Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Khắc phục sự cố “cháy" sáng khi sử dụng flash doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.24 KB, 6 trang )


Khắc phục sự cố “cháy"
sáng khi sử dụng flash


Một trong những vấn đề mà người sở hữu máy ảnh kỹ thuật số
hay gặp phải là “cháy” sáng khi sử dụng đèn flash. Người dùng không
kiểm soát được mức độ ánh sáng cũng như hướng sáng của đèn flash
trong máy ảnh kỹ thuật số. Tại đây xin đưa ra 7 gợi ý giúp bạn khắc
phục vấn đề này.
Tập coi đèn Flash là nguồn sáng phụ
Đèn flash chỉ nên được coi là nguồn sáng phụ. Trong hầu hết các
trường hợp bạn muốn chụp ảnh, chắc chắn xung quanh phải có ánh sáng
không ít thì nhiều. Ánh sáng này rất quan trọng vì nó là ánh sáng tự nhiên
của khung cảnh mà bạn muốn chụp. Có thể bạn sẽ dùng đến đèn flash để hỗ
trợ thêm cho nguồn sáng này chứ flash không phải là nguồn sáng chính của
khung cảnh. Nếu bạn coi flash là nguồn sáng chính thì bức ảnh trông rất
gượng ép và giả tạo.
1. Lùi lại:
2. Một trong những cách đơn giản nhất để giảm hiệu ứng
của đèn flash là giữ khoảng cách giữa người chụp và mẫu. Càng vào
gần thì ánh đèn flash lại càng sáng hơn. Rất nhiều bức ảnh bị cháy
sáng chỉ đơn giản là vì người chụp tiếp cận quá gần với mẫu.
3. Lùi lại sau một chút không có nghĩa là bạn không chụp
được toàn cảnh. Bạn có thể sử dụng lens zoom (mặc dù điều này sẽ dễ
làm cho máy ảnh bị rung) hoặc đơn giản là cắt xén bức ảnh trên máy
tính.
4. Khuyếch tán ánh sáng:
5. Nếu máy ảnh kỹ thuật số của bạn không cho phép điều
chỉnh lượng ánh sáng của đèn flash thì bạn phải tìm cách để khuyếch
tán lượng sáng này.


6. Một trong những cách hiệu quả nhất là kiếm một tấm
chắn sáng che đèn đèn flash. Bạn có thể dùng các mảnh khăn giấy
trắng hay là giấy bóng kính. Chỉ cần nhớ rằng màu của chất liệu bạn
sử dụng sẽ ảnh hưởng đến màu của ánh sáng phát ra từ đèn flash (và
màu ánh sáng chiếu lên vật được chụp) – vì thế giấy ăn màu trắng sẽ
cho ra màu tự nhiên hơn là giấy bóng kính xanh đỏ.
7. Chuyển hướng ánh sáng:
8. Các nhiếp ảnh gia thích chụp với flash còn thường xuyên
đổi hướng ánh sáng từ đèn flash trên các bề mặt phẳng khác. Có thể
làm được điều này vì đèn flash trong máy có thể xoay và chụp ở các
hướng khác nhau.
Máy ảnh kỹ thuật số thông thường không thể thay đổi hướng của riêng
đèn flash – nhưng bạn hoàn toàn có thể “đánh lừa” máy ảnh. Một số người
rất đơn giản sử dụng một miếng bìa trắng đặt chếch đèn flash, ánh sáng từ
đèn flash sẻ đổi hướng lên trần nhà chẳng hạn.
Khi thực hiện mẹo nhỏ này bạn cần thử chếch miếng bìa ở các góc
khác nhau và các bức ảnh có thể khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố khác
(khoảng cách từ người chụp đến mẫu, độ cao của trần nhà, lượng ánh sáng
xung quanh, vv.vv ). Một lần nữa, màu của tấm bìa mà bạn sử dụng hay
màu của trần nhà, của tường sẽ gây ảnh hưởng đến màu của ánh sáng flash.
9. Chế độ chụp đêm:
10. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có chế độ khá thú vị
là chế độ chụp đêm. Khi ở chế độ này, máy ảnh sẽ sử dụng một kỹ
thuật gọi là “đồng bộ chậm đèn flash” – chụp ảnh với tốc độ cửa trập
chậm khi vẫn để đèn flash. Điều đó có nghĩa là bạn có thêm ánh sáng
xung quanh trong khi mẫu đứng yên vì hiệu ứng flash (như hình bên).
Những bức ảnh chụp bằng chế độ này sẽ không nét – nhưng chúng lại
khá hay và làm nổi bật màu của ánh sáng trong không gian chụp.
11. Giảm lượng ánh sáng từ đèn flash:
12. Một số máy ảnh kỹ thuật thuật số có khả năng điều chỉnh

lượng ánh sáng của đèn flash theo ý người sử dụng. Đọc kỹ hướng
dẫn sử dụng để xem máy ảnh của bạn có chức năng này không. Nếu
có thì bạn hãy giảm flash xuống 1 hay 2 stop xem ánh sáng cho ra thế
nào. Có thể bạn phải thử nhiều lần mới biết được chỉnh như thế nào là
hợp lý song sau đó những bức ảnh của bạn sẽ có ánh sáng rất tự nhiên.
13. Thêm sáng:
14. Thêm sáng vào khung cảnh xung quah sẽ cải thiện tình
hình. Có thể bạn sẽ phải bật tất cả đèn trong phòng (và các chức năng
trong máy ảnh trở nên vô tác dụng) hay có thể bạn chỉ cần đưa mẫu
vào vùng nhiều sáng hơn.
Một cách khác để tăng ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên lên mẫu là
ánh sáng phản xạ. Ví dụ chụp ảnh một người đứng cạnh bức tưởng trắng
trông sẽ sáng hơn là một người đứng cạnh bức tường đen. Bạn có thể sử
dụng tấm chắn sáng trong trường hợp này.
15. ISO, Tốc độ cửa trập và Khẩu độ mở:
16. Cách cuối cùng để giảm hiệu ứng của đèn flash là bỏ một
số chế độ phơi sáng trong máy ảnh – đặc biệt là những chế độ trựa
tiếp ảnh hưởng đến ánh sáng vào trong máy ảnh như ISO, Khẩu độ
mở ống kính và Tốc độ cửa trập
- ISO – tăng thông số ISO và máy ảnh sẽ nhạy sáng hơn.
Điều này có nghĩa là ánh sáng tự nhiên xung quanh sẽ đóng vai trò
quan trọng hơn và bạn cũng không cần phụ thuộc vào đèn flash. Nhớ
rằng ISO cao đồng nghĩa với nhiều hạt và nhiễu hơn.
- - Khẩu độ mở – tăng khẩu độ mở ống kính nghĩa là bạn
tăng kích thước của lỗ trong lens, nhiều ánh sáng vào nhanh hơn. Vì
thế tăng khẩu độ mở (nghĩa là tăng thông số f/) cũng đáng để thử. Nhớ
rằng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nền ảnh nông hơn, bạn cần xác
định tiêu điểm, không phải tất cả đều là tiêu điểm của bức ảnh.
- - Tốc độ cửa trập – tăng thời gian cửa trập mở cũng sẽ
làm tăng lượng sáng đi vào sensor. Đây là một yếu tố liên quan đến

sự phơi sáng mà bạn nên thử. Nhớ rằng nếu chuyển động (kể cả là
chuyển động nhỏ) sẽ khiến cho bức ảnh bị nhòe.
Kiểm soát được đèn flash giúp ích rất nhiều cho người sở hữu máy
ảnh kỹ thuật số. Đối với các bạn trẻ các bữa tiệc hẳn sẽ để lại nhiều kỉ niệm
đẹp hơn khi bạn không phải tiếc rẻ xóa những bức ảnh không may bị cháy
sáng.

×