Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường cao đăng nghề tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 130 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế
toán tại trường Cao đẳng nghề Tây ninh” được thực hiện từ tháng 3/2020 đến
tháng 8/2020, tại Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh – Tỉnh Tây Ninh.
Đề tài thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh dựa
trên mức độ hài lòng của học sinh, sinh viên đang theo học nghề kế toán. Sau khi xác
định được các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề kế toán của trường.
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng tác giả sử dụng mơ hình phân tích nhân tố
khám phá dựa trên công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 20.0. Đề tài đưa ra mơ hình
nghiên cứu gồm 6 nhân tố là: (1) Chương trình đào tạo,(2) Cơ sở vật chất, (3) Đội
ngũ giáo viên, (4) Môi trường học tập, (5) Dịch vụ hỗ trợ và (6) Người học nghề đề
đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đồi với dịch vụ đào tạo nghề kế toán tại
trường. Sau khi xây dựng bảng khảo sát, tác giả đã tiến hành điều tra với 200 học
sinh, sinh viên ngành kế tốn. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán của Trường Cao đẳng nghề Tây
Ninh là: Người học nghề, Đội ngũ giáo viên và Dịch vụ hỗ trợ.
Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cũng như một
số gợi ý kiến nghị đối với các nhà quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

iv


ABSTRACT
The topic "Determining the factors affecting the quality of accountancy
training at Tay Ninh Vocational College" was conducted from March 2020 to
August 2020, at Tay Ninh Vocational College - Tay Ninh Province.
The topic of implementation aims to identify factors affecting the quality of
business accounting training of Tay Ninh Vocational College based on the
satisfaction of students who studying accounting profession. After identifying the


influencing factors, the author has proposed some basic solutions to improve the
quality of the school's accounting profession training.
To determine the factors that affect the author, the author uses the exploratory
factor analysis model based on the supporting tool SPSS 20.0 software. The thesis
proposes a research model with 6 factors: (1) Training program, (2) Facilities, (3)
Teaching staff, (4) Learning environment, (5) Support services and (6) Apprentices
to measure student satisfaction with accounting services at the school. After building
the survey, the author conducted a survey with 200 students of accounting.
The findings of the exploratory factor analysis show that the factors affecting
the quality of accounting vocational training of Tay Ninh Vocational College are:
Apprentices, Teachers and Support Services.
Based on the analysis results, the author has given a number of solutions as
well as some recommendations for managers to improve the quality of vocational
training.

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

STT

Viết tắt

1

CLDV

Chất lượng dịch vụ.


2

HSSV

Học sinh sinh viên.

3

KTDN

Kế toán doanh nghiệp.

4

CSGDNN

5

GV

6

CBVC

Cán bộ viên chức.

7

ĐHKK


Điều hịa khơng khí.

8

CN

9

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp.

10

IFAC

Liên đồn kế tốn quốc tế.

11

CPA

Kế tốn viên cơng chúng được cấp phép.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giáo viên.

Công nghiệp.


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Các đặc điểm của dịch vụ ....................................................................12
Hình 2.2. Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ .......................................14
Hình 2.4. Mơ hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
.................................................................................................................................31
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................34
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức trường Cao đẳng nghề Tây Ninh ................................49
Hình 4.3. Đồ thị cơ cấu cán bộ nhân viên theo trình độ học vấn ......................50
Hình 4.8. Đồ thị cơ cấu học sinh theo năm học ..................................................56
Hình 4.10. Đồ thị cơ cấu học sinh theo hệ đào tạo .............................................57
Hình 4.23. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ..
.................................................................................................................................70
Hình 4.27. Đồ thị hồi quy ......................................................................................74

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3. Tổng kết một số nghiên cứu có liên quan ...........................................27
Bảng 3.2. Kết quả thảo luận nhóm ......................................................................35
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ............................................................37
Bảng 3.4. Thang đo mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất ..................................40
Bảng 4.2. Thống kê cán bộ viên chức nhà trường ..............................................50
Bảng 4.4. Cơ sở vật chất .......................................................................................51
Bảng 4.5. Các ngành đào tạo ................................................................................52
Bảng 4.6. Kết quả đào tạo .....................................................................................53
Bảng 4.7. Năm học của học sinh ..........................................................................56

Bảng 4.9. Hệ đào tạo .............................................................................................57
Bảng 4.11. Hệ số Cronbach’s Alpha của CTDT .................................................58
Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của CSVC .................................................59
Bảng 4.13. Hệ số Cronbach’s Alpha của DNGV ................................................59
Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của DVHT ................................................60
Bảng 4.15. Hệ số Cronbach’s Alpha của MTHT ................................................61
Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của NHN ...................................................61
Bảng 4.17. Hệ số Cronbach’s Alpha của CLDT .................................................62
Bảng 4.18. Hệ số KMO và Bartlett ......................................................................63
Bảng 4.19. Bảng ma trận nhân tố xoay ...............................................................64
Bảng 4.20. Kiểm định KMO và Bartlett .............................................................68
Bảng 4.21. Kết quả ma trận xoay nhân tố ..............................................................
Bảng 4.22. Mơ hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá..................................................................................................69
Bảng 4.24. Hệ số hồi quy .......................................................................................72

viii


Bảng 4.25. Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy ......................................72
Bảng 4.26. Phân tích phương sai ANOVA ..........................................................73
Bảng 4.28. Bảng hệ số hồi quy ..............................................................................74
Bảng 4.29. Hệ số hồi quy chuẩn hóa ....................................................................76

ix


MỤC LỤC

LÝ LỊCH KHOA HỌC ........................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii
MỤC LỤC ................................................................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu .........................................................3
1.4 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: .....................................................................4
1.7 Bố cục của đề tài: .......................................................................................4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................5
2.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................5
2.1.1. Khái niệm về đào tạo nghề và đào tạo nghề kế toán. ...................5
2.1.2. Chất lượng đào tạo nghề. ................................................................9
2.2. Chất lượng đào tạo nghề kế toán ............................................................18
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề KTDN ...........20
2.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .24

x


2.5. Mơ hình đề xuất........................................................................................28
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................32
3.1.Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................32
3.2.Quy trình nghiên cứu ..................................................................................34

3.3.Phương pháp nghiên cứu............................................................................35
3.3.1. Nghiên cứu định tính .....................................................................35
3.3.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................40
3.4.Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................47
4.1. Tổng quan về trường Cao đẳng nghề Tây Ninh....................................47
4.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................47
4.1.2. Chức năng nhiệm vụ chính ...........................................................48
4.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................48
4.1.4. Đội ngũ cán bộ giáo viên ................................................................50
4.1.5. Cơ sở vật chất .................................................................................51
4.2. Thực trạng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh ...........52
4.2.1. Các ngành đào tạo .........................................................................52
4.2.2. Kết quả đào tạo ..............................................................................53
4.2.3. Chương trình đào tạo ....................................................................54
4.2.4. Giới thiệu sơ lược về bộ môn Kinh tế - dịch vụ ..........................54
4.3. Mô tả mẫu .................................................................................................55
4.4. Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...........57
4.5. Kết quả kiểm định nhân tố khám phá ...................................................63
4.5.1. Kiểm định tính thích hợp của phân tích nhân tố khám phá ......63
4.5.2. Kiểm định EFA cho biến phụ thuộc .............................................67
4.5.3. Kết quả của phân tích nhân tố khám phá ...................................68

xi


4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .....................................................71
4.6.1. Kiểm định hệ số hồi quy ................................................................71
4.6.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ....................................72
4.6.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................73

4.6.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ..........................................73
4.6.5. Kiểm định phương sai phần dư không đổi ..................................74
4.6.6. Thảo luận kết quả hồi quy.............................................................75
4.7. So sánh kết quả với các cơng trình khác..................................................77
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..............................................78
5.1. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................78
5.2. Đề xuất một số hàm ý quản trị ...................................................................79
5.2.1. Người học nghề ...............................................................................79
5.2.2. Đội ngũ giáo viên ............................................................................83
5.2.3. Dịch vụ hỗ trợ .................................................................................86
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................90
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... ix
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... xiii
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................xv
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................xx
PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................ xxiv
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... xxviii

xii


Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1.

Lý do chọn đề tài


Giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang được coi là một lĩnh vực quan trọng có
quan hệ trực tiếp và mật thiết đến thị trường lao động. Khác với giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp có mục đích đào tạo nhân lực từ sơ cấp trở lên có khả năng làm
việc ngay và trực tiếp một công việc cụ thể trong thị trường lao động.
Trong những năm gần đây hệ thống Giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đã và
đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ. Luật Giáo dục nghề nghiệp ra đời đã
tạo hành lang cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát
triển phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mạng lưới các cơ
sở Giáo dục nghề nghiệp đã hình thành rộng khắp cả nước đa dạng và loại hình và
ngành nghề đào tạo. Quy mơ và chất lượng đào tạo nghề không ngừng được cải thiện
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và cung cấp một tỷ lệ không nhỏ lao động đã
qua đào tạo cho thị trường.
Đặc biệt nếu như trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động đào tạo
con người mang tính phi lợi nhuận thì giờ đây dưới tác động của nền kinh tế thị trường
giáo dục đang dần trở thành một ngành nghề mang tính dịch vụ - “ dịch vụ đào tạo”.
Giáo dục trở thành một loại dịch vụ và khách hàng là học sinh, các bậc phụ huynh là
những người bỏ tiền đầu tư cho tương lai.
Các cơ sở giáo dục ngày nay phải cạnh tranh nhau về chất lượng dịch vụ đào
tạo để thu hút học sinh, sinh viên đăng ký nhập học ở cơ sở của mình. Điều này làm
cho chất lượng đào tạo nghề ngày càng được chú trọng nâng cao và từng bước tiệm
cận với trình độ của khu vực và thế giới.
Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh với truyền thống hơn 50 năm trong lĩnh vực
đào tạo nghề luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của tỉnh. Trong
những năm qua trường cũng phải đối mặt với khơng ít những khó khăn thách thức để
tiếp tục phát triển và đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, cung cấp những công nhân


kỹ thuật có tay nghề tốt nhất đến với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Nhưng
với nỗ lực của các cấp lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường ln là
đơn vị hồn thành xuất sắc các chỉ tiêu tuyển, sinh cũng như chất lượng đào tạo. Một

phần ngun nhân chính là trường ln khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng
đào tạo để thu hút, tạo sự tin tưởng cho học sinh và phụ huynh khi lựa chọn học nghề
tại trường.
Riêng đối với ngành kế tốn, đây ln là ngành học thu hút được số lượng học
sinh lớn nhất của Trường, với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm luôn đạt trên 100%. Học
sinh sau khi ra trường có việc làm ngay cũng chiếm tỷ lệ khơng nhỏ. Chính nhờ những
thành tựu đó mà ngành kế toán trở thành một trong những nhân tố quan trọng đóng
góp vào thành cơng chung tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nhà trường.
Để luôn đảm bảo giữ vững và ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng đào
tạo nghề kế toán của trường, đảm bảo cung cấp cho địa phương những lao động có
chất lượng, kỹ năng tốt nhất, tác giả lựa chọn đề tài “ Xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây ninh”
nhằm phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo từ đó đề xuất những
giải pháp hồn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kế toán của thị trường
trong cũng như ngoài tỉnh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghề kế tốn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề kế toán;
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tại nghề
kế toán
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

2


1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh.

-

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ đào tạo và các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo nghề kế toán.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học ngành kế toán doanh nghiệp
tại trường Cao đằng nghề Tây Ninh
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đề tài này tập trung nghiên cứu nghiên cứu chất lượng

đào tạo nghề kế tốn thơng qua nghiên cứu chất lượng dịch vụ đào tạo dựa trên quan
điểm của người học.
- Phạm vi không gian: Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp thu thập trong
khoảng thời gian 2017 đến 2019 và số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp từ đối tượng
khảo sát (đã đề cập ở phần trên), tập trung chủ yếu vào các nhân tố liên quan đến chất
lượng đào tạo nghề thông qua sự đánh giá của người học là sinh viên đang theo học
nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Tây Ninh.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu tác giả đã tiến hành thu thập tổng hợp

những tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài và các dữ liệu thứ cấp được thu thập tại
trường.
Sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình
nghiên cứu. Ngồi ra tác giả cịn tiến hành điều tra để tham khảo ý kiến trực tiếp của
các học sinh sinh viên đang theo học đối với ngành kế toán tại trường.

Với các dữ liệu sơ cấp thu thập được, tác giả đã sử dụng mơ hình phân tích
nhân tố khám phá để xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngồi ra
tác giả cịn sử dụng phương pháp phân tích so sánh đối với các dữ liệu thứ cấp

3


1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, nhà trường nói riêng và các sở ban ngành

liên quan có thể đánh giá được thực trạng và hiệu quả đào tạo nghề kế toán trên địa
bàn Tỉnh Tây Ninh thông qua nhận xét đánh giá từ chính người học. Nhận diện được
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo từ đó xây dựng các biện pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực ngành kế tốn. Bên cạnh đó, cũng
có thể sử dụng tham khảo cho các ngành nghề đào tạo khác.
1.7.

Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết

luận và tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

4



Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về đào tạo nghề và đào tạo nghề kế toán.
2.1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề:
Từ điển tiếng Việt (1998) đưa ra định nghĩa “Nghề là công việc chuyên làm,
theo sự phân công của xã hội”. Ở Nga khái niệm nghề được định nghĩa “là một hoạt
động địi hỏi có đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống”. Ở Pháp, khái
niệm nghề được định nghĩa “là một loại lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của
một người để từ đó tìm được phương tiện sống”. Ở Đức, nghề được định nghĩa “là
hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được
đào tạo ở một trình độ nào đó”.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản
xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra
những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh
thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh
tồn và phát triển của xã hội. (Nguyễn Hùng, 2008)
Chúng ta có thể hiểu nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó,
nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các
loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Thuật ngữ giáo dục nghề nghiệp chính thức được sử dụng khi Luật Giáo dục
nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2015. Luật mới ra đời thay thế cho Luật Dạy nghề trước đây đã hình
thành được hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân theo 3
cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp


5


khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập.
Đào tạo nghề là một hình thức giáo dục chú trọng vào đào tạo thực hành và
trực tiếp một nghề nhất định. Theo Cac-Mac “công tác đào tạo nghề phải bao gồm
các thành phần sau:
- Một là: Giáo dục trí tuệ.
- Hai là: Giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể thao hoặc bằng
cách huấn luyện quân sự.
- Ba là: Dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lý
cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất
đơn giản nhất”.
Tại khoản 2 điều 3 của Luật GDNN số 7/2014/QH13 được Quốc hội ban
hành ngày 27/11/2014 ghi rõ:
- Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc
tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm
đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào
tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính
quy và đào tạo thường xuyên.
Hay nói cách khác đào tạo nghề là hoạt động có mục đích, có tổ chức đến
người học để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu quốc
gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề.


6


2.1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề kế toán:
Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định “ Kế toán là việc thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao động”.
Theo từ điển trực tuyến wikipedia tiếng Việt : Kế tốn là q trình xác định,
ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định.
Quá trình kế tốn được mơ tả như sau: Các sự kiện hay giao dịch -> Phân tích
và ghi chép -> Các báo cáo tài chính -> Những người sử dụng.
Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp
thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.
Kế toán gồm hai bộ phận chính: Kế tốn quản trị và kế tốn tài chính.
Kế tốn tài chính tập trung vào các nhu cầu cụ thể của những người bên ngoài
doanh nghiệp, chẳng hạn như các cổ đơng, nhà cung cấp hàng hóa, ngân hàng cho
vay và các cơ quan quản lý nhà nước.
Kế toán quản trị chỉ nhằm để phục vụ cho những người ra quyết định bên
trong công ty, như các nhà quản trị cấp cao, các phòng ban, hiệu trưởng hay trưởng
khoa các trường đại học, ban giám đốc bệnh viện và các cấp quản lý trong nội bộ tổ
chức. (PGS.TS. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2015)
Vậy, đào tạo nghề kế toán là hoạt động dạy và học từ tuyển sinh, tổ chức
chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng,
thái độ để vận dụng thành công vào thực tế sau khi hồn thành khóa học.
Việc đào tạo nghề theo định hướng xã hội hiện nay cịn địi hỏi các trường
phải có chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu thực tế. Trước đây, việc đánh giá theo lối
truyền thống chủ yếu dựa vào các bài kiểm tra hay bài thi chỉ đánh giá được mức độ
lĩnh hội kiến thức của người học. Xu thế phát triển mới của giáo dục hiện đại là người
học không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn phải biết vận dụng kiến thức đã học một
cách hữu hiệu và sáng tạo vào công việc trong tương lai.


7


Vì vậy, đối với cơng tác đào tạo nghề kế tốn nói riêng và các ngành nghề
nói chung các chuẩn năng lực và chiến lược đánh giá cần được thiết kế trên một hệ
thống thang bậc khoa học được công nhận và ứng dụng sao cho người học có thể đạt
được các mục tiêu của chương trình dạy học.
Hệ thống thang năng lực của Bloom đã và đang được nhiều quốc gia sử dụng
bởi tính khoa học cũng như độ tin cậy của nó. Từ các tiêu chí về nhận thức của hệ
thống này, các nhà sư phạm có thể xây dựng các chuẩn năng lực đầu ra và tiêu chí
đánh giá năng lực của người học qua mơn học mà mình phụ trách.
Bảng phân loại Bloom bao gồm 3 miền học tập: nhận thức, cảm xúc và vận
động và mỗi miền được gán cho một hệ thống phân cấp tương ứng với các cấp độ học
tập khác nhau.
Miền nhận thức tập trung vào các kỹ năng trí tuệ như tư duy phản biện, giải
quyết vấn đề và tạo ra kiến thức nền. Hệ thống phân cấp của miền nhận thức mở rộng
từ việc ghi nhớ đơn giản, trải qua sự trau dồi kiến thức của người học tạo ra cái mới
dựa trên các thông tin đã được học.
Miền cảm xúc tập trung vào thái độ, giá trị sự hứng thú và đánh giá cao của
người học. Hệ thống phân cấp của miền này bắt đầu bằng việc tiếp nhận, lắng nghe
thơng tin, mở rộng đến đặc tính hóa hoặc nội tâm hóa các giá trị và nhất quán hành
động theo chúng.
Miền vận động bao gồm khả năng của người học để hoàn thành các nhiệm
vụ về thể chất và thực hiện các động tác, kỹ năng. Hệ thống phân cấp của miền này
bao gồm từ phản xạ và chuyển động cơ bản đến giao tiếp không phân tán và hoạt
động biểu cảm có ý nghĩa
Dựa theo cách tiếp cận trên chúng ta có thể xây dựng những tiêu chí chuẩn
đầu ra cho ngành kế toán cơ bản như sau:
Về kiến thức:


8


- Vận dụng được các kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kinh tế cơ bản của
nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh vào giải quyết những vấn đề lý luận thực
tiễn liên quan đến ngành đào tạo.
- Áp dụng được các kiến thức cơ bản về kế tốn để lập và mơ tả được các báo
cáo tài chính trong doanh nghiệp.
- Sử dụng được kiến thức thực tiễn về kế tốn, hồn thành tốt các nhiệm vụ
theo từng vị trí cơng việc được phân cơng.
Về kỹ năng:
Kỹ năng nghề nghiệp
- Tổ chức cơng tác kế tốn bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống
chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế tốn, hệ thống báo cáo kế tốn tài chính
và kế tốn quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và tổ chức kinh
tế xã hội khác.
- Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết tốn thuế năm.
- Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn bước đầu hình thành
năng lực sáng tạo, phát triển trong nghề nghiệp.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng tin học và ngoại ngữ theo yêu cầu.
- Có khả năng làm việc độc lập; tự học hỏi tìm tịi; làm việc có kế hoạch và
khoa học; có kỹ năng quản lý thời gian, phân bổ công việc cá nhân, có khả năng làm
việc nhóm.
Về phẩm chất đạo đức:
-Có phẩm chất cá nhân như tự tin, can đảm, trung thành, cơng nhận thành
quả của người khác.
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy,
tỉ mỉ, nguyên tắc và hành vi chuyên nghiệp.


9


- Có phẩm chất đạo đức xã hội: Có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng; xác
định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân; tư cách, tác phong đúng đắn của người cơng
dân; có chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội.
Việc xây dựng các chuẩn đánh giá là một công việc khoa học phức tạp cần
phải được các nhà sư phạm và các chuyên gia nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện thì
mới thật sự có chiều sâu và phát huy hiệu quả. Ngành kế toán là ngành đào tạo phổ
biến có nhiều thuận lợi để xây dựng chuẩn đầu ra do bề dày lịch sử, tính hội nhập
cao, chuẩn mực quốc tế rõ ràng và kinh nghiệm quốc tế phong phú. Vì vậy, việc cho
ra đời một khung trình độ quốc gia là yêu cầu cấp thiết để từ đó các cơ sở đào tạo có
thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nâng cao chất lượng và năng lực cạnh
tranh trong đào tạo kế toán Việt Nam.
2.1.2. Chất lượng đào tạo nghề.
Nếu như trước đây chúng ta luôn quan niệm rằng giáo dục là một hoạt động
sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi lợi nhuận, phi thương mại thì với sự phát
triển của xã hội hiện đại dưới sự tác động của nhiều nhân tố đặc biệt là nền kinh tế
thị trường, thì giáo dục đang dần được xem như là một ngành dịch vụ. Ngành “ dịch
vụ giáo dục” với khách hàng là phụ huynh, học sinh sẽ lựa chọn đầu tư vào một cơ
sở cung cấp dịch vụ - chính là trường học nơi sẽ cung cấp cho họ một môi trường và
phương thức đào tạo phù hợp và hiệu quả nhất.
2.1.2.1. Khái niệm dịch vụ:
Theo Philip Kotler, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể
này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính
vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, cịn việc sản xuất dịch vụ có
thể hoặc khơng có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.
Theo định nghĩa của ISO 9004-2:1991. “Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các
hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt

động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”.

10


Dưới giác độ kinh tế thị trường, dịch vụ được coi là một thứ có giá trị, khác
với hàng hố vật chất, mà một người trong tổ chức cung cấp cho một người hoặc một
tổ chức khác để đổi lấy một thứ gì đó. Khái niệm này thể hiện quan điểm hướng tới
khách hàng, bởi vì dịch vụ là mọi thứ có giá trị được quyết định bởi khách hàng, cái
có giá trị đối với cá nhân hoặc tổ chức này nhưng có thể khơng có giá trị đối với cá
nhân hay tổ chức khác. Hơn nữa, khái niệm này chỉ ra các tương tác của con người
trong quá trình hình thành dịch vụ.
Dịch vụ cũng cịn được hiểu là khái niệm để chỉ toàn bộ các hoạt động mà
kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng vật thể, không dẫn đến việc chuyển đổi
quyền sở hữu.
Hoặc “Dịch vụ là một sản phẩm hay một quá trình cung cấp một lợi ích hay
một giá trị sử dụng nào đó cho khách hàng trực tiếp và thường đi kèm với một sản
phẩm vật chất nhất định.”
2.1.2.2.

Đặc điểm của dịch vụ:
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, thể hiện ở những đặc điểm nổi bật sau:
Dịch vụ có tính không hiện hữu: Đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Dịch

vụ là vơ hình, khơng tồn tại dưới dạng vật thể. Vì tính vơ hình, khơng hiện hữu của
dịch vụ, có rất nhiều khó khăn cho quản lý, điều hành và marketing dịch vụ. Ví dụ
như dịch vụ khơng lưu kho được, khơng dự phịng được,dịch vụ khơng được cấp bằng
sáng chế, không trưng bày thông đạt được và đánh giá dịch vụ trở nên khó khăn hơn.
Đặc điểm này thường làm cho người tiêu dùng có cảm giác không chắc chắn
khi mua dùng dịch vụ. Khách hàng thật sự khơng thể biết trước mình sẽ nhận được

những gì tốt đẹp cho đến khi họ bỏ tiền ra thử nghiệm dịch vụ đó.
Để giảm bớt mức độ khơng chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm những dấu
hiệu hay bằng chứng vật chất về chất lượng dịch vụ. Họ sẽ suy diễn về chất lượng
dịch vụ từ địa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu thông tin, biểu tượng, giá cả mà
họ cảm nhận được.

11


Dịch vụ có tính khơng tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ:
Nếu như hàng hóa được sản xuất tại một nơi tập trung, rồi sau đó vận chuyển đến một
nơi có nhu cầu, nhà sản xuất có thể sản xuất hàng hóa khi thuận tiện rồi lưu kho chờ
ngày tiêu thụ thì dịch vụ thường được sản xuất ra và tiêu dùng đồng thời. Quá trình
sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt
động sản xuất và cung cấp dịch vụ cho chính mình. Khách hàng vì thế có ảnh hưởng
trực tiếp tới việc thực hiện dịch vụ, đồng thời, khách hàng cũng có tác động lẫn nhau
trong dịch vụ. Chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được chịu ảnh hưởng bởi quá
trình cung cấp dịch vụ, thái độ của người cung cấp dịch vụ và môi trường xảy ra q
trình cung cấp. Vì vậy,nhân viên có vai trò rất lớn đến kết quả dịch vụ nên phân quyền
là không thể thiếu được trong thực hiện dịch vụ và sản xuất lớn là rất khó khăn.

Hình 2.1: Các đặc điểm của dịch vụ
(Nguồn: T.S Lưu Văn Nghiêm, 2001)

12


Dịch vụ có tính khơng ổn định: Khác với hàng hóa có đặc điểm tiêu chuẩn
hóa được, dịch vụ thường khơng lặp lại cùng cách, khó tiêu chuẩn hóa. Thành công
của dịch vụ và độ thỏa mãn của khách hàng phụ thuộc vào hành động, thái độ của

nhân viên. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó kiểm soát, người thực
hiện dịch vụ, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ khác nhau sẽ tạo ra những
dịch vụ khơng giống nhau. Bên cạnh đó, khách hàng chính là người quyết định chất
lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ. Dịch vụ thường được thực hiện cá nhân
hóa, thốt ly khỏi những quy chế. Chính điều này càng làm cho dịch vụ tăng tính
khơng ổn định của nó.
Để khắc phục nhược điểm này, doanh nghiệp có thể thực hiện cơ giới hoá, tự
động hoá trong khâu cung cấp dịch vụ, đồng thời có chính sách quản lý nhân sự đặc
thù đối với các nhân viên cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nhân viên
cung cấp dịch vụ lịch sự, niềm nở cũng là một yếu tố hấp dẫn khách hàng. Mặt khác,
không phải bất kỳ dịch vụ nào cũng có thể tự động hố q trình cung cấp được.
Dịch vụ có tính khơng lưu trữ được: Dịch vụ không thể tồn kho, không cất
trữ được, và không thể vận chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Dịch vụ có
đặc tính như vậy nên việc sản xuất mua bán và tiêu dùng dịch vụ bị giới hạn bởi
thời gian. Cũng đặc điểm này làm mất cân đối quan hệ cung cầu cục bộ giữa các thời
điểm khác nhau trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng.
2.1.2.3. Khái niệm chất lượng dịch vụ:
Trước hết, có thể thấy chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật
để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật,
biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật
lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự vật và khơng
tách khỏi sự vật.
Tiêu chuẩn ISO 9000 (2000) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ mà một tập
hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người
khác có quan tâm”.

13



Theo định nghĩa trong tài liệu về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2008
khái niệm một cách đơn giản hơn, chất lượng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các
đặc tính vốn có của dịch vụ đáp ứng các yêu cầu. Yêu cầu được hiểu là nhu cầu hay
mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
Chất lượng dịch vụ theo Parasuraman và các tác giả (1988) là mức độ khác
nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả
dịch vụ. Có thể hiểu chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn của khách hàng được đo bằng
hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được.

Hình 2.2: Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ
(Nguồn: Parasuraman, Ziethalm và Berry, 1985,1988)

14


Mơ hình SERVQUAL được ghép từ 2 từ “Service” và “Quality”, được nhiều
nhà nghiên cứu đánh giá là khá toàn diện. Sau đó, mơ hình Servqual tiếp tục hồn
thiện thơng qua việc tập trung vào khái niệm về “Sự cảm nhận chất lượng” của người
tiêu dùng. Sự cảm nhận chất lượng của khách hàng là việc đánh giá có tính khách
quan nhất về chất lượng dịch vụ.
Nghiên cứu của Parasuraman cho rằng Chất lượng dịch vụ là khoảng cách
giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ mà họ đang sử dụng với cảm nhận thực tế
về dịch vụ mà họ hưởng thụ. Tác giả đã thiết lập Mơ hình các kẽ hở trong chất lượng
dịch vụ để làm cơ sở cho việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ.
Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng kém chất lượng
trong dịch vụ.
Khoảng cách thứ nhất xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng của khách
hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do công ty cung cấp dịch vụ không hiểu
được hết những đặc điểm nào sẽ tạo nên chất lượng dịch vụ của mình cũng như cách

thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Khoảng cách thứ hai xuất hiện khi cơng ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc
chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính
của chất lượng. Trong nhiều trường hợp, cơng ty có thể nhận thức được kỳ vọng của
khách hàng nhưng khơng phải cơng ty ln có thể chuyển đổi kỳ vọng này thành
những tiêu chí cụ thể về chất lượng và chuyển giao chúng theo đúng kỳ vọng của
khách hàng những đặc tính của chất lượng dịch vụ. Nguyên nhân chính của vấn đề
này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ cũng như lao động quá
nhiều về cầu dịch vụ. Có những lúc cầu về dịch vụ quá cao làm cho công ty không
đáp ứng kịp.
Khoảng cách thứ ba xuất hiện khi nhân viên phục vụ không chuyển giao dịch
vụ cho những khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Trong dịch vụ các
nhân viên có liên quan trực tiếp với khách hàng, đóng vai trị quan trọng trong quá

15


trình tạo ra chất lượng. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào nhân viên cũng có thể hồn
thành nhiệm vụ theo tiêu chí đã đề ra.
Phương tiện quảng cáo và thơng tin đại chúng cũng tác động vào kỳ vọng
của khách hàng về chất lượng dịch vụ.Những hứa hẹn trong chương trình quảng cáo
khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng có thể làm giảm
chất lượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực hiện theo
những gì đã hứa hẹn. Đây là khoảng cách thứ tư.
Khoảng cách thứ năm xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng
của khách hàng và chất lượng họ thật sự cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ phụ
thuộc vào khoảng cách thứ năm này. Một khi khách hàng cảm nhận thấy khơng có
sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu
dùng một dịch vụ thì chất lượng của dịch vụ được xem là hồn hảo.
Parasuraman & các tác giả (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số của

khoảng cách thứ năm. Khoảng cách thứ năm này phụ thuộc vào khoảng cách trước
đó (các khoảng cách 1,2,3,4). Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ năm và gia tăng
chất lượng dịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn khoảng cách này.
Mơ hình CLDV theo nhà nghiên cứu này có thể được biểu diễn như sau:
CLDV = F((KC_5 =f (KC_1, KC_2, KC_3, KC_4))
Trong đó, CLDV là chất lượng dịch vụ và KC_1, KC_2, KC_3, KC_4,
KC_5 là khoảng cách chất lượng 1,2,3,4,5.
2.1.2.4. Khái niệm chất lượng đào tạo:
Cho đến nay chất lượng đào tạo vẫn đang là một phạm trù được định nghĩa
một cách tương đối tùy vào góc độ tiếp cận và quan niệm của các đối tượng sử dụng.
Ở mỗi vị trí, người ta lại nhìn nhận về chất lượng ở những khía cạnh khác nhau. Các
sinh viên, các nhà tuyển dụng, đội ngũ tham gia giảng dạy hoặc khơng giảng dạy,
chính phủ và các cơ quan tài trợ, các cơ quan kiểm định, kiểm duyệt, các nhà chuyên
môn đánh giá đều có định nghĩa riêng của họ cho chất lượng đào tạo.
Cơ sở đào tạo có trách nhiệm muốn đào tạo HSSV tốt nghiệp phù hợp với nhu
cầu về chất lượng của xã hội và doanh nghiệp; Các cơ sở đào tạo đều mong muốn

16


×