Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

“Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp Một”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 26 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH KHÊ
TRƯỜNG TIỂU HỌC DŨNG SĨ THANH KHÊ
*******

SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI : “Một số biện pháp rèn chữ viết cho
học sinh lớp Một”.

Đề tài thuộc lĩnh vực:
Người thực hiện:
Chức vụ:
Sinh hoạt tại tổ:

Chun mơn
Hồng Thị Thơm
Giáo viên
Một

Khê,NGHĨA
tháng 02
- 2021
CỘNG HOÀ XÃThanh
HỘI CHỦ
VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng



Tôi tên là: Hồng Thị Thơm
Ngày sinh: 08/03/1996
Nơi cơng tác: Trường tiểu học Dũng Sĩ Thanh Khê
Chức danh: Giáo viên văn hóa
Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học
Nhiệm vụ công tác: Giảng dạy
Là tác giả đề nghị công nhận Sáng kiến:
“Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp Một”
Tôi xin cam đoan mọi thông tin được nêu trong sáng kiến là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Đà Nẵng, ngày ... tháng... năm 2021
Người thực hiện
Xác nhận của Hiệu trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)


Hồng Thị Thơm

MƠ TẢ CÁC GIẢI PHÁP, VIẾT SÁNG KIẾN HOÀN THIỆN

1. Tên giải pháp: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp Một”
2. Chủ đầu tư tạo ra giải pháp: Hoàng Thị Thơm
3. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Giảng dạy
4. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 1 tháng 10 năm 2020
* Tình trạng của giải pháp: Đây là giải pháp mới
5. Mô tả giải pháp

a) Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp

* Thuận lợi:


Trước khi bước vào lớp Một các em đều được học qua lớp mẫu giáo, được làm
quen với các chữ cái nên việc dạy chữ cho các em cũng thuận lợi hơn. Hơn nữa,
trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết cho HS Tiểu học được Bộ Giáo dục,
Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường các thầy cô giáo và các
bậc cha mẹ HS đặc biệt quan tâm. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ,
đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng,
bàn ghế, đồ dùng cho các môn học,….
- Hằng năm có tổ chức cuộc thi học sinh viết chữ đẹp các cấp làm cho học sinh rất
hào hứng và phong trào viết chữ đẹp của học sinh ngày càng sôi nổi hơn.
- Trên thị trường có nhiều loại vở chất lượng tốt, có ơ ly rõ ràng, viết khơng nh,
nhiều loại vở có chữ mẫu đúng và đẹp để học sinh tập viết thêm. Cịn có nhiều loại
bút chun dành cho luyện chữ đẹp như bút mài nét thanh nét đậm,…
- Đa số HS đều có ý thức tự giác và u thích rèn chữ viết.

* Khó khăn:
Ngày đầu tiên vào lớp Một các em chưa có những khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ,
độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách
viết các chữ thường, dấu thanh và chữ số.
Hơn nữa, học sinh chủ yếu là con em lao động, con em gia đình có hồn cảnh khó
khăn. Cha mẹ đi chợ, đi làm về rất muộn nên ít có thời gian quan tâm đến việc học


của con em mình. Với là học sinh lớp Một, các em như những “tờ giấy trắng”, hầu
hết các em chưa biết viết, còn rất nhút nhát khi đến trường, nhiều em khơng biết
cách cầm bút. Tuy có một số em đã được học qua lớp mẫu giáo nhưng cũng chỉ

biết tơ dạng chữ chứ viết chữ thì chưa được. Chính vì thế, người giáo viên lớp Một
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Lứa tuổi
của học sinh Tiểu học, nhất là các em lớp Một, tri giác của các em cịn thiên về
tổng thể mà khơng đi vào cụ thể. Các em thường hiếu động, thiếu kiên trì nên khi
viết bài các em thường hay mắc một số lỗi cơ bản sau :
+ Chữ viết sai về độ cao (cao hơn hoặc thấp hơn qui định):
+ Chữ viết to hoặc nhỏ quá, không cân đối.
+ Chữ viết chưa đúng khoảng cách giữa các chữ và con chữ.
+ Chữ viết không ngay ngắn (các chữ hoặc nét chữ thường nghiêng ngả hoặc
méo mó).
b) Mục đích của giải pháp
- Giúp giáo viên dạy lớp Một nói riêng, giáo viên Tiểu học nói chung tìm
ra phương pháp rèn chữ viết tốt nhất, hay nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Giúp giáo viên có đủ vốn kiến thức cần thiết cho việc rèn chữ.
- Giúp giáo viên có trình độ, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh nhằm tích cực hố hoạt động của người học.
Ngồi ra, cịn giúp giáo viên tích cực hố hoạt động của mình: Giao
việc cho học sinh; Kiểm tra học sinh; Tổ chức báo cáo kết quả làm việc;Tổ chức
đánh giá.Thơng qua việc nghiên cứu để có biện pháp cải tiến phương pháp giảng
day, khắc phục những tồn tại về chữ viết cho học sinh nhằm giúp các em viết
đúng, viết đẹp.

c) Nội dung của giải pháp


Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện
cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lịng tự trọng đối với mình cũng như đối
với thầy cơ và bạn mình”.
Học chữ chính là cơng việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân

mơn có tầm phần quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các em lớp 1. Viết
đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các
môn học tốt hơn. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó
ảnh hưởng khơng nhỏ tới các mơn học khác. Ngồi ra Tập Viết cịn góp phần quan
trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn
thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn
suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về
chữ viết để sớm giúp các em lớp Một viết chữ đẹp, viết nhanh, luôn tìm ra phương
pháp dạy học thích hợp để học sinh viết đúng, viết nhanh, góp phần giúp học sinh
thuận lợi hơn khi học các lớp trên, cấp học trên. Và sau đây là một số giải pháp mà
tôi đã nghiên cứu:

Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách các đồ dùng học tập.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua 2
hình thức: Viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và viết
trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1)
bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần
có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:
* Bảng con, phấn trắng, khăn lau.
Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dịng kẻ ơ rõ ràng, đều đặn (thể
hiện được 5 dịng) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có
chất liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải,
giúp cho việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết.


Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh
chóng nắm được những thơng tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử
lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Để việc sử dụng các đồ dùng
học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học

sinh thực hiện một số điểm sau:
- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:
+ Bảng con có dịng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết.
+ Phấn viết có độ dài vừa phải.
+ Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải.
- Sử dụng bảng con hợp lí và đảm bảo vệ sinh:
+ Ngồi viết đúng tư thế.
+ Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.
+ Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng ngay
ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét.
+ Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
* Vở tập viết, bút chì, bút mực.
- Vở tập viết lớp Một cần được bao bọc, dán nhãn tên, giữ gìn sạch sẽ, khơng để
quăn góc hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước
mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía
dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ.
- Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì khơng nhọn
q hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ.


- Bút mực trước đây địi hỏi học sinh hồn tồn sử dụng loại bút có quản, ngịi bút
nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm.
Giải pháp 2: Rèn các kĩ năng giúp học sinh viết đẹp
* Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút.
Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút
- Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi
viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25
đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ
vở.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi

viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu
tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái.
Việc giúp học sinh ngồi viết đùng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng
và viết nhanh được


Hình 1. Ngồi viết đúng tư thế

Hình 2.

Cầm bút đúng cách

*Rèn cách để vở khi viết.
- Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay ngắn
trước mặt.
- Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng
nét chữ, tránh nhồi người về bên phải để viết tiếp.
*Rèn giữ vở sạch và trình bày vở.


- Vở phải ln giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra
vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng,
không nhoè mực,....
- Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các em
nhớ và trình bày vở đúng, sạch, đẹp

Hình 3. Hình ảnh giáo viên đang rèn tư thế ngồi, cách cầm bút cho học sinh, nhắc
nhở học sinh giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
Giải pháp 3: Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ
* Luyện viết các nét cơ bản: (Giai đoạn viết chữ nhỡ)

Vào đầu năm học, tôi cung cấp ngay cho các em một số nét cơ bản như:


-Nét sổ thẳng: Viết nét thẳng đứng trong hai li theo mẫu sau đó luyện viết ở bảng
con.
- Nét khuyết xi: Đặt bút từ dịng kẻ ngang li thứ hai lượn bút viết nét khuyết cao
5 li rộng 1 li
- Nét khuyết ngược: Đặt bút từ dòng hai của li thứ hai đưa bút xuống viết nét
khuyết ngược 5 li rộng 1 li.
- Nét móc xi: Đặt bút từ dịng ngang thứ hai lượn bút lên viết nét móc xi 2 li.
- Nét móc ngược: Đặt bút từ dịng ngang thứ hai đưa bút xuống 2 li lên nét hất 1 li.
- Nét móc hai đầu: Đặt bút từ dịng ngang thứ hai lượn bút lên viết nét móc, lượn
bút xuống viết nét móc ngược phải, được nét móc hai đầu kết thúc hết li 1.
- Nét móc hai đầu có thắt ở giữa: Phần trên nét thắt viết hơi giống chữ c, phần dưới
nét móc viết gần giống nét móc hai đầu.
- Nét cong hở phải: Đặt bút dưới dòng kẻ ngang thứ 3 của li 2 viết nét cong hở phải
kết thúc giữa li 1.
- Nét cong hở trái: Đặt bút giữa li thứ 2, lượn bút viết nét cong hở trái kết thúc nét
cong giữa li 1.
- Nét cong kín: Đặt bút giữa li 2 dưới dịng kẻ ngang thứ 3 lượn bút viết nét cong
kín.


Hình 4. Chữ viết của bạn Như Thảo lớp 1/1 luyện các nét cơ bản.
*Luyện viết theo nhóm chữ:
Khi các em đã viết chắc được các nét cơ bản thì việc kết hợp để viết được
các nhóm chữ tương đối dễ dàng hơn và các em sẽ tập trung cho việc rèn chữ viết
nhiều hơn.
Hướng dẫn HS nắm chắc về độ cao của từng con chữ:
Các con chữ được viết trong hai li như: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, n, m, v, x, i.

Các con chữ được viết trong hai li rưỡi: chữ s, r.
Các con chữ được viết trong 3 li như: t.
Các con chữ được viết trong bốn li như: d, đ, p, q.
Các con chữ được viết trong năm li như: b, l, h, g, k, y.


Khi luyện viết các chữ có nét khuyết rất nhiều em thường viết sai nhiều ở nét
khuyết. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái,
để học sinh viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu tơi chia thành các nhóm chữ và xác định
trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì
khi viết các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ: m n i u ư v r t
Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét
móc thường hay bị đổ nghiêng, khi hất lên thường bị chỗi chân ra khơng đúng.
- Để khắc phục nhược điểm này ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện
cho học sinh viết nét móc ngược, nét móc hai đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước
khi ghép các nét tạo thanh chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm
đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
Ví dụ: Chữ n: Hướng dẫn lượn bút nét hất từ giữa li thứ hai viết nét móc xi (1)
dừng bút ở dịng kẻ li thứ nhất ,khơng nhấc bút mà ngược lên dịng kẻ li thứ hai để
viết nét móc hai đầu, kết thúc đến hết li thứ nhất.
Trong nhóm chữ thường có chữ t, học sinh thường hay viết nhầm về độ cao là 4 li,
do đó giáo viên cần chú ý khi luyện viết chữ này.
* Nhóm 2: Gồm các chữ: l b h k y p
- Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn
cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết bằng một dấu
chấm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen ln đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng
chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng.



Ví dụ: Chữ h viết nét khuyết cao 5 li,rộng 1 li, nét móc hai đầu cao hai li rộng 1 li
rưỡi và kết thúc hết li thứ nhất, rộng hai li rưỡi.
Khi viết chữ k: Chữ k được viết 2 nét, nét khuyết trên được viết trong 5 li, nét thắt
giữa được viết trong 2 li
- Đối với học sinh lớp Một để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần
rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay bài các nét chữ cơ bản
khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết. Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ
thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ hai dễ
hơn.
* Nhóm 3: Gồm các chữ: o ơ ơ ă â ă c x e ê s d đ q g
- Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng hầu hết học sinh viết
sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ khơng đều đầu to đầu
bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy cho học sinh viết đúng chữ
O để làm cơ sở cho việc viết đúng các chữ khác trong nhóm
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tơi
ln đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Mỗi tuần
tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng nhóm chữ này mới chuyển sang nhóm
chữ khác, khi các nhóm chữ các em viết đúng kĩ thuật rồi mới tiến tới rèn viết đẹp
nên các em rất say mê phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Ví dụ: Chữ e thì từ giữa li thứ nhất, lượn bút lên hết li thứ hai kết thúc của
chữ e đến giữa li thứ nhất (nhiều học sinh có thói quen kết thúc đến hết li thứ
nhất).
** Một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết:


+ Thiếu nét

+ Sai mẫu chữ


+ Thừa nét

+ Sai cỡ chữ

+ Sai nét

+ Sai chính tả

+Saivề khoảng cách + Sai trình bày
+ Sai dấu

+ Sai tốc độ

** Phân tích ngun nhân và cách khắc phục:
+ Thiếu nét:
VD: Khi viết vần ay các em hay bị viết thiếu một nét móc ngược của chữ y.
Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc thường
xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Giáo
viên cần hướng dẫn cho những em viết thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học
sinh vừa viết thiếu nét.
+ Thừa nét:
VD: Khi viết từ đồi núi

đồi núu

Các em thường viết thừa một nét móc ngược giữa u với i
Nguyên nhân: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu
học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định.
Cách khắc phục: Giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.
+ Sai nét:



Nguyên nhân: Do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay q sát xuống ngịi
bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không
linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét.
Cách khắc phục: Nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay
cầm khoảng 2,5 cm) Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử
động của cổ tay, cánh tay.

+ Sai về khoảng cách:
- Nguyên nhân: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không
viết liền mạch, đưa tay không đều.
- Cách khắc phục: Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định
về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o)
khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết
xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.
+ Dấu chữ, dấu thanh:
Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu q to, q cao khơng đúng vị trí.
- Ngun nhân: Lỗi này thường do các em không cẩn thận mặt khác cịn do giáo
viên khơng hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên.
- Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu
thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và khơng
vượt q đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu
mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ dấu nhỏ cịn giúp trang vở
khơng bị rối bài viết sẽ thoáng hơn.


Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết chưa đúng cần giúp trẻ rút kinh nghiệm,
tránh vấp phải sai sót lần sau. Khi ngồi viết thấy mỏi tay, mồ hôi tay ra nhiều, hoặc
hoa mắt ... cần phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như vươn vai,

hít thở, tập vài động tác thể dục.
*Luyện viết nét thanh nét đậm:
Việc rèn cho các em viết nét thanh, nét đậm thật không dễ dàng chút nào,
ngay từ đầu năm học, tôi chuẩn bị cho mỗi em một mẫu giấy nháp có độ dày được
đính cố định trên bàn. Khi viết bài nếu bút chì bị tà, mũi to thì các em mài vào đó
để các em dễ dàng thực hiện được nét thanh, nét đậm. Đồng thời tôi hướng dẫn cho
các em biết, khi viết nét thanh đưa bút lên nhẹ tay, khi viết nét đậm đưa bút xuống
hơi mạnh tay.
- Đến giai đoạn viết bút mực, tôi hướng dẫn cho học sinh dùng loại bút (lá tre
mũi kim loại) để các em dễ dàng thực hiện được nét thanh, nét đậm. Thực hiện viết
chữ có nét thanh, nét đậm khi viết đưa bút lên nhẹ tay, lượn bút xuống hơi nặng
tay. Một điều cần chú ý hơn nữa trong giai đoạn luyện viết, tuyệt đối không để học
sinh viết với tốc độ quá nhanh, khi viết quá nhanh các nét không chuẩn, chữ viết sẽ
bị chuệch choạc: VD chữ ch, kh, nh, th, ngh, gh.
Đối với vở học sinh theo quy định: Vở phải có nhãn, bao bọc cẩn thận, cần phải
giữ vở sạch sẽ không bơi bẩn, khơng để vở quăn góc.
- Nếu như chúng ta không thường xuyên kiểm tra về việc giữ vở hoặc ra bài mà
khơng có sự kiểm tra đánh giá, thì chắc hẳn việc rèn chữ viết của các em khó thành
cơng. Cho nên việc kiểm tra, đánh giá đựơc tiến hành thường xuyên và tuyên
dương kịp thời. Đối với những em viết chưa đúng, chưa đẹp cần phải hướng dẫn
phân tích kĩ để các em nắm, phát hiện ra những mặt tồn tại để các em khắc phục
sửa sai.


Hằng tháng chúng ta có thể phát động thi viết chữ đẹp, giữa các nhóm trong
lớp. Cuối tháng chấm vở, tổng kết tuyên dương khen thưởng cho cá nhân, nhóm đã
có thành tích rèn chữ đẹp bằng những hình thức sau: Vở, bút, nhãn vở, bơng hoa để
khích lệ các em đã có tinh thần, ý thức trong việc rèn chữ viết.
Giải pháp 4: Các biện pháp rèn viết các từ và câu
Trong giờ Tập viết khi hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng, tôi chú ý để khắc

phục các lỗi sai cho học sinh như sau:
*Khắc phục lỗi sai về độ cao, độ rộng của các chữ, con chữ.
Tương tự như với viết chữ cái, tôi hướng dẫn các em dựa vào các đường kẻ
ngang, kẻ dọc của vở. Các chữ cái cao hai dòng li (với thời điểm các em còn viết
cỡ chữ nhỡ) một dòng li (với thời điểm các em viết chữ cỡ nhỏ) tôi cho các em so
sánh chiều cao với chiều rộng của chữ để cho các em không viết quá to hoặc quá
nhỏ dựa vào những ô vuông trong vở để hướng dẫn cho các em.
* Khắc phục các lỗi sai về khoảng cách.
Có những em khơng biết ước lượng về khoảng cách nên khi viết chữ thì viết sát
nhau q, có chữ thì cách xa nhau quá. Những trường hợp như vậy vào tiết Hướng
dẫn học tôi dành cho các em viết khoảng 1-2 câu trong phần câu ứng dụng hoặc
trong bài tập đọc hay bài chính tả mới học bằng cách cứ viết bằng bút chì một chữ
o nhỏ vào sau mỗi chữ rồi mới viết tiếp chữ tiếp theo.
Ví dụ: Cho học sinh viết câu: Trường em ngói mới đỏ hồng, tơi hướng dẫn các em
viết như sau:
Trườngoemongóiomớiođỏohồng. Khi viết xong hết thì xóa các chữ o đó đi và cho
các em quan sát về khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ. Bên cạnh đó cũng
lưu ý cho học sinh về khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, cần phải biết rõ
về điểm đặt bút, dừng bút và cách nối chữ để chữ viết đúng và cân đối.
*Khắc phục về chữ viết không ngay ngắn.
Ở phần dạy viết các nét cơ bản và các chữ cái mà các em đã viết đẹp rồi thì sang
phần viết từ và câu cũng chỉ còn một số em. Mà hầu hết các em viết chữ chưa được
ngay ngắn, thường là do viết các nét khuyết. Có em thì nghiêng bên này, ngả bên
kia, có em thì viết chữ vẹo vọ, méo mó. Trước tiên tơi cho các em tập viết lại các
nét cơ bản vào quyển vở rèn chữ.


VD: Nét khuyết: Tôi hướng dẫn các em để các em nhận biết về độ nghiêng cần
thiết khi đưa nét bút lên để viết khuyết (/) và khi đưa nét viết xuống phải dóng
(tựa) theo đường kẻ dọc của vở thì nét chữ sẽ khơng bị cong vẹo. Khi hướng dẫn

cho các em, giáo viên cần “miệng nói tay làm” để học sinh vừa nghe vừa quan sát
được thực tế sau đó cho các em thực hành trên vở Hướng dẫn học. Có thể cho 5-7
phút trong giờ ra chơi hoặc trước khi ra về, khi các em đã nắm được thì dặn các em
về nhà phải viết thêm. Luyện viết chữ đẹp cho học sinh không phải ở riêng mơn
tập viết mà cịn phải chú ý khi học sinh viết tất cả các môn khác, đặc biệt là phân
môn chính tả. Trong các tiết học này, khi các em viết tôi thường xuyên quan sát để
động viên và nhắc nhở kịp thời, chấn chỉnh cho các em ngay để mỗi bài viết các
em có thêm ý thức giữ gìn làm sao để viết vừa đúng lại vừa đẹp, để mỗi khi mở vở
ra các em thấy vui vì những bài viết tiến bộ của mình, để từ đó các em có thêm ý
thức rèn luyện chữ viết cho bản thân.
6. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đây là giải pháp mang tính cấp thiết, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
nay (dạy học theo định hướng phát triển năng lực). Việc áp dụng giải pháp vào thực
tiễn quản lý hoạt động dạy học môn Tập viết theo định hướng phát triển năng lực học
sinh tại các trường TH trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng góp phần
nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập viết nói
riêng trong bối cảnh Ngành Giáo dục đang thực hiện đổi mới Giáo dục phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực học sinh và chuẩn bị thực hiện chương trình, SGK
mới.
Được sự nhất trí, đồng ý giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường cũng như các
thầy cô giáo ở trường Tiểu Dũng Sĩ Thanh Khê, chúng tôi chọn hai lớp tương
đương nhau về thành phần và trình độ ở hai lớp để tiến hành khảo sát ở trường
Tiểu học Dũng Sĩ Thanh Khê (lớp 1/1 và lớp 1/6) cũng như tiến hành soạn giáo án
để tiến hành thực nghiệm.
Địa điểm: Trường Tiểu học Dũng Sĩ Thanh Khê
+ Lớp 1/1 do cô Nguyễn Thị Anh Đào phụ trách


+ Lớp 1/6 do cô Phạm Thị Kim Thoai phụ trách
Thời gian thực nghiệm: Từ tuần 3 đến tuần 18

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua một thời gian áp dụng, tơi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về
chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em ln tự
giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” của
lớp luôn được Ban thi đua đánh giá cao. Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng,
chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định.
* Kết quả cụ thể:
Từ những biện pháp trên lớp tôi đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Đầu năm:
Các em mới làm quen với tư thế ngồi viết, cách cầm bút vì vẫn còn hay quên
nên một số em chữ viết còn tẩy xóa nhiều, vở cịn bị quăn góc, các chữ cịn sai
nhiều về độ cao, khoảng cách và các nét chữ cũng như các điểm đặt bút, điểm dừng
bút chưa đúng nên chất lượng chữ viết cũng như chất lượng vở sạch chữ đẹp cịn
thấp.
Cuối học kì I:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp giúp học sinh có nề nếp và kĩ thuật viết
chữ đúng cho các em chất lượng chữ viết của các em có nhiều tiến bộ. Đa số các
em đã biết ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách nên chữ viết của các em đã
tiến bộ rõ rệt. Một số em khi mới vào học và nhất là đến giờ tập viết rất ngại học
nhưng từ khi các em nắm được các kĩ thuật viết chữ đúng các em đó hồ hởi và


phấn khởi hơn khi học tập viết, và từ tâm lí vui vẻ khi học mà các em đã tiến bộ rất
nhiều, chữ của các em đã viết đúng kĩ thuật, đẹp dần lên. Cụ thể:

Viết đúng độ cao, độ
rộng của con chữ

Ngồi, cầm bút đúng

Lớp


số

Trước
SL

1/1

30

1/2

32 3

5

%

Sau
SL

%

16,7 25

83,
3


9,4

29

90,
6

Trước
SL

Thể hiện được nét
thanh đậm

Sau

Trước

%

SL

%

SL

%

7

23,3


23

76,7

3

10

6

18,7
5

26

81,25

5

Sau
SL

%

16

53,3

15,6 19


59,4


Hình 5. Chữ viết của bạn Cẩm Hân lớp 1/1 sau 15 tuần rèn chữ.


Hình 6. Chữ viết của bạn Thùy Trang lớp 1/6 trước và sau khi rèn chữ viết.

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
- Khơng có thơng tin cần được bảo mật.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thanh Khê, ngày 20 tháng 2 năm 2021
Người viết sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hồng Thị Thơm

ĐƠN VỊ………………..
………………… …..

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN


Tên đề tài


: “Một số biện phép rèn chữ viết cho học sinh lớp Một ”.

Tác giả

: Hoàng Thị Thơm

Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường tiểu học Dũng Sĩ Thanh Khê

TỔ CHUYÊN MÔN

HỘI ĐỒNG SK TRƯỜNG

Nhận xét:

Nhận xét:

…………………………………………
…………………………………………

………………………………………
………………………………………

…………………………………………

………………………………………

……………………………………….

…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Xếp loại:………..

Xếp loại:………..

Ngày…..tháng…..năm…….
Tổ trưởng

Ngày…..tháng…..năm…….



Hiệu trưởng

PHÒNG GDĐT ……….
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
…….......................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
…….......................................................................................................................
……………………………………………………………………………………
……........................................................................................................................

Xếp loại:………..


×