Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Lịch sử Cải lương docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.76 KB, 7 trang )

Lịch sử Cải lương
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam
Việt Nam, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long
và nhạc tế lễ.
Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần
Văn Khê cho rằng: "cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua
sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài
bản.
Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng
cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì
kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công
diễn tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không
thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt
mãi, vừa canh tân, vừa cải cách nên cải lương hình thành lúc nào cũng
không ai biết rõ "
Lịch sử
Nhắc lại giai đoạn này, trong Hồi ký 50 năm mê hát, có đoạn:
Căn cứ theo sách vở thâu thập và những lời của người lớn tuổi nói
lại, và nếu tôi (Vương Hồng Sển) không lầm thì buổi sơ khởi của cải lương,
là do sự ngẫu nhiên, sự tình cờ, là do lòng ái quốc mà nên.

Tác giả giải thích:
Người miền Nam có cái hay là khi biết dùng bạo lực cải hại thân vào
tù, thì họ không dùng bạo lực. Họ cố đè nén lòng thương nước, chôn giấu
trong một bề ngoài lêu lổng, chơi bời Họ (những tài tử) thường tụ họp
vừa tập ca cho vui, vừa trau giồi nghệ thuật rồi mỗi khi có đám tang, vào
lúc canh khuya họ cũng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh
cơn buồn ngủ. Sau thành thói tục, mỗi dịp “quan - hôn - tang - tế” (chủ
nhà) đều có mời họ cho rôm đám
ừ Đờn ca tài tử
Đã đến lúc, theo Vương Hồng Sển, người ta nghe hát bội hoài,


hát bội mãi, cũng chán tai thét hóa nhàm thì các ban tài tử đờn ca
xuất hiện.
Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn
ca được thành lập cốt để tiêu khiển, để phục vụ trong các buổi lễ tại tư
gia, như đám tang, lễ giỗ, tân hôn nhưng chưa hề biểu diễn trên sân
khấu hay trước công chúng.
Và nếu trước kia “cầm” (trong “cầm, kỳ thi, họa”) là của tầng lớp
thượng lưu thì đến giai đoạn này nó không còn bị bó buộc trong phạm vi
đó nữa, mà đã phổ biến rộng ra ngoài. Chính vì thế nhạc tài tử ở các tỉnh
phía Nam, về nội dung lẫn hình thức, dần dà thoát ly khỏi nhạc truyền
thống có gốc từ Trung, Bắc.



Khi ấy, Đàn ca tài tử gồm hai nhóm:
Nhóm tài tử miền Tây Nam Bộ, như: Bầu An, Lê Tài Khị (Nhạc
Khị), Nguyễn Quan Đại (Ba Đợi), Trần Quang Diệm, Tống Hữu Định, Kinh
Lịch Qườn, Phạm Đăng Đàn
Nhóm tài tử Sài Gòn, như: Nguyễn Liên Phong, Phan Hiển Đạo,
Nguyễn Tùng Bá
Đến lối Ca ra bộ
Qua lối năm 1910, ông Trần Văn Khải kể:
Ở Mỹ Tho có ban tài tử của Nguyễn Tống Triều, người Cái Thia, tục
gọi Tư Triều (đờn kìm), Mười Lý (thổi tiêu), Chín Quán (đờn độc huyền),
Bảy Vô (đờn cò), cô Hai Nhiễu (đờn tranh), cô Ba Đắc (ca sĩ). Phần nhiều
tài tử nầy được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở
Pháp. Khi về, họ cho biết rằng Ban tổ chức có cho họ được đờn ca trên
sân khấu và được công chúng đến xem đông đảo
Nghe được cách cho "đờn ca trên sân khấu", Thầy Hộ, chủ rạp chiếu
bóng Casino, ở sau chợ Mỹ Tho, bèn mời ban tài tử Tư Triều, đến trình

diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trên sân khấu, trước khi chiếu bóng, được
công chúng hoan nghinh nhiệt liệt.
Trong thời kỳ này, Mỹ Tho là đầu mối xe lửa đi Sài Gòn. Khách ở các
tỉnh miền Tây muốn đi Sài Gòn đều phải ghé trạm Mỹ Tho. Trong số
khách, có ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long là người hâm mộ cầm ca. Khi ông
nghe cô Ba Đắc ca bài Tứ Đại, như bài “ Bùi Kiệm - Nguyệt Nga”, với một
giọng gần như có đối đáp, nhưng cô không ra bộ. Khi về lại Vĩnh Long,
ông liền cho người ca đứng trên bộ ván ngựa và "ca ra bộ". Ca ra bộ phát
sinh từ đó, lối năm 1915 - 1916.
Cũng theo Vương Hồng Sển:
Các điệu ca ra bộ và cải lương sau này đều chịu ảnh hưởng của các
buổi hát nhân những kỳ bãi tường do các trường trung học Taberd, Mỹ
Tho, trường tỉnh Sóc Trăng Cho nên chúng ta không nên ơn các nhà tiền
bối, phần đông là các giáo sư trường Pháp, đã có sáng kiến dìu dắt và dạy
cho ta biết một nghệ thuật hát ca khác với điệu hát bội thời ấy
Nhà văn Sơn Nam còn cho biết:
Năm 1917, Lương Khắc Ninh, sành về hát bội, đã diễn thuyết tại hội
khuyến học Sài Gòn: Người An Nam ta thuở nay vẫn cho nghề hát là nghề
hạ tiện, nên người có học thức một ít thì không làm…(nay) muốn cải lương
phải làm sao? Chuyện nói đây không khó. Có học trò trường Taberd đến
lúc phát thưởng, nó ra hát theo Lang Sa (Pháp), bộ tịch như Lang Sa. Rất
đổi là hát theo ngoại quốc, trẻ em còn làm được, hà huống người An Nam
mà hát An Nam không được sao? Rồi đoàn ca nhạc kịch bên Pháp mỗi
năm sáu tháng đã đến Sài Gòn trình diễn, có màn có cảnh phân minh, mỗi
tuồng dứt trọn một đêm. Công chúng người Việt hâm mộ, thấy hợp lý,
thêm tranh cảnh gọi Sơn thủy, đẹp mắt
.
Và rồi ngay năm này (1917), ông André Thận (Lê Văn Thận) ở Sa
Đéc lập gánh hát xiệc, có thêm ít màn ca ra bộ.


Hình thành Cải lương

Qua năm 1918, cũng theo Vương Hồng Sển, năm 1918, bỗng Tây thắng
trận ngang (Đệ nhất thế chiến), mừng quá, toàn quyền Albert Sarraut nới tay
cho phép phe trí thức bày ra một cuộc hát lấy tiền dâng “mẫu quốc” và cho phép
lập hội gánh hát để dân bản xứ lãng quên việc nước, thừa dịp đó dân trong Nam
bèn trau giồi nghề đờn ca và đưa tài tử salon lên sân khấu
Nhân cơ hội ấy, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho chuộc gánh của
ông André Thận rồi sắm thêm màn cảnh, y phục và nhờ ông Trương Duy Toản
soạn tuồng, đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương.
Đến năm 1920, cái tên “cải lương” xuất hiện lần đầu tiên trên bản
hiệu gánh hát Tân Thịnh (1920) với câu liên đối:
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
Mặc dù Vương Hồng Sển đã nói cải lương hình thành lúc nào cũng
không ai biết rõ, nhưng theo sự hiểu của ông thì:
Năm 1915 trở về trước, tại miền Nam, tài tử còn ca kiểu “độc
thoại”.
Năm 1916, có ca kiểu "đối thoại" (ca ra bộ)
Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng
Pháp - Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai
của cải lương.
Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đã đưa cải lương
lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim
Vân Kiều diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Modern
Sài Gòn lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự
Và diễn biến tiếp theo của cải lương được Từ điển Bách khoa toàn
thư Việt Nam tóm gọn như sau:
Những năm 1920 - 1930 là thời kì phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát
ra đời, nổi tiếng nhất là hai gánh Phước Cương và Trần Đắc có dàn kịch

gồm 3 loại: các tuồng tích của Trung Quốc, loại xã hội và loại phóng tác
(như "Tơ vương đến thác", "Giá trị và danh dự").
Trong thời kì 1930 - 1934, nghệ thuật cải lương lan truyền ra ngoài
Bắc và nhiều nghệ sĩ xuất sắc xuất hiện như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy
Nhiêu, Năm Châu Thời kì kinh tế khủng hoảng, nhiều gánh hát tan rã.
Dựa vào tâm lí của dân chúng ngả về tôn giáo, các gánh hát đua nhau
diễn các tích về Phật, tiên, đi đầu là gánh hát Tân Thịnh.
Từ 1934, xuất hiện phong trào "kiếm hiệp", đi đầu là gánh Nhạn
Trắng và tác giả Mộng Vân người Bạc Liêu. Những vở nổi tiếng: "Chiếc lá
vàng", "Bích Liên vương nữ", "Bảo Nguyệt Nương". Từ sau Cách mạng
tháng Tám đến nay Nhiều vở diễn mới xuất hiện, nội dung phong phú và
đa dạng.


×