Bong bóng - sụp đổ và những tình huống kinh điển
Bong bóng là gì
1. Một chu kỳ kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai
đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng.
2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo
của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện
tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra.
3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác
của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả
bong bóng vỡ.
"Bong bóng", xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, là một hiện tượng thể hiện một
điểm yếu nhạy cảm trong cảm xúc của con người. Hiện tượng bong bóng hình
thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại cổ phiếu lên quá cao, từ đó làm cho
giá giao dịch vượt xa mọi mức được coi là chính xác và hợp lý tính toán dựa vào
kết quả vận hành thực của doanh nghiệp phát hành. Giống như một bong bóng xà
phòng mà trẻ con thường thích thổi, bong bóng đầu tư hình thành và tạo cho người
ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng bản chất những bong bóng xà phòng
không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy
ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ bay theo gió.
Người ta thường gắn khái niệm bong bóng với sụp đổ. Vậy sụp đổ là gì?
Sụp đổ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường, thông
thường là gắn với sự "vỡ" của một bong bóng. Nguyên nhân của mối quan hệ
khăng khít này là vì khi bong bóng vỡ, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cố gắng bán hết
cổ phiếu để rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán, những hành động này xảy ra
cùng một lúc, tạo ra những làn sóng bán ồ ạt trong khi không có, hoặc có rất ít nhu
cầu mua vào, kết quả là thua lỗ trầm trọng. Hành động bán một cách hoảng loạn là
biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là hình tượng sụp đổ
của thị trường, ai cũng muốn bán đi, đẩy loại cổ phiếu đang giảm giá từng giây mà
mình nắm giữ cho người khác, nhưng liệu có ai định mua trong tình cảnh đó? Kết
quả tiếp theo của tình trạng bán một cách điên cuồng này là thị trường đi xuống rất
nhanh, xét trên mọi khía cạnh, dẫn đến suy sụp và tác động trở lại đến tất cả mọi
người. Thông thường, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai
đoạn suy thoái kinh tế.
Mối liên hệ giữa bong bóng và sụp đổ có thể so sánh với mây và mưa. Có thể có
mây nhưng không có mưa, nhưng đã có mưa thì chắc chắn phải có mây, bong
bóng là mây và tình trạng sụp đổ thị trường là mưa. Lịch sử cho thấy sụp đổ thị
trường là hệ quả bắt nguồn từ tình trạng bong bóng thị trường vỡ, mây càng dày -
bong bóng càng to thì mưa sẽ càng lớn.
Tuy nhiên, cần phân biệt tình trạng sụp đổ thị trường với trạng thái điều chỉnh thị
trường, hai tên gọi có vẻ khác nhau nhưng đôi khi biểu hiện ra của chúng không dễ
phân biệt. Trạng thái điều chỉnh của thị trường có thể hình dung như một cách thị
trường ngăn lại trạng thái tâm lý của những nhà đầu tư đang quá phấn khích.
Nguyên tắc chung thường được đưa ra đối chiếu là trạng thái điều chỉnh của thị
trường (correction) sẽ không làm tổng giá trị thị trường giảm quá 20%. Có khá
nhiều vụ sụp đổ thị trường bị người ta gán nhầm cho cái tên là trạng thái điều
chỉnh, đặc biệt là vụ sụp đổ thị trường nghiêm trọng năm 1987. Dẫu sao cũng chỉ
có thể xác định một đợt giảm giá là sụp đổ hay chỉ đơn thuần là điều chỉnh sau khi
thị trường ngừng tụt dốc ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian đủ dài.
Lịch sử đã chứng kiến những "bong bóng" và "sụp đổ" gần như trở thành huyền
thoại. Ta sẽ đi lướt qua hồ sơ về những huyền thoại của lịch sử kinh tế-tài chính
thế giới.
Thuật ngữ : Bong bóng kinh tế (Economic bubble)
Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong
bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện
tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch
tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Mức giá
cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay
sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường.
Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở,
làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa.
Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là
sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và
giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi
đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau.
Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất
thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung,
cầu trên thị trường.
Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là
"lý thuyết về kẻ ngốc hơn". Lý thuyết này giải thích hành vi của những người
tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc
này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán
được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn
nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn
còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong
bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất",
người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được
người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.
Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động
tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích
không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối
lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài.
Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia,
mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên giới.
Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói
quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được
định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu
hơn. Nhiều nhà quan sát lấy thị trường bất động sản ở Anh, Úc, Tây Ban Nha và
nhiều vùng của Mỹ trong thời gian gần đây làm ví dụ cho ảnh hưởng này. Ngay cả
ở Việt Nam, năm 2006, khi thị trường chứng khoán nóng lên, thị trường bất động
sản đang đóng băng bỗng nhiên cũng ấm trở lại. Đến một lúc nào đấy, sớm muộn
rồi bong bóng cũng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao
này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện
của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy
thoái kinh tế. Do đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung
ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường trên các thị trường, đặc biệt là thị
trường chứng khoán, để nhanh chóng tiến hành những biện pháp ưu tiên nhằm
ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.
Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi
đó là "bong bóng chứng khoán". Thực ra rất khó phân biệt một bong bóng chứng
khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường, người ta chỉ có thể làm
được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự "nổ bóng" thì đó mới đúng là bong
bóng.
Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như:
• Vụ đầu cơ hoa Tulip (1637)
• Vụ công ty South Sea Company (1720)
• Cuộc Đại Suy Thoái (1929-1933)
• Bong bóng kinh tế Nhật (thập niên 1980)
• Bong bóng dotcom (1995 - 2000)
• Bong bóng Poseidon (1970)
Khủng hoảng Hoa Tu-líp Thời gian: 1634-1637 Địa điểm: Hà Lan
Thị trường sụt từ đỉnh xuống đáy - nói như thế bởi khó có thể dùng một thước đo
nào để xác định chính xác mức đỉnh và mức đáy, tuy nhiên lịch sử ghi lại rằng ở
mức đỉnh, người ta có thể đổi một bông hoa tu-líp lấy một căn nhà, nhưng khi ở
đáy, giá một bông hoa chỉ bằng một củ hành.
Hiện tượng đó diễn ra như thế nào?
Năm 1593, hoa tu-líp được mang từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hà Lan. Đặc trưng mới lạ
của loài hoa này làm rất nhiều người tìm kiếm để mua, do đó giá cũng đắt dần lên.
Một thời gian sau, hoa tu-líp mắc phải một loại virus không gây hại có tên là thể
khảm, loại virus này không gây hại đến loài hoa mà tác động làm cho màu sắc trên
những cánh hoa có ánh hồng tía. Sự biến đổi màu sắc này làm cho loài hoa tu-líp
vốn đã khó tìm càng trở lên khan hiếm. Khi đó, giá hoa vốn cũng đã cao giờ càng
cao hơn tùy thuộc mức độ tác động của loại virus. Người ta bắt đầu giao dịch với
nhau bằng bộ củ hoa, bắt đầu hình thành hiện tượng đầu cơ trên thị trường, khi đó
ai cũng nghĩ rằng giá sẽ tằng không giới hạn.
Những người có nhu cầu mua củ cây thực (những người trồng hoa) bắt đầu mua về
và dự trữ củ tu-líp trong kho cho mùa hoa sau. Việc này càng làm giảm cung và
tăng cầu cũng như tính khan hiếm. Ngay sau đó, giá củ tu-líp tăng rất nhanh và rất
cao, người ta dùng đất, tiền tiết kiệm và bất cứ tài sản nào khác có thể chuyển
thành tiền mặt để mua củ hoa tu-líp. Nhiều người Hà Lan khi đó quả quyết rằng họ
sẽ có thể bán được lượng củ mà họ đã thu mua về cho những người ngoại quốc ít
thông tin và kém may mắn, qua đó có thể mang lại lượng lợi nhuận khổng lồ. Giá
tu-líp khi đó đã tăng gấp 20 lần sau chỉ một tháng.
Quả bong bóng phình ra to nhất vào giai đoạn 1936-1937. Lái buôn Tu-líp là
những người kiếm lời nhanh chóng và đơn giản nhất. Một lái buôn thạo tay có thể
kiếm 60.000 florin (tiền Hà Lan) trong một tháng - tương đương xấp xỉ 61,710 đô
la Mỹ. Với lợi nhuận khổng lồ như thế, chính quyền hoàn toàn bất lực và không
thể ngăn chặn được hoạt động giao dịch náo nhiệt. Ai cũng thấy giá không phản
ánh được giá trị thực mỗi củ tu-líp. Hiện tượng bong bóng bắt đầu xuất hiện trên
nhiều thị trường nơi có hoạt động đầu cơ tu-líp, những người cẩn trọng nhất đã bắt
đầu tính đến việc bán và cầm chắc lợi nhuận cho mình. Hậu quả của việc này là
một hiệu ứng domino khủng khiếp với mức giảm nhanh chóng mặt trong điều kiện
tất cả đều bán nhưng rất ít người mua. Giá giảm trầm trọng càng làm con người ta
hoảng loạn và bán bất kể lỗ bao nhiêu.
Nhiều giao dịch bị phá vỡ, người ta bắt đầu hiểu ra rằng họ đã dùng nhà của mỉnh
để đổi lấy một mẩu cây cỏ. Hoang mang và hỗn loạn là tình cảnh chung diễn ra
trên đất nước Hà Lan. Chính phủ cố gắng tiếp cận nhằm hạn chế và làm chậm lại
hiện tượng đó bằng cách đề nghị thực hiện những giao dịch đang bị từ chối thực
hiện tại mức 10% mệnh giá. Tuy nhiên kết quả là thị trường càng xấu hơn, những
biện pháp trở lên vô nghĩa. Ngay cả những người đã thoát ra và cất giữ được lợi
nhuận cho riêng mình cũng chịu tác động từ đợt suy thoái kinh tế diễn ra sau đó
Tác động của cuộc khủng hoảng Tu-líp làm cho Hà Lan tiến hành cấm toàn bộ các
hoạt động đầu cơ trong đầu tư suốt một thời gian dài
Bong bóng và sụp đổ - Bong bóng South Sea
Tôi tiếp tục trình bày về tình huống kinh điển tiếp theo trong chuỗi những huyền
thoại về bong bóng - sụp đổ của hoạt động kinh tế - tài chính thế giới. Bài này tôi
xin giới thiệu về "Bong bóng South Sea"
Thời gian: 1711-1720
Địa điểm: Vương Quốc Anh
Mô tả ngắn gọn: Giá cổ phiếu công ty South Sea giảm từ đỉnh - khi đó được giao
dịch với giá 1.000 Bảng Anh, ở đáy của thị trường, giá cổ phiếu của công ty này
không còn một chút giá trị nào vào nửa cuối năm 1920. Một lượng tiền khổng lồ
cũng mất đi theo giá trị của cổ phiếu này.
Những năm 1700, Đế Quốc Anh là một thế lực vươn tầm trên toàn thế giới. Thế
kỷ 18 với người Anh là thời kỳ của thịnh vượng và giàu có, đồng nghĩa với việc
phần lớn người dân Vương quốc này có tiền để đầu tư và thường xuyên tìm kiếm
những cơ hội để đổ tiền của mình vào. Điều kiện đó trở thành mảnh đất tuyệt vời
để các công ty nói chung và South Sea nói riêng thu hút được đầu tư, với một IOU
(một dạng giấy ghi nợ) với Chính phủ trị giá 10.000.000 bảng, công ty này mua
toàn bộ quyền với tất cả hoạt động giao dịch thực hiện ở khu vực biển Nam.
Có rất ít công ty phát hành cổ phiếu ở thời kỳ đó, nhưng đó đều là những khoản
đầu tư rất tốt, nhưng không phải ai cũng có cơ hội tham gia. Chẳng hạn, công ty
Đông Ấn (East India) đã thanh toán lượng cổ tức miễn thuế khá lớn cho chỉ 499 cổ
đông. South Sea thời kỳ đó được coi là đơn vị độc quyền có khả năng kiếm lời
kếch xù nhất thế giới.
Đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên của công ty này không thể làm thỏa mãn từ những
nhà đầu cơ khát hàng nhất cho đến số đông công chúng đầu tư đang hoàn toàn tin
tưởng vào khả năng tăng trưởng của South Sea. Hầu như tất cả mọi người đều tin
rằng những người Mexico và Nam Mỹ chỉ còn đang đợi có một đơn vị có thể đứng
ra trung gian mở đường cho họ lấy vàng, đá quý để đổi lấy những sản phẩm xa xỉ
và sang trọng làm từ len và lông cừu do người Mỹ sản xuất. Đó là lý do mà không
hề có một câu hỏi nào được đặt ra khi South Sea tiếp tục phát hành cổ phiếu, họ cứ
tiếp tục mua chừng nào công ty này còn phát hành, chấp nhận mức giá rất cao.
Thậm chí việc công ty không có một đội ngũ quản lý thiếu kinh nghiệm và năng
lực cũng không trở thành vấn đề được nhà đầu tư quá quan tâm. Dẫu sao những
người lãnh đạo South Sea thời kỳ đó dường như được sinh ra với năng lực làm
quan hệ công chúng (PR) tuyệt vời. Họ đã thiết kế và trang bị văn phòng của mình
trở thành một biểu tượng hoàn hảo về sự giàu có. Bất cứ ai, dù chỉ một lần nhìn
vào sự thịnh vượng do South Sea tạo ra cũng khó có thể ngăn được những đồng
tiền của mình bị hút về phía nó.
Không lâu sau sự ra đời của South Sea Company (SSC), một công ty của Anh
khác cũng được thành lập, nhưng lại đặt trụ sở ở Pháp, với cái tên Mississippi
Company (MC). Công ty này do một người Anh lưu vong có tên là John Law
thành lập. Ý tưởng của John với công ty của mình không nhắm đến mục tiêu kinh
doanh thương mại mà hướng đến việc chuyển hệ thống tiền tệ thời đó từ vàng và
bạc thành hệ thống tiền giấy. MC ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của
những lái buôn lục địa và trở thành một nơi đủ tin tưởng để họ đầu tư vào đó
những đồng đô-la mồ hôi nước mắt của mình. MC không mất quá nhiều thời gian
để tăng giá trị cổ phiếu của nó lên gấp 80 lần toàn bộ số vàng và bạc hiện có lúc
đó tại Pháp. Law cũng bắt đầu đi mua lại những công ty đã sập tiệm để bành
trướng tập đoàn của mình.
Thành công ngay lại lục địa này đã động chạm đến niềm tự hào của người Anh, và
với niềm tin rằng công ty của Anh không thể thất bại, những nhà đầu tư vương
quốc sư tử đầu tư tiền của mình một cách liều lĩnh. Họ dường như bị mờ mắt,
không nhận ra được rằng SSC hoạt động quá yếu, không thể đạt đến mức hòa vốn
(hầu hết những chuyến hàng chở len đều đi nhầm hướng và hàng hóa bị hỏng ở
một cảng nước ngoài nào đó), nhà đầu tư vẫn muốn mua tiếp cổ phiếu. SSC và
một số công ty khác đã thỏa thuận việc cho nhà đầu tư cái họ muốn. Nhu cầu đầu
tư làm cho hoạt động IPO được xúc tiến nhiều đến mức không có một thước đo
hợp lý nào có thể mang ra sử dụng, thậm chí là nhữn công ty với những lời hứa về
những sản phẩm ảo tưởng như sản xuất được loại rau có thể phục chế lại ánh nắng
mặt trời hay xây những tòa nhà nổi để mở rộng đất đai Vương quốc Anh. Cổ phiếu
phát hành được bán với chỉ duy nhất một từ mô tả là "điên".
Cuối cùng, ban quản trị của SSC cũng nhận ra rằng giá trị của những cổ phiếu họ
nắm giữ không còn phản ánh được giá trị thực của công ty và nguồn doanh thu èo
uột mà SSC đang tạo ra. Họ quyết định bán chính cổ phiếu của mình vào mùa hè
năm 1720 với hy vọng rằng không ai sẽ làm lộ bí mật về hoạt động kinh doanh
kém cỏi của công ty với những người khác có liên quan lợi ích đến công ty. Tuy
nhiên thực tế không như họ mong muốn, cũng giống như cách mà bất kỳ một tin
xấu nào được lan truyền đi, tin tức về hành động của ban quản trị công ty được lan
truyền nhanh chóng, và hệ quả về một cuộc khủng hoảng bán tháo nững giấy tờ vô
giá trị kia là không thể tránh khỏi. Tác động khủng khiếp từ quả bong bóng vỡ
SouthSea cũng đồng thời chọc thủng quả bong bóng tưởng tượng về giá trị không
có thực của MC, kéo theo sự sụp đổ của Mississippi.
Một sự sụp đổ toàn diện, báo trước bởi sự bó tay của các ngân hàng, đã được vớt
vát và tránh được chỉ nhờ vào vị thế kinh tế quá mạnh của toàn Vương Quốc Anh
và giúp đỡ của Chính phủ trong nỗ lực ổn định lại hoạt động của hệ thống ngân
hàng. Chính phủ Anh đã nghiêm cấm việc phát hành cổ phiếu, mãi đến năm 1825,
điều luật này mới được bãi bỏ.
Bong bóng và sụp đổ - Đại khủng hoảng 1929
Khủng hoảng bất động sản Florida dường như không tác động quá nhiều đến
niềm tin và sự kỳ vọng của người dân Hợp Chủng Quốc vào một giai đoạn thịnh
vượng. Thị trường chứng khoán vẫn được coi là không có rủi ro, không phải tư
duy, mọi thứ ở đó đều "đi lên". Đó là lý do mà rất nhiều người đã đổ toàn bộ số
tiền tiết kiệm của mình vào thị trường chứng khoán mà không cần phải tìm hiểu
xem hệ thống đó hoạt động thế nào và công ty mà mình mua cổ phiếu đang vận
hành ra sao. Với quá nhiều nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kiến thức, thị trường cũng
xuất hiện rất nhiều những mánh khóe đầu tư, thậm chí cả lừa đảo. Chuyên viên
ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở
hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi thoát ra sau khi
đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại
lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy
giá lên một chút. Khi công chúng bắt đầu phát hiện ra quá trình giao dịch và tăng
giá đều này, họ sẽ quay ra mua loại cổ phiếu đang được làm giá. Khi đó, những
người làm giá bán cổ phiếu, đang ở mức giá rất cao, để kiếm lời. Vòng xoáy
mua đi bán lại được lặp đi lặp lại, những nhà đầu tư thiếu hiểu biết tiếp tục bán
cho nhau, người bán được với giá cao hơn giá mua thì kiếm lời, người mua thì
kỳ vọng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá.
Những nguyên lý tâm lý hành vi tài chính cho thấy nhà đầu tư càng ít hiểu biết
thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông (hiệu ứng bầy đàn). Hành vi này là
con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ
rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất. Việc tham gia hay tháo chạy khỏi thị
trường của một người không có ảnh hưởng quá lớn tới thông tin hay chất lượng
thị trường. Tuy nhiên chính cả đàn đang chạy theo con bò chạy nhanh nhất sẽ
"dẫm đạp" và làm vỡ vụn thị trường
Trong suốt "cơn điên" trước khi xảy ra cuộc Đại Khủng hoảng, có rất nhiều
chuyên gia và nhà nghiên cứu, bao gồm cả Roger Babson, đã dự báo về một
cuộc khủng hoảng nếu tình hình không được làm dịu xuống. Điều đáng buồn là
với mỗi Roger Babson, có đến bốn nhà nghiên cứu khác lại khẳng định một cách
mù quáng, đảm bảo sự tăng trưởng mãi mãi của thị trường chứng khoán Mỹ.
Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà
băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế
giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn lại của thế giới sản xuất
ra. Tất nhiên điều này tạo nên trạng thái cán cân thương mại rất có lợi cho Mỹ,
những nó không thể tồn tại lâu. Mỹ thiết lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ
hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp Mỹ, nhưng vấn đề ở chỗ nếu Mỹ
không muốn mua hàng từ đối tác Châu Âu thì những đối tác đó lấy đâu ra tiền để
mua hàng từ các đối tác Mỹ. Cho đến khi mà những đối tác Châu Âu thậm chí
không còn đáp ứng được lãi suất cho những khoản vay từ nước Mỹ, họ không
thể mua hàng nữa, thì hoạt động xuất khẩu của Mỹ sụt 30% và tiếp tục sụt giảm
trong thời gian sau đó. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào cuộc Đại
khủng hoảng.
Hoạt động đầu cơ với quy mô lớn cũng hình thành nhiều vào những năm 1920.
Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao
dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công
nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào
có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy. Có thể lấy ví dụ về công ty RCA, công ty
này có cổ phiếu tăng từ 85 lên 420 chỉ trong năm 1928, mặc dù cổ phiếu này
chưa từng trả cổ tức một lần nào. Nguy hiểm hơn, với sự tăng ổn định của giá cổ
phiếu, người ta bắt đầu vay để mua chứng khoán. Chẳng hạn nhà đầu tư A có thể
có 10 USD và vay 75 USD từ người môi giới của mình. Nếu anh ta bán cổ phiếu
khi giá là 420$ ở thời điểm một năm sau, anh ta đã biến từ 10 USD đầu tư ban
đầu thành 341.25 USD (420 trừ 75 và 5% lãi suất trả cho người môi giới). Tức là
lợi suất lên đến 3400%. Con số này càng thúc đẩy "cơn điên" cổ phiếu. Cho đến
giữa năm 1929, tổng lượng cho vay đang lưu hành của những đơn vị môi giới là
hơn 7 tỷ USD, ba tháng sau con số này là 8,5 tỷ USD. Lãi suất thanh toán cho
các khoản vay này cũng tăng nhanh không kém, đạt mức 20% vào năm 1929.
Cơn bùng nổ đầu cơ này hoàn toàn chỉ dựa trên những niềm tin vô căn cứ, và nó
trái ngườ với sự sụp đổ khủng khiếp vài tháng sau đó cũng chính ở cơ sở, sụp đổ
bắt nguồn từ sự sợ hãi.
Giá bắt đầu giảm từ tháng chín, nhưng khi đó nhìn chung nhà đầu tư nói chung
vẫn rất lạc quan. Những nhà đầu cơ tiếp tục nhảy vào thị trường. Ngày thứ hai,
21/10/1929, giá bắt đầu giảm nhanh. Khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Nhà
đầu tư vô cùng hoang mang và sợ hãi. Nhận ra rằng giá bẳt đầu"rơi", chứ không
còn tính được giảm bao nhiêu, nhiều người lao ra bán. Điều này làm cho sự sụp
đổ diễn ra nhanh hơn. Giá có ổn định lại một chút vào ngày thứ ba và thứ tư,
nhưng cho đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan. Hầu hết
những nhà đầu tư lớn đều mất niềm tin vào thị trường. Tất cả nhà đầu tư đều
đồng ý ở một điểm - đã hết tăng rồi. Thị trường có hồi phục lại một chút vào thứ
Sáu và thứ Bảy khi một nhóm các ngân hàng lớn tham gia tham gia vào với nỗ
lực cố gắng chặn lại sự sụp đổ của thị trường. Nhưng vào thứ hai tuần sau, ngày
28, giá tiếp tục giảm 13%. Ngày hôm sau, Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến
16,4 triệu cổ phần đã được giao dịch. Cổ phiếu giảm liên tục, thường xuyên
không có người mua.
Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của nó ảnh hưởng
trên toàn thế giới. Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa hè năm
1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh
tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh
nhất, giảm đến 50%. Nền kinh tế suy thoái liên tục đến năm 1933 thì bắt đầu cải
thiện trong vòng 4 năm cho đến 1937. Sau đó tiếp tục có những giai đoạn điều
chỉnh lên xuống nhưng cho đến 1940 mới đạt lại mức sản lượng kinh tế trước
suy thoái.
Mức thất nghiệp, không có thống kê chính thức, nhưng được chấp nhận chung là
ở vào khoảng 25% vào năm 1933 và duy trì trên 14% vào những năm 1940. Tuy
nhiên những con số này vẫn chưa phản ảnh hết sự thực bởi số lượng người
không nhỏ, quá thất vọng, đã không còn động lực đi kiếm việc và không được
tính vào thất nghiệp. Những người này thường về các vùng quê để tự kiếm sống.
Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con số "hoảng loạn" khi người gửi
tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép này, một số khác
buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929
đến 1933.
Tác động trực tiếp của cuộc đại khủng hoảng có thể chỉ nhằm vào một số vùng và
ngành cụ thể, tuy nhiên tác động gián tiếp của nó - suy thoái, giảm sản lượng, thất
nghiệp, là những tác động xuất hiện ở tất cả các khu vực, ngành và lĩnh vực.
Những người nông dân cũng phải chấp nhận giá nông sản của họ giảm trung bình
còn một nửa.
Mất nhiều năm từ thời điểm Babson cảnh bảo về sụp đổ, những nhà đầu tư thiếu
kiến thức cuối cùng cũng phải chấp nhận. Cuộc khủng hoảng - sụp đổ cả thị
trường, kéo theo 12 năm khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới và chỉ kết thúc
khi người ta bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng này được
đánh giá là "tai họa tài chính" lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bản thân sự sụp đổ
của thị trường chứng khoán, dù có quy mô lớn, vẫn rất nhỏ so với hậu quả kế tiếp
của một thị trường được mô tả như một "nghĩa địa" và tác động hủy hoại của cuộc
khủng hoảng.
"Bong bóng" cổ phiếu trên Nasdaq
Sau đợt đổ vỡ của thị trường Chứng khoán (TTCK) năm 1987, thị trường thế giới
lấy lại đà tăng trưởng về giá. Xu thế mạnh mẽ này được lái đi bởi công nghệ thông
tin. Rất nhiều các cổ phần của các công ty được niêm yết trên Sàn Chứng khoán
Nasdaq - một sàn giao dịch điện tử.
Vào đầu những năm 1990, máy tính cá nhân đã nhanh chóng được sử dụng rộng
rãi trong kinh doanh và vào việc phục vụ cá nhân. Cuối cùng thì máy tính cũng đã
được định giá hợp lí hơn và các chức năng được thiết kế dễ sử dụng hơn. Máy tính
không còn là "món ăn" chỉ dành riêng cho những người đam mê. Nó thực sự là
công cụ kinh doanh thiết yếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các ứng dụng trong kinh
doanh của máy tính được phát minh ra để trợ giúp con người sử dụng trong Kế
toán, tính thuế và xử lý văn bản. Máy tính cũng bắt đầu cạnh tranh với Tivi như
một hình thức giải trí khi mà trò chơi trên máy tính tràn ngập các thị trường. Các
tập đoàn như Microsoft đạt được những thành công cực kỳ rực rỡ khi hầu hết các
hệ thống máy tính trên thế giới đều sử dụng phần mềm vận hành của họ.
Trong suốt thời gian này, ngành công nghiệp máy tính ở Mỹ tập chung hơn vào
phần mềm máy tính so với phần cứng. Điều này bởi vì phần mềm là sản phẩm cho
giá trị thặng dư rất rất cao do nó không phải là sản phẩm hữu hình thông thường,
ví dụ như chips máy tính. Các công ty phần mềm tăng giá trị thặng dư qua việc
bán các thông tin đã được cấp bản quyền với chi phí sản xuất ra rất thấp. Phần
cứng máy tính trở thành hàng hoá thông thường theo đúng nghĩa, ví dụ khó mà
phân biệt được với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm
hàng hoá như vậy tạo ra lợi nhuận rất thấp bởi vì các đối thủ cạnh tranh luôn luôn
cạnh tranh bằng giá cả rẻ. Các công ty Châu Á với chi phí sản xuất thấp hầu như
cung cấp toàn bộ các thiết bị phần cứng vào thời điểm này. Tuy nhiên, phần mềm
được bảo vệ như quyền sở hữu trí tuệ với bằng sáng chế. Vì vậy, một sản phẩm
như Hệ điều hành Microsoft Windows là một sản phẩm như vậy. Nó tạo ra một
hành lang chắc chắn khó có thể thâm nhập, tạo ra lợi ích mà bất cứ công ty nào
cũng thèm muốn tìm kiếm.
Giá cổ phần của các công ty phần mềm tiến lên các bậc cao hơn một cách nhanh
chóng. Rất nhiều các công ty phần mềm nhỏ khởi đầu bằng việc thuê các sinh viên
đại học làm việc trong các gara, trả họ lương bằng bánh piza và soda cho ăn thoả
thích. Mọi công ty mới thành lập đều muốn trở thành "Microsoft mới" trên thị
trường.
Kết cục là, một vài trong số các công ty mới đi vào hoạt động đó bắt được sự chú
ý của các nhà đầu tư tư bản - những người đang tìm kiếm các công ty kiểu này để
cung cấp vốn, phát hành cổ phiếu và gặt hái cả đống lợi nhuận kếch xù. Sớm
muộn gì những công ty non nớt chân ướt chân ráo trên thị trường cũng sẽ trả cho
các nhân viên đang hăng hái tràn trề hy vọng của mình cổ phiếu công ty. Điều đó
có ý nghĩa rằng khi công ty phát hành cổ phiếu ra công cộng, những cổ đông đầu
tiên chắc chắn sẽ trở nên giàu có. Phần lớn các công ty phần mềm khởi nghiệp ở
Thung lũng Silicon, gần San Franicsco, nơi được coi là một Thánh địa Mecca về
công nghệ. Chỉ số Nasdaq về cổ phần của các công ty công nghệ thông tin tăng
cực kỳ nhanh, tạo ra rất nhiều các triệu phú.
Máy tính trở nên phổ biến hơn vào giữa những năm 1990, khi một tấn các trò chơi
máy tính được tạo ra như Sim City và Duke Nukem. Sự thay đổi này dẫn đến sự
hiểu biết máy tính trong giới trẻ khi mà máy tính đi từ sự khan hiếm sang phổ biến
trên thị trường.
Vào khoảng năm 1994, một công nghệ mới ra đời với cái tên Internet, lần đầu tiên
được tạo ra cho nhu cầu của thị trường tiêu dùng. Thực tế, hình thức nguyên thuỷ
của Internet đã xuất hiện từ năm 1969. Hình thức này được gọi là DARPANet và
được tạo ra bởi các cơ quan Chính phủ, có tác dụng như một biện pháp hiệu quả
để trao đổi thông tin khoa học và quân sự giữa các máy tính ở các vùng khác nhau.
Vào những năm 1990, Internet phát triển hình thức giao tiếp bằng thư điện tử, sử
dụng chatroom và các websites thông tin.
Hầu như ngay lập tức, các công ty kinh doanh nhận thấy internet là một cơ hội tạo
ra lợi nhuận khổng lồ. America Online tạo ra dịch vụ Internet sẵn có cho việc sử
dụng của vô số khách hàng. Công cụ tìm kiếm Yahoo khởi động năm 1994 là một
danh bạ cho toàn bộ các website toàn cầu. Amazon trở thành cửa hàng sách trực
tuyến vào năm 1994. Ebay bắt đầu vào năm 1995 hoạt động như một website bán
đấu giá. Khi internet chuyển từ lãnh địa chỉ dành cho người đam mê máy tính mở
rộng ra cho cả thị trường, những chủ kinh doanh mạng trở nên giàu có hết sức. Rất
nhiều các công ty công nghệ hiện nay đang bán cổ phần IPO trên trị trường sơ cấp.
Những cổ đông đầu tiên, gồm có cả các nhân viên, trở thành triệu phú chỉ qua một
đêm. Các công ty tiếp tục trả cho nhân viên của mình quyền chọn mua cổ phần,
tạo ra lợi nhuận rất lớn nếu cổ phần chỉ cần lên giá một chút. Cuối những năm
1990, thậm chí cả các thư ký cũng có trị giá quyền chọn lên đến hàng triệu đôla.
Rất nhiều công ty ban phần thưởng là BMW! Đây đúng là một ví dụ cho sự thái
quá.
Cơn cuồng cổ phiếu Công nghệ
Một vài nhà kinh tế còn mặc nhiên công nhận rằng chúng ta đang ở trong một nền
Kinh tế mới, nơi mà lạm phát hầu như sẽ không xảy ra và hiện tượng thị trường
Chứng khoán sụp đổ sẽ không xảy ra nữa! Thậm chí tệ hơn, họ đã từng nói rằng
thu nhập từ cổ phiếu hồi phục cũng sẽ không tương đương. Từ Nền kinh tế cũ ám
chỉ Cổ phần công nghiệp, như là các chỉ số trung bình trên Dow Jones. Một từ
thông dụng khác là "Paradigm Shift" (cú chuyển hoàn toàn) cũng là một từ đồng
nghĩa với tên Nền kinh tế mới. Các nhà đầu tư bị ham mê những từ này bởi vì họ
mơ màng mô tả nó là thứ gì đó mỡ màng, hấp dẫn và sôi động.
Từ năm 1996 đến năm 2000, thị trường CK Nasdaq tăng từ 600 lên 5000 công ty
niêm yết. Các công ty Dot-com được điều hành bởi những người chỉ vào quãng
30-40 tuổi, phát hành cổ phần, và tạo ra hàng trăm triệu đôla tiền vốn. Những công
ty này cũng chẳng có kế hoạch kinh doanh gì nhiều, và tất nhiên cũng chẳng có
những khoản thu nhập gì cả từ kinh doanh. Ví dụ, Pets.com chẳng thu nhập được
gì từ công việc kinh doanh nhưng lại phát hành cổ phiếu và thu được hàng tỷ đôla.
Các công ty Dot-coms lãng phí hàng triệu đôla mỗi tối vào những bữa tiệc phung
phí phù phiếm. Làm việc chăm chỉ chưa bao giờ là nhiệm vụ của chủ các công ty
dot-coms. Có rất nhiều các câu chuyện về nhân viên của các công ty dot-coms đi
đi lại lại trong phòng bằng chân đất và chơi đá bóng cả ngày. Có lúc cứ mỗi 60
giây lại tạo ra một triệu phú. Rất nhiều các nhà triệu phú "ăn liền" này nghĩ rằng
họ thật thông minh và sáng suốt, là tất cả những gì họ phải làm là chơi và kiếm
tiền. Không bao giờ được phạm sai lầm cho rằng giá cả cổ phiếu tăng là do có các
vụ đầu tư khôn ngoan.
Bong bóng
Vào đầu những năm 2000, tình hình bắt đầu lắng xuống. Các nhà đầu tư sớm nhận
ra rằng giấc mơ Dot-com thực sự là một giấc mơ bong bóng. Trong vòng vài
tháng, TTCK Nasdaq sụt xuống từ 5000 xuống 2000 công ty. Hàng trăm cổ phần
như cổ phần của Pet.com trị giá hàng tỷ đôla, đã rút khỏi bản đồ Chúng khoán
cũng nhanh như khi nó xuất hiện. Hốt hoảng - các nhà đầu tư mất hàng nghìn tỷ
đôla. Thị trường CK tiếp tục sụt xuống còn 800 công ty vào năm 2002. Giá cổ
phiếu của Microstrategy đã từng "bay cao" lên tận 3500$ đã giảm xuống chỉ còn
4$. Hàng tá các vụ xcăngđan về kế toán bị đưa ra ánh sáng, vạch trần biện pháp
thổi phồng giả tạo của các công ty về những khoản thu nhập của mình. Các cổ
đông trở nên tê liệt. Vào năm 2001, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái khi
Cục dữ trữ Liên Bang cắt giảm lãi suất, nhằm cố gắng chấm dứt nạn "chảy máu."
Hàng triệu công nhân bị mất việc và mất đi các khoản tiết kiệm.
Chẳng cần phải nói thêm, Nền kinh tế mới là một trò khôi hài, và quy luật kinh tế
truyền thống vẫn giữ vai trò chủ chốt. Điều đáng buồn là cách mà những bong
bóng sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Khi nó xảy ra thật, những nhà đầu tư kém
tỉnh táo sẽ nói rằng "lần này sẽ khác!"
Thị trường CK Việt Nam cũng đang ở giai đoạn mới hình thành, và chắc chắn
rằng các quy luật đã từng xảy ra ở Mỹ, Châu âu hay bất kỳ quốc gia đi trước nào
khác cũng sẽ xảy ra ở Việt Nam. Trên thế giới có cơn cuồng Chứng khoán và giấc
mơ bong bóng về cổ phiếu các công ty công nghệ, Dot-coms, ở Việt Nam có cơn
sốt cổ phiếu FPT. Các bạn có thấy sự tương đồng nào không?!
Suy nghĩ về cái bong bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở về với cái thực của nó bằng
những đợt điều chỉnh liên tiếp xảy ra nhằm làm giảm bớt sự phòng to của một
cái bong bóng mà chưa bao giờ được thổi to như thế. Tôi cũng công nhận thị
trường VN hiện nay đang trong tình trạng bong bóng nhưng cái "bong bóng" này
hình như không phải “xì” vì nhà đầu tư mà dường như có sự can thiệp của một
tổ chức nào đó. Chúng ta có thể thấy trong các phiên giao dịch trước đây rõ ràng
là thị trường đang tụt dốc chỉ có người bán, người mua thì hiếm hoi. Nhưng một
câu hỏi lớn mà cho dến giờ tôi vẫn chưa tìm ra được câu trả lời.
Bong bóng xì là vì ai?
Nếu tôi tự cho rằng đó là do các nhà đầu tư nhận ra rằng bây giờ là thời điểm thị
trường đang dần trở về với cái bản chất thật của nó. Vì vậy họ không còn hứng thú
với cái mà người ta gọi là “tiền lời mạo hiểm” nên biện pháp tốt nhất từ bây giờ là
rút khỏi thị trường. Nhưng ở đây lại tiếp tục phát sinh một câu hỏi nữa là: Vậy thị
trường này chẳng lẻ các nhà đầu tư điều có cách nghĩ giống nhau? Ai cũng nghĩ là
bây giờ nên tháo chạy? Chắc chắn là không. Thực tế ai cũng nói là thị trường đang
" bong bóng" nhưng có ai lại từ chối nó đâu (điển hình là số nhà đầu tư mở tài
khoản giao dịch tăng chóng mặt đến nổi có công ty chứng khoán lại hạn chế bằng
cách tăng số tiền tối thiểu trong tài khoản lên 100 triệu như SSI - CTCK sài gòn).
Nếu như họ không nghĩ như thế. Vậy vấn đề là:
Ai là người quyết định thị trường?
1. Bạn
2. Tôi
3. Cả bạn và Tôi
4. Tổ chức – cái mà người ta thường nghĩ tới là Quỹ đầu tư.
Tôi biết bạn sẽ nghĩ đáp án 4 là câu trả lời cho vấn đề này. Vậy bạn nghĩ gì? Còn
phuctran thì thế này nhé.
Thị trường còn có sự cân bằng nữa không?
Giả sử nếu như một ngày nào đó tôi đóng vai trò Quỹ đầu tư. Nếu như bổng nhiên
tôi thấy rằng:"àh ở Việt nam làm ăn không ngon nữa thôi thì mình tìm nơi khác
làm ăn hay lĩnh vực nào khác để kiếm tiền ngon hơn" như vậy tôi sẽ hành động
trước tiên theo hướng có lợi cho mình – bán chứng khoán ra – làm giá với thị
trường (bởi vì tôi là người quyết định thị trường mà)
Nhưng thử hỏi trong giai đoạn này tôi có thể làm như vậy không? Bạn có cho phép
tôi làm điều đó không? Bạn có ủng hộ tôi bằng cách mua vào những cổ phiếu mà
tôi chê nó rối bán tháo nó để bỏ chạy? Nếu bạn không có vai trò nào mang tính
quyết định thị trường tôi bết chắc bạn sẽ không dám mua nó. Vậy ai là người mua?
nếu không phải bạn vậy ai khác đây? bằng bài toán suy luận một cách đơn giản
bạn có câu trả lời- người mua đó lại là tôi. Nhưng thực tế pháp luật lại không cho
phép tôi cùng một lúc mua và bán. Như vậy vấn đề ở đây là một bàn tay khác của
tôi ở phía bên kia che khuất thị trường và chính tôi làm điều mà tôi muốn làm.
Như vậy đây là một bài toán giải phương trình và tìm ra ẩn x nào đó?
Tiếp theo nữa, ai bảo tôi làm điều này hay tự tôi làm? Nếu tôi chỉ sống vì bản thân
mình thì chắc không được rồi. Như vậy là có người bảo tôi làm như vậy? Mà làm
như vậy có lợi gì cho tôi không nhỉ?
Chúng ta bắt đầu bằng ví dụ nhỏ này nhé:
Giả sử giờ đây bạn đã là một ông Bố giàu có. Mà tiền thân gia đình bạn đi lên từ
một hoàn cảnh nghèo khó – bạn đang bắt đầu ngày một giàu hơn. Nhưng bổng
nhiên một ngày nọ bạn nhận ra rằng mình và con mình đang kiếm tiền nhưng đồng
tiền này càng ngày càng nhiều người dòm ngó, nó làm cho bạn đang trong tình
trạng tranh giành lợi nhuận với những người khác và khả năng bị mất mát cũng rất
cao. Khổ nổi áp lực này cứ ngày càng làm phần lợi nhuận thật của bạn bị thu hẹp
lại nhưng bạn lại được lợi hơn vì sự kì vọng không hợp lý của những người cùng
tham gia công cuộc tìm kiếm miếng ăn này. Mà những cái gọi là kì vọng không
hợp lý thì thật là gay go, nếu không may cuộc sống đã dần thực tế hoá cái mà
người ta kì vọng không được như vậy nữa thì sao? Họ sẽ bỏ ăn vài ngày chăng?
Tự nhiên bạn phải bỏ ra 100 đồng chỉ để nhận 1 đồng từ vụ làm ăn này vậy có
phải bạn đang bị mất 99 đồng không. Mà để giúp con bạn hiểu được điều này và
tránh xãy ra trong tương lai không chỉ mất 99 dồng mà có thể 999 đồng và hơn thế
nữa bạn sẽ bắt đầu lí giải cho những gì mà người ta gọi là mạo hiểm .Mà nếu như
bạn chỉ khơi khơi nói với con bạn những điều này thì liệu con bạn và những người
đồng hành có thật sự quan tâm đến rủi ro này không. Như vậy cách tốt nhất là tạo
ra cho một sự kiện để con bạn trải nghiệm, bằng cách nào đây, thôi thì hãy cho
thấy sự mất mát trong mổi lần diễn ra một sự kiện. Dần dần con bạn có cận trọng
hơn không nhỉ? Chắc chắn là bắt đầu cân nhắc rồi nhé. Nếu như vậy thì khả năng
bạn và con bạn bị mất tiền sẽ giảm bớt và ngày càng thu hẹp cái sự mất mát đó
trong mỗi sự kiện vì chính bạn và những người cùng tham gia không còn dại dột
đánh đổi một sản phẩm không ngang giá như vậy được.
Mà bạn cũng biết rồi đó, chẳng thà bạn nghèo khó rồi có tiền thì không sao, chứ
mình đang giàu sang bổng nhiên trở lại nghèo thì liệu bạn có chịu được cú shock
này không? liệu những người bạn hàng xóm của con bạn có còn thích chơi với con
bạn nữa không? Như vậy bạn là một người Bố, bạn sẽ làm gì? bạn cứu con bạn
chứ?
Và giờ đây bạn có muốn nói với con bạn là: “con ơi cẩn thẩn nhé, chúng ta sẽ làm
cái gì đó để mình an tâm với những gì mình kiếm được trong tương lai nhé con.
Bố sẽ mua cho con một chiếc máy bay hình con cá chép. Con có chịu không? Nếu
con không nghe lời Bố thì sau này bố e rằng con sẽ không những không có máy
bay mà con còn không có bạn nữa đó”
Đây là những suy nghĩ của PhucTran - một sinh viên non kém không có kinh
nghiệm trên thương trường. Hy vọng được chỉ giáo từ những người cha tương lai.
Khủng hoảng Kinh tế Châu Á 1997 - Một góc nhìn
( Bình chọn: 6 Thảo luận: 2 Số lần đọc: 8570)
Trong những năm gần đây, nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng
hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico năm 1994, khủng
hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Argentine 2001. Có rất nhiều băn
khoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên có lẽ
băn khoăn lớn nhất và cũng cần giải đáp tốt để có thể tránh được những cuộc
khủng hoảng khác là làm thế nào một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay
trước cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển rất nhanh chóng sang trạng thái khủng
hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng.
Trên góc độ kinh tế, Frederic Mishkin, tác giả cuốn sách The Economics of
Money, Banking and Financial Markets, đã tiếp cận giải thích trên khía cạnh vấn
đề thông tin bất cân xứng. Chúng ta thử đi theo dòng phân tích của ông để hiểu về
cơ chế cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997.
Tiến trình xảy ra cuộc khủng hoảng Châu Á rất khác với những gì đã xảy ở nước
Mỹ, sự khác biệt này đến từ những đặc trưng khác nhau của cách thức tổ chức thị
trường vốn và thị trường nợ. Hình dưới mô tả các giai đoạn xảy ra cuộc khủng
hoảng Châu Á.
Một trong những yếu tố căn bản dẫ đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi
nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ
những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng. Khi những quốc
gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài
chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt
động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc
biệt nhanh. Cũng đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành
pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và
giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên,
tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn,
ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được
tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp là điều dễ hiểu và tất yếu.
Tuy có nhiều điểm khác với những cuộc khủng hoảng va suy thoái xảy ra cuối thế
kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, vẫn có một số điểm chung quan trọng ta có thể đưa
ra so sánh, một trong những điểm chung đó là sự biến động tăng giảm bất thường
và bất ổn của thị trường chứng khoán ở giai đoạn trước khi diễn ra cuộc khủng
hoảng và đóng góp vào làm trầm trọng hơn tác động của nó, những quốc gia diễn
ra điểm này rõ nhất là Thailand, Nam Triều Tiên. Những quốc gia như Indonesia,
Malaysia, và Philipines, tình trạng sụt giảm thị trường lại xảy ra đồng thời khi diễn
ra cuộc khủng hoảng. Tại Thailand và Hàn Quốc, trước khi cuộc khủng hoảng
diễn ra, nền kinh tế những nước này đã chứng kiến sự sụp đổ của những tập đoàn
tài chính và phi tài chính lớn, những vụ sụp đổ này tác động tiêu cực và làm tăng
tính bất ổn chung của thị trường tài chính trong nước.
Theo F.Mishkin, khi mà sự bất ổn tăng lên và giá trị ròng toàn thị trường chứng
khoán (TTCK) suy giảm thì vấn đề thông tin bất cân xứng sẽ phát sinh. Đối với
ngân hàng, sẽ có nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là đối tượng cho vay tốt
và đâu là không tốt. Suy giảm giá trị ròng toàn thị trường cũng đồng nghĩa với
việc suy giảm giá trị của tài sản thế chấp, ký quỹ, đồng thời tăng khả năng đối
tượng nhận vay nợ thực hiện các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao do lượng tài
sản họ mất đi nếu khoản đầu tư không thành công sẽ nhỏ hơn. Sự gia tăng mức độ
bất ổn và suy giảm TTCK xảy ra trước khi thực sự diễn ra cuộc khủng hoảng,
cộng với các bảng cân đối tài sản của ngân hàng ngày một xấu đi, tất cả góp phần
làm nảy sinh nhiều hơn vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Tất cả sẽ
góp phần làm cho nền kinh tế tiến ngày càng gần hơn đến một cuộc khủng hoảng
tài chính trầm trọng.
Đến giai đoạn này, hoạt động đầu cơ nở rộ, xuất hiện đặc biệt nhiều trên các thị
trường ngoại hối, đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng trên mọi phương diện.
Với Thailand, sự lo lắng về tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và suy yếu của
hệ thống tài chính, đẩy lên đỉnh điểm bởi sự sụp đổ của một một công ty tài chính
lớn - Finance One, đã đưa đến một "cuộc chiến đầu cơ" lớn, tác động làm cho
Ngân hàng Trung ướng Thailand phải cho phép thả nổi đồng Baht vào 7/1997.
Không lâu sau, lại xuất hiện một "cuộc chiến đầu cơ" khác tác động vào những
quốc gia còn lại trong khu vực và kết quả là sự sụp đổ dây chuyền của đồng Peso
Philipines, đồng Rupiah Indonesia, đồng Ringgit Malaysia và đồng Won Hàn
Quốc.
Cấu trúc tổ chức thị trường nợ khu vực Đông Á, tương tác với tình trạnh phá giá
tiền tệ đẩy nền kinh tế khu vực tới cuộc khủng hoảng toàn diện. Có quá nhiều
doanh nghiệp ở những quốc gia này có các khoản nợ phát hành bằng ngoại tệ như
đồng USD hay Yen Nhật, sự mất giá đồng tiền trong nước làm cho tình trạng vay
nợ, xét trên góc độ đồng nội tệ, thêm trầm trọng, ngay cả khi trên thực tế giá trị tài
sản của họ không hề thay đổi. Vào tháng 3/1995, khi đồng Peso mất nửa giá trị,
tiền của các quốc gia như Thailand, Philipine, Malaysia và Hàn Quốc cũng mất
trong khoảng từ một phần ba đến một nửa giá trị vào thời điểm đầu năm 1998, thì
bản cân đối kế toán của hầu hết các doanh nghiệp đều đã xuất hiện những khoản lỗ
lớn, vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trở lên trầm trọng. Trầm trọng
nhất là Indonesia với đồng tiền mất giá đến 75% dẫn đến tình trạng vỡ nợ đối với
những khoản nợ bằng ngoại tệ và giá trị những khoản nợ này không hề nhỏ, thậm
chí rất lớn
.Một kết quả tất yếu khác từ sự mất giá tiền tệ là lạm phát thực tế và lạm phát kỳ
vọng đều tăng, từ đó lãi suất trên thị trường cũng tăng chóng mặt. Doanh nghiệp
và các hộ gia đình do đó cũng phải thanh toán lãi suất rất cao, tác động tiêu cực
đến bảng cân đối tài sản của họ. Thị trường nợ ở các quốc gia mới nổi khu vực
Đông Á có đặc trưng là những hợp đồng nợ có kỳ hạn rất ngắn, thường là dưới
một tháng. Do đó lãi suất ngắn hạn tăng lên ở những quốc gia này đồng nghĩa với
tác động rất lớn đến dòng tiền và bảng cân đối kế toán của các đơn vị trong nền
kinh tế. Theo phân tích về tình trạng thông tin bất cân xứng của Mishkin, tác động
xấu tới bảng cân đối tài sản, tiêu hao tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình làm
cho các lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với thị trường vay nợ cũng tăng
theo và những tổ chức cho vay trong và ngoài nước không còn muốn tiếp tục cho
vay nữa. Khi mà hoạt động cấp tín dụng và cho vay sụt giảm thì cũng đồng nghĩa
với việc các hoạt động của nền kinh tế bị đình trệ và tốc độ tăng trưởng GDP thực
cũng sẽ sụt giảm theo.
Hình vẽ trên cho ta thấy tình trạng "xói mòn" tài sản trong nền kinh tế hình thành
do các hoạt động trong nền kinh tế bị đình trệ và tình trạng xấu đi trong bản cân
đối tài sản và xói mòn tài sản của từng doanh nghiệp, hộ gia đình, kết quả là tác
động tiêu cực hơn đến cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Những vấn đề
mà các doanh nghiệp và hộ gia đình đang phải đối mặt là phần lớn trong số những
đơn vị cơ bản của nền kinh tế này đã không còn khả năng thanh toán nợ, điều này
quay trở lại gây thiệt hại cho ngân hàng. Hệ thống ngân hàng còn phải đối mặt với
một vấn đề trầm trọng khác là khối lượng rất lớn những khoản nợ ngắn hạn bằng
ngoại tệ, trong khi đồng tiền trong nước bị phá giá, giá trị của những khoản nợ này
tăng lên vùn vụt, điều này tiếp tục làm tiêu hao đi lượng tài sản thực đang còn rất
ít của các ngân hàng. Trong tình trạng đó, lẽ ra toàn bộ hệ thống ngân hàng đã có
thể sụp đổ nếu không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ - giống như những gì Chính
phủ Mỹ đã làm trong cuộc Đại khủng hoảng - nhưng không phải với nội lực của
từng quốc gia mà nhờ sự giúp đỡ của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), nhờ sự giúp đỡ
này mà các quốc gia Đông Á tránh được một vụ sụp đổ với hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, với lượng vốn mà các ngân hàng đã mất thì sự can thiệp của Chính phủ
nhằm chống đỡ cho hệ thống ngân hàng cũng không thể ngăn được năng lực cho
vay của các ngân hàng sụt giảm mạnh. Mishkin giải thích khủng hoảng của hệ
thống ngân hàng với những đặc tính như mô tả tạo lên một rào cản và gây khó
khăn đối với các họat động cho vay của ngân hàng, làm trầm trọng thêm các vấn