Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trắc nghiệm Sinh: Quá trình đột biến + đáp án docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.25 KB, 5 trang )

Quá trình đột biến
Câu 1 Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
A Quá trình đột biến
B Quá trình giao phối
C Quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly
D Tất cả đều đúng
Đáp Án -D
Câu 2 Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là
A 10
B
10
6−
đến
10
4−

C
10
2−
đến 10
D
10
4−

Đáp Án B
Câu 3 Thực vật và động vật có tỷ lệ giao tử mang đột biến gen khá lớn do:
A Nhạy cảm với các tác nhân đột biến
B Số lượng gen rất lớn
C Từng gen riêng rẽ có tần số đột biến tự nhiên rất cao
D Tất cả đều đúng
Đáp Án B


Câu 4 Nội dung nào dưới đây là không đúng về quá trình đột biến
A Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể
B Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen
C Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình
tiến hoá do tính phổ biến của nó so với các loại đột biến khác
D Khi môi trường thay đổi thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi
của nó
Đáp Án C
Câu 5 Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ các giống, các loài phân biệt
nhau bằng:
A Các đột biến nhiễm sắc thể
B Một số đột biến lớn
C Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
D Sự tích luỹ các đột biến gen lặn
Đáp Án C
Câu 6 Để một đột biến alen lặn sau khi xuất hiện có thể biểu hiện thành kiểu
hình cần có:
A Quá trình giao phối
B Tồn tại ở trạng thái đông hợp
C Không bị alen trội bình thường át chế
D Quá trình giao phối và thời gian cần thiết để alen lặn có điều kiện xuất
hiện ở trạng thái đồng hợp
Đáp Án D
Câu 7 Đột biến gen trong tự nhiên được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá
trình tiến hoá do:
A Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể
B Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể
C Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen
thích hợp nó có thể có lợi
D Tất cả đều đúng

Đáp Án -D
Câu 8 Đột biến nhiễm sắ thể trong tự nhiên không được xem là nguyên liệu
chủ yếu của quá trình tiến hoá do:
A Ít phổ biến hơn đột biến gen
B Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sống của cơ thể
C Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của cơ thể
D Tất cả đều đúng
Đáp Án -D
Câu 9 Trong tiến hoá quá trình đột biến có đặc điểm:
A Phần lớn các đột biến tự nhiên là có lợi, giúp cơ thể thích nghi với môi
trường sống
B Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen
C Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình
tiến hoá do tính phổ biến của nó so với loại đột biến khác
D Khi môt trường thay đổi, thể đột biến vẫn giữ được giá trị thích nghi
của nó
Đáp Án B
Câu 10 Đột biến có đặc điểm gì trong quá trình tiến hoá:(*)
A Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen khi
môi trường thay đổi, thể đột biến có thể tahy đổi giá trị thích nghi
B Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể
C Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình
tiến hoá do tính phổ biến của nó so với các loại đột biến khác
D Tất cả đều đúng
Đáp Án -D
Câu 11 Ruồi giấm có khoảng 5000 gen, tỷ lệ giao tử mang đột biến trung bình
trong quần thể được ước tính vào khoảng:
A 25%
B 1%
C 50%

D 10%
Đáp Án A
Câu 12 Đa số các (B: biến dị tổ hợp; Đ: đột biến) là có hại cho cơ thể vì
phá vỡ mối quan hệ hài hoà đã được hình thành lâu đời qua quá trình (C:
chọn lọc tự nhiên; G: giao phối). Trong môi trường quen thuộc, đột biến thường tỏ
ra có sức sống (K: kém; T: tốt) hơn so với dạng gốc
A Đ; C; K
B Đ; C; T
C B; C; K
D B; C; T
Đáp Án A
Câu 13 Trong quá trình tiến hoá khi môi trường thay đổi
A Thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó
B Trong điều kiện sống mới thể đột biến sẽ thích nghi hơn, có sức sống
cao hơn
C Thể đột biến sẽ không thay đổi giá trị thích nghi của nó
D Trong điều kiện sống mới thể đột biến sẽ kém thích nghi hơn , có sức
sống giảm
Đáp Án A
Câu 14 Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi trong trường hợp:
A Tổ hợp gen thay đổi
B Khi môi trường thay đổi
C Tác nhân gây đột biến thay đổi
D A và B đúng
Đáp Án -D
Câu 15 Đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh
lý, hoá sinh, tập tính sinh học theo hướng (T: tăng cường;G: giảm bớt; TG: tăng
cường hoặc giảm bớt), gây ra những (S: sai khác nhỏ; B: biến đổi lớn;SB: sai
khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn) trên kiểu hình cơ thể
A T; B

B G; S
C T; S
D TG; SB
Đáp Án D
Câu 16 Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu của quá
trình (T: tiến hoá ; C: chọn giống), trong đó đột biến (N: nhiễm sắc thể ;
G: gen) là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Nghiên cứu thực hiện cho thấy các loài
phân biệt nhau bằng (L: một vài đột biến lớn; N: sự tích luỹ nhiều đột biến
nhỏ)
A C; N; L
B T; G; N
C T; N; L
D C; G; N
Đáp Án B
Câu 17 Về vai trò của đột biến gen đối với tiến hoá, nhận định nào dưới đây là
không đúng
A Tuy đột biến là có hại nhưng phần lớn gen đột biến là lặn
B Qua giao phối các gen đột biến có thể đi vào các tổ hợp gen khác nhau
C Tính chất của gen đột biến không thay đổi theo tổ hợp gen
D Qua giao phối gen lặn có thể trở thành thể đồng hợp và biểu hiện trên
kiểu hình
Đáp Án C

×