Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bí quyết chụp ảnh trẻ em đẹp! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.07 KB, 5 trang )

Bí quyết chụp ảnh trẻ em đẹp!
Trẻ em là đề tài thường gặp trong những bức ảnh mô tả về cuộc sống
và sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, để có được tác phẩm sinh động, chân thực
về những “người mẫu tí hon” này là điều không hề dễ. Khác với người lớn,
trẻ em sống trong những thế giới riêng, làm những điều chúng muốn mà
không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Việc bắt đúng những khoảnh khắc đẹp,
ngộ nghĩnh của trẻ nhỏ là một thử thách đối với đa số người cầm máy.
Sau đây là một số bí quyết:

1. Tạo không khí thoải mái trong khi chụp.

Tạo không khí thoải mái, thân thiện với người cần chụp là yếu tố
quyết định sự thành bại của đa số ảnh chụp mẫu. Đặc biệt, sự căng thẳng
có thể làm cho trẻ em sợ, làm mất chất tự nhiên của ảnh. Bạn nên khéo léo
tiếp cận, nói chuyện thậm chí nô đùa với chúng. Hãy chứng tỏ mình là bạn
của trẻ chứ không phải một thợ săn ảnh khó tính. Các nhiếp ảnh gia chuyên
nghiệp thường chọn những máy ảnh compact cao cấp có tốc độ chụp liên
tiếp tốt thay cho những chiếc DSLR cồng kềnh nhằm khiến trẻ em tự tin hơn
khi đứng trước ống kính. Cũng đừng ngại phải chụp nhiều vì với những
khoảnh khắc ngẫu nhiên, trong 10 bức ảnh bạn chụp thường chỉ có một vài
tấm đạt mà thôi.
2. Để trẻ tự do làm những gì chúng muốn.Không giống như người
lớn, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó tạo “form”. Bạn đừng gò bó trẻ phải đứng
thế nọ, ngẩng mặt thế kia… mà nên để trẻ tự chọn vị trí và tư thế thích hợp.
Tốt nhất bạn nên tạo mối quan hệ thân mật với trẻ (và cả bố mẹ của chúng)
để dễ dàng đóng góp chỉnh sửa khi cần. Có thể dễ dàng tạo được một nụ
cười tự nhiên cho trẻ nếu trong quá trình chụp bằng cách kể chuyện vui hay
đề nghị trẻ kể về gia đình chúng. Những đứa có cá tính mạnh thường khiến
bạn đau đầu, nhưng hãy để chúng tự do làm điều gì mình muốn. Một khi tạo
được lòng tin của trẻ, bạn sẽ dễ dàng “hành nghề” hơn rất nhiều!
3. Tạo những bức ảnh thể hiện đúng sự ngộ nghĩnh trẻ thơ.Đối với


các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất khi
chụp là phải mô tả đúng bản chất của đối tượng. Không nên hướng dẫn trẻ
làm những động tác như người lớn. Sự căng thằng hoặc giả tạo sẽ ảnh hưởng
nhiều đến tác phẩm sau này. Thay vì bắt chúng đứng trầm ngâm với ánh mắt
xa xăm, hãy đưa chúng ra vườn hay công viên để thoải mái nô đùa. Bạn hãy
tạo khoảng cách đủ gần, luôn sẵn sàng để bắt lại những khoảnh khắc ấy.
Miriam Hsia, chỉ đạo nhiếp ảnh của tạp chí Parenting, cho rằng, người
chụp sẽ thu được những bức ảnh thật nhất nếu biết cách làm cho trẻ em thoải
mái như ở vườn trẻ hay như khi ở cùng bạn bè hoặc bố mẹ. “Bạn đừng mong
chụp được những bức ảnh sinh động khi nào muốn. Những giây phút ấy
thường rất bất ngờ và nhanh. Do đó luôn cầm máy trên tay và cố gắng chụp
càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên, những “khoảnh khắc chết” như khi trẻ ngủ
hay khóc cũng tạo được ấn tượng sâu sắc nếu bạn biết cách tận dụng chúng.
Sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu đi cùng trẻ là những ông bố bà mẹ, bởi
khi chụp, trẻ sẽ thấy an tâm. Tuy nhiên, nên hạn chế việc đặt người lớn
vào tâm điểm khung hình, khi đó ảnh không còn thể hiện tính ngộ
nghĩnh, đáng yêu nữa! Trong một số trường hợp, trẻ em sẽ cảm thấy thoải
mái làm những gì chúng muốn mà không có phụ huynh xung quanh. Những
ông bố bà mẹ khó tính luôn làm trẻ rối tung lên lúc chụp và kết quả là bạn sẽ
thu được những bức ảnh chẳng ra gì.
5. Cố gắng chụp gần, điều tiết ánh sáng hài hòa.Các nhiếp ảnh
chuyên nghiệp thường chụp trẻ em bằng những ống góc rộng để đạt được độ
gần cũng như độ sắc nét tối đa cho ảnh. “Vẫn là chưa đủ nếu bạn chụp một
bức cho trẻ từ đầu xuống cánh tay” – Miriam Hsia cho biết. Một khuôn mặt
ngộ nghĩnh, một đầu gối lấm lem, những ngón tay búp măng… luôn gây
được sự chú ý đặc biệt cho người xem, nếu ảnh đó chụp đủ gần.

Hãy cố gắng dùng ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn ánh nắng ban mai hay
ánh sáng phản chiếu từ những đám cỏ… Nếu bắt buộc phải sử dụng đến ánh
sáng nhân tạo thì không được tập trung toàn bộ vào khuôn. Sẽ rất lý tưởng

nếu bạn phả nhẹ ánh đèn flash lên đối tượng cần chụp kết hợp với ánh sáng
tự nhiên!
6. Cố gắng chụp vào thời điểm sáng sớm.
Ánh nắng ban mai thường làm màu da trên ảnh mịn và hồng hào hơn.
Màu sắc của cảnh vật xung quanh như lá, hoa cũng mượt và đỡ gắt hơn.
Ngoài ra, trẻ em thường cảm thấy thoải mái và rất thích nô đùa vào buổi sớm,
bạn nên tận dụng cơ hội này để “bắt” những kiểu ảnh chân thực và giàu màu
sắc nhất.


7. Cố gắng thu hút sự tập trung của trẻ.
Đừng để trẻ nghĩ rằng bạn đang tìm cách chụp ảnh chúng, cũng đừng
tạo cho trẻ tâm lý ngượng nghịu khi đứng trước người lớn. Bạn cố gắng làm
mọi thứ để trẻ cảm thấy như không có gì ràng buộc, chẳng hạn thu hút chúng
vào một chủ đề hay việc gì đó, như thử quần áo hay tập trang điểm… Đừng
để lộ ra rằng bạn đang “soi mói” chúng. Nhiếp ảnh gia Embry Rucker cho
biết, “ngoài việc làm trẻ thoải mái bằng việc nói chuyện, hãy cố gắng lắng
nghe và tán đồng khi chúng nói. Nếu có thể, nên để một chú mèo hay chó
chơi với chúng khi bạn nhiếp ảnh. Điều này khiến trẻ tự tin hơn”.
8. Phát hiện và giải quyết nhanh những vấn đề của trẻ.
Trong đa số trường hợp, những vấn đề của trẻ sẽ làm bạn mất nhiều
thời gian để giải quyết cũng như làm bạn cụt hứng. Vì thế, hãy cố gắng hiểu
và quan tâm đến chúng từng phút một, đừng để trục trặc trở nên nghiêm
trọng. Bạn hẳn không muốn chụp một cậu bé đang khóc vì dẫm phải gai hay
một cô bé dỗi vì quần áo lấm lem! Việc này đòi hỏi người chụp phải chút
“năng khiếu” dỗ dành cũng như sức chịu đựng lớn. Nếu tình hình không khá
lên, cách tốt nhất là nhờ đến sự trợ giúp của “phụ huynh” và tìm cơ hội khác
để chụp.

×