Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh yếu toán lớp 5 học tập tiến bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.99 KB, 13 trang )

I-ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Yêu cầu công việc:
- Trải qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 5 của bậc tiểu học, tôi nhận
thấy việc thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp HS yếu kém mơn tốn
học tập tiến bộ là điều cần thiết mà bản thân tôi, đồng nghiệp và những người làm
công tác giáo dục quan tâm và trăn trở.
- Việc giúp HS yếu kém học tập tiến bộ góp phần làm giảm tỉ lệ HS yếu
kém nói chung, giúp GV chúng tơi hồn thành nhiệm vụ giáo dục, ngồi ra cịn
giúp các em có niềm tin vượt qua khó khăn vì hồn cảnh cũng như yếu kém của
bản thân để vươn lên tiến bộ trong học tập và tiếp tục phấn đấu trong học tập ở
những năm học tiếp theo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bỏ
học ở các cấp học trên tiểu học là vì các em học mất căn bản kiến thức ở lớp dưới,
chưa chăm học…, không theo kịp bạn bè, cảm thấy chán nản, mắc cỡ và cuối
cùng là bỏ học.
Đó là những lý do tơi chọn đề tài này nhằm góp phần áp dụng một số biện
pháp, để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp HS yếu kém học tập tiến bộ, tích
lũy kinh nghiệm cho bản thân và phục vụ cho cơng tác mới của mình.
2- Thực trang công việc hiện nay
- Hiện nay dù không phải trực tiếp đứng lớp, nhưng thực tế việc học sinh
chưa chăm học, một số em mất căn bản kiến thức ở các lớp dưới do chưa chăm
học, do trí nhớ kém, do hồn cảnh gia đình… các em đã học đến lớp 4, lớp 5 rồi
mà bảng cửu chương khơng nắm, chia cho số có 1 chữ số cũng khơng làm được,
tốn nhân làm sai lung tung, tốn cộng trừ cũng sai sót nhiều…, các bài tốn lời
văn có từ 2 lời giải trở lên là chịu thua, không thể làm được… Điều này khiến tôi
trăn trở và suy nghĩ về các biện pháp khắc phục, giúp đỡ học sinh yếu kém mơn
tốn tiến bộ.
3-Những giải pháp đã sử dụng:
Qua những năm dạy học ở khối lớp 5 tôi đã tích lũy một số kinh nghiệm về
việc áp dụng một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ như sau:
a – Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu của học sinh:
Thông qua việc quan tâm tìm hiểu đặc điểm cụ thể về hồn cảnh, về lực


học, về tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh, đặc biệt là yếu kém trong lớp
mình phụ trách ngay từ đầu năm qua việc tìm hiểu lí lịch học sinh, nghiên cứu hồ
sơ của học sinh khảo sát chất lượng học sinh đầu năm, qua trao đổi với phụ huynh
học sinh…. giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh
ở môn tốn cũng như các mơn học khác.
Trong q trình dạy giáo viên cần phải phát hiện kịp thời điểm yếu kém
trong kiến thức mà học sinh bị vấp phải.
Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh .Từ đó
giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ
-1-


với mọi người của học sinh. Và cũng từ đây giáo viên sẽ phát huy sở trường của
học sinh, từ đó kích thích các em học tập.
b- Phát động các phong thi đua thiết thực phù hợp với lớp và với các
giai đoạn học tập ngày từ đầu năm và duy trì các tháng tiếp theo, có nhận xét
khen cuối tháng, cuối kì và cuối năm.
c- Chuẩn bị tốt bài soạn, đồ dùng dạy học; lựa chọn phương pháp hình
thức phù hợp nội dung với mọi đối tượng HS trong lớp, đặc biệt là học sinh
yếu:
Việc soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất cần thiết, lựa chọn
phương pháp phù hợp với các đối tượng HS trong lớp, chú ý biện pháp giúp đỡ và
giao việc phù hợp cho HS yếu kém để đảm bảo tính vừa sức.
d-Xây dựng đơi bạn, nhóm bạn cùng tiến để HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu
trong học tập, GV cần động viên và hướng dẫn các nhóm bạn và đơi bạn cùng
tiến cách học hiệu quả, có nhận xét, tuyên dương cuối mỗi tuần.
e-Phối hợp với gia đình để giúp gia đình hiểu rõ trách nhiệm quan tâm và
hướng dẫn con cái mình, hối hợp cùng giáo viên và nhà trường giúp đỡ các em
học yếu thường xuyên ôn tập, luyện tập thực hành và việc học toán sẽ tốt hơn. ..
II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1-Cơ sở thực tiễn:
a- Tình trạng học sinh yếu, kém mơn tốn ở lớp 5:
- Sai sót khi cộng trừ phân số khác mẫu số. Lẫn lộn khi thực hiện nhân, chia
phân số.
- Cịn sai sót khi thực hiện công trừ số thập phân.
- Thực hiện nhân, chia số thập phân rất chậm hay sai sót.
- HS thường không làm được hoặc làm sai những bài tốn có lời văn có từ 2
lời giải trở lên.
- Sử lẫn lộn đơn vị đo, áp dụng sai hoặc lẫn lộn cơng thức tính chu vi, diện
tích, thể tích các hình vào việc giải tốn.
- Khơng làm được các dạng tốn tìm 2 số khi biết 1 tổng và hiệu, tìm 2 số khi
biết tổng và tỉ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ, bài toán tỉ lệ …
- Hay sai sót khi đổi đơn vị đo thời gian, diện tích, thể tích … hoặc giải các
bài tốn có liên quan đến các đại lượng đơn vị đo.
- Kĩ năng tính tốn kém, chậm, sai sót nên sợ phải học tốn hay làm tốn.
- Khơng làm được các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Thường là sai các bài toán về chuyển động đều hơi phức tạp…
b-Phân tích ngun nhân dẫn đến học sinh yếu kém mơn toán ở lớp 5:
- Kinh nghiệm dạy học nhiều năm tơi nhận thấy có một số ngun nhân chính dẫn
đến yếu kém trong học tập của các em như sau :
*1- Do hồn cảnh gia đình: gia đình khó khăn, cha mẹ lam lũ vất vả
không quan tâm giúp đỡ con em mình đúng mức; hoặc gia đình khơng hạnh phúc,
cha mẹ không quan tâm đến việc học của con, thậm chí giao con cái cho ơng bà
-2-


ni dưỡng…; nhận thức của gia đình về giáo dục chưa tích cực, cịn phó thác
trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường, hoặc hiểu chưa đúng rằng: Học sinh
học 2 buổi thì khơng phải ơn tập, học hành thêm ở nhà…
*2- Học toán yếu do mất căn bản: HS học yếu, hiểu chưa kĩ hoặc chưa

hiểu các kiến thức cơ bản đã học ở các lớp dưới và việc học sinh không nắm vững
các quy tắc, cách làm các dạng toán, các định nghĩa đã học là nguyên nhân cơ bản
nhất dẫn đến việc HS học yếu toán ở lớp 5.
Các kiến thức toán cơ bản ở các lớp dưới các em nắm không vững hoặc
không nhớ, không thực hiện được các dạng toán đã học dẫn đến khó khăn khi tiếp
thu kiến thức tốn ở lớp 5, hoặc thể thể làm bài được vì kĩ năng tính đơn giản ở
lớp dưới làm cũng khơng được thì làm sao làm tiếp được những việc khó hơn ở
lớp 5.
VD: HS không thuộc bảng cửu chương, không biết cách nhân số tự nhiên
có từ 2 chữ số trở lên, khơng biết chia cho số có 1 chữ số thì khơng thể làm được
các bài toán nhân, chia ở lớp 5.
VD: HS nắm không vững bảng đơn vị đo độ dài ở lớp 3, đơn vị đo khối
lượng ở lớp 4, các em lại càng rối trí hơn khi học tiếp bảng đơn vị đo diện tích,
đơn vị đo thể tích… ở lớp 5.
*3- Học sinh có trí nhớ kém gây khó khăn nhiều cho việc học tập, học bài
lâu thuộc và nhanh quên.
*4- Học sinh chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thơng
thường là học sinh lười học, không chăm chỉ chuyên cần trong việc học các ghi
nhớ, khái niệm, luyện tập thực hành dẫn tới mất căn bản về kiến thức…
*5 Phương pháp dạy toán của GV chưa phù hợp với mọi đối tượng học
sinh, đặc biệt là HS yếu kém. Đồ dùng học tập chưa đầy đủ trong các giờ học toán
đặc biệt là các giờ học các khái niệm toán học, thực hành đo… HS chuẩn bị đồ
dùng để thực hành cùng Gv chưa tốt gây khó khăn cho việc hướng dẫn của GV.
Sau đây là một số phân tích cụ thể:
Học sinh hay sai sót khi thực hiện cộng, trừ phân số khác mẫu số, cộng – trừ
phân số cho số tự nhiên:
+Do các em không nắm chắc quy tắc cộng - trừ phân số cùng mẫu số và
khác mẫu số: Cộng – trừ 2 phân số cùng mẫu số lại đi quy đồng mẫu số rồi mới
thực hiện cộng- trừ các tử và giữ nguyên mẫu số, cộng – trừ 2 phân số khác mẫu
số thì khơng quy đồng mẫu số, mà cộng-trừ 2 tử số, 2 mẫu số…

+ Kĩ năng quy đồng mẫu số kém dẫn đến thực hiện sai và chậm chạp.
Sai sót khi thực hiện nhân, chia 2 phân số do không nắm chắc quy tắc thực
hiện, lẫn lộn giữa nhân và chia phân số.
Thực hiện nhân chia số thập phân rất chậm hay sai sót là do:
+ HS nắm bảng cửu chương không chắc chắn, kĩ năng nhân-chia số trên số tự
nhiên đã học ở lớp 3 và 4 kém, việc tìm số lần để tìm thương trong khi thực hiện
chia chậm và nhiều khi không đúng.


+ HS chưa hiểu rõ, nắm vững các quy tắc nhân-chia trên số thập phân nên việc
ghi dấu phẩy ở tích nhiều lúc khơng chính xác, chuyển dấu phẩy khi thực hiện
chia cho số thập phân không đúng.
+ HS không chịu khó thử lại kết quả khi thực hiện phép tính dẫn đến làm sai
cũng khơng biết …
+ Ngại khó nên không thường xuyên luyện tập nhân chia, sửa lại những bài sai
nên kĩ năng chia không thành thạo và sợ phải làm toán nhân chia trên số lớn.
HS thường khơng làm được hoặc làm sai những bài tốn có lời văn có từ 2 lời
giải trở lên là do:
+ HS khơng chịu khó đọc kĩ đề tốn, tóm tắt đề bài để xác định rõ yêu cầu bài
và biết được những điều kiện đề bài đã cho.
+ Chưa biết cách phân tích đề tốn, chưa chịu khó suy nghĩ tìm cách giải, thường
nghĩ rằng khó lắm mình khơng thể làm được hoặc làm đại cho có.
+ Hs nắm chưa vững các cách giải các dạng toán đã học và thực hành nhiều ở
các lớp dưới.
Sử lẫn lộn đơn vị đo, hay sai sót khi đổi đơn vị đo thời gian, diện tích, thể tích
… áp dụng sai hoặc lẫn lộn cơng thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình
vào việc giải tốn:
+ HS chưa hiểu rõ khái niệm và việc ứng dụng các đơn vị đo đại lượng vào
thực tế dẫn đến hiểu lơ mơ, áp dụng tuỳ tiện lẫn lộn giữa diện tích với độ dài,
giữa diện tích với thể tích…

+ Nắm khơng chắc mối quan hệ giữa các đơn vị trong cùng bảng đơn vị đo đại
lượng nên đổi sai, thường chỉ biết làm khi được thực hành nhiều ở dạng này- làm
bài theo thòi quen, thời gian sau sẽ quên. Nên khi áp dụng vào giải tốn có đơn vị
đo đại lượng là đổi sai.
Khơng làm được các dạng tốn tìm 2 số khi biết 1 tổng và hiệu, tìm 2 số khi
biết tổng và tỉ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ, bài tốn tỉ lệ …
+ Đây là dạng tốn khó đối với học sinh yếu vì các em chưa hiểu được từ lúc
phân tích ví dụ và rút ra các cách làm từng dạng bài nên việc nhớ cách giải chỉ là
học vẹt và hay quên, nếu các em không nhớ cách giải và không thường xuyên
luyện tập, không cố gắng đọc kĩ đề bài -suy nghĩ cách làm và làm nhiều lần sẽ
càng khó khăn hơn.
Khơng làm được các bài toán về tỉ số phần trăm là do:
+ Thực sự việc hiểu khái niệm và ứng dụng của việc tìm tỉ số phần trăm để làm
gì trong thực tế còn lơ mơ đối với học yếu.
+ Học sinh yếu thực hiện việc nhân, chia số thập phân chậm và hay sai sót, các
em chưa chăm chỉ học các ghi nhớ về cách làm mỗi dạng tốn tìm tỉ số phần
trăm, trí nhớ khơng tốt.
Kĩ năng tính tốn kém, chậm, sai sót nên sợ phải học tốn hay làm tốn:
+ Do các em chưa chăm học, ít luyện tập thực hành.
+ Ngại không dám hỏi bạn, hỏi thầy cô về các vấn đề mình chưa hiểu hoặc nhờ
giúp đỡ tìm hiểu cách làm các bài toán chưa hiểu…
+ Tự ti và khép kín, chưa chăm chỉ học tập…


3-Biện pháp thực hiện:
a – Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu của học sinh:
Để nắm được đặc điểm, năng lực học tốn của học sinh lớp mình phụ trách,
có nhiều cách và nhiều biện pháp khác nhau như:
+ Thơng qua lí lịch học sinh giáo viên sẽ nắm được hồn cảnh gia đình,
nghề nghiệp của phụ huynh, gia đình đơng con hay ít con, phụ huynh có quan tâm

giáo dục con cái hay không, địa bàn cư trú của các em…
+ Thông qua nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: Học bạ, sổ liên lạc ở lớp
trước, khảo sát chất lượng học sinh đầu năm, giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh
cũng như mặt hạn chế của học sinh ở mơn tốn cũng như các mơn học khác.
+ Trong quá trình dạy giáo viên cần phải phát hiện kịp thời điểm yếu kém
trong kiến thức mà học sinh bị vấp phải.
+ Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh .Dẫn
học sinh nói lên những mong muốn, khó khăn của mình. Từ đó giáo viên sẽ nắm
bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của
học sinh. Và cũng từ đây giáo viên sẽ phát huy sở trường của học sinh, từ đó kích
thích các em học tập.
+ Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt được sự quan tâm
giáo dục hay thờ ơ đối với con cái của họ. Từ đó có sự tư vấn và phối hợp giữa
giáo viên và phụ huynh để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, cũng như
phối hợp để gia đình tham gia vào việc hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu học tập
tiến bộ hơn.
VD: Năm học 2006-2007, có học sinh Nguyễn Thị Hằng ở lớp tôi đọc được, chữ
viết tương đối nhưng mơn tốn lại rất kém, bảng cửu chương khơng thuộc, nhân
chia chậm và hay sai sót… và rất sợ phải học tốn. Tơi đã mời phụ huynh của em
đến và hỏi xem em ôn bài ở nhà như thế nào và gia đình có hướng dẫn thêm bài ở
nhà cho em. Do mẹ có em nhỏ lại phải bn bán ở chợ cả ngày, ba thì phải đi làm
kiếm tiền để mặc cho em muốn học ra sao cũng được. Tơi đã trình bày việc học
của em, hướng dẫn ba mẹ bớt chút thời gian buổi tối, sáng sớm nhắc nhở và kiểm
tra để em học thuộc các ghi nhớ mơn tốn, học thuộc bảng cửu chương, tự làm lại
các bài tập đã làm trên lớp và nhờ ba mẹ kiểm tra lại, tập nhân, chia các bài từ
đơn giản đến phức tạp. Ở trên lớp tôi cũng quan tâm kiểm tra việc nắm các kiến
thức cũ, giao việc phù hợp ở các tiết học toán để đảm bảo em làm kịp và hiểu các
bài tập đó, nhờ bạn học khá giỏi trong lớp giúp em ôn lại những kiến thức cũ và
bảng cửu chương... Nhờ những biện pháp đó, khoảng 2 tháng sau em thực hiện
được phép nhân, phép chia cho số có 1 hoặc 2 chữ số , bài tốn giải đơn giản,

chăm học hơn… Tơi rất mừng và em cũng vui vẻ tự tin hơn.

-5-


b- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, đặc biệt là học
sinh yếu.
Giáo viên có thể hỏi cả lớp: “Các em học để làm gì ? Vì sao phải học ? cho
các vài ngày hoặc một tuần suy nghĩ sau đó ghi vào giấy nộp cho cơ. GV đọc và
sẽ hiểu được mục đích học tập của từng em và kịp thời động viên những em đã
nhận thức đúng đắn về động cơ học tập của mình.
Cũng có em chẳng biết học để làm gì, mà chỉ biết ba mẹ bắt học thì phải
học, hoặc hiểu sai về mục đích học tập, thế thì GV phải khéo léo giải thích để uốn
nắn góp ý khi các em chưa nhận thức đúng đắn động cơ học tập.
Người ta phân chia động cơ học tập của học sinh ra thành nhiều loại như
sau:
+ Động cơ mang tính xã hội: học để sau này góp phần xây dựng đất nước,
xây dựng quê hương.
+ Động cơ mang tính cá nhân: học vì lợi ích riêng của mình, muốn hơn
người, muốn sau này có vị trí cao trong xã hội…
+ Động cơ bên trong: xuất phát từ chính việc học, nghĩa là học để nắm được
kiến thức,vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học.
+ Động cơ bên ngoài: Học vì muốn có điểm tốt, muốn thầy cơ và cha mẹ
vui lịng…
Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc
học, học sinh học tập để có kết quả tốt. Do vậy sẽ tạo cho học sinh u thích việc
học, có hứng thú trong học tập.
GV cần giúp HS yếu hiểu được động cơ đúng đắn, từ đó giúp các em
vượt qua khó khăn, tiến bộ dần dần và có ý thức vươn lên trong học tập.
c-Học sinh yếu do hồn cảnh gia đình:

Gia đình là mơi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Trước tiên
là ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là
một “điểm mạnh”, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Trước
những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần chú ý:
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng
phấn đấu học sinh. Thông qua mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường trong
các buổi họp phụ huynh học sinh để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ học
sinh trong việc giáo dục ý thức học tập và luyện tập ở nhà.
- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn
luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thơng tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập,
hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động …của con em mình thơng qua sổ liên lạc,
điện thoại… Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có
biện pháp tác động phù hợp. Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc
nhở uốn nắn kịp thời khi các em có biểu hiện chưa tốt.
- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục
các em. (không nên lạm dụng).
-6-


- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hồn thành
bài học ngay lại lớp.
d- Đối với học sinh yếu toán do mất căn bản:
Kiến thức ln cần có sự xun suốt. Do mất căn bản học sinh khó mà có
nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này, giáo
viên cần :
+ Hệ thống kiến thức theo chương trình: GV có thể tổng hợp những kiến thức cơ
bản theo hệ thống (các bảng đơn vị đo; các quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích
các hình; cách tìm vận tốc, quãng đường, thời gian….) , in ra giấy lớn dán ở lớp,
tặng cho các em học sinh yếu để dán ở nhà, hướng dẫn các em học kiến thức cần
ghi nhớ mọi lúc, mọi nơi (có thể vừa học vừa chơi)- Vì học nhiều lần cũng sẽ nhớ

và nhớ lâu- cách này phù hợp với những em có trí nhớ kém.
+ Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến
thức mới và ơn lại kiến thức đã học: Thực hiện giao việc phù hợp đối tượng trong
giờ học để đảm bảo học sinh yếu hiểu được kiến thức cơ bản của bài, hiểu và giải
quyết được khối lượng bài luyện tập giao viên giao và để không bị quá tải (cũng
phải làm hết tất cả các bài như các bạn khác trong khi nhiều bài khơng hiểu gì cả,
khơng thể làm được hoặc làm khơng kịp… làm các em mất tự tin )... dần dần giúp
các em có sự tự tin để tích cực học tập hơn.
+ Phát động các phong thi đua thiết thực phù hợp với đặc điểm từng lớp và
từng giai đoạn học tập ngày từ đầu năm và duy trì các tháng tiếp theo.
Giáo tác động tích cực để tất cả học sinh trong lớp kể cả học sinh yếu tham
gia có chất lượng các phong trào thi đua học tốt do liên Đội phát động. Gv chú ý
quan tâm để giúp đỡ và động viên học sinh yếu kém vượt qua khó khăn để tham
gia các phong trào. Dù các em yếu không thể đạt kết quả tốt, GV phải nhận xét
được sự tiến bộ mà các em đã đạt được, cũng cần động viên và khuyến khích để
các em tiếp tục cố gắng ở những đợt sau.
Phát động các phong trào thi đua thiết thực và đạt hiệu quả ở ngay trong
lớp học của mình để tạo động lực học tập tốt, giúp tất các HS vươn lên, đặc biệt
giúp học sinh yếu tiến bộ dần dần.
VD: Tuần đầu tiên của năm học, GV phát động phong trào ôn tập để tất cả
HS củng cố nắm vững bảng cửu chương, các kiến thức toán cơ bản đã học các lớp
dưới. Đến cuối tháng tổ chức kiểm tra và tặng các sao học tốt như: Khen em
thuộc bảng cửu chương, Khen em biết cách nhân, chia; Khen em nắm vững bảng
đơn vị đo khối lượng và độ dài, …
Đối với HS yếu thì GV cần gần gũi hỏi thăm và động viên để em mạnh dạn
hỏi về những điều chưa hiểu và tích cực ơn như các bạn khác. Qua thử nghiệm tôi
nhân thấy nhiều học sinh yêú cũng đã cố gắng nhiều trong việc tích cực ơn tập,
củng cố kiến thức cũ. Cuối tháng rất nhiều em được nhận sao học tốt.
Phát động tiếp phong trào thi đua của tháng sau với có thêm sao học tốt
khác phù hợp với nội dung học của các em như: Khen em học bài và chuẩn bị bài

tốt trước khi đến lớp, Khen em tích cực luyện tập thực hành, Khen em biết giúp
-7-


bạn tiến bộ, Khen em có tiến bộ trong học tập… và tiếp tục tặng sao cho những
em chưa đạt việc ôn tập kiến thức cũ ở tháng trước….
Cứ như thế, đầu mỗi tháng là một phong trào thi đua và cuối tháng bình
bầu khen tặng và nhận xét nhắc nhở. Cuối học kì, cuối năm sẽ xét tặng những
em có bộ sưu tập nhiều sao học tốt nhất các tổ, nhất lớp, tặng bạn yếu có nhiều
tiến bộ… (tặng phẩm được mua bằng tiền quỹ của lớp, phải được cả lớp và cha
mẹ học sinh nhất trí.).
+ Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em, bằng nhiều hình thức
tổ chức (thi đua cá nhân, thi đua tổ nhóm, đố vui, giải trí,…). Kết hợp kiểm tra
thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm
bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. .
e- Học sinh yếu do lười, học không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc
chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập :
Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do : khơng học bài, không làm
bài, thường xuyên để quên tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập chung chú ý
nghe giảng, không tích cực trong việc luyện tập thực hành ở trên lớp,…
Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp
nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trị chơi học tập hấp dẫn
thu hút nhiều họp sinh tham gia, sử dụng phong phú và có hiệu quả các đồ dụng
học tập trên lớp để giúp các em hiểu bài, ghi nhớ sâu sắc kiến thức…
Giúp các em hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các bài tập cơ giao.
Ngồi ra, giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn
nhau, cùng thi đua học tập, giúp bạn yếu tiến bộ.
Cần có biện pháp nhắc nhở phê bình nhẹ nhàng nhưng kiên quyết những
em chưa cố gắng ôn tập trong việc củng cố lại các kiến thức đã học để học sinh
cố gắng hơn, tránh các biện pháp phạt nặng nề gây sợ hãi và chống đối của học

sinh
Chúng ta phải hiểu, một học sinh yếu – kém khơng địi hỏi các em phải
giỏi ngay được. Mà điều chúng ta mong muốn là sự tiến bộ từng bước ở các
em so với thời gian trước.
Xây dựng đơi bạn, nhóm bạn cùng tiến để HS khá giỏi giúp đỡ HS
yếu trong học tập, GV cần động viên và hướng dẫn các nhóm bạn và đơi bạn
cùng tiến cách học hiệu quả, có nhận xét, tuyên dương cuối mỗi tuần.
Ngoài ra, giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh
bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em.
Ví dụ : Giáo viên dùng lời nói nhỏ nhẹ, giải thích cho các em nắm được tầm quan
trong của việc học. Cho các em hiểu được: “Học phải đi đôi với hành.” Có như
vậy các em mới nắm được kiến thức lâu và tiếp thu các kiến thức mới tốt được.
Chính những tác động trực tiếp thuờng tạo ra ấn tượng ngay về sự chuyển biến
tâm lí, thái độ và hành vi …
Giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm tin : “Mỗi ngày đến trường
là một niềm vui.”
-8-


Bên cạnh phương pháp giáo dục trực tiếp đến từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cần phải phối hợp phuong pháp giáo dục tập thể. Dùng dư luận của tập
thể tác động đến đối tuợng học sinh cá biệt, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các em
học sinh, khêu gợi động lực học tập của học sinh vì danh dự tập thể mỗi thành
viên tự giác điều khiển hành vi của bản thân.
e- Giáo viên cần chuẩn bị tốt bài soạn, đồ dùng dạy học, lựa chọn
phương pháp hình thức phù hợp nội dung và đối tượng HS trong lớp:
Việc soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học rất cần thiết, lựa chọn phương
pháp phù hợp với các đối tượng HS trong lớp, chú ý biện pháp giúp đỡ và giao
việc phù hợp cho HS yếu kém.
VD: Dạy bài về đơn vị đo thể tích : Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối.

Các em được tơi hướng dẫn làm những hình hộp lập phương có cạnh 1cm,
1 dm hoặc sưu tầm những vật có dạng hình lập phương có dộ dài cạnh 1cm, 1 dm
làm đồ dùng cho tiết học.
Các em được hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về Xăng-ti-mét khối. Đề-ximét khối ngay trên vật thật, có sự nhận diện độ lớn nhỏ của 2 đơn vị đo Xăng-timét khối và đề-xi-mét sâu sắc hơn do các em tự tay làm hoặc sưu tầm đồ dùng, tự
đo độ dài cạnh…
VD: Dạy bài Mét khối, GV cũng phải cố gắng chuẩn bị để có mơ hình vật có thể
tích 1m3 làm đồ dùng, khi đó các em sẽ được trực tiếp đo cạnh của mơ hình, hình
dung được độ lơn của 1m3 cũng là dịp HS phân biệt đơn vị đo thể tích với các
đơn vị đo diện tích hay độ dài.
Bằng phương pháp trực quan sinh động, thực hành trên thực tế học sinh sẽ
hiểu bài kĩ và ghi nhớ sâu sắc hơn, điều này sẽ giúp đỡ học sinh yếu rất nhiều
trong việc tìm hiểu khái niệm và ghi nhớ cách làm bài tốt hơn.
Sau đây là một số VD cụ thể:
Đối với học sinh hay sai sót khi thực hiện cộng, trừ phân số khác mẫu số, cộng
– trừ phân số cho số tự nhiên:
+Động viên và yêu cầu em nắm chắc quy tắc cộng - trừ, nhân chia phân số,
nắm các tính chất cơ bản của phân số, cách quy đồng mẫu số…, hướng dẫn cách
làm một vài bài đơn giản và sau đó cho các em thực hành lại nhiều lần dạng bài
tương tự. Giao việc phù hợp trong tiết hợp đối với HS yếu, chỉ cần các em thực
hiện được những kĩ năng cơ bản trong bài học là được.
Đối với học sinh nhân, chia số thập phân rất chậm hay sai sót, GV cần:
+ Động viên và yêu cầu các em HS hiểu và thuộc bảng cửu chương, trong
những giờ rảnh: GV hoặc cử một học sinh giỏi (Lưu ý: HS ấy phải thông cảm và
biết cách chia sẻ khó khăn với bạn HS yếu mà mình giúp đỡ) hướng dẫn học sinh
yếu thực hiện lại các bài toán nhân chia đơn giản để hiểu cách nhân chia, sau đó
nâng dần lên luyện tập các bài khó hơn… Khi thực hiện chia cần chú ý hướng dẫn
các em cách tìm thương đúng, cần rèn thói quen thử lại để kiếm tra xem mình
thực hiện có đúng khơng.
-9-



+ HS cần ôn tập để hiểu và nắm vững các quy tắc nhân-chia trên số thập phân,
luyện tập nhiều, biết nhờ bạn hoặc thầy cơ giúp đỡ khi mình chưa hiểu bài
Đối với HS không làm được hoặc làm sai những bài tốn có lời văn có từ 2 lời
giải trở lên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh:
+ Hướng dẫn HS chịu khó đọc kĩ đề tốn, tóm tắt đề bài để xác định rõ yêu cầu
bài và nắm được những điều kiện đề bài đã cho.
+ Thời gian đầu chỉ giao cho các em làm những bài tốn đơn giản, những bài hơi
phức tạp thì tổ chức cho các em tham gia thảo luận tìm cách giải trong nhóm ngẫu
nhiên hoặc nhóm cùng với các bạn yếu- khi đó GV sẽ trực tiếp hướng dẫn cho
nhóm này cách phân tích đề tốn, chịu khó suy nghĩ tìm cách giải, giải thử ra
nháp. Sau đó dựa vào dữ kiện bài toán cho, thay số vào để kiểm tra lại xem có
đúng khơng, nếu chưa đúng thì thử làm theo hướng khác. Nếu vẫn chưa làm được
thì mạnh dạn nhờ giáo viên hoặc bạn giúp đỡ, về nhà đọc lại hoặc làm lại cho thật
hiểu mới thôi.
Giáo viên nên theo dõi, giúp đỡ kịp thời, động viên các em cố gắng hiểu
yêu cầu và giải quyết từ từ các bài toán giải từ đơn giản đến hơi phức tạp. Tơi
thiết nghĩ nếu các em chịu khó làm được như thế, cho dù thời gian đầu có thể các
em vẫn làm sai hoặc khơng làm được những bài tốn hơi khó nhưng sự tích cực
trong các em đã có, tư duy trong suy nghĩ sẽ phát triển dần. Dần dần áp dụng và
cố gắng thực hành, chắc chắn các em sẽ có tiến bộ.
Một điều cũng khơng kém phần quan trọng là giáo viên, bạn bè trong lớp
động viên để các em tự tin, có ý thức cố gắng để khắc phục khó khăn trong học
tốn, đừng ỉ lại vào người khác hoặc cho rằng đây là vấn đề khó lắm mình khơng
thể làm được hoặc làm đại cho có.
Đối với HS cịn sử lẫn lộn đơn vị đo, hay sai sót khi đổi đơn vị đo thời gian,
diện tích, thể tích … áp dụng sai hoặc lẫn lộn cơng thức tính chu vi, diện tích,
thể tích các hình vào việc giải toán:
+ GV cần giúp các em hiểu rõ khái niệm đối với các kiến thức đã học ở lớp
dưới (đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, quy tắc tính chu vi, diện tích hình vng,

hình chữ nhật…), hướng dẫn các em thực hành đo độ dài hoặc cân để tìm khối
lượng của một số vật - sau đó ghi kết quả vào sổ tay để báo cáo kết quả cho GV.
+ Yêu cầu các em nắm vững bảng đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo
trong bảng, luyện tập các bài tập đơn giản để củng cố kiến thức…
+ Yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa các hình đã học để hiểu và ghi nhớ
chính xác quy tắc tính chu vi, diện tích …các hình, từ đó sẽ áp dụng đúng khi
làm bài. Thực hành luyện tập nhiều lần ở dạng bài tập này sẽ giúp HS hiểu sâu
hơn và chắc chắn sẽ tiến bộ.
VD: Hình vng, hình chữ nhật:
Giống nhau: đều là hình tứ giác, có 4 cạnh, 4 góc vng.
Khác nhau: Hình vng có 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật thì có 2 cạnh dài
bằng nhau (chiều dài), 2 cạnh ngắn bằng nhau (chiều rộng).
-10-


Có thể u cầu HS vẽ hoặc cắt nhiều hình vng, hình chữ nhật nhiều lần để
phân biệt và hiểu sâu sắc khái niệm các hình để khơng lẫn lộn khi học quy tắc
tính.
Từ những điểm khác nhau đó nên quy tắc tính chu vi và diện tích của 2 hình
này cũng khác nhau. HS phải ghi nhớ để khơng lẫn lộn.
VD: Tương tự như cách trên, ta có thể ứng dụng khi dạy bài về hình tam giác,
hình thang, hình hộp chữ nhật và hình lập phương:
GV cần yêu cầu HS chuẩn bị tốt đồ dùng cho bài học (cắt hoặc sưu tầm vật có
dạng hình hình tam giác, hình thang, hình hộp chữ nhật và hình lập phương…),
GV hướng HS tơi việc so sánh sự khác biệt giữa hình tam giác- hình thang, hộp
chữ nhật và hình lập phương để HS không lẫn lộn khi áp dụng quy tắc tính.
Khơng làm được các dạng tốn tìm 2 số khi biết 1 tổng và hiệu, tìm 2 số khi
biết tổng và tỉ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ, bài toán tỉ lệ …
+ GV cần giúp học sinh hiểu cách làm dạng toán này, hướng dẫn đọc kĩ đề bài,
xác định yếu cầu đề, dạng toán và áp dụng đúng cách làm và tập làm, nếu khó

khăn thì nhờ thầy cơ hoặc bạn bè giúp đỡ…
Kĩ năng tính tốn kém, chậm, sai sót nên sợ phải học toán hay làm toán:
+ Cần nhắc nhở và tập cho các em thói quen chăm học, luyện tập thực hành
nhiều hơn.
+ Hướng dẫn và khuyến khích các em chia sẻ khó khăn để được người thân, bạn
bè, thầy cơ giúp đỡ về các vấn đề mình chưa hiểu hoặc cách làm các bài toán
chưa hiểu…
+ Tạo điều kiện để các em phấn đấu dần dần, tự tin hơn trong học tập, hoà đồng
cùng các bạn để tạo niềm tin cho các em tiếp tục phấn đấu.
III-KẾT LUẬN:
1-Kết quả đạt được:
- Sau một vài năm thực hiện các biện pháp trên, sau thời gian áp dụng tơi đều có
sự nhìn nhận, đánh giá rút kinh nghiệm, kết quả học tập của học sinh yếu đã tiến
bộ dần dần, thái độ tham gia học tập của cả lớp tích cực hơn. Học sinh yếu cũng
đã chăm chỉ học hành hơn, nắm được các kiến thức cơ bản nhất, giải quyết được
các toán đơn, bước đầu thức hiện được các bài toán lời văn có từ 2 lời giải ở dạng
dễ, đỡ lẫn lộn hơn khi sử dụng các đơn vị đo và các cơng thức tính chu vi, diện
tích các hình... Các em yếu cũng phấn khởi và tự tin hơn trong học tập và rèn
luyện, cha mẹ các em cũng vui mừng và phối hợp, quan tâm nhiều đến việc học
tập của con em mình.
- Kết quả một số năm gần đây trong các lớp mà tơi phụ trách:
KẾT QUẢ MƠN TỐN CỦA HỌC SINH
Năm học
Sĩ số
Đầu năm
Học kì I
Cuối năm
Dưới
Trên
Dưới

Trên
Dưới
Trên
TB(%) TB(%) TB(%) TB(%) TB(%) TB(%)
2005-2006 34
20,6
79,4
8,8
91,2
2.9
97,1
2006-2007 32
18,8
81.2
6,3
93,7
0
100
-11-


2-Bài học kinh nghiệm:
Để giúp đỡ học sinh yếu kém mơn tốn học tập tiến bộ, giúp các em củng
cố các kiến thức cơ bản, khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập, theo tôi
nên áp dụng các biện pháp sau một cách linh hoạt vào tình hình thực tế của lơp
1mình phụ trách sẽ đem lại kết quả thiết thực.
-Tìm ra nguyên nhân học yếu kém của các em bằng cách quan tâm tìm hiểu
đặc điểm cụ thể về hồn cảnh gia đình, về lực học, về tâm sinh lý của học sinh,
đặc biệt là yếu kém để có điều chỉnh phương pháp dạy học và có biện pháp giúp
đỡ phù hợp.

- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn: Vì có động cơ học tập đúng đắn sẽ
tạo cho học sinh u thích việc học, có hứng thú trong học tập.
GV cần giúp HS yếu hiểu được động cơ đúng đắn, từ đó giúp các em vượt
qua khó khăn, tiến bộ dần dần và có ý thức vươn lên trong học tập.
- Đối với học sinh yếu toán do mất căn bản: cần giúp đỡ động viên, phối
hợp sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè để các em củng cố ôn tập nắm lại những kiến
thức cơ bản đã học, luyện tập thực hành để lấp được lỗ hổng kiến thức.
- Giúp đỡ học yếu khắc phụ tình trạng chưa chăm học tập, luyện tập thực
hành toán bằng các phong trào thi đua phù hợp, hấp dẫn, các phương pháp dạy
học tích cực, xây dựng đơi bạn nhóm bạn cùng tiến, phối hợp giáo dục gia đình,
nhà trường… để các em tập thói quen học tập tích cực, yêu thích và cố gắng vươn
lên trong học tập.
-Giáo viên cần chuẩn bị tốt bài soạn, đồ dùng dạy học, lựa chọn phương
pháp hình thức tích cực hấp dẫn và phù hợp nội dung và đối tượng HS trong
lớpđể lối cuốn cả học sinh yếu tham gia học tập, giúp các em hiểu bài sâu hơn
bằng các phương pháp trực quan sinh động…
- Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để cùng với giáo viên và nhà trường có
những biện pháp phù hợp giúp đỡ học sinh yếu khắc phục khó khăn, vươn lên
trong học tập.
- Phối hợp với đồng nghiệp, các đoàn thể trong nhà trường, BGH để được
hỗ trợ các biện pháp, hình thức, cũng như thời gian để giúp đỡ học sinh quá yếu
kém toán tiến bộ hơn.
3-Kết luận và kiến nghị:
Để giúp học sinh yếu tiến bộ, tuỳ theo điều kiện học tập của từng lớp, từng
trường, hồn cảnh gia đình và đặc điểm cụ thể của học sinh và năng lực sở trường
của giáo viên khác nhau, chúng ta có các cách khác nhau để áp dụng nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy học nói chung và mơn tốn nói riêng, giúp đỡ học
sinh yếu tiến bộ.
Các bộ phận trong nhà trường cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đề ra các
phong trào thi đua thiết thực nhằm thúc đẩy tất cả học sinh thi đua học tập và rèn

luyện, khen thưởng học sinh có kết quả tốt và cũng cần khen những học sinh yếu
có nhiều tiến bộ...
-12-


Cần nghiêm túc trong đánh giá thi đua, đánh giá kiểm tra... để học sinh tích
cực hơn trong học tập, đặc biệt là học sinh yếu thấy được kết quả yếu của mình để
cố gắng, và giáo viên cùng gia đình phối hợp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời.
Nhà trường và cấp trên cần quan tâm hỗ trợ đủ đồ dùng dạy học, các thiết
bị dạy học cần thiết và phù hợp, tạo điều kiện tốt để giáo viên thực hiện có hiệu
quả các tiết dạy và nhiệm vụ giáo dục học sinh.
Nhà trường nên có các hình thức thi đua tích cực, đề ra các biện pháp khắc
phục tình trạng yếu kém của học thiết thực hơn để giúp đỡ học sinh yếu tiến bộ
trong mơn tốn nói riêng và trong học tập rèn luyện nói chung.
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm trong giảng dạy của bản thân
tôi. Xin mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp và rất mong được các bạn
đóng góp thêm.

-13-



×