Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.29 KB, 5 trang )
Kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Mỗi cuối năm, doanh nhân cần kiểm tra lại kế hoạch, kế toán, những
con số, việc làm ăn đã qua. Danh mục đầu tư thế nào? Đã đến lúc cân bằng
trở lại? Những lý luận có còn vững chắc? Có những khó khăn nào cần cân
nhắc?
1. Kế hoạch tài chính
Bài viết đầu tiên của tôi cho Entrepreneur là: cách chọn người lập kế họach
tài chính cho công ty.
Đó là vấn đề cần quan tâm với mọi doanh nghiệp, tại mọi thời điểm. Nhà
lập kế hoạch tốt nhất chỉ lo về kế hoạch chi tiêu, không ôm đồm đầu tư hay bán
hàng. Về phần chủ doanh nghiệp, cần quan tâm và theo sát người lập kế hoạhc,
yêu cầu có biểu đồ tài chính và thường xuyên xem xét tình hình tài chính để điều
chỉnh cho phù hợp khi cần. Hỏi thăm ý kiến từ bạn bè và đồng sự hay tìm nhà lập
kế họach tài năng tại napfa.org/consumer/planners hay plannersearch.org
2. Lập kế họach thừa kế
Dĩ nhiên, nhiều doanh nghiệp né tránh vấn đề này. Không ai muốn nghĩ đến
ngày tử của mình. Tuy nhiên, không thể vì thế mà phủ nhận sự cần thiết của nó.
Mục đích cuối cùng là để quản lý tốt tài sản của mình và không làm người thừa kế
bối rối. Ít nhất, chủ doanh nghiệp phải soạn di chúc chúc sống và chỉ định ủy
quyền. Bạn có thể tìm thấy danh sách luật sư chuyên về tài sản thừa kế trong mục
“trust and estates” tại martindale.com
3. Kế hoạch đầu tư
Hầu hết đầu tư của bạn nên là ở những cổ phần giá rẻ chạy đều, ổn định.
Quỹ hỗ tương về đầu tư theo chỉ số “Index funds” và quỹ đầu tư ETF “Exchange-
traded funds” phải hợp lý với hóa đơn. Thay vì mạo hiểm trong thị trường, nên để
90% tiền của bạn vào vài nơi khác nhau, đa dạng ngành nghề. Bạn cứ mạnh dạn
đầu tư rộng khắp toàn cầu, rồi để thời gian tính toán những mối làm ăn khác.