Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội để chứng minh rằng, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lịch sử tự nhiên?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.19 KB, 9 trang )

Câu hỏi: Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh
rằng, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lịch sử tự nhiên?
BÀI LÀM
*Chứng minh bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lịch
sử - tự nhiên:
Hiện nay, vấn đề nhận thức về sự lựa chọn con đường phát triển xã hội
chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, kiên trì phấn đấu theo lý tưởng và
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội của các tầng lớp nhân dân còn chưa được đầy đủ.
Vấn đề này cũng đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Tiến lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam đó là sự phát triển tất yếu ở
Việt Nam, được Đảng và Hồ Chủ Tịch vạch ra từ năm 1930 (trong Chính cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt trong luận cương chính trị của Đảng) và ngày càng
hoàn thiện hơn trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây. Vì vậy, trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc nhận thức về tính tất yếu con
đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là mang tính cấp thiết. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bản thân xin vận dụng học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội để chứng minh rằng, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lịch sử - tự nhiên với mong muốn được hiểu
cũng như làm rõ hơn về vấn đề này.
Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội thì: hình thái kinh tế - xã hội là
một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ một xã hội tồn tại trong
một giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng của xã
hội đó, phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, và
một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Q
trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được hiểu
là sự phát triển đó tuân theo những quy luật khách quan vốn có, khơng phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng
1


không phải sáng tạo một cách tùy tiện, chủ quan, mà sáng tạo trong những điều


kiện, hoàn cảnh, tiền đề vật chất nhất định, phù hợp với quy luật khách quan.
Những quy luật khách quan chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của các hình thái
kỉnh tế - xã hội là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, quy
luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng,V.V.. Trong những
quy luật này thì quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quan trọng nhất. V.I.Lênin cho rằng, chỉ có quy những quan hệ
xã hội về quan hệ sản xuất, quy quan hệ sản xuất về trình độ của lực lượng sản
xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Nếu xem xét
ở phạm vi lịch sử toàn thế giới, lịch sử loài người phát triển tuần tự từ thấp đến
cao của các hình thái kinh tế - xã hội. Song, do đặc điểm lịch sử - cụ thể, thì
khơng phải quốc gia nào cũng tuần tự trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội
mà có thể phát triển theo con đường “bỏ qua” một hoặc một vài hình thái kinh tế
- xã hội nào đó. Đó là khả năng “phát triển rút ngắn” và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta cũng theo hình thái này.
Quy luật chung của sự phát triển xã hội là tuần tự từ hình thái kỉnh tế - xã
hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao: Hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy
lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nơ lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong
kiến, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, hỉnh thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp nhất là chủ nghĩa xã hội. Động lực thúc đẩy tiến
trình phát triển đó là sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, mà ở đó năng
suất lao động của xã hội mới cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội cũ. Tuy
nhiên, do những điều kiện lịch sử cụ thể quy định, nên sự phát triển xã hội
không nhất thiết “tuần tự” mà có những “bước nhảy” - “bỏ qua” nấc thang này
hay nấc thang khác để chuyển lên nấc thang cao hơn cũng khơng trái tiến trình
tự nhiên của sự phát triển lịch sử. Nếu trong tự nhiên có phát triển tuần tự và
nhảy vọt thì trong xã hội (một bộ phận đặc biệt, hình thức tổ chức cao nhất của
2



giới tự nhiên) cũng có phát triển tuần tự và rút ngắn. Quy luật kế thừa của lịch
sử cho phép trong sự giao lưu, hợp tác với trung tâm phát triển cao hơn về sản
xuất vật chất, về khoa học kỹ thuật, về văn hóa, chính trị,v.v.. một số nước đi
sau, trong những điều kiện nhất định, có thể rút ngắn tiến trình lịch sử của mình
mà khơng phải lặp lại tuần tự các quá trình nhân loại đã trải qua. Như vậy, phát
triển theo con đường rút ngắn là xu hướng tất yếu, khách quan, hợp quy luật,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người thì cũng là một quá trình
lịch sử - tự nhiên. Thực chất bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là bỏ
qua “gián tiếp” theo tinh thần của V.I.Lênin, là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống
trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Như vậy, học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội giúp chúng ta nhận ra trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, cần phải tiếp thu, kế thừa những nhân tố tích cực của chủ
nghĩa tư bản, kết hợp với phát triển “rút ngắn” để đưa đất nước phát triển; không
thể bỏ qua “giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” như quan niệm trước đây,
không thể phủ định sạch trơn những tiến bộ của nhân loại đã đạt được dưới chủ
nghĩa tư bản. Chúng ta hiện nay đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa không phải theo phương thức trực tiếp, mà phải đi qua các
bước trung gian, phải bắc những “chiếc cầu nhỏ” đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, về cơ bản, chính
là: “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Bỏ qua việc
xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nền sản xuất
xã hội đang vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng có nghĩa ở đó cịn tồn tại ở
mức độ nhất định các quan hệ sản xuất tư bản và tiền tư bản, chúng vận động và

3


tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đang định hướng đi lên chủ
nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong thực tiễn cần có những chính sách để các quan
hệ này vận động, đóng góp vào sự tăng trưởng chung, đồng thời hạn chế tác
động tiêu cực của chúng. Quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Một khi lực lượng sản xuất trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn thấp, đa dạng, cần xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp, nghĩa là cần có các quan hệ sản xuất đa dạng để
tạo điều kiện khai thác các nguồn lực và mở đường cho lực lượng sản xuất phát
triển. Trên phạm vi quốc gia, chúng ta bỏ qua việc xác lập vị trí chi phối của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa song trong phạm vi cụ thể như doanh nghiệp,
hay các đặc khu kinh tế, quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa, cách thức quản lý
theo kiểu tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại, vận hành theo các quy luật kinh tế của
chủ nghĩa tư bản. Sự vâ ̣n hành và chi phố i của quan hê ̣ sản xuấ t tư bản chủ nghĩa
vẫn diễn ra trong quá triǹ h sản xuấ t, song với không gian và thời gian nhấ t đinh.
̣
Pha ̣m vi không gian và thời gian này đươ ̣c quy đinh
̣ bởi các luâ ̣t và quy định của
Nhà nước xã hô ̣i chủ nghia.
̃ Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ
nghĩa xã hội khơng chỉ là bỏ qua xác lập vị trí chi phối của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, mà còn là bỏ qua việc
tước đoạt ruộng đất của nông dân, cũng như việc tước đoạt tư liệu sản xuất của
người lao động, đẩy những người lao động trở thành người làm th. Sau khi
giành được chính quyền, giai cấp cơng nhân và những người lao động trở thành
những người chủ của xã hội mới, thực hiện xã hội hóa tư liệu sản xuất, từng
bước xây dựng và đưa quan hệ sản xuất mới ngày càng chiếm vị trí chi phối
trong nền sản xuất xã hội. Do vâ ̣y, bỏ qua chế đô ̣ tư bản chủ nghĩa cũng cò n

là viê ̣c bỏ qua ta ̣o dựng giai cấ p thực hiê ̣n sự thố ng tri,̣ bóc lô ̣t giai cấ p công
nhân và những người lao đô ̣ng trong chủ nghĩa tư bản. Song, trong thời kỳ quá
đô ̣ cùng với xây dựng giai cấ p công nhân là viê ̣c hiǹ h thành tầ ng lớp doanh
nhân, cùng với những người lao đô ̣ng cùng làm chủ xã hô ̣i, cùng xây dựng xã
hô ̣i mới. Vậy bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là việc bỏ qua sự xác lập vị trí
4


thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, đồng
thời bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất và tư liệu sản xuất của người lao động, bỏ
qua việc tạo dựng giai cấp thống trị, bóc lột người lao động, và đương nhiên tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa. Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần xuất phát từ cơ sở lý
luận của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và cơ sở thực tiễn là trinh độ
lực lượng sản xuất vừa thấp vừa không đồng đều ở nước ta. Điều này thể hiện ở
chỗ: Thứ nhất, trình độ của công cụ lao động ở nước ta hiện nay rất đa dạng,
không đồng đều. Theo thống kê, công cụ lao động thủ cơng chiếm phần lớn
trong nơng nghiệp, cịn trong công nghiệp chiếm đến 60% lao động giản đơn.
Nhưng bên cạnh đó, ở nước ta cũng đã có cơng cụ lao động ở trình độ cơ khí
hóa, hiện đại hóa, tự động hóa. Những cơng cụ lao động này thậm chí đan xen
nhau trong một cơ sở sản xuất, trong một nhà máy. Nếu như phương Tây, nhìn
một cách đại thể, phát triển tuần tự từ lao động thủ cơng lên cơ khí, rồi lên tự
động hóa, thì ở Việt Nam hiện nay có lĩnh vực phát triển tuần tự, lại có lĩnh vực
phát triển theo kiểu đi tắt, đón đầu. Điều này nói lên tính chất đa dạng, nhiều
trình độ của cơng cụ lao động ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, phù hợp với sự đa
dạng của công cụ lao động sản xuất như vậy, kinh nghiệm và kỹ năng lao động
của con người Việt Nam hiện nay cũng rất khác nhau. Từ đó, trình độ tổ chức và
phân cơng lao động, trình độ ứng dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở Việt
Nam hiện nay ở những cơ sở sản xuất khác nhau cũng rất khác nhau. Thứ ba,

khoa học kỹ thuật ở nước ta hiện nay, nhìn chung ở trình độ thấp, chậm phát
triển, nhưng cũng có những yếu tố hiện đại, đi trước, đón đầu. Điều đó cho thấy
trình độ khoa học kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay cũng rất đa dạng. Như vậy, trình
độ của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, khơng đồng đều,
nhiều trình độ. Theo quy luật, muốn sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất ở Việt Nam
hiện nay đa dạng, khơng đồng đều, nhiều trình độ, do đó, theo lơgíc, tất yếu
5


quan hệ sản xuất cũng phải đa dạng. Tính đa dạng của quan hệ sản xuất thể hiện
ở chỗ: Một là, đa dạng thành phần kinh tế, tức là phải xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cho
thấy, chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần không phải là một chủ
trương xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà nó dựa trên quy luật khách quan - quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Hiện nay, ở nước ta có các thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích
phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội”. Điều này giúp chúng ta càng nhìn nhận một cách rõ nét tính chất chủ quan
duy ý chí của thời kỳ trước đổi mới ở Việt Nam với hai thành phần kinh tế là
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Hai là, đa dạng trong hình thức sở hữu,
nhiều hình thức tổ chức quản lý. Khác với trước kia (hai hình thức sở hữu là
tồn dân và tập thể), ngày nay chúng ta có ba hình thức sở hữu: toàn dân, tập thể
và tư nhân. Ba là, đa dạng trong phân phối. Nếu như trước kia, chúng ta phân

phối theo chủ nghĩa bình quân, cào bằng thì ngày nay phân phối theo nhiều cách
khác nhau như theo lao động (tức theo khả năng, năng lực, trí tuệ), theo hiệu quả
kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác, theo phúc lợi xã hội,
an sinh xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khẳng định:
“phát triển lực lượng sản xuất và xây dụng, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa”; “Trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn,... cần chú
trọng hơn đến: bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Trong lịch sử có thể thấy những nhà yêu
nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường
6


cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành cơng. Điều đó cho thấy con
đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp với thực trạng nước ta
lúc bấy giờ. Đến với con đường đấu tranh của Hồ Chí Minh, Người đã chọn
hình thức đấu tranh vơ sản, do giai cấp công nhân, nông dân lãnh đạo, và đã
giành được thắng lợi thể hiện ở Cách mạng Tháng Tám thành công, miền Bắc đi
lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng này chứng minh sự lựa chọn của
Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế VN. Đồng thời ,theo lý
luận khoa học của Lê Nin thì: Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội có thể diễn ra ở các
nước thuộc địa. Thứ hai, giữa 2 giai đọan của chế độ chủ nghĩa xã hội ko có
vách ngăn phù hợp, vì vậy miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội trước miền Nam.
Thứ ba, “Quá độ bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời đại hịên nay chỉ là
sự vận dụng đúng lịch sử của nhân lọai đã có như Nga Đức Pháp Mỹ... từ chế độ
nô lệ bỏ qua chết độ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa. Tóm lại, có thể trả lời câu
hỏi: “Vì sao Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa là một
quá trình lịch sử - tự nhiên ?” qua các lý so sau: phù hợp với chí ý nguyện vọng
của nhân dân; phù hợp với hiện thực Việt Nam; phù hợp với cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thành công, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc, nước ta chuyển ngay

sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
vừa đấu tranh chống Đế quốc Mỹ ở miền Nam cũng là sự phù hợp với xu thế
của thời đại ngày nay: chủ nghĩa tư bản với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt
và sâu sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi
toàn thế giới. Chủ nghĩa tư bản khơng phải là tương lai của lồi người. Đây là xu
hướng khách quan thích hợp với lịch sử. Ngoài ra, đây cũng phù hợp với lịch sử
của Việt Nam thể hiện ở sự phù hợp thời kỳ quá độ ở nước ta với lý luận chung
về tính chất tất yếu của thời kỳ quá độ, cụ thể là: Nhà nứớc ta đã thực hiện rõ
điều này trên quan điểm: “Bỏ qua chủ nghĩa tư bản tức là bỏ qua việc xác lập vị
trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
nhưng hấp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới thời tư
7


bản chủ nghĩa.” Đất nước ta cịn yếu kém, nhìều tàn dư của chế độ xã hội cũ và
chiến tranh để lại. Công cuộc đi lên chủ nghĩa xã hội là một cơng việc khó khăn
phức tạp do đó cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo điều kiện về vật chất
và tinh thần cho chủ nghĩa xã hội. Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ ở nước ta đã có đủ điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là những
điều kiện: Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa; Chính
quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản; có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước xã hội chủ nghĩa
anh em và phong trào cách mạng tiến bộ của thế giới. Tóm lại, thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa là tính tất yếu, tự nhiên, là
sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và Nhân dân ta. Trước những vấn đề nêu trên,
chúng ta xác định được những nhiệm vụ trong thời gian tới của Việt Nam khi bỏ
qua tư bản chủ nghĩa: phát triển nhanh mạnh lực lượng sản xuất, nhằm xây dựng
cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, muốn vậy phải phát triển cả lực
lượng sản xuất và sức lao động, đặc biệt là sức lao động (nhân tố con người)
phải thực hiện Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, phải phát

triển nhanh nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta; xây dựng và hoàn
thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế nhà nước thực
hiện tốt vai trò chủ đạo; kinh tế hợp tác xã bao gồm hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ v.v..., kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác
xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư bản nhà nước dưới các
hình thức khác nhau tồn tại phổ biến; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế; phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ
công bằng xã hội; Đảng khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Xây dựng
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước là của dân do dân và vì
dân; mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; phát triển nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân.
8


Như vậy, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng, con đường phát
triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn
theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường phát triển tất yếu, khách
quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử - tự nhiên của cách mạng
Việt Nam, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Với Việt Nam, con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường phát triển tất yếu, khách
quan, hợp quy luật. Và, về thực chất, đó là con đường phát triển rút ngắn theo
phương thức quá độ gián tiếp nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất
cả các lĩnh vực, nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh
tế hiện đại. Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
ở nước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là q
trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với

nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất q độ”.
Trên đây là bài thu hoạch với nội dung “Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội để chứng minh rằng, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là
một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Vì đây là một vấn đề khá rộng, tổng qt và có
thể tiếp xúc từ nhiều khía cạnh nên có thể bài làm khơng tránh khỏi những sai
sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, các cơ để bài làm được hồn
thiện hơn.

9



×