Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Cho biết những suy nghĩ của em về “Chính phủ kiến tạo” ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.58 KB, 12 trang )

Đề bài: Thông qua bài viết: “Tư duy về nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày
nay” của tác giả Đào Trí Úc (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2017), em hãy:
1.(5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
2.(3 điểm) Cho biết quan điểm của tác giả bài viết về chức năng nhà nước, về pháp
luật có điểm gì giống và khác so với những tri thức về chức năng nhà nước, về
pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật.
3.(2 điểm) Cho biết những suy nghĩ của em về “Chính phủ kiến tạo” ở Việt Nam
hiện nay.

I.PHẦN MỞ ĐẦU.
Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là ngành khoa học thuộc các ngành
khoa học xã hội , bao gồm hệ thống các tri thức chung, cơ bản về nhà nước và
pháp luật , được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, có tiếp thu và phát triển tinh hoa trí tuệ lồi người về nhà
nước và pháp luật, cũng như những thành tựu nghiên cứu mới của khoa học pháp lí
đương đại.
Lí luận chung về nhà nước và pháp luật trang bị cho ta những kiến thức cơ
bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật. Và những tri thức về chức
năng nhà nước và về pháp luật cũng nằm trong đó.
Đặc biệt thông qua bài viết: “Tư duy về nhà nước và pháp luật trong thời đại
ngày nay” của tác giả Đào Trí Úc (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2017) ta
thấy được điểm giống và khác so với tri thức về chức năng nhà nước và về pháp
luật mà lí luận chung về nhà nước và pháp luật đã trang bị cho ta.


II.PHẦN NỘI DUNG.
Thông qua bài viết: “Tư duy về nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày
nay” của tác giả Đào Trí Úc (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2017), ta được
cung cấp thêm những tri thức mới về nhà nước và pháp luật ngồi mơn học lí luận
chung về nhà nước và pháp luật.


Câu 1: Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang
A4).
1.

Tư duy về quản trị quốc gia.

1.1.

Những thách thức mới của quản trị quốc gia.
Trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam, luôn tồn tại những hiện tượng

nan giải và mâu thuẫn của quá trình phát triển xã hội, mà biểu hiện tập trung nhất
là yêu cầu về kinh tế và công bằng xã hội, sự hạn chế của những công cụ điều tiết
và quản lý truyền thống. Ở mức độ vĩ mơ, đó là sự mâu thuẫn giữa một mặt là hiệu
quả thấp của hoạt động sản xuất, kinh doanh và một mặt khác là nhu cầu mở rộng
các chương trình KT-XH chung của quốc gia. Thách thức thứ 2 ở tầm vĩ mô là vấn
đề quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề XH-tăng trưởng
nhanh cũng đã cho thấy những hệ lụy tiêu cực về mặt XH.
Đòn bẩy của tăng trưởng là u cầu về chun mơn hóa, phân hóa trình độ
lao động, tay nghề-kéo theo sự chuyển dịch dân cư tạo ra sự bất ổn về đời sống và
các mặt khác của q trình đó.
Hóa giải xung đột văn hóa và lối sống trong bối cảnh tồn cầu hóa là một
trong những vấn đề nan giải của các hệ thống quản trị quốc gia hiện đại.


Trong quan hệ quốc tế, với phạm vi toàn cầu và khu vực, những thách thức
biểu hiện thông qua các mâu thuẫn ngay trong quá trình liên kết trên phạm vi tồn
cầu.
Tiêu chí chung đặt ra đối với mọi hệ thống quản trị của các quốc gia là năng
lực kiến tạo, xác lập sự kết nối XH, tạo dựng sự thống nhất và bình đẳng trong các

mối quan hệ giữa mọi chủ thể XH.
Và năng lực, tầm nhìn tồn cầu đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu
của quản trị nhà nước hiện đại.
1.2.

Những yếu tố mới trong nhận thức về chức năng của nhà nước.
Phạm vi các chức năng mới phản ánh vai trò chủ động của chủ thể quản lý

điều hành hướng tới nhu cầu cải tạo môi trường quản trị, bảo đảm sự nhanh nhạy
và linh hoạt về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động; cao hơn
thế là linh hoạt trong việc xác định và thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ của chủ thể, vừa
tự kiến tạo bên trong, vừa kiến tạo mơi trường mà nó đang vận hành, có khả năng
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản trị hiện đại. Điều đó đặc biệt thích hợp, cần thiết
đối với các quốc gia đang phát triển khi mà môi trường quản trị, đối tượng quản trị
ở đó chưa ổn định, đang thay đổi.
Nếu nhìn từ góc độ quản lý XH, chức năng bảo đảm ổn định và đồng thuận
XH, ngăn ngừa và hóa giải xung đột XH được coi là chức năng quan trọng của nhà
nước trong thời đại ngày nay.
Bảo đảm và bảo vệ quyền con người là một định hướng rộng lớn, nhiều
phương diện. Về mặt pháp lý, chức năng đó được thực hiện thơng qua cơ chế tài
phán hiến pháp và cơ chế thực thi, bảo vệ công lý của Tòa Án.


Cơ chế bảo vệ công lý phải được xác lập đầy đủ, bởi bảo đảm công lý, tạo
điều kiện và năng lực tiếp cận công lý cho người dân đã trở thành chức năng quan
trọng của nhà nước pháp quyền XHCN. Nguyên tắc về quyền và khả năng tiếp cận
công lý được coi là một trong những nguyên tắc bản chất của quyền tư pháp.
Trong lĩnh vực hoạt động hành chính, chức năng của nhà nước trong việc bảo đảm
hài hịa lợi ích, duy trì cơng lý, bảo đảm quyền con người thể hiện ở việc bảo đảm
tính cơng bằng trong tiếp cận công vụ.

2.

Tư duy về pháp luật và phát triển hệ thống pháp luật.

2.1.

Những yếu tố mới trong nhận thức về pháp luật
Trong vài thập niên gần đây chủ nghĩa thực chứng pháp lý mới ở các nước

phát triển đã chủ trương “ mềm hóa ” sự cứng nhắc của chủ nghĩa thực chứng cổ
điển theo hướng xích lại gần hơn với lý thuyết pháp luật tự nhiên bằng cách đề
xuất hai điều kiện :
- Thứ nhất, đó là sự hạn chế và tự hạn chế của nhà nước trong tư cách chủ thể kiến
tạo pháp luật.
- Thứ hai, mở rộng quan niệm về nhà nước như một thực thể XH trong chức năng
kiến tạo luật của nó
Và ngày nay, học thuyết và quan niệm pháp luật tự nhiên đã chuyển sang một
hình thức mới, theo đó pháp luật được coi là hệ quả của việc nhà nước thừa nhận,
ghi nhận các đòi hỏi tự nhiên của con người và được cá nhân tự thực hiện như là
quyền tự nhiên của mình. Pháp luật và cách thức điều chỉnh pháp luật đối với mọi
hành vi xã hội đều phải tự nhiên và sát với cuộc sống, theo kịp nhu cầu của cuộc
sống với toàn bộ sự đa dạng và không ngừng thay đổi trong nhu cầu của con người.


Sự phát triển của các hệ thống pháp luật hiện đại trên thế giới đang chứng kiến sự
giao thoa lẫn nhau giữa quan điểm của luật thực định với quan điểm của luật tự
nhiên, cả trên bình diện cao nhất là Hiến pháp, hay trong quá trình xây dựng pháp
luật cũng như áp dụng pháp luật. Điều đó đã làm thay đổi một cách căn bản nhận
thức về các nguồn của pháp luật theo hướng đa dạng hóa và linh hoạt hơn, kịp thời
hơn trước đòi hỏi và cuộc sống.

Một định hướng nhận thức mới về phát triển pháp luật liên quan đến hiện
tượng quốc tế hóa pháp luật trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực hóa. Trong bối
cảnh đó, tạo ra một tính mở của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết nhằm chủ
động bảo đảm sự tương thích của pháp luật trong nước với pháp luật của các quốc
gia khác, cũng như của các định chế quốc tế, khu vực và pháp luật của các quốc gia
khác, cũng như của các định chế quốc tế, khu vực và pháp luật quốc tế.
2.2.

Định hướng mới phát triển hệ thống pháp luật.
Tư tưởng về sự công bằng và công lý đã được coi là tư tưởng pháp luật nền

tảng và thiên chức của Tòa án là đưa những tư tưởng đó vào cuộc sống thơng qua
hoạt động xét xử.
Pháp luật cần được hiểu theo nghĩa rộng và cách hiểu rộng ấy sẽ làm cho
pháp luật có được nội dung phù hợp, sinh động, gắn với thực tiễn đangthay đổi
nhanh chóng, khơng bị xơ cứng, thiếu khả năng điều chỉnh.
Tư duy về chức năng bảo vệ công lý của Tòa án hướng tới một vấn đề khác
là, Tịa án cần được quyền giải thích các quy phạm đang áp dụng theo hướng phù
hợp với bối cảnh của các các quan hệ pháp lý nảy sinh.


Câu 2: Cho biết quan điểm của tác giả bài viết về chức năng nhà nước, về
pháp luật có điểm gì giống và khác so với những tri thức về chức năng nhà nước,
về pháp luật mà em đã được học trong môn học Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật. (3 điểm)
a)
-

Sự giống và khác nhau trong những tri thức về chức năng nhà nước:
Giống : Tác giả có sử dụng các kiến thức có liên quan về chức năng nhà


nước trong mơn Lí luận chung. Ví dụ như chức năng xã hội và chức năng bảo vệ
trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã
hội.
-

Khác: Tác giả của bài viết có những ý kiến mới về chức năng nhà nước

như:
+ Trong chức năng xã hội, tác giả có viết thêm là: “Nếu nhìn từ góc độ quản lý
XH, chức năng bảo đảm ổn định và đồng thuận XH, ngăn ngừa và hóa giải xung
đột XH được coi là chức năng quan trọng của nhà nước trong thời đại ngày nay.”
+ Thay chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong xã hội thành chức năng bảo đảm và bảo vệ quyền con người –
về mặt pháp lý thì được thực hiện thơng qua cơ chế tài phán hiến pháp và cơ chế
thực thi, bảo vệ cơng lý của Tịa Án và trong lĩnh vực hoạt động hành chính, chức
năng của nhà nước trong việc bảo đảm hài hịa lợi ích, duy trì cơng lý, bảo đảm
quyền con người thể hiện ở việc bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận công vụ.
( nội dung vẫn có điểm tương đồng)
+ Và trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bởi bảo đảm công lý, tạo điều
kiện và năng lực tiếp cận công lý cho người dân đã trở thành chức năng quan
trọng.


b)
-

Sự giống và khác nhau trong những tri thức về pháp luật:
Giống:


+ Pháp luật ngày nay là sự giao thoa giữa quan điểm của luật thực định và quan
điểm của luật tự nhiên. Pháp luật vừa tiếp cận theo quan điểm pháp luật thực định,
vừa tiếp thu giá trị của pháp luật tự nhiên.
+ Và đều có đề cập đến vấn đề pháp luật trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực
hóa.
-

Khác:

+ Trong bài báo, tác giả Đào Trí Úc có viết: “ Theo đó, một mặt, pháp luật đã và
vẫn luôn là sản phẩm của Nhà nước,…”
+ Trong Giaos trình mơn Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật có nếu rõ: “
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên
của đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp
luật, nhà nước chier có vai trị như người “ bà đỡ”,…”.

Câu 3: Cho biết những suy nghĩ của em về “Chính phủ kiến tạo” ở Việt Nam
hiện nay.
*Nhận thức về Chính phủ kiến tạo:
- Tại Việt Nam, “Chính phủ kiến tạo” thực chất là sự cụ thể hóa của “Chính phủ
kiến quốc”.
“… Kiến tạo là hành động tạo ra những cơ hội, bớt đi những cản trở cho sự phát
triển” và “Chính phủ là phải hành động chứ không thể ngồi trên dân rồi tọa


hưởng,... Ở đây, là phải hành động đúng, hành động vì lợi ích của quốc gia, dân
tộc, thì sự kiến tạo đó, hành động đó mới hợp lịng dân”.
-

Chính phủ kiến tạo sẽ gồm hai vế của một vấn đề: kiến tạo phải liêm chính,


liêm chính phải kiến tạo.
-

Chức năng của Chính phủ kiến tạo là xây dựng chiến lược phát triển cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo mơi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế
phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, tăng
cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế
vĩ mơ và an tồn hệ thống.
*Những suy nghĩ của em về “Chính phủ kiến tạo” ở Việt Nam hiện nay:
- Chính phủ kiến tạo xuất phát từ bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù “ chính phủ kiến tạo” còn gặp phải nhiều thách
thức, nhưng vẫn nổi bật lên những điểm sáng trong hoạt đông của Đảng và Chính
Phủ:


Chính phủ đã tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ cơ bản từ việc sửa đổi,

ban hành mới thể chế, chính sách, kiểm sốt lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm phát triển bền vững cho tới việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã
hội trên thực tế cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để
phục vụ cơng dân và xã hội ngày càng tốt hơn.


Chính phủ cũng đã đề cập tới trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường phối

hợp giữa các cơ quan chức năng và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thơng tin, truyền thơng và người dân
tham gia tích cực vào cơng tác PCTN, lãng phí.





Cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong những tháng cuối năm

2016 đã thể hiện quan điểm là chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh
hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ.

III.PHẦN KẾT LUẬN.
Qua bài báo trên, em được tiếp nhận thêm nhiều tri thức khác về chức năng
nhà nước và về pháp luật, có những điểm giống và khác so với các tri thức đước
học trong mơn lí luận chung về nhà nước và pháp luật và về “chính phủ kiến tạo”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giaos trình “Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật”, NXB Tư pháp, Hà

nội, 2019.


Bài viết “Tư duy về nhà nước và pháp luật trong thời đại ngày nay” - Đào

Trí Úc (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2017).


Bài báo “Chính phủ kiến tạo, liêm chính - từ nhận thức, tư duy đến hành


động”.
/>tintucid=210253&fbclid=IwAR1p7l9XoZ5WJh5o7YSNXMc71Kvdb816Zu7ggJG
yKp8SL1BhcTmEVV6k5CE


Bài báo “Chính phủ liêm chính và kiến tạo từ lý thuyết tới thực tiễn”

/>

MỤC LỤC
I.

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………….2

II.

PHẦN NỘI DUNG………………………………………….2

1.

Câu 1………………………………………………………2

2.

Câu 2………………………………………………………5


3.

Câu 3………………………………………………………7


III.

PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………..8



×