Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dự phòng thiếu máu, dinh dưỡng ở phụ nữ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 5 trang )

Dự phòng thiếu máu,
dinh dưỡng ở phụ nữ

Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề có ý nghĩa trong sức khoẻ cộng
đồng ở nước ta do khẩu phần ăn của gia đình thường nghèo sắt, nhất là
sắt nguồn gốc động vật. Bài PGS.TS NGUYỄN THỊ LÂM PHÓ VIỆN
TRƯỞNG - VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh
lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình
thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo
máu. Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, có
thể kết hợp với thiếu acid folic, nhất là trong thời kỳ có thai. Các loại thiếu
máu dinh dưỡng khác như thiếu vi- tamin B12, piridoxin (B6) và đồng thì ít
gặp hơn. Các đối tượng thường bị đe dọa thiếu máu dinh dưỡng là trẻ em,
học sinh, phụ nữ tuổi sinh đẻ và nhất là phụ nữ có thai. Cuộc điều tra toàn
quốc về thiếu máu dinh dưỡng năm 1995 cho thấy thiếu máu dinh dưỡng là
vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nước ta. Tỷ lệ thiếu máu
ở phụ nữ mang thai là 52,7%, đã giảm xuống còn 32,4% năm 2000. Cuộc
điều tra đã xác định thiếu máu do thiếu sắt đóng vai trò chủ yếu ở nước ta do
khẩu phần ăn của gia đình thường nghèo sắt, nhất là sắt nguồn gốc động vật.
Nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Nhu cầu sắt cao ở thời kỳ mang thai
Sự hiểu biết nhu cầu sắt của cơ thể cũng như giá trị sinh học của sắt
trong thức ăn sẽ giúp chúng ta giải thích vì sao một số đối tượng như phụ nữ
có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trẻ em đang phát triển lại có nguy cơ cao về
thiếu máu dinh dưỡng.
Nguồn sắt trong thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng tới hấp thu sắt
Sắt được cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn: Sắt ở dạng Hem và không
ở dạng Hem. Hem là thành phần của hemoglobin và myoglobin, do đó có


trong thịt, cá và máu. Tỷ lệ hấp thu loại sắt này cao 20-30%. Sắt không ở
dạng Hem có chủ yếu ở ngũ cốc rau củ và các loại hạt, tỷ lệ hấp thu thấp hơn
nhiều và phụ thuộc vào sự có mặt của các chất hỗ trợ hay ức chế trong khẩu
phần ăn như sau:
- Các chất hỗ trợ hấp thu sắt dạng không Hem là: Vitamin C, thức ăn
giàu protein như thịt, cá, thức ăn biển, trứng.
- Các yếu tố hạn chế hấp thu sắt không Hem: Phytat, có nhiều trong
ngũ cốc đậu đỗ; Polyphenols, tanin có nhiều trong nước chè.
- Yếu tố con người: Tình trạng sắt: nếu tình trạng dự trữ sắt của cơ thể
thấp thì thấp tỷ lệ hấp thu sắt cao, và ngược lại. Tình trạng sức khỏe: bệnh
nhiễm khuẩn và ký sinh vật, hấp thu kém…
Người ta chia các loại khẩu phần thường gặp ra làm 3 loại theo giá trị
sinh học của sắt:
- Khẩu phần có giá trị sinh học thấp (sắt hấp thu khoảng 5%): Chế độ
ăn đơn điệu chủ yếu là ngũ cốc, rau, củ, còn lượng thịt hoặc cá dưới 30g
hoặc lượng Vitamin C dưới 25mg.
- Khẩu phần có giá trị sinh học trung bình (hấp thu sắt khoảng 10%):
Khẩu phần có từ 30-90 g thịt cá hoặc 25-75mg vitamin C.
- Khẩu phần có giá trị sinh học cao (sắt hấp thu khoảng 15%): Chế
độ ăn có trên 90g thịt cá hoặc trên 75mg vitamin C.
Căn cứ vào nhu cầu sắt và tỷ lệ hấp thu sắt theo loại giá trị sinh học
của khẩu phần, ta có thể tính nhu cầu sắt thực tế cho từng loại đối tượng
khác nhau.
Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai
Ảnh hưởng tới khả năng lao động
Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một
số cơ quan như tim, não. Nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy năng
suất lao động của những người bị thiếu máu thấp hơn hẳn những người bình
thường. Khi tình trạng sắt được cải thiện thì năng suất lao động cũng tăng
lên rõ rệt. Người ta cũng nhận thấy tình trạng thiếu sắt tiềm tàng (chưa có

biểu hiện thiếu máu) cũng làm giảm khả năng lao động.
Ảnh hưởng tới thai sản
Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của
mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị
chảy máu ở thời kỳ hậu sản; và lại sinh ra những đứa con có tình trạng dự
trữ sắt thấp. Vì vậy người ta đã coi thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ thai
nghén là một đe dọa sản khoa (WHO ước tính thiếu máu đóng góp tới 26%
nguyên nhân tử vong của mẹ sau sinh).
Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, phụ
nữ lứa tuổi sinh đẻ
Bổ sung viên sắt, và acid folic cho phụ nữ mang thai
- Bổ sung viên sắt cho bà mẹ có thai: Bên cạnh chế độ ăn đa dạng
thực phẩm để góp phần cung cấp sắt và acid folic việc bổ sung có thể tiến
hành ngay khi bà mẹ có thai đến khám lần đầu và đều đặn suốt thời gian
mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Liều bổ sung là 60 mg sắt nguyên tố
(1 viên/ngày) hàng ngày, thường kèm theo cả acid folic 250mcg/ngày.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Liều bổ sung là 60 mg sắt nguyên tố (1
viên/tuần) thường kèm theo cả acid folic 250mcg.
- Nên uống viên multi-vitamin-khoáng chất có chứa sắt+acid folic tốt
hơn là chỉ dùng viên sắt+acid folic.
Biện pháp cải thiện chế độ ăn
Cải thiện bữa ăn của phụ nữ mang thai, lựa chọn các thức ăn động vật
giàu sắt: gan động vật, thịt các loại, tiết; thức ăn thực vật giàu sắt, giàu
vitamin C, giàu acid folic: các loại rau có lá màu xanh thẫm, đậu quả, đậu
hạt Hạn chế các yếu tố gây ức chế hấp thu sắt trong thức ăn.
Phòng chống giun móc và vệ sinh môi trường
Giun móc là yếu tố tăng cao nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng ở nước ta
sau yếu tố dinh dưỡng và tồn tại ở các địa phương trong cả nước. Do đó phải
cải thiện tình trạng môi trường.
Tăng cường sắt, acid folic vào thực phẩm

Trên thế giới sắt được nghiên cứu bổ sung vào các loại thức ăn như sữa, bột ngũ
cốc, bánh mì, mì ăn liền, sữa bột đậu tương, bánh bích qui. Việt Nam đã có sắt tăng
cường vào nước mắm, bánh bích qui dinh dưỡng, sữa tăng cường các vitamin và khoáng
chất khác có thể lựa chọn cho phụ nữ mang thai, cho con bú và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ.

×