Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nghìn lẻ một kiểu quan hệ nhân viên - sếp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.3 KB, 5 trang )

Nghìn lẻ một kiểu quan hệ nhân viên - sếp

Phần lớn các nhân viên khi bất đồng quan điểm với sếp thường đối phó lại một
cách vô thức. Hãy xem những tình huống châm biếm mà David Silverman tư vấn
dưới đây, và đừng làm theo chúng, nếu bạn không muốn mối quan hệ của mình
với sếp xấu hơn.

Cấp trên của bạn là một người khó chịu, luôn áp đặt cấp dưới một cách vô lý,
khiến cho mọi người đều né tránh. Bạn sẽ phải làm gì để cải thiện tình hình này?

Đầu tiên, tôi sẽ tư vấn cho các bạn một danh sách có thể giúp các nhân viên biến
công sở thành một nơi dễ chịu, còn các vị sếp của thì không:

Đồng cam cộng khổ

Những ông chủ khó chịu sẽ tạo điều kiện cho những mối quan hệ tốt giữa các
đồng nghiệp với nhau phát triển. Bạn có thể kết thúc mọi cuộc cãi lộn hàng ngày ở
cơ quan bằng cách nói: “Này, tôi thấy sếp đang quan sát cậu từ xa đó!”

Phá hoại ngầm

Bạn sẽ làm gì khi sếp mua một chiếc tủ lạnh cá nhân mà không nằm trong kế
hoạch chi tiêu của công ty? Bạn sẽ thực tâm đi nhận hàng hộ sếp hay “vô tình”
chuyển nó ngược trở lại văn phòng ở một nơi khác?

Thắc mắc về mọi thứ

Nếu bạn không muốn gây ra bất kỳ sai sót nào, hãy kiểm tra mọi chi tiết thật kỹ
lưỡng. Ví như: “Ý ngài muốn nói tới “màu xanh” có nghĩa là màu xanh nước biển
hay màu xanh lá cây?” Hoặc: “Để an toàn, tôi sẽ trì hoãn bài thuyết trình cho tới
khi anh đưa ra quyết định cuối cùng.”



Du lịch, du lịch, và du lịch

Bạn có biết nơi nào trên thế giới mà chiếc
Blackberry của bạn không hoạt động
không? Trong trường hợp này, bất kỳ nơi nào cách xa bàn làm việc của bạn 10 feet
cũng sẽ trở thành một chốn xa lạ.

Youtube: (Ở đây có vô số những bài học bạn có thể tự mình khám phá!)

Tôi thực sự bất ngờ khi biết rằng những người làm việc dưới trướng của các vị sếp
khó chịu thường xuyên sử dụng những chiêu thức đối phó này, mặc dù đa số
thường chỉ là vô thức.

Cá nhân tôi không bao giờ ủng hộ các cách xử sự như vậy, bởi đa phần chúng (nếu
không muốn nói là tất cả) đều không được đúng đắn. Chính vì thế, đây không thể
coi là một cách khôn ngoan để giúp bạn và sếp cùng sống chung trong thế giới
công sở.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, nếu sự áp đặt vô lý của sếp kéo dài, bạn cần
phải hòa nhã, kiên quyết hơn và nên bắt đầu thay đổi thái độ của mình từ đối đầu
sang đối thoại.

Hiển nhiên, một mối quan hệ hữu hảo giữa nhân viên và ông chủ phải là mối quan
hệ hai chiều. Điều này đòi hỏi sếp của bạn phải tìm hiểu xem thực sự bạn muốn gì
và cũng cần chỉ rõ cho bạn thấy kỳ vọng của anh ta cũng như mục tiêu của công ty
hướng tới điều gì.

Tuy nhiên, một ông chủ khó chịu sẽ không bao giờ quan tâm tới điều đó, cũng
không bao giờ (hoặc có thể là không biết làm cách nào) tỏ ra cởi mở và thành thật.

Chính vì thế, mọi nỗ lực để làm hài lòng sếp trở nên vô cùng khó khăn – nhưng
cũng không phải là không thể.

Dựa trên kinh nghiệm tôi đã từng trải qua với các ông chủ cũng như các nhân viên
của mình, thì cơ hội cho mâu thuẫn nảy sinh là khi bạn và sếp bất đồng quan điểm.

Có thể đó là khi cấp trên của bạn đang nung nấu một dự án nào đó, còn bạn thì
thấy nó thật phù phiếm và chẳng đáng kể gì. Hoặc cũng có thể đó là khi bạn muốn
được thăng chức còn sếp thì muốn giữ bạn ở nhóm những người thường thường
bậc trung để làm nổi bật vai trò của anh ta.

Nếu đúng như vậy, thì sếp sẽ xem bạn (và cả những nỗ lực với mục đích thể hiện
rằng bạn đang làm việc rất tốt) như là mối đe dọa tới vị trí đang yên ổn của anh ta.

Với những vấn đề đã nêu, thì tôi nghĩ những điều dưới đây sẽ giúp bạn đối
mặt với sếp của mình:

Tìm hiểu mục tiêu của sếp (chẳng hạn như muốn thăng tiến hơn nữa hay đơn giản
chỉ là ổn định ở vị trí hiện tại) đồng thời xem mức độ khác biệt của chúng so với
mục tiêu của bạn ra sao? Liệu sếp có coi bạn là một mối đe dọa với anh ta không?
Nhận biết được điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi sự đối đầu không cần thiết với sếp.

Cho sếp biết bạn sẽ ủng hộ họ ra sao. Hãy tập trung giúp đỡ sếp những mảng mà
anh ta không rành và tránh việc tỏ ra chỉ trích hay phê bình sếp.

Ngăn ngừa các cuộc chạm trán. Nếu chỉ bởi sếp đã trót gửi cho bạn 20 bức thư
điện tử trong kỳ nghỉ, thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn phải trả lời chúng
trong khi đang chơi lướt ván. Hãy nghỉ ngơi, bình tĩnh và khi trả lời, hãy viết nó
một cách chuyên nghiệp nhất.


Lưu các yêu cầu trong công việc của bạn dưới dạng văn bản. Việc liệt kê tất cả các
dự án và nhiệm vụ của mình sẽ giúp cho bạn giảm thiểu tối đa những bức thư điện
tử theo kiểu “giao thêm việc” từ sếp. Và nếu như sếp vẫn tiếp tục nhồi nhét thêm
việc cho bạn, ít nhất bạn cũng có bằng chứng, tài liệu cho thấy rằng những công
việc như vậy cần nhiều nhân lực hơn.

Luôn giữ cho những mục tiêu của bạn ở vị trí thứ nhì cho tới khi bạn có thể giành
được sự tín nhiệm của sếp.

Hãy thực hiện các bước này, bạn có thể vươn lên và mở đường cho sự nghiệp của
mình. Có thể sếp vẫn sẽ không quan tâm nhiều đến đến bạn, nhưng ít nhất thì
những điều đó cũng tốt hơn nếu sếp có thiện chí giúp đỡ hơn là đè bẹp tinh thần
làm việc của bạn.

Và nếu như bạn đã làm tất cả những điều trên mà vẫn không giúp ích gì để cải
thiện tình hình thì bạn cũng đừng quên rằng: mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Tuy
nhiên, nếu bạn muốn chuyện này trôi qua nhanh, hãy dừng việc đọc bài báo này lại
và tự bắt đầu theo cách riêng của mình.

Bạn đã thành công với biện pháp nào để giải quyết những rắc rối ở cơ quan? Bạn
có nghĩ rằng sẽ là sai trái nếu hạ bệ sếp của mình không? Bạn có cho rằng có
những vị sếp khó ưa đến nỗi không còn cách nào để đối phó không? Bạn nghĩ sao
về danh sách những điều có thể làm mà tôi đưa ra ở phần đầu bài viết? Liệu nó chỉ
mang tính chất châm biếm, mỉa mai đôi chút hay bạn nghĩ đó là những điều thực
sự xảy ra?

- Bài viết của David Silverman trên chuyên mục Discussion Leaders, tạp chí
Harvard Business Online -


×