Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.51 KB, 3 trang )

Vang-rền-nền-nảy trong kỹ thuật hát quan họ
a. Nền
Trước khi bàn đến yếu tố nền, không thể không nhắc đến đặc
điểm sử dụng tiếng đệm trong hát Quan họ. Tiếng đệm là những âm
thanh không thuộc phần lời thơ, như i, a, ơ, ư, hự, rằng, là, ru hời, tính
tình tang…. Trong bài Quan họ, tiếng đệm vừa làm nền như một dàn
nhạc đệm, vừa là chất kết dính các âm điệu của lời thơ, thông qua các
nốt luyến, lướt, hoa mỹ, thêu tạo thành tuyến giai điệu đặc trưng của
Quan họ và chi phối nhiều đến kỹ thuật hát Quan họ.
Chúng tôi cho rằng, nền là đặc điểm của các tiếng đệm tạo nên
mặt bằng giai điệu, qua đó làm nổi lên lời thơ và cùng với âm điệu
của lời thơ tạo nên giai điệu của bài hát.
Tiếng đệm thường thấy nhiều trong dân ca Việt Nam và mỗi thể
loại có mức độ và cách thức sử dụng tiếng đệm khác nhau. Trong
Quan họ, tiếng đệm được sử dụng nhiều, chúng cũng có chức năng
đệm hơi, đệm nhịp hoặc cả đệm nghĩa, làm cho giai điệu bài hát phát
triển, tuy nhiên đặc thù của tiếng đệm trong hát Quan họ là chúng có
vai trị thay cho dàn nhạc đệm, làm nền cho lời thơ và hỗ trợ cho các
yếu tố vang, rền, nẩy.
Tiếng đệm trong Quan họ đòi hỏi kỹ thuật hát tương đối khó.
Thiếu tiếng đệm Quan họ khơng còn là Quan họ. Để hát được nền
phải giữ hơi thở đều, liên tục, khẩu hình vừa phải, vị trí âm thanh ít
thay đổi để giai điệu bài hát đều đặn, hồ quyện, nối tiếp nhau và
khơng bị đứt qng. Đồng thời có thể điều tiết được độ to nhỏ, mạnh
nhẹ của tiếng đệm tương quan hợp lý, không những khơng át đi âm
điệu của lời thơ, mà cịn làm nổi lên lời thơ trên nền âm thanh đệm…
b. Rền
Rền là đặc điểm âm thanh trong câu hát hay trổ hát có độ rung
đều đều, liên tục khơng dứt. Rền trong Quan họ có được nhờ cách hát
luyến láy và rung giọng, giai điệu phát triển liên tục. Rền tạo nên sắc
thái âm thanh đặc trưng của phong cách hát Quan họ.


Rền là cách hát nhấn nhá, luyến láy và rung giọng, vì vậy địi
hỏi người hát phải đạt tới kỹ thuật hát tinh tế mới có thể sử lí độ nhấn
vuốt của câu hát Quan Họ. Hát rền cần giữ tư thế và cổ họng thật
thoải mái, tự nhiên, khẩu hình mở vừa phải, đặt âm thanh ở hàm trên,
hàm dưới rơi tự do, lấy hơi vừa đủ, khống chế hơi, giữ và đẩy hơi ra
đều, liên tục mà khơng đứt, gẫy, đặc biệt cần có độ rung của thanh


quản. Âm thanh phát ra vừa phải có độ vang, vừa có độ rung của
giọng, mà khơng bị đứt qng. Chẳng hạn, trong câu Bỉ bài Gọi đò
cần hát luyến từ gọi có độ rung giọng, như có nhiều âm ọi liên tiếp
với nhau, hát âm ơ như có nhiều âm ơơơơ… ở độ cao khác nhau.
c. Nẩy
Nẩy hay còn gọi là nẩy hạt là đặc điểm âm thanh bị tắc lại ở họng, sau
đó được bật ra ngồi tạo thành độ nẩy của âm thanh. Nẩy hạt thường
rơi vào những âm ở họng hoặc tắc họng như ư, hự, í ợ, ạ. Có 2 kiểu
nẩy hạt:
– Kiểu 1: Sau khi tắc lại ở họng, âm được bật ra, tiếp tục kéo dài và có
độ rung giọng như trường hợp âm ơ, hự, ạ trong câu Bỉ của bài Gọi
đò…
– Kiểu 2: Sau khi tắc họng, âm bật ra và dừng lại đột ngột như trong
câu la hự, ối hự của bài Tìm người, hoặc câu mía í ơ trong bài Cái ả…
Nẩy hạt là một kiểu sáng tạo nghệ thuật của dịng âm nhạc dân
gian. Nẩy hạt có thể xem như những điểm nhấn trong chuỗi âm thanh
rền, làm cho câu hát, trổ hát thêm ấn tượng và độc đáo. Trong Quan
họ những âm nẩy tương đối phong phú, thường rơi vào những âm
đệm như ư, hự, í ợ, ạ… và một số trường hợp nẩy hạt vào những từ
thuộc phần lời thơ của bài hát.
Kỹ thuật hát nẩy hạt trong hát Quan họ rất khác biệt làm cho
phong cách hát Quan họ không giống với các thể loại dân ca khác. Để

hát được nẩy hạt, cần mở khẩu hình vừa phải, phù hợp với từng âm
nẩy hạt (hự, ơ…), hàm dưới buông lỏng và hơi hạ thấp cằm xuống,
môi và hàm trên hơi nhếch lên, khống chế hơi, dùng lực hơi thở đẩy
mạnh âm nẩy hạt bật ra.
d. Vang
Vang là đặc điểm âm thanh truyền đi mạnh và lan toả rộng ra
xung quanh. Vang là kết quả cộng hưởng của miệng hát để khuyếch
đại âm thanh. Những yếu tố hỗ trợ vang trong hát Quan họ gồm: giai
điệu bài hát phát triển liên tục, sử dụng nhiều âm thêu, luyến, nốt hoa
mỹ, âm đệm mở như ơ, í ơ, í a… với độ ngân dài.
Vang là một yếu tố quan trọng không chỉ riêng trong hát Quan họ mà
ở tất cả các thể loại dân ca. Về mặt âm nhạc, vang có chức năng làm
cho tuyến giai điệu của bài hát phát triển ở nhiều cung bậc trầm bổng
khác nhau, làm cho tác phẩm nghệ thuật thật sự sống động.


Để hát được vang cần hát chậm, hơi thở đầy, khẩu hình mở,
vịm họng chống lên cao, có độ rỗng bên trong họng. Hàm dưới rơi tự
do, hàm và môi trên hơi nhếch cao để lộ ra hàm răng trên như cười,
tạo cảm giác như hai gò má chống lên cao, phát âm phải rõ chữ và có
độ sáng…
Sự phân tích các yếu tố vang-rền-nền-nẩy trong hát Quan họ từ
các góc độ khác nhau ở trên cho phép chúng ta nhận diện các yếu tố
này dễ dàng và chính xác hơn: mỗi yếu tố có đặc điểm âm thanh
riêng, có giá trị âm nhạc nhất định và đòi hỏi kỹ thuật hát phù hợp. Sự
kết hợp các yếu tố vang-rền-nền-nẩy trong bài hát Quan họ tạo ra sắc
thái âm thanh đặc trưng của bài hát Quan họ. Vì vậy một trong những
cái khó của hát Quan họ là người hát phải có được kỹ năng điêu luyện
thể hiện kết hợp các yếu tố này.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×