Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.33 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1


Mục lục
Thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục.

2


MỞ ĐẦU
Năng lượng tái tạo dần trở thành một xu hướng của thế giới, nhằm hạn chế ô
nhiễm môi trường và tiến tới phát triển bền vững. Việt Nam không nằm ngồi xu
hướng trên, thậm chí nhà nước cịn tích cực xây dựng kế hoạch, triển khai vốn đầu
tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Như chúng ta đã biết, năng
lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa
nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài ngun năng lượng có khả
năng tái tạo khác1. Bởi vì lĩnh vực “Pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo hiện
nay tại Việt Nam” rất rộng lớn, đa dạng, cho nên nhóm chúng tơi sẽ khơng đi sâu
vào tất cả mọi mặt và cũng để tránh bài làm bị dàn trải. Nhóm chúng tơi, Nhóm 4,
lấy đề tài “thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc
phục”.
Từ xa xưa, con người đã biết khai thác và sử dụng năng lượng gió để phục vụ cuộc
sống thường nhật. Điện gió là ứng dụng nổi bất nhất của năng lượng gió, và mỗi
khi nhắc đến khái niệm này, người ta thường liên tưởng ngay đến các tuabin cao
vút. Trong thời hiện nay, nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt, cũng như biến đổi khí
hậu đã và đang gây ra thiệt hại khơng nhỏ, thì việc phát triển năng lượng tái tạo nói
chung và điện gió nói riêng vừa là thách thức, vừa là thời cơ cho một tương lai
phát triển bền vững. Để tìm hiểu vấn đề này, kính mời Thầy và các bạn cùng theo


dõi nội dung bài làm của nhóm chúng tơi.

1 Khoản 1, điều 43, Luật Bảo vệ môi trường 2014.

3


NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN 1: Quy định của pháp luật và thực trạng phát triển điện gió hiện nay ở
Việt Nam.
1.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Luật Bảo vệ mơi trường 2014 mặc dù đã có định nghĩa về năng lượng tái tạo nói
chung, nhưng hiện nay trong Luật chưa định nghĩa điện gió là gì. Sau một thời gian
nghiên cứu, nhóm chúng tơi đề xuất một định nghĩa ngắn gọn như sau: "Điện gió là
loại điện sản xuất từ động năng của gió".
Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có nhưng văn bản pháp luật quan trọng đối với sự
phát triển của điện gió. Đầu tiên phải kể đến quyết định số 37/2011/QĐ-TTg 2 của
Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam
được ban hành ngày 29/6/2011, quy định về đầu tư, xây dựng điện gió, ưu đãi về
giá, cùng với trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước. Văn bản đem lại
nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư điện gió, bao gồm ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí,
ưu đãi về hạ tầng đất đai, ưu đãi hỗ trợ giá điện. Đến năm 2018, Quyết định
37/2011 được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg 3. Đặc biệt,
quy định "giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng, tương đương 7,8 US cents/kWh)" của khoản 1, điều 14, Quyết
định số 37/2011 được sửa đổi thành: "a. giá mua điện tại điểm giao nhận điện là


2 />_page=1&class_id=1&document_id=101330&mode=detail
3 />
37-2011-qd-ttg-co-che-ho-tro-cac-du-an-dien-gio-393826.aspx
4


1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 Us
Cents/kWh)" và "b. Đối với các dự án điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm
giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương
đương 9,8 US cents/kWh)", Tại khoản 7, điều 1, Quyết định số 39/2018. Ngoài ra,
cũng theo khoản 7, điều 1 này, "giá mua điện mới nêu sẽ được áp dụng cho một
phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước
ngày 01 tháng 11 năm 2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương
mại". Bên cạnh đó, khoản 3 mục IV của Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày
25/11/20154 về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, có quy định
như sau:
"3. Định hướng phát triển nguồn điện gió:
- Giai đoạn đến năm 2030, ưu tiên phát triển nguồn điện gió trên đất liền; nghiên
cứu phát triển nguồn điện gió ngồi khơi, trên thềm lục địa từ sau năm 2030.
- Sản lượng điện sản xuất từ nguồn điện gió tăng từ khoảng 180 triệu kWh năm
2015 lên khoảng 2,5 tỷ kWh vào năm 2020; khoảng 16 tỷ kWh vào năm 2030 và
khoảng 53 tỷ kWh vào năm 2050. Đưa tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn điện gió
trong tổng sản lượng điện sản xuất từ mức không đáng kể hiện nay lên đạt khoảng
1,0% vào năm 2020, khoảng 2,7% vào năm 2030 và khoảng 5,0% vào năm 2050."
Bên cạnh đó, bài viết5 của trang web nangluongsachvietnam.vn (13/11/20201) có
đoạn sau: "Trên thực tế, Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 các quốc gia có
đầu tư vào năng lượng tái tạo (NLTT) lớn nhất thế giới, với 7,4 tỷ USD và vượt
4 />
nang-luong-tai-tao-cua-viet-nam-2015-296439.aspx


5 />
cho-nang-luong-tai-tao-6-8-13765

5


qua 2 nền kinh tế lớn của thế giới là Đức và Pháp [...].” Bên cạnh đó, ở hội nghị
COP26, Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam cam kết lộ trình Trung Hòa Carbon 6
(Theo bài viết của TS. Nguyễn Huy Hoạch), hướng tới giảm thiểu phát thải carbon
bằng 0 vào năm 2050. Có thể thấy Chính Phủ Việt Nam thật sự quan tâm tới đầu
tư, phát triển điện gió.
2.

Thực trạng phát triển gió hiện nay và tác động đối với mơi trường ở

Việt Nam.
Việt Nam có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, đường bờ biển dài 3260 km. Bài báo "
Tiềm năng và thách thức trong phát triển điện gió ở Việt Nam" 7, đăng trên báo
Nhân Dân (07/01/2021) của tác giả Ly Vũ, có đoạn sau: "Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu
vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung
bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương cơng suất 512 GW [...]."
Ngồi ra, bài viết "Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam" 8
(29/07/2021) của ThS. Nguyễn Hữu Khoa, đăng trên web nangluongvietnam.vn đã
chỉ ra: "[...] Theo Bản đồ Gió Tồn cầu (Global Wind Atlas) ước tính, hơn 39%
diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65
m và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm
trên 7 m/s. Điều này tương ứng với tiềm năng tài nguyên gió là 512 GW và 110
GW. Tiềm năng kỹ thuật của điện gió trên bờ vào khoảng 42 GW phù hợp với dự
án điện gió quy mơ lớn. Tiềm năng gió ngồi khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng

6 />
gio-ngoai-khoi-27798.html
7 />
nam-630893/
8 />
6


gió trên bờ do địa hình bờ biển dài và gió ngồi khơi thường có tốc độ cao, ổn
định hơn. Hạ tầng cho điện gió ngồi khơi và lưới điện cũng ít bị hạn chế bởi vấn
đề sử dụng đất. [...]."
Các dữ kiện trên đều cho thấy: đất nước chúng ta sở hữu tiềm năng điện gió rất
lớn.
Trong những năm gần đây, việc khai thác và sử dụng điện gió được xúc tiến triển
khai. Theo thông tin từ EVN9, đến hết ngày 31/10/2021 có tới 84 nhà máy điện gió
được cơng nhận vận hành thương mại. Chúng ta có thể kể đến hai dự án điển hình:
dự án điện gió Bình Thạnh và nhà máy điện gió Bạc Liêu.

(Dự án điện gió Bình Thạnh, Bình Thuận)
Dự án điện gió Bình Thạnh do Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam
(REVN) phát triển với tổng mức đầu tư khoảng 1.450 tỷ đồng và công suất
120MW bao gồm 80 tuabin điện gió 1,5MW. Dự án được triển khai xây dựng ở xã

9 />
thuong-mai-den-het-ngay-31102021-6-12-29425.aspx
7


Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Giai đọan 1 đã hoàn thành vào
năm 2012 với 20 tuabin hoạt động tốt.


(Ảnh: Phúc Nguyên)
Theo bài viết "Tin vui từ điện gió Bạc Liêu" 10 (06/03/2020) đăng trên báo Người
Lao Động của tác giả Phúc Ngun, nhà máy có quy mơ cơng suất là 99,2MV, bao
gồm 62 trụ tuabin gió, với tổng mức đầu tư của dự án là 5217 tỉ đồng. Tính từ thời
điểm bắt đầu phát điện lên lưới điện quốc gia vào tháng 6-2013, đến nay, Nhà máy
Điện gió tỉnh Bạc Liêu đã phát lên lưới quốc gia đạt sản lượng 1 tỉ kWh điện.
Bên cạnh những thành cơng trong việc phát triển điện gió là những điểm hạn chế.
Khơng có nhiều người đầu tư vào điện gió, nên phần lớn chi phí đầu tư vẫn do Nhà
nước chi trả, tạo gánh nặng lớn cho ngân sách. Dẫu có đến tận 84 nhà máy điện gió
được cơng nhận vận hành thương mại, nhưng trên thực tế khơng có nhiều dự án
thật sự đem lại hiệu quả, do hàng loạt vấn đề trong việc thu hồi đất giải phóng mặt
bằng, tiến độ thi công chậm, phương thức thi công khơng an tồn,... Có thể kể tới

10 />
8


một ví dụ điển hình là dự án điện gió Đắk N’Drung. Theo bài báo của Phan Tuấn 11,
đăng trên báo Lao Động (18/09/2021), ba dự án điện gió Đắk N'Drung trong q
trình thi cơng đã gây bức xúc cho người dân: thủ tục thi cơng chưa hồn thiện,
khơng đảm bảo khoảng cách tối thiểu 300m giữa nhà máy và khu dân cư. Có thời
điểm cư dân và bảo vệ xảy ra xơ xát. Ngồi ra, cơng trình điện gió Đắk N'Drung sử
dụng phương pháp thi công bất hợp lý gây rung đất, ảnh hưởng đến an toàn và sinh
hoạt của người dân.
3. Tác động của điện gió đến mơi trường.
Điện gió tác động đến mơi trường theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Trước
tiên, nhóm chúng tơi sẽ nói về mặt tích cực. Nó được sản xuất nhờ năng lượng gió
– một dạng năng lượng sạch và tái tạo được – cho nên khơng phát thải khí độc ra
mơi trường. Vì gió là hiện tượng tự nhiên và phổ biến, nên điện gió dễ khai thác.

Việc xây dựng, lắp đặt tuabin gió khơng chiếm nhiều diện tích đất và cũng không
làm ô nhiễm đất. Thế nhưng, điện gió vẫn có mặt tiêu cực. Bởi nó phụ thuộc khá
nhiều vào thời tiết địa phương, cho nên khó đảm bảo tuabin phát điện liên tục. Xây
dựng nhiều dự án điện gió trong một khu vực thể làm thay đổi khí hậu ở địa
phương đó. Khơng chỉ thế, điện gió gây ô nhiễm tiếng ồn khi vận hành. Âm thanh
tạo ra tần số rung trong nước ảnh hưởng xấu tới sinh vật biển, và tần số rung trong
khơng khí làm nhiễu sóng radar. Các vấn đề tiêu cực này chủ yếu xuất phát từ công
nghệ kỹ thuật.

PHẦN 2: Nguyên nhân của thực trạng phát triển điện gió chưa hiệu quả ở
Việt Nam.
11 />
954218.ldo

9


Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng vừa kể trên, nhưng nhóm chúng tơi sẽ
tập trung vào ba ngun nhân chính sau đây. Các ngun nhân này khơng tồn tại
độc lập, mà có sự tác động qua lại với nhau.
Thứ nhất: Chi phí đầu tư cao, lợi nhuận khó đảm bảo.
Chi phí đầu tư này bao gồm chi phí cho cơng nghệ, chi phí vận chuyển trang thiết
bị, chi phí thi cơng xây dựng, chi phí về quyền sử dụng đất, vân vân. Để xây dựng
một cơng trình điện gió cần bỏ ra số tiền đầu tư rất lớn. Ngay cả khi dự án điện gió
thành cơng thì cũng phải mất một thời gian dài để thu hồi vốn và kiếm lợi
nhuận. Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 ở Việt Nam phức tạp, khiến cho giá
điện tăng, nhưng giá thu mua nguyên liệu, chế tạo, xây dựng còn tăng cao hơn.
Trong tình cảnh đó, các nhà đầu tư sẽ dè dặt hơn đối với các dự án điện gió.
Thứ hai: cơng nghệ kỹ thuật cịn hạn chế.
Cơng nghệ kỹ thuật được đề cập ở đây không chỉ là việc chế tạo thiết bị phát điện,

mà còn bao gồm công nghệ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, công
nghệ kỹ thuật trong xây dựng, và phương pháp vận chuyển trang thiết bị. Nếu áp
dụng công nghệ tiên tiến thì chi phí thật là đắt đỏ, trong khi cơng nghệ lỗi thời
chẳng những khơng đem lại lợi ích thiết thực, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống
của người dân (như ví dụ Đắk N'Drung).
Thứ ba: cơng tác giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả.
Bất kể là cơng nghệ kỹ thuật được phát triển ở đâu, thì cũng khơng thay đổi việc
chúng ta phải xây dựng nó lên thì mới dùng được. Đối với cơng tác giải phóng mặt
bằng phải được tiến hành hợp pháp và nhanh chóng, thì mới có địa điểm xây dựng.

10


Ba ngun nhân chủ yếu mà nhóm chúng tơi liệt kê có sự móc nối, tương tác với
nhau, dễ trở thành một vịng luẩn quẩn. Như vậy sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc
phát triển điện gió ở Việt Nam.

PHẦN 3: Một số giải pháp khắc phục nguyên nhân trên.
Thứ nhất: đối với nguyên nhân chi phí đầu tư và lợi nhuận khó đảm bảo.
Nhóm chúng tơi xin có đề xuất: tăng cường hợp tác quốc tế. Chính Phủ có thể
triển khai và tham gia nhiều hơn các diễn đàn về môi trường, năng lượng, đầu tư.
Thông qua những trao đổi song phương, đa phương trên các lĩnh vực ngoại giao,
môi trường, kinh tế, giao thông,... để thuyết phục các tổ chức quốc tế, các nhà đầu
tư nước ngoài nhận ra tiềm năng to lớn của điện gió tại Việt Nam. Điều này có thể
thu hút họ hợp tác với Chính quyền, tích cực triển khai dự án điện gió ở nước ta.
Tất nhiên, các dự án này đều phải tuân theo kế hoạch, quy hoạch của Chính quyền
Trung Ương và Địa phương.
Thứ hai: đối với nguyên nhân công nghệ kỹ thuật cịn hạn chế.
Nhóm chúng tơi xin có đề xuất: triển khai những cuộc thi, giải thưởng có chủ đề
"sáng kiến cho sự phát triển điện gió tại Việt Nam". Những cuộc thi này có thể

được chia thành nhiều độ tuổi để lan toả đến nhiều tầng lớp, thế hệ trong xã hội.
Đặc biệt, thế hệ thanh thiếu niên của Việt Nam hiện đại là những người dễ dàng
cập nhật tri thức mới, công nghệ mới, cộng thêm sự năng động nhiệt huyết và
mong muốn thể hiện bản thân. Những giải pháp, cơng nghệ do các thí sinh đưa ra
có thể sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa. Bằng cách này, chúng
11


ta có thể gửi gắm cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, tinh thần yêu nước và tinh thần
bảo vệ môi trường.
Thứ ba: đối với nguyên nhân giải phóng mặt bằng chưa hiệu quả.
Nhóm chúng tơi xin có đề xuất: khuyến khích xây dựng các dự án điện gió ở gần
biển, thậm chí ở ngồi khơi. Việc này góp phần giảm thiểu vấn đề giải phóng mặt
bằng ở đất liền, lại có thể cách xa khu dân cư, đồng thời nâng cao sản lượng điện.
Giống như nguyên nhân, ba biện pháp trên không tồn tại độc lập, mà có sự bổ
sung, hỗ trợ cho nhau. Chúng nên được tiến hành đồng thời chứ khơng phải riêng
rẽ.

KẾT LUẬN
Điện gió là một trong những dạng năng lượng tái tạo then chốt, giàu tiềm năng, có
tác động rất lớn đối với môi trường và kinh tế Việt Nam. Mặc dù không hồn hảo,
nhưng cũng khơng thể nào phủ nhận lợi ích và của điện gió. Việc khai thác và sử
dụng điện gió, cũng như tác động của điện gió đối với mơi trường, đã được nhóm
chúng tơi trình bày qua bài soạn thảo “thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam
hiện nay và giải pháp khắc phục”. Rất mong Thầy và các bạn có thể đóng góp
những ý kiến phản hồi chất lượng, giúp cho bài học của chúng ta càng thêm bổ ích.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
-

Văn bản pháp luật.
Luật bảo vệ môi trường 2014 ngày 23/06/2014, sửa đổi bổ sung ngày

-

20/11/2018.
Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011
( />
-

_page=1&class_id=1&document_id=101330&mode=detail).
Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/09/2018
( />
-

393826.aspx).
Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015
( />
2.
-

ttg-chien-luoc-phat-nang-luong-tai-tao-cua-viet-nam-2015-296439.aspx).
Tài liệu tham khảo khác.
Bài báo "Tiềm năng và thách thức trong phát triển điện gió ở Việt Nam",
đăng


trên

báo

Nhân

Dân

(07/01/2021)

của

tác

giả

Ly



( />
dien-gio-o-viet-nam-630893/).
Bài viết "Đánh giá tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam" (29/07/2021)
của ThS. Nguyễn Hữu Khoa ( />
-

hinh-phat-trien-dien-gio-o-viet-nam-27091.html).
Bài viết của website Năng lượng sạch Việt Nam, đăng ngày 13/11/2021
( />
-


the-gioi-ve-dau-tu-cho-nang-luong-tai-tao-6-8-13765).
Bài viết “Cam kết Trung Hòa Carbon – Cơ hội để Việt Nam phát triển điện
gió

ngồi

khơi?”,

TS.

13

Nguyễn

Huy

Hoạch


( />
nam-phat-trien-dien-gio-ngoai-khoi-27798.html).
Thơng tin từ website của Tập Đồn Điện

Lực

Việt

Nam


( />
nhan-van-hanh-thuong-mai-den-het-ngay-31102021-6-12-29425.aspx).
bài viết "Tin vui từ điện gió Bạc Liêu" (06/03/2020) đăng trên báo Người
Lao Động của tác giả Phúc Nguyên ( />
-

dien-gio-bac-lieu-20200306183958068.htm).
Bài báo của Phan Tuấn, đăng trên báo Lao Động (18/09/2021)
( />
14



×