Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.35 KB, 23 trang )

Mục lục
I. Tổng quan về công tác kế toán ...................................................................................................................... 3
1. Khái niệm, lịch sử ra đời kế toán trong doanh nghiệp: ................................................................................. 3
1.1. Khái niệm: ................................................................................................................................................... 3
1.2. Lịch sử ra đời và hình thành của kế toán: .................................................................................................. 4
2. Chức năng của hệ thống kế toán ................................................................................................................. 4
3. Phân loại ........................................................................................................................................................ 5
3.1. Kế toán trong doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều cách : ................................................... 5
3.2. Kế toán tài chính và kế toán quản trị : ...................................................................................................... 6
4. Vai trò của công tác kế toán trong doanh nghiệp ...................................................................................... 8
4.1. Đối với doanh nghiệp: ........................................................................................................................... 8
4.2. Đối với Nhà nước: ................................................................................................................................ 8
5. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế toán trong doanh nghiệp ............................................................... 8
5.1. Đối tượng kế toán .................................................................................................................................... 8
5.2. Nhiệm vụ kế toán .................................................................................................................................... 10
6. Tổ chức công tác kế toán: .......................................................................................................................... 10
6.3. Tổ chức vận dụng các công việc kế toán: ................................................................................................ 12
6.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế toán trong các DN .............................................................. 12
II. thực trạng công tác kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ...................................................... 14
1. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................ 14
2. Đối với ngành maymặc ............................................................................................................................... 16
III. Đề xuất giải pháp ........................................................................................................................................ 17
1. Hoàn thiện việc phân loại chi phí ................................................................................................................ 17
2. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng .................................................................................... 18
3. Lựa chọn kỳ tính giá thành phù hợp, phục vụ kịp thời thông tin cho quản trị doanh nghiệp ................... 18
4. Xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất ........................................................................................... 19
5. Xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm ......................... 19
6. Về bản thân doanh nghiệp ......................................................................................................................... 20
7. Về phía nhà nước ........................................................................................................................................ 21
Kết luận ........................................................................................................................................................... 22
1 | P a g e


Danh mục tham khảo ...................................................................................................................................... 23
Mở bài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam luôn
đứng trước những thách thức to lớn. Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của các nước trong
khu vực (đặc biệt là Trung Quốc), các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp may mặc nói riêng luôn phải tìm cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát
triển. Một trong số các giải pháp cần phải thực hiện: tăng cường quan hệ với các đối tác
truyền thống; có chiến lược tìm kiếm bạn hàng, thâm nhập thị trường mới; cập nhật các
thông tin thị trường để kịp thời ứng phó, nâng cao quản lý. Do đó, để tạo ra sự phát triển
2 | P a g e
bền vững cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp may mặc nói riêng thì đòi
hỏi phải có một bộ máy kế toán hiệu quả.
Bộ máy kế toán hiệu quả giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời cung cấp các
thông tin cần thiết cho ban giám đốc.
Trên cơ sở đó, nhóm chúng tôi xin được trình bày bài tập nhóm”Thực trạng công tác
kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và đề xuất giải pháp”
Bài tập nhóm gồm 3 phần:
Phần I.: Tổng quan về công tác kế toán
Phần II: Thực trạng kế toán tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Phần III: Đề xuất giải pháp
I. Tổng quan về công tác kế toán
1. Khái niệm, lịch sử ra đời kế toán trong doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm:
Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận
động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính)
trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về
kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có
một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ
3 | P a g e

sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một
doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành
hệ thống kế toán.
1.2. Lịch sử ra đời và hình thành của kế toán:
• Kế toán ra đời do yêu cầu trong việc ghi nhận các thông tin cần thiết cho các hoạt
động xã hội, loài người từ thấp đến cao, khởi điểm là nền sản xuất hàng hoá. Lúc
này xã hội đã có sự trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất với nhau. Từ đó
phát sinh nhu cầu theo dõi, tính toán hiệu quả của các hoạt động này nhằm mục đích
khai thác tốt nhất năng lực sẵn có. Tức là phải thực hiện công tác kế toán để cung
cấp các thông tin cần thiết.
• Thời kỳ đầu trình độ sản xuất thô sơ, khối lượng ít, nghiệp vụ trao đổi đơn giản thì
người chủ chỉ dùng trí nhớ hoặc chỉ ghi nhận đơn giản để có thể nhận thức tình hình
hoạt động cũng như kết quả hoạt động ấy. Càng về sau, khi nền kinh tế xã hội phát
triển cao, khối lượng sản phẩm nhiều, thì phải dùng đến vài quyển sổ ghi chép. Thời
kỳ này chỉ ghi đơn.
• Khi trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội đạt đến
đỉnh cao thì trong một cơ sở sản xuất nhất thiết phải có các bộ phận thừa hành thực
hiện các công việc có tính chuyên môn nghiệp vụ như: kinh doanh, kỹ thuật, sản
xuất, kế toán… Người chủ lúc này chỉ quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện và kiểm tra các hoạt động trên cơ sở thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch
và cả những nhân tố bên ngoài thực tiễn hoạt động của cơ sở do các bộ phận chuyên
môn cung cấp.
• Đến 1542: Luca Paciolo - Người Ý - đã đặt nền móng và những nguyên lý cơ bản
cho kế toán kép.Thế kỷ 16: Kế toán kép được phát triển và hoàn thiện dần. Ngày
nay, kế toán thực sự phát triển và trở thành một công cụ không thể thiếu được trong
nền kinh tế, đáp ứng theo sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của kinh tế và khoa
học.
2. Chức năng của hệ thống kế toán
• Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng
ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác .

4 | P a g e
• Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau,
việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô
đọng và hữu dụng .
• Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của
người ra các quyết định.
• Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin
đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc
ra các quyết định kinh doanh riêng biệt.
3. Phân loại
3.1. Kế toán trong doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều cách :
- Theo cách thức ghi chép, kế toán gồm 2 loại :
* Kế toán đơn
* Kế toán kép
- Theo phần hành kế toán gồm :
* Kế toán tài sản cố định.
* Kế toán vật liệu.
* Kế toán vốn bằng tiền.
* Kế toán thanh toán.
* Kế toán chi phí và giá thành.
* Kế toán bán hàng.
v.v....
- Theo chức năng cung cấp thông tin :
Đây là được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông
tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến
doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau.
Theo cách này kế toán gồm :
5 | P a g e
* Kế toán tài chính
* Kế toán quản trị

Trong phạm vi bài báo cáo của chúng tôi chỉ xét công tác kế toán theo cách phân loại thứ 3
này.
3.2. Kế toán tài chính và kế toán quản trị :
• Kế toán tài chính: là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến quá
trình hoạt động của doanh nghiệp cho người quản lý và những đối tượng ngoài
doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm .
• Kế toán quản trị: là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người
trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận
hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược
và sách lược kinh doanh.
Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính:
Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Đối
tượng
sử
dụng
thông
tin
Các thành viên bên trong doanh nghiệp: các
chủ sở hữu, Ban giám đốc, Quản lý viên,
Giám sát viên
Các đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp như cổ đông, người cho
vay, khách hàng, nhà cung cấp và
các cơ quan thuế, cơ quan quản lý
tài chính.
Nguyên
tắc
trình
bày

Linh hoạt, nhanh chóng, không buộc phải
tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của kế
toán chung. Các quy định của Nhà nước về
kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang
tính chất hướng dẫn.
Phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn
mực và chế độ hiện hành về kế
toán của từng quốc gia, kể cả các
nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế
về kế toán
6 | P a g e
Tính
pháp lý
Mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của
từng doanh nghiệp phù hợp với các đặc thù
quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ
thể của từng doanh nghiệp.
Có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ
thống sổ, ghi chép, trình bày và
cung cấp thông tin của kế toán tài
chính đều phải tuân theo các quy
định thống nhất nếu muốn được
thừa nhận.
Đặc
điểm
thông
tin
Ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban
đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải
kết hợp với nhiều ngành khoa học khác

như thống kê hạch toán nghiệp vụ, kinh tế
học, quản lý để tổng hợp, phân tích và sử lý
thông tin thành dạng có thể sử dụng được.
Chủ yếu dưới hình thức giá trị, là
các thông tin kế toán thuần túy,
được thu thập từ các chứng từ
ban đầu về kế toán.
Hình
thức
báo cáo
Báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào
từng bộ
phận, từng khâu công việc của doanh
nghiệp
(như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành,
báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất tồn
kho
Là các báo cáo tài chính,phản ánh
tổng quát về sản nghiệp, kết quả
hoạt động của doanh nghiệp
trong một thời kỳ: Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kì báo
cáo
Báo cáo của kế toán quản trị được
soạn thảo thường xuyên theo yêu cầu quản
trị doanh nghiệp.
Báo cáo của kế toán tài chính

được
soạn thảo theo định kỳ, thường là
quý, năm
7 | P a g e
4. Vai trò của công tác kế toán trong doanh nghiệp
4.1. Đối với doanh nghiệp:
• Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình: Quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý
điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.
• Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động
cho từng giai đoan từng thời kỳ nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc,
vạch ra hướng hoạt động cho tương lai.
• Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.
• Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về
hành vi thương mại.
• Cơ sở đảm bảo vững chắc trong sự giao dịch buôn bán.
• Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản
lý doanh nghiệp kịp thời.
• Cung cấp một kết quả tài chính rõ rệt không thể chối cãi được.
4.2. Đối với Nhà nước:
• Theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia.
• Cơ sở để giải quyết tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
• Cung cấp thông tin để tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế, hạn chế
sai lầm trong chính sách thuế….
5. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế toán trong doanh nghiệp
5.1. Đối tượng kế toán
Trong điều 9 của luật kế toán quy định
8 | P a g e
• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự

nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
- Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
- Tài sản quốc gia;
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước gồm các tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại
các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này.
• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
- Tài sản cố định, tài sản lưu động;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
• Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán,
đầu tư tài chính, ngoài quy định tại khoản 3 Điều này còn có:
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
9 | P a g e

×