Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tiet 42 tuan 24 dia li 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.99 KB, 4 trang )

Tuần 24
26/01/2018
Tiết 42

Ngày soạn:
Ngày dạy: 30/01/2018

ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
- Tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn.
- Vai trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế của hai vùng:
Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích, so sánh biểu đồ.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc khi học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh
ảnh, mơ hình, video clip …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Atlat Việt Nam,
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.


9A1 ………………........ 9A2 ……………….........
2. Kiểm tra bài cũ: Khơng.
3. Tiến trình bài học:
Khởi động: Các em vừa tìm hiểu xong các vùng kinh tế của Việt Nam, trong tiết học
này các em sẽ củng cố lại kiến thức cơ bản của hai vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học.
* Bước 1 :
- Nhắc lại hai vùng kinh tế đã học trong học kì II.
- Giáo viên chia lớp làm hai nhóm hệ thống lại kiến thức theo bảng (phụ lục)
+ Nhóm 1: Thống kê vùng Đơng Nam Bộ.
+ Nhóm 2: Thống kê vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
* Bước 2 :
- Học sinh làm việc theo nhóm hồn thành vào bảng hệ thống hóa kiến thức.
- Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức.
* Bước 3:
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
1. Đơng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất cây
công nghiệp lớn của cả nước?
- Điều kiện tự nhiên:


+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan, đất xám diện tích lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp nhiệt đới nói chung và cây
cao su nói riêng.
+ Có một số hệ thống sơng có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.

2. Vì sao Đơng Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngồi?
- Vị trí địa lí thuận lợi: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, các tỉnh trong
vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đơng Nam Bộ có nhiều của khẩu
quốc tế quan trọng, nằm gần đường hang hải quốc tế, ...
- Tài ngun dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta.
- Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao so với các vùng khác
trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho các ngành cơng nghiệp, dịch vụ có trình độ kĩ thuật
cao.
- Đông Nam Bộ xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt hấp dẫn đầu tư nước ngồi.
+ Thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư nước ngồi lớn nhất cả nước.
3. Trình bày vai trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- Bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Tây Ninh, Long An.
- Vai trị: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam quan trọng khơng chỉ với Đơng Nam Bộ mà
cịn với các tỉnh phía Nam và cả nước.
5. Đồng bằng sơng Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản
xuất lương thực lớn nhất của cả nước?
- Điều kiện tự nhiên:
+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt
chiếm 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn chiếm 2,5 triệu ha. Địa hình thấp và bằng phẳng, đất
đai phì nhiêu màu mỡ quy mơ lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm cho năng suất cao, có
thể sản xuất 3 vụ lúa mỗi năm.
+ Sơng ngịi, kênh rạch dày đặc tạo tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp
nước cải tạo đất phèn, đất mặn, thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
+ Rừng ngập mặn có diện tích lớn, trong rừng giàu nguồn lợi động, thực vật có giá trị cung
cấp thực phẩm.
+ Biển và hải đảo: Có nguồn hải sản cá, tơm ... phong phú. Biển ấm áp quanh năm, trữ
lượng hải sản lớn, có ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác
hải sản.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
6. Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh
tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí.
* Bước 1:
- Giáo viên: Đưa ra các bài tập vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích hợp.
Bài 1: Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ năm 2002 (%).


Nông, lâm, ngư nghiệp
6,2

Công nghiệp - xây dựng
59,3

Dịch vụ
34,5

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? Nhận xét ?
Bài 2: Bài tập 3 trang 120 (sgk).
Bài 3: Bài tập 3 trang 123 (sgk).
Bài 4: Bài tập 3 trang 133 (sgk).
Bài 5: Bài tập vẽ biểu đồ trang 134 (sgk).
Bài 6: Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng cơ cấu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 (%).
Chế biến lương thực thực phẩm
65


Vật liệu xây dựng
12

Cơ khí nơng nghiệp
23

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu cơng nghiệp vùng Đồng bằng sơng Cửu Long?
Nhận xét?
b. Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả nước?
* Bước 2:
- Học sinh tiến hành vẽ một số biểu đồ, nhận xét.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức, sửa bài tập.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
- Giáo viên hệ thống lại phần ôn tập.
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh.
2. Hướng dẫn học tập:
Giáo viên dặn dò học sinh ôn bài tốt để làm bài kiểm tra.
V. PHỤ LỤC :
BẢNG HỆ THỐNG HỐ KIẾN THỨC
CÁC YẾU TỐ
ĐƠNG NAM BỘ
VÙNG
Vị trí giới hạn
Điều kiện TN và TNTN
Dân cư xã hội
Tình hình
phát triển

kinh tế

Cơng nghiệp
Nơng nghiệp
Dịch vụ

Các trung tâm kinh tế

ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG


Nhận xét chung
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×