Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Nhạc khí "Khánh" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.13 KB, 1 trang )

Phí Thị Minh Ngọc – PH26A
Khánh
Khánh là một loại nhạc khí tiêu biểu của chốn Phật đường, là một phần
của bộ Tang, Mõ, Linh, Khánh, là đại diện của âm Thạch trong ngũ âm thời
xưa do được làm bằng đá hoặc ngọc. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:
“Khánh: là một loại nhạc khí, được làm bằng đá, bằng đồng có dạng hình
trăng khuyết”
(1)
; trong một số trường hợp, chiếc khánh còn được sử dụng
như là vật trang trí.
Khánh có thể chia làm 2 nhóm
Nhóm vân khánh :thường thì khánh có trạm trổ hình đám mây,nhật
nguyệt tinh tú….(mây là biểu tượng của mưa trong quan niệm “mưa thuận
gió hòa”)
Nhóm phúc khánh : khánh hình con dơi ( dơi là biểu tượng của hạnh
phúc trong quan niệm “phúc lộc thọ”)
Khánh thường có dạng hình trăng khuyết,mang tính âm,vì vậy đeo
khánh cũng tức là cầu mong sự phù trợ của ông bà tổ tiên nên khánh ngoài
mục đích làm nhạc khí,vật trang trí ra,khánh còn mang ý nghĩa cầu mong
phúc lành cho gia chủ và những người đeo nó ví dụ:
Các bác lái xe hay treo khánh trên đầu xe với ước muốn thượng lộ bình
an
Trẻ con được người lớn tặng cho chiếc khánh như được tặng một lời
chúc và chiếc khánh như bùa hộ mệnh và để cầu may mắn và hạnh phúc cho
nên khánh ngoài chất liệu làm bằng đồng còn được sử dụng nhiều chất liệu
khác như ngọc,đá cẩm thạch,vàng…

×