Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.74 KB, 5 trang )
Tập nói, tập viết, tập đọc…tại sao không tập nghe?
Trong giao tiếp, các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết đều quan trọng nhưng có
một nghịch lý là từ nhỏ đến lúc trưởng thành, chúng ta dành nhiều thời gian
cho việc tập nói, tập viết, tập đọc chứ không ai tập lắng nghe.
Trong quá trình làm việc, các nhà quản trị dành tới 32.7 % thời gian cho việc
nghe, 25.8% thời gian cho việc nói; 22.6% thời gian cho việc viết và dành
18.8% cho việc đọc.
Nghe làm sao cho hiệu quả? Không phải ai cũng biết cách.
Từng tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc nhóm. Bản thân tôi thấy rất rõ
những điều này.
Khi một cá nhân đưa ra ý kiến, hiếm khi các bạn chịu chăm chú lắng nghe;
để đánh giá đúng, sai. Thay vào đó, chúng ta hướng suy nghĩ của mình vào
những hướng khác, chuyện khác…??
Nếu bạn dư ra một giây, bạn sẽ dễ bị phân tán tư tưởng, nghĩ sang một vấn
đề khác.
Bởi chúng ta chưa có thói quen nghe?
Việc nghe có nhiều mức độ: không nghe, nghe có chọn lọc, nghe chăm chú
và nghe thấu cảm.
Theo quan điểm thông thường ta thường nhắc đến 2 cụm từ “nghe có chọn
lọc” và “nghe chăm chú”. Xem đó là tiêu chí để nghe, nhưng bạn có biết khi
bạn “nghe có chọn lọc” sẽ dẫn đến những thông tin bạn nghe được chỉ lõm
bõm, mang máng, không hệ thống và không được hiểu thấu đáo, vì vậy
không thể đạt được hiệu quả cao.
Khi nghe chăm chú, bạn sẽ tập trung sự chú ý và sức lực vào việc nghe, vì
vậy bạn trở nên nghe thụ động, bạn chỉ cố chăm chăm nghe để lĩnh hội mà
không chịu động não suy nghĩ, không có chính kiến,…đều này làm bạn trở
nên rập khuôn, khô cứng, thiếu sự linh hoạt, uyển chuyển khi vận dụng kiến
thức vào cuộc sống.
Hãy chọn cách nghe thấu cảm: tự đặt mình vào vị trí, tình cảm của người