa.
3.2.2. Ưu tiên và
n
n
i n
in i u
n
3.2.2.1. Ưu tiên về ĐNQP
(i) Tập trung kiện toàn tổ chức biên chế các cơ quan đại diện
ngoại giao quốc phòng của Lào ở nước ngoài; (ii) Tăng cường quan
hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam; (iii) Phát triển quan hệ quốc

phòng Lào - Trung Quốc phù hợp với khuôn khổ hợp tác đối tác
chiến lược toàn diện; (iv) Phối tham mưu trong việc triển khai Chiến
lược biên giới với năm nước láng giềng và giải quyết hịa bình các
bất đồng tại khu vực biên giới; (v) Tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn
với quân đội các nước trong khuôn khổ hợp tác QPĐP; (vi) Ký kết
các thỏa thuận hợp tác quốc phòng với một số nước, nhất là những


21
nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phịng - an ninh của Lào; (vii)
Thúc đẩy hợp tác với các quốc gia trong khuôn khổ ASEAN, ARF và
các diễn đàn khu vực khác..; (viii) Tiếp tục tiến hành các hoạt động
giao lưu sĩ quan trẻ, trao đổi, tham quan, nghỉ dưỡng…; (ix) Tiếp tục
tìm hiểu kinh nghiệm để tổ chức thành cơng chuỗi Hội nghị qn sựquốc phịng khi Lào đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN.
3.2.2.2. Phương hướng về ĐNQP của Lào
(1) Về thực hiện chiến lược ĐNQP: Một là, tiếp tục đẩy mạnh
các hoạt động ĐNQP song phương và đa phương; Hai là, thúc đẩy
hợp tác với ASEAN và các diễn đàn an ninh khu vực khác...; Ba là,
tiếp tục mở rộng cơ chế ĐNQP cấp cao với các đối tác để xây dựng
lòng tin trong hợp tác quốc phòng… Bốn là, tăng cường quan hệ hữu
nghị truyền thống với Việt Nam, Campuchia, đưa quan hệ hợp tác,
đối tác chiến lược, phát triển toàn diện, vững chắc, đi vào chiều sâu.
(2) Về nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược ĐNQP: Các đơn
vị trong toàn quân cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương và nhiệm vụ đối ngoại được
xác định trong Nghị quyết Đại hội của Đảng NDCM Lào; Nghị quyết
Đại hội IV của Đảng ủy BQP.
(3) Về đối phó sự chống phá của các thế lực bên ngồi, cần chú
trọng phịng chống âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù
địch nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Lào.

(4) Về nâng cao chất lượng cán bộ và hiệu quả của công tác tham
mưu: Đối với công tác tham mưu: Chú trọng nâng cao chất lượng công
tác nghiên cứu dự báo và tham mưu chiến lược về ĐNQP; Cần quan tâm
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm hoạt động ĐNQP.
(5) Về hoàn thiện cơ quan đại diện về quốc phịng: Tập trung
kiện tồn tổ chức biên chế cơ quan đại diện ngoại giao về quốc phòng
của Lào ở nước ngồi có trọng điểm và hợp lý, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ đối ngoại quân sự...
(6) Về công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin
ĐNQP để cộng đồng quốc tế, các nước đối tác và cộng đồng người
Lào ở nước ngoài nhận thức đúng chủ trương hội nhập quốc tế về
quốc phòng của Lào.
3.2.3. Chủ trương chiến lược về ĐNQP
(1) Chủ trương chiến lược của BQP Lào đã xác định Quan hệ
hợp tác với quân đội các nước; Hợp tác với các cơ quan, tổ chức


22
quốc tế; Mở rộng Phòng Tùy viên Quốc phòng của Lào tại các nước;
(2) Chủ trương hợp tác quân sự và ĐNQP của BQP Lào đã xác định
tăng cường quan hệ hợp tác với các nước bạn bè chiến lược (Việt
Nam, Trung Quốc), hợp tác với quân đội các nước bạn bè truyền
thống (Nga, Triều Tiên, Cuba, Belarus), hợp tác với các nước láng
giềng (Myanmar, Thái Lan, Campuchia), hợp tác với quân đội các
nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei),
hợp tác với quân đội các nước khác (Ấn Độ, Australia, Nhật Bản,
HQ, Mỹ), tham gia các Hội nghị quốc phòng, quân sự trong khuôn
khổ ASEAN (ADMM; ADMM+, ARF, Shangri-La…).
3.3. Một số đề xuất giải pháp và kiến nghị
3.3.1. Một số đề xuất giải pháp

3.3.1.1. Giải pháp tổng thể:
(i) Xây dựng chiến lược tổng thể nhằm chủ động trong hoạt
động đối ngoại, chú trọng hoạt động ĐNQP; (ii) Tăng cường công tác
lãnh đạo, chỉ đạo. (iii) Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, công
tác tham mưu, củng cố các các đơn vị chuyên trách thực hiện ĐNQP.
3.3.1.2. Giải pháp cụ thể:
(i) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc phòng song phương
giữa Lào với các nước trên cơ sở các thỏa thuận đã được ký kết; (ii)
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chun
mơn; (iii) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết lý luận; (iv) Tăng
cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành; (v) Nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền về ĐNQP.
3. .2. Một số kiến nghị
(1) Đề nghị Chính phủ: (i) Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh
chóng về việc xin phép tiếp tục xây dựng đề án mở thêm Phòng Tùy
viên Quốc phòng ở một số nước quốc gia thành viên ASEAN còn lại,
Hàn Quốc và các nước đối tác chiến lược; (ii) Điều chỉnh và hoàn
thiện cơ chế phối hợp giữa ĐNQP với hoạt động ngoại giao của các
cơ quan khác; (2) Lãnh đạo, Đảng ủy BQP cần tăng cường chỉ đạo,
thường xuyên thúc đẩy các biện pháp để các đơn vị hiểu rõ về công
tác đối ngoại, hợp tác chặt chẽ..; Xây dựng quy hoạch chiến lược
nguồn nhân lực có năng lực nghiệp vụ đối ngoại, tham mưu và chính
trị cho cán bộ chủ chốt phụ trách cơng tác đối ngoại; (3) Đối với cán
bộ, sỹ quan trực tiếp thực hiện công tác đối ngoại, cần: (i) Nắm chắc
đường lối, chính sách đối ngoại về quốc phịng của Đảng, Nhà nước,


23
đồng thời tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo cấp trên; (ii) Tăng cường
việc tự học, dám nghĩ dám làm trong thực hiện nhiệm vụ; (4) Cục

Biên giới, Bộ Tổng Tham mưu cần chỉ đạo: Các Tỉnh đội, đồn - trạm
biên phòng trên tuyên biên giới thực hiện nghiêm túc Hiệp định về
quy chế biên giới; Tăng cường các hoạt động giao lưu, chung tay kết
nghĩa đồn - trạm biên phịng, giúp đỡ cụm dân cư và duy trì phối hợp
tốt với lực lượng bảo bảo vệ biên giới, chính quyền, nhân dân vùng
biên giới của các nước láng giềng.
ẾT LUẬN
Qua nghiên cứu một cách tổng thể quá trình triển khai chiến lược
ĐNQP của Lào từ năm 1986 đến nay, một số vấn đề sau được rút ra:
Một là, chiến lược ĐNQP được đúc rút, kết thừa từ tư tưởng chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Caysỏn Phômvihản. Trong việc thực
hiện chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng NDCM Lào, Chủ
tịch Cảy Sỏn Phômvihản và các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà
nước Lào đã có sự lãnh đạo trực tiếp đối với công tác đối ngoại và
ĐNQP, được thể hiện rõ qua việc hoạch định chính sách, xác định
đường lối đối ngoại phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước
và thế giới trong từng giai đoạn của cách mạng Lào. Tại các kỳ Đại hội
từ Đại hội IV đến Đại hội XI của Lào, việc tổ chức thực hiện đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng, nhà nước nói chung, chính sách
quốc phịng của Lào nói riêng theo hướng hịa bình, độc lập, hợp tác,
hữu nghị, phát triển trước sau như một, nhất là hội nhập với khu vực và
quốc tế, góp phần tích cực xây dựng AC.
Hai là, chiến lược ĐNQP được triển khai thành công là sự sâu sát
trong công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và BQP Lào và sự nỗ lực,
cố gắng của các cơ quan liên quan. Có thể thấy điều này thơng qua
nhìn nhận mối quan hệ song phương phương của Lào với các quốc gia
trên thế giới cũng như sự tham gia tích cực của Lào trong các cơ chế
hợp tác đa phương. Trong q trình thực hiện đường lối đối ngoại nói
chung và đối ngoại quốc phịng nói riêng Đảng, Nhà nước, BQP Lào
luôn luôn linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo nhưng kiên trì những nguyên

tắc cơ bản và nội dung, phương thức lãnh đạo đúng đắn và phù hợp.
Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước và Đảng ủy BQP Lào, nhân dân Lào đã giành được những thành


×