Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) từ ngữ chỉ thời gian và không gian trong thơ của văn công hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ THU BÌNH

TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN
VÀ KHƠNG GIAN TRONG THƠ
CỦA VĂN CƠNG HÙNG
DƯỚI GĨC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Bình Định - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ THU BÌNH

TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN
VÀ KHƠNG GIAN TRONG THƠ
CỦA VĂN CƠNG HÙNG
DƯỚI GĨC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC

Chun ngành
Mã số

: Ngôn ngữ học
: 82 29 0 20

Người hướng dẫn: PGS.TS. VÕ XUÂN HÀO



`


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trên bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Bình


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình Cao học và hồn chỉnh luận văn này, tơi xin
chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cơ khoa
Ngữ văn và các phịng chức năng, trung tâm Thư viện của Trường đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Võ Xuân Hào đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình triển khai, hồn thành luận văn và
nhà thơ Văn Công Hùng - người đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý giá
trong quá trình nghiên cứu về tác giả.


1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tác giả và tác phẩm văn chương từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học. Tập trung là văn học và ngơn ngữ học. Dưới
góc nhìn ngơn ngữ, chúng ta thừa nhận văn học là nghệ thuật ngôn từ - yếu tố
đầu tiên của nghệ thuật văn chương không gì khác chính là ngơn ngữ. Bởi thế,
nghệ thuật văn chương và ngơn ngữ có mối quan hệ hết sức mật thiết và
khơng thể tách rời. Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là
việc làm cần thiết đối với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ học, việc vận dụng ngôn ngữ vào thực tế giao tiếp của
cộng đồng sản sinh ra vô vàn những biến thể với ý nghĩa dụng học khác nhau.
Xét ở mặt này thì mỗi cuộc hội thoại và mỗi phát ngơn sẽ hàm chứa trong đó
một ý nghĩa riêng gắn liền với ngữ cảnh cụ thể. Muốn tìm hiểu ý nghĩa chân
thực của các phát ngơn chỉ có cách là nghiên cứu và tìm hiểu phát ngơn ấy
trong những ngữ cảnh nhất định.
Trong tác phẩm văn học, từ ngữ chỉ thời gian và khơng gian ln đóng
vai trị quan trọng. Khơng có một hình tượng nghệ thuật nào lại khơng tồn tại
trong thời gian, không gian của tác phẩm nghệ thuật.
Cho đến nay, thơ của Văn Công Hùng đã được một số tác giả quan
tâm, nghiên cứu nhưng chủ yếu trên phương diện văn học. Việc nghiên cứu
thơ Văn Công Hùng dưới góc nhìn ngơn ngữ học, đặc biệt là dưới ánh sáng
của ngữ dụng học nhằm phát hiện những đặc sắc của ngơn từ nghệ thuật trong
thơ ơng cịn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế ấy, chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài: “Từ ngữ chỉ thời gian và khơng gian trong thơ của Văn Cơng
Hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học” với mong muốn tìm hiểu về cách sử


2

dụng từ ngữ chỉ thời gian và từ ngữ chỉ khơng gian trong thơ Văn Cơng Hùng.
Qua đó làm sáng tỏ phần nào đặc trưng từ ngữ nhằm hướng đến hiểu thấu
đáo, trọn vẹn hơn vẻ đẹp thẩm mĩ làm nên phong cách nghệ thuật của ông.

Đồng thời, với việc sử dụng từ ngữ chỉ thời gian và từ ngữ chỉ không gian ấy,
chúng ta sẽ cảm nhận được đầy đủ các cung bậc cảm xúc của ông trên phương
diện ngôn ngữ.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, số lượng cơng trình nghiên cứu về thơ Văn Cơng
Hùng khơng nhiều. Năm 2012, Nguyễn Thị Vân Dung đã tập trung tìm hiểu
về thơ của ơng trên cấp độ hình tượng cái tơi trữ tình và một số phương thức
biểu hiện nổi trội trong thế giới thơ Văn Công Hùng ở giai đoạn 1992 – 2010.
Từ đó, Nguyễn Thị Vân Dung làm nổi bật lên quan niệm nghệ thuật trong Thế
giới nghệ thuật thơ Văn Công Hùng.
Năm 2017, Trương Thị Tường Thi đã bảo vệ thành công đề tài Phong
cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng, đề tài này đã mở ra một hướng tiếp cận
mới của thơ ơng nhìn từ góc độ triết luận về cái đẹp và đời sống.
Cùng năm 2017, Đinh Thị Thanh làm khóa luận Đại học về “Cái tơi trữ
tình trong thơ Văn Cơng Hùng”. Luận văn hướng tới khẳng định cái tôi độc
đáo trong thơ ông. Với hướng nghiên cứu này, ta có thêm cái nhìn tổng quan
và cụ thể hơn về thế giới tâm hồn trong thơ ông.
Năm 2018, Ngô Thị Thanh Vân đã bảo vệ thành công đề tài “Từ ngữ
chỉ không gian trong thơ Văn Công Hùng”. Luận văn đã đưa ra một số đặc
trưng phong cách thơ của Văn Công Hùng qua từ ngữ biểu thị không gian;
phân loại từ ngữ chỉ khơng gian về mặt từ loại.
Tính đến thời điểm này, theo thống kê của chúng tơi đã có trên dưới bốn
mươi bài viết về thơ của Văn Công Hùng trên các tạp chí và báo. Đó là những
nghiên cứu có giá trị của Hồ Thế Hà, Phạm Phú Phong, Nguyễn Trọng Tạo,


3

Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Thị Anh Đào, Thuận Nghĩa, Chử Anh Đào, Thu
Loan, Tạ Văn Sỹ… Nhìn chung, mỗi tác giả với những hướng tiếp cận khác

nhau, khai thác khác nhau nhưng đều thống nhất ở việc đánh giá thơ của Văn
Công Hùng: mang nét giản dị của cuộc sống đời thường mà lại đậm chất suy
nghĩ, chất trí tuệ , giọng thơ rất riêng biệt. Để thấy rõ hơn q trình phát triển
và đánh giá thơ của Văn Cơng Hùng, ở phần này chúng tôi lược khảo vấn đề
theo các tiêu chí, phạm vi nghiên cứu sau đây:
2.1. Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về các tập thơ của
Văn Công Hùng
Trong lời tựa tập Bến đợi, Nguyễn Trọng Tạo đã viết: “Gặp gỡ thường
tạo nên cảm hứng tức thì chống ngợp. Biệt ly lại bàng hồng trước bao kỷ
niệm thân quen. Cả hai trạng huống này đều là cái nguyên thủy để khởi lên
hồn thơ vốn ẩn chứa ở mỗi người. Hai trạng huống nên thơ ấy đều có ở Văn
Cơng Hùng khi anh biệt xa q hương Thừa Thiên Huế để đến với núi non
Tây Nguyên hùng vĩ - quê hương mới của anh. Thật may mắn cho một người
làm thơ có cả hai quê: có quê mới để thương, có quê cũ để nhớ” [23, tr. 02].
Cũng đọc Bến đợi nhưng nhà lý luận phê bình Phạm Phú Phong lại có
một đánh giá khác: “Thơ anh là những giọt mưa rả rích rơi khơng hàng không
lối, đọng lại trên trang giấy, đọc lên mới thành thơ, thành hơi thở của đời sống,
tiếng nói của tri âm” [23, tr. 28].
Nguyễn Thanh Mừng, đọc tập Hát rong đã khám phá ra một đặc
điểm tiêu biểu cho sáng tác của Văn Công Hùng qua tập thơ này: “Tiếng hát
rong trong thơ Văn Công Hùng dù thất ngôn hay ngũ ngôn, dù lục bát hay
tự do đều chung một mạch nguồn, nhất quán cất lên, mặc sương mặc gió,
mặc nắng mặc mưa… Ẩn sau tiếng hát là một trái tim nồng nàn, dù phiêu
lãng trên áng mây cao, vẫn hôi hổi bầu máu trần gian tục lụy. Một trái tim ở
tình thế nào vẫn căng đầy, roi rói” [29, tr. 35 - 49].


4

Trong Hoa tường vi trong mưa, Nguyễn Thanh Mừng nhận xét:

“…tập thơ đầy đặn và bề thế những chặng đường của đi và về, của nghĩ và
cảm, của mê đắm và tỉnh thức, của tiễn đưa và sum họp, của ký ức và dự cảm,
của khoảnh khắc và muôn trùng, của bất chợt và vĩnh viễn”[30, tr. 88-91].
Tiếp tục đến với Gõ chiều vào bàn phím, Nguyễn Thị Anh Đào viết:
“Gõ chiều vào bàn phím là tập thơ dày cơng sáng tạo và chắt lọc của Văn
Công Hùng… mang lại cho người đọc một cảm giác muốn được khám phá
ngôn ngữ để đi đến tận cùng vẻ đẹp của văn chương”[8, tr. 15].
Đánh giá một cách tổng quan nhất về thơ Văn Cơng Hùng, đó là bài
viết Văn Cơng Hùng - Những nẻo đường hát rong của Hồ Thế Hà. Tác giả
viết: “Anh ưu tiên các thể thơ sở trường như lục bát, năm chữ hoặc thơ tự do
được phân chia theo khổ 4 câu hoặc theo đoạn dài ngắn khác nhau, nhưng
luôn tuân thủ theo nhịp cảm xúc và tâm trạng tự nhiên. Chính điều đó đã tạo
ra tính nhạc đa dạng trong thơ Văn Công Hùng” [17, tr. 30].
Nhà thơ Thu Loan trong cơng trình Đề tài nghiên cứu lịch sử văn học
Gia Lai giai đoạn 1945 - 2008 có viết: “Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ ở cấp
độ cao, hình ảnh mới lạ, dồn dập, liên tiếp trong mỗi câu thơ, mỗi bài thơ có
sự lung linh, nhiều màu sắc, hình ảnh” [27, tr. 122 - 123].
Nhận xét về Đêm không màu, Thuận Nghĩa viết: “Cảm nhận đầu tiên
là sự đằm thắm và độ chín của Văn Công Hùng… Sức cuốn hút của tập thơ là
những đột phá ngôn ngữ và cấu tứ từ “sắc màu cuộc sống” hiện đại… Đọc
bài nào cũng óng ả màu sắc rất hoành tráng” [32, tr. 61].
Nguyễn Thị Vân Dung trong cơng trình Thế giới nghệ thuật thơ Văn
Cơng Hùng đã đánh giá: “Trong suốt hành trình nghệ thuật, thơ ơng đã định
hình và thể hiện sự tìm tịi rất rõ. Đó là sự kết tinh những cảm xúc và những
ấn tượng trong cuộc đời. Tất cả, hội tụ và từng bước thăng hoa, tạo cho thơ
ơng ngày càng có chiều sâu”[6, tr. 63 ].


5


2.2. Những bài bình luận, nhận định, đánh giá về những bài thơ của
Văn Cơng Hùng
Nhà lý luận phê bình văn học Hồ Thế Hà đọc bài thơ Mùa thu như thể
nắng vừa trôi qua của Văn Công Hùng, đã nhận xét: “Bài thơ theo thể lục bát,
nhịp điệu quen thuộc, có vài chỗ phá cách để tránh đơn điệu; có ngắt, xuống
dịng, chỗ dừng (césur), có đồng hiện, hồi vãng, có hiện thực… để tạo ra
những phức điệu, phức cảm làm đẹp hồn thơ và hấp dẫn quá trình tiếp nhận
của người đọc” [18, tr. 53].
Còn Phạm Phú Phong khi đọc Thơ tiễn mùa thu của Văn Công Hùng
đã viết: “Có những câu thơ hay, tạo nên những hình tượng thơ đẹp, mang dấu
ấn phát hiện của tác giả như “chiếc thuyền neo chênh chếch giữa trăng
vàng” [35, tr. 238].
Đọc bài thơ Có một thời lưu luyến, Chử Anh Đào viết: “lời lẽ rất giản
dị, không cần sự trợ giúp của các kỹ xảo, các từ ngữ bóng bẩy để viết nên bài
thơ này” [7, tr. 7].
Với Trong mưa Phan Huy Đồng khi đọc xong đã viết những cảm nhận
rất cơ đọng: “Thơ Văn Cơng Hùng có sức ám ảnh bạn đọc. Và bạn đọc như
muốn cùng anh đi về phía “dốc mong manh” [10, tr. 05].
Trong q trình khảo sát và tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu, bài
viết về thơ của Văn Công Hùng, chúng tôi nhận thấy: Việc xem xét đánh giá
thơ của Văn Công Hùng, hầu hết là những bài đánh giá mang tính tổng quan
về thơ ông. Nếu Nguyễn Thị Vân Dung nghiên cứu về mảng thi pháp thì
Trương Thị Tường Thi tìm hiểu về phong cách nghệ thuật, cịn Ngơ Thị
Thanh Vân khảo sát từ ngữ biểu thị không gian theo từ loại và các bài báo có
quy mơ nhỏ, phạm vi bao qt cịn hạn chế…Vì vậy, chúng tơi chọn cách
khai thác thơ của Văn Cơng Hùng dưới góc độ ngữ dụng học qua đề tài: “Từ
ngữ chỉ thời gian và khơng gian trong thơ của Văn Cơng Hùng dưới góc


6


nhìn ngữ dụng học” để đi sâu nghiên cứu những thủ pháp của ông khi
“làm xiếc” với ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm mở ra một cách nhìn sâu sắc tồn
diện hơn về đặc trưng phong cách nghệ thuật của thơ ông qua bình diện
ngôn ngữ. Vẫn biết những cái mới ln khó khăn, vất vả, địi hỏi sự nỗ lực
cố gắng, nhưng đây cũng là một thử thách thú vị, đầy hấp dẫn để chúng tôi
quyết định chọn đề tài này.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian và khơng gian trong thơ của
Văn Cơng Hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học” chúng tơi nhằm mục đích
tìm hiểu, phát hiện và khái quát về khả năng sử dụng ngôn ngữ đầy tinh tế,
linh hoạt, phong phú qua hệ thống các từ ngữ chỉ thời gian và từ ngữ chỉ
không gian gắn với từng ngữ cảnh cụ thể của Văn Công Hùng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tơi tập trung vào những nhiệm vụ chính
sau:
- Khảo sát, thống kê, phân loại các bài thơ có nhiều từ ngữ biểu thị
thời gian và không gian trong thơ Văn Công Hùng.
- Nêu các đặc trưng nghệ thuật của từ ngữ biểu thị thời gian và không
gian trong thơ Văn Cơng Hùng dưới góc nhìn ngữ dụng học.
- Tìm hiểu giá trị biểu đạt của từ ngữ biểu thị thời gian, không gian
trong thơ Văn Công Hùng.
- Rút ra được những nhận xét khái quát về phong cách nghệ thuật
trong thơ Văn Công Hùng.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ chỉ thời gian và không
gian trong thơ Văn Công Hùng.



7

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với dung lượng và thời gian hạn chế dành cho luận văn, chúng tôi
tập trung khảo sát 8 tập thơ và 1 trường ca của Nhà thơ Văn Công Hùng:
1. Bến đợi, Hội văn học nghệ thuật Gia Lai, 1992.
2. Hát rong, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1999.
3. Hoa tường vi trong mưa, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003.
4. Gõ chiều vào bàn phím, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007.
5. Đêm không màu, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2009.
6. Lục bát Văn Công Hùng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010.
7. Vòm trời khác, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012
8. Cầm nhau mà đi, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2016.
9. Trường ca Ngựa trắng bay về, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân,
2002.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: tổng hợp khái quát những vấn đề
lí luận liên quan đến đề tài, như: khái niệm, đặc trưng… làm phương tiện
phân tích, lí giải, làm rõ nội dung nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân
tích nghĩa để làm rõ các đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ trong thơ Văn
Công Hùng.
Phương pháp thống kê: thống kê các từ ngữ biểu thị thời gian, không
gian trong thơ của Văn Công Hùng, lập bảng ngữ liệu, tổng hợp, phân loại,
tính tỉ lệ phần trăm lượt từ xuất hiện trong ngữ liệu để làm cơ sở cho các
nội dung sẽ triển khai ở những phần liên quan.



8

Phương pháp của các ngành khoa học khác: quy nạp, diễn dịch… để
làm nổi bật các giá trị biểu đạt của từ ngữ biểu thị thời gian, không gian qua
các tác phẩm cụ thể trong từng ngữ cảnh giao tiếp.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về lý luận
Qua hệ thống từ ngữ chỉ thời gian, luận văn hướng đến nghiên cứu về
thời gian gắn với các biểu tượng, thời gian cá nhân riêng tư, thời gian tự sự và
thời gian phát ngơn trong thơ của Văn Cơng Hùng, góp nguồn cứ liệu bổ ích
vào việc nghiên cứu ngơn ngữ thơ.
Bên cạnh đó, luận văn góp phần làm sáng tỏ khơng gian tự nhiên,
không gian vùng miền, không gian riêng tư, không gian tâm linh, không gian
lễ hội qua từ ngữ biểu thị không gian trong thơ của Văn Công Hùng.
6.2. Về thực tiễn
Ngôn ngữ phản ánh tư duy. Là chủ thể nhận thức thế giới xung quanh,
con người sẽ phản ánh tư duy của mình về thế giới bằng phương tiện ngôn
ngữ. Thông qua hệ thống các từ ngữ biểu thị thời gian và không gian trong
thơ Văn Công Hùng giúp ta phần nào khẳng định và ghi nhận những đóng
góp của Văn Cơng Hùng cho thơ Việt Nam nói chung và thơ ca Tây Nguyên
nói riêng.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Từ ngữ biểu thị thời gian trong thơ Văn Cơng Hùng dưới
góc nhìn ngữ dụng học
Chương 3: Từ ngữ biểu thị không gian trong thơ Văn Cơng Hùng dưới
góc nhìn ngữ dụng học



9

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Thơ và đặc trưng ngơn ngữ thơ
1.1.1. Về khái niệm Thơ
Thơ là một trong những thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời
sống con người, thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ gắn liền với sự
rung động, với cảm xúc tươi mới, trực tiếp của cái tơi trữ tình trước mọi biểu
hiện đa dạng, phức tạp của cuộc sống. Có thể nói, bản chất của thơ ca rất đa
dạng, phong phú. Thơ tác động đến người đọc bằng nhận thức cuộc sống,
bằng khả năng gợi cảm sâu sắc tác động trực tiếp tới cảm xúc, suy nghĩ của
người đọc. Bên cạnh đó, nhờ ngơn ngữ thơ giàu nhạc điệu đã tác động gián
tiếp tới sự liên tưởng của người đọc. Chính vì thế mà đã có nhiều quan niệm,
nhiều cách lý giải khác nhau và thậm chí đối lập về bản chất của thơ ca.
Khuynh hướng thứ nhất, thần thánh hoá thơ ca, cho thơ là một cái gì đó
thuộc về tinh thần tối cao, huyền bí, do thượng đế sáng tác tạo ra và nhập vào
con người. Ở khuynh hướng này, xem bản chất thể hiện trong tình cảm những cảm xúc thiêng liêng nhất giữa thế giới linh thiêng cao xa và thế giới
con người, nhà thơ là người có năng lực cảm nhận đặc biệt và có thể biểu đạt
chúng.
Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng hình thức chủ nghĩa, xem bản
chất thơ thuộc về những nhân tố hình thức. So với các loại hình văn học nghệ
thuật khác, thơ tự bộc lộ mình bằng chính ngơn ngữ của đời sống một cách
trực tiếp, khơng có sự hỗ trợ nào của các sự kiện, cốt truyện, tình huống... Từ
tiếng nói quen thuộc của đời sống, ngơn ngữ thơ ca đã tạo thêm cho mình
những năng lực mới rất kì diệu và họ đi đến khẳng định: thơ là sáng tạo ngôn
ngữ, hoặc tổ chức kết cấu hơn là những nhân tố nội dung.



10

Khuynh hướng thứ ba gắn sứ mệnh và bản chất thơ với xã hội, hoạt
động thơ ca là hoạt động tư tưởng. Thơ là tiếng nói tình cảm nhưng tình cảm
phải gắn trực tiếp với một chủ đề tư tưởng nào đó. Theo khuynh hướng này,
tư tưởng chủ đề là tư duy của nhà văn, nhà thơ về các tính cách xã hội đã
được miêu tả trong tác phẩm. Tư duy này thể hiện ở chỗ nhà văn, nhà thơ chia
cắt và làm mạnh thêm những mặt bản chất của tính cách xã hội, mặt khác,
quan hệ của các tính cách được miêu tả xuất phát từ thế giới quan đã từng
thực sự tồn tại. Khơng có cuộc sống, khơng có thơ.
Những quan niệm trên tuy có khác nhau nhưng chung ở điểm là đều
chú ý làm rõ bản chất của thơ ca và vai trò của con người sáng tác trong sáng
tạo nghệ thuật. Tuy nhiên về cơ bản, những quan niệm trên vẫn chưa nêu lên
được đặc trưng riêng biệt của thơ ca.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của ngơn ngữ thơ
Thơ là hình thái của sáng tạo văn học nghệ thuật. Cho nên ngôn ngữ
thơ trước hết phải là ngôn ngữ văn học mang những đặc trưng chung: “Tính
chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm” [3, tr. 63].
Thơ là một thể loại của văn học, ngôn ngữ thơ được tổ chức trên cơ sở
nhịp điệu, hết sức cô đọng hàm súc và đặc biệt gợi cảm. Ngơn ngữ thơ cịn
mang đặc trưng riêng biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp so với các thể loại
văn học nghệ thuật khác.
1.1.2.1. Về ngữ âm
Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xi là đặc trưng
tính nhạc. Trong thơ, việc tổ chức các phương tiện ngữ âm được chú ý. Thế
giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn
cả âm thanh, nhịp điệu, các thành tố tham gia tạo nên nhạc thơ gọi là “tham số
thanh học của ngôn ngữ”. Nếu như văn xuôi thường kiêng kỵ lặp đi lặp lại các
phương tiện ngữ âm thì ở thơ sự lặp đi lặp lại trở thành một thủ pháp nghệ



11

thuật. Ở đây tính tương đồng của ngơn ngữ được dùng để xây dựng thông
báo. Các biện pháp tu từ: đối, điệp, láy, lặp... tạo nên nhạc tính là nét khu biệt
của ngơn ngữ thơ ca với văn xi.
Nhạc tính đem lại tiết tấu, sự cuốn hút, sự duyên dáng sang trọng, khoái
cảm thẩm mỹ cho thơ: “Câu thơ và vần có một cái dun mà thậm chí khi lời,
ý dở, nhà thơ vẫn có thể quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối”
[3, tr. 21].
Vần và nhịp cũng góp phần tạo nên tính nhạc cho ngơn ngữ thi ca. Vần
sẽ tạo nên nhịp điệu cho thơ, liên kết các dòng thơ và tạo nên hiện tượng hồ
âm trong thơ.
Chính tính nhạc của ngơn ngữ đã đưa thơ ca xích lại gần với âm nhạc.
Vần điệu, tiết tấu được tạo thành bởi các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu:
bằng - trắc, bổng - trầm, ồn - vang điều này sẽ không những làm cho câu thơ
vang lên tiếng nhạc kỳ diệu mà còn lan toả giữa các câu thơ, dịng thơ và lên
tồn bộ bài thơ.
1.1.2.2. Về ngữ nghĩa
Khác với văn xuôi và ngôn ngữ giao tiếp thông thường, ở địa hạt thơ,
mỗi từ, ngữ khi đưa vào sử dụng đều hoạt động rất linh hoạt, chữ và nghĩa
trong thơ mang những giá trị khác ngoài giá trị biểu niệm. Trong thơ, tuỳ theo
từng thể loại mà việc lựa chọn từ ngữ bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.
Thực tế nghiên cứu cho thấy nhiều từ, ngữ khi đưa vào thơ ngoài nghĩa đen,
nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của nó, qua bàn tay tài năng của nhà thơ bỗng mở ra
những ý nghĩa mới tinh tế hơn, đa chiều hơn, cuốn hút hơn nhiều. Đó chính là
nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ hay là nghĩa biểu trưng của ngơn ngữ thơ ca.
Q trình chuyển nghĩa này trong thơ diễn ra như một đặc trưng khu
biệt nó với các loại hình nghệ thuật khác, làm cho thơ ca có một sức cuốn hút
kỳ lạ đối với người đọc, người nghe của mọi thời đại. Tiếp nhận văn học, đặc



12

biệt là tiếp nhận thơ không phải là sự tiếp nhận bằng mắt, bằng tai mà quá
trình ấy diễn ra như một tác động kép. Bởi người đọc, người nghe khơng chỉ
để nghe - đọc mà cịn tiếp nhận bằng cảm xúc, bằng trí tưởng tượng, bằng tâm
thế của một người tiếp nhận sáng tạo trên một văn bản thơ cụ thể. Điều này
chứng tỏ ngôn ngữ thơ không chỉ là phương tiện để giao tiếp, để giãi bày đơn
thuần mà còn cho phép người sáng tạo và tiếp nhận gặp nhau ở một tầng
nghĩa cao hơn, khi đó ngơn ngữ thơ: “là ngôn ngữ đồng thời là sự phủ nhận
ngơn ngữ. Đó là cái vượt ra ngồi giới hạn” [9, tr. 33].
Thơ ca là “ý tại ngôn ngoại” là dồn nén chữ nghĩa, là cái biểu đạt và cái
được biểu đạt đã xâm nhập chuyển hoá vào nhau, cùng nhau đẩy thơ lên một
tầng nghĩa cao hơn. Khoảng không ngữ nghĩa của ngơn ngữ thơ ca là vơ tận.
Vì vậy, muốn khảo sát thơ, chúng ta phải có một trí tưởng tượng phong phú,
kinh nghiệm dồi dào... Chính vì điều này mà ngôn ngữ thơ ca luôn luôn là địa
hạt tươi mới, lung linh, hấp dẫn cho hành trình của lồi người đi tìm những
thế giới nghệ thuật thơ.
1.1.2.3. Về ngữ pháp
Nếu cho rằng thơ: “Là một cách tổ chức ngơn ngữ hết sức qi đản”
[33, tr. 73] thì sự “quái đản” đó được thể hiện rất rõ ở bình diện ngữ pháp
của thơ. Trước tiên, đó là sự phân chia các dòng thơ. Trong thơ, ranh giới
giữa câu thơ và dịng thơ khơng hồn tồn trùng nhau. Có những câu thơ
bao gồm nhiều dịng, có dịng bao gồm nhiều câu, các thành phần trong
dòng, trong câu hay bị đảo lộn trật tự, các từ nhiều lúc không sắp xếp theo
trật tự như bình thường và điều này hồn tồn khơng xảy ra với câu văn
xi. Đặc điểm này thể hiện rất rõ qua hiện tượng vắt dòng trong thơ ca
Việt Nam hiện đại.
Trong thơ, các dòng, các vế câu, các ý nghĩa khi trơng qua hình như

khơng có mối liên hệ logic gì với nhau, nhiều khi trái nghĩa nhau về lôgic


13

lập luận, thậm chí có khi thật “phi lý” nhưng người đọc vẫn hiểu được
mạch ngầm các ý trong câu, hiểu được ý ẩn náu ngữ nghĩa đằng sau tầng
cấu trúc ngữ pháp tưởng như không lý giải được để tạo nên một sự hợp lý
nhất định có thể chấp nhận được và “vườn cấm” này chỉ dành riêng nhất
cho thơ.
Những kết hợp khơng bình thường trong kiến trúc dịng thơ diễn ra
rất đa dạng và phức tạp. Có khi một dịng thơ chứa nhiều câu thơ, có khi
một dịng lại chỉ là một vế câu... Do vậy, nhà thơ có thể sử dụng đa dạng
những kiểu câu “bất thường”. Câu chỉ một âm tiết đến nhiều âm tiết, câu
tách biệt, câu vắt dịng, câu trùng điệp, đảo cú… khơng những khơng làm
ảnh hưởng đến q trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản mà còn mở ra
những chân trời ngữ nghĩa mới.
Từ những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp như vậy ta thấy
ngôn ngữ thơ là một thứ ngơn ngữ nghệ thuật rất đặc thù. Bởi nó không chỉ
là sản phẩm thể hiện tài năng của người sáng tác mà cịn là đối tượng được
lựa chọn khơng kém phần gắt gao để tiếp tục sáng tạo của người thưởng
thức. Ngơn ngữ thơ có khả năng diễn đạt những tình ý sâu xa khơng chỉ
qua việc lựa chọn từ ngữ mà còn cả cách kết hợp, tạo nên những khả năng
vô cùng trong việc sáng tạo cũng như khám phá những trạng thái tình cảm,
tinh thần vơ cùng phong phú, bí ẩn của con người.
1.2. Ngữ cảnh và vai trò của ngữ dụng
1.2.1. Ngữ cảnh
Hiểu một cách chung nhất, ngữ cảnh là toàn bộ các nhân tố tham gia
vào hoạt động giao tiếp. Xét trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có thể
hiểu: Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ

ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
Như vậy có thể hiểu mỗi một phát ngơn đều được sản sinh ra trong một bối


14

cảnh nhất định, muốn lĩnh hội được đầy đủ, chính xác câu đó ta phải đặt nó
trong bối cảnh mà nó ra đời. Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh. Các nhân tố
của ngữ cảnh thường được nói tới đó là:
- Nhân vật giao tiếp bao gồm người nói (viết) và người nghe (đọc).
Mỗi người có một vị thế nhất định: vị thế xã hội (trên, dưới, bình đẳng), vị
thế giao tiếp (quyền chủ động hay bị động). Các vị thế này hình thành quan
hệ giao tiếp (thân mật, gần gũi, khách sáo quan cách, nhiệt tình, hờ hững…).
Khi giao tiếp đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có sự hiểu biết lẫn nhau.
- Hồn cảnh giao tiếp: bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng (toàn bộ
những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế văn hóa, phong tục… tạo nên
bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngơn ngữ) và hồn cảnh giao tiếp hẹp (nơi
chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra
xung quanh).
- Hiện thực được nói tới: Đó có thể là hiện thực bên ngồi các nhân
vật giao tiếp hoặc là hiện thực tâm trạng của con người.
- Ngữ huống: Những thay đổi theo diễn biến của cuộc giao tiếp: nhân
vật giao tiếp mới xuất hiện, nhân vật giao tiếp cũ không tiếp tục tham gia
giao tiếp nữa, trạng thái tâm lí, trạng thái hiểu biết, ý đồ, đề tài...thay đổi.
- Văn cảnh: là các đơn vị ngôn ngữ đi trước và đi sau một đơn vị ngơn
ngữ nào đó tạo nên văn cảnh của nó.
Mỗi một nhân tố trên đóng một vai trị nhất định trong việc tạo lập lời
nói phù hợp và lĩnh hội đầy đủ, thấu đáo lời nói của các nhân vật giao tiếp.
1.2.2. Vai trò của ngữ dụng
1.2.2.1. Đối với q trình sản sinh văn bản (nói, viết): Ngữ dụng chính

là mơi trường sản sinh ra các phát ngơn giao tiếp, nó chi phối cả nội dung và
hình thức của phát ngôn.


15

Việc dùng từ, đặt câu phải phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp với các
từ ngữ khác được dùng trong văn bản, phải phù hợp với quan hệ giữa người
viết và người đọc (về vị thế, về quan hệ thân sơ, trạng thái tâm lí…), phải phù
hợp với cách thức giao tiếp (viết hay nói) và tình huống giao tiếp cụ thể (giao
tiếp có tính chất nghi lễ hay khơng có tính chất nghi lễ).
Ví dụ: Cùng một nội dung là hỏi xem người giao tiếp với mình “ăn
cơm chưa?” nhưng nếu người giao tiếp với mình là bạn bè, có vị thế bình
đẳng, ngang hàng, quan hệ thân mật thì ta có thể hỏi: “Mày ăn cơm chưa?”
thậm chí có thể hỏi trống khơng: “Ăn cơm chưa?”. Nhưng nếu người giao tiếp
với mình là người bề trên (về tuổi tác hoặc địa vị...) thì ta lại phải thể hiện sự
lễ phép, tơn trọng của mình: “Anh (chị, cơ, bác…) ăn cơm chưa ạ?”. Hay nếu
giao tiếp ở những nơi mang tính chất nghi lễ (trong giờ học, trong buổi họp,
hội thảo…) thì từ ngữ phải được chọn lọc, thái độ cần nghiêm túc hơn những
cuộc giao tiếp không có tính chất nghi lễ (ở ngồi đường, ngồi chợ…).
Ngồi ra cịn cần phải chú ý đến hồn cảnh giao tiếp vì điều đó sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả của cuộc giao tiếp. Chẳng hạn, ở Việt Nam khi mới gặp
nhau lần đầu, người ta hay hỏi nhau về tuổi tác thường là để xưng hô cho
đúng. Nhưng một số nước trên thế giới việc hỏi tuổi lại bị coi là khiếm nhã.
Vì thế việc tìm hiểu phong tục tập qn, nét văn
hóa nơi mình giao tiếp cũng là việc rất quan trọng.
Tóm lại, ngữ dụng đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo lập ngơn
bản (nói, viết). Muốn đạt hiệu quả giao tiếp cao, người nói (viết) cần chú ý
đến ngữ cảnh, đến từng nhân tố giao tiếp.
1.2.2.2. Muốn lĩnh hội chính xác, thấu đáo một phát ngơn nào đó người

nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh. Phải đặt phát ngơn đó vào ngữ
cảnh mà nó ra đời, gắn với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân
tích, lí giải thấu đáo, hiểu cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức.


16

Chẳng hạn cùng một câu nói: “Anh ăn cơm chưa?” có thể mang nhiều
hàm ý khác nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh, đó có thể là lời mời cùng đi ăn cho
vui hoặc cũng có thể là một lời nhắc trước khi uống thuốc… Tương tự cùng
một câu nói như: “Mai tơi đến”, tùy theo ngữ cảnh mà có thể hiểu là một lời
hứa, một lời thông báo, hay một lời đe dọa…
Như vậy, chính ngữ cảnh đã giúp ta hiểu được hàm ý của câu nói, tức
cái ý nghĩa đích thực mà người nói hay người viết muốn truyền tải.
Trong văn học cũng vậy để có thể hiểu đầy đủ, sâu sắc về một tác phẩm
thì việc tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và tiểu sử của tác giả đóng một vai trị
quan trọng. Bởi vì hồn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của tác giả là
những yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc giao tiếp giữa tác giả và người đọc.
Ví dụ: Muốn hiểu thấu đáo, đầy đủ về bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
chúng ta cần đặt bài văn tế trong hoàn cảnh ra đời, tức là phải chú ý đến hoàn
cảnh sáng tác và tác giả (nhân vật mà ta đang giao tiếp). Bài văn tế ra đời khi
thực dân Pháp xâm lược miền Nam nước ta, gây ra bao đau thương tang tóc
cho những người dân hiền lành, lam lũ buộc họ phải đứng lên chống trả trong
đó có nghĩa quân Cần Giuộc. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu là người đã đứng
về phía nhân dân dùng ngịi bút của mình làm vũ khí chiến đấu, vạch trần tội
ác của thực dân Pháp và ca ngợi gương đấu tranh hy sinh của những người
nông dân Nam Bộ.
Hay với tác phẩm Thề non nước của Tản Đà, nếu người đọc chỉ chú ý
đến ngơn từ mà khơng chú ý đến hồn cảnh giao tiếp, khơng chú ý đến văn
cảnh thì sẽ chỉ thấy một lớp nghĩa đó là tình cảm thủy chung, son sắt giữa

“non” và “nước” trong hoàn cảnh bị chia ly:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non


17

Nước đi chưa lại non cịn đứng khơng

Dù cho sơng cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Nhưng nếu ta đặt bài thơ trong văn cảnh, biết được bài thơ này nằm
trong một truyện ngắn cùng tên của Tản Đà. Trong truyện đó, hai nhân vật
nam nữ trẻ tuổi cùng nhau xướng họa rồi đề bài thơ này lên một bức tranh sơn
thủy. Khi đó ta sẽ khám phá ra được tầng nghĩa thứ hai của bài thơ đó là tình
u đơi lứa giữa hai nhân vật.
Chưa hết nếu ta biết được hoàn cảnh rộng: Bài thơ này ra đời vào thời
kì đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ đã mấy chục năm, các cuộc khởi nghĩa
của ta đều bị thất bại. Nhiều trí thức phải bộc lộ lịng u nước bằng những
cách kín đáo, nhẹ nhàng thì khi đó ta sẽ khám phá ra thêm tầng nghĩa thứ ba
của văn bản: đó là tấm lịng yêu nước thủy chung son sắt của nhà thơ đối với
non sơng đất nước.
Từ sự phân tích trên đây ta có thể thấy ngữ cảnh có một vai trị rất quan
trọng trong việc tạo lập và lĩnh hội lời nói. Mỗi một nhân tố trong ngữ cảnh
đều đóng một vai trị nhất định, vì thế khi tạo lập văn bản (nói, viết) cũng như
khi lĩnh hội chúng ta cần chú ý đến các nhân tố của ngữ cảnh để làm sao cuộc
giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Thời gian và không gian
1.3.1. Thời gian và thời gian nghệ thuật

1.3.1.1. Thời gian và từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt
Từ “thời gian” có thể có trong tất cả các ngơn ngữ của lồi người. Đa số
chúng ta ai cũng phải dùng từ đó. Theo P. A. Ruđích “Tất cả các hiện tượng
sống, kể cả các hoạt động của con người, đều xảy ra theo thời gian”; “Tất cả
quá trình sinh hóa và sinh lý trong cơ thể cũng đều diễn biến theo thời gian”


18

[37, tr. 67]. Có thể khẳng định thời gian gắn với tất cả các hoạt động của con
người. Tuy nhiên, định nghĩa về thời gian là định nghĩa khó nếu phải đi đến
chính xác. Do đó, dứt khốt phải có một cách hiểu chung nhất.
Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến
cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng
các chuyển động của đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hố các chuyển
động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó
(cần lưu ý nếu khái niệm chỉ đơn thuần như trên thì khơng có cơ sở logic
để khẳng định thời gian chỉ có một chiều).
Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật
chất, vật thể. Các nhà triết học đúc kết rằng, “thế giới” vận động không
ngừng (luôn vận động). Giả sử nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm
thời gian sẽ trở nên vô nghĩa. Các sự vật ln vận động song hành cùng
nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển
động khó xác định. Vì thế, để xác định thời gian người ta so sánh một quá
trình vận động với một q trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định
hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con lắc (giây), sự tự
quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt Trời trên bầu trời (ngày), sự
thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tháng âm lịch)... hay đôi khi được xác
định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến đổi trạng thái
lặp đi lặp lại của một “vật”.

Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó
là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của
thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (kể cả trong ý thức, nhận thức) mà
trạng thái và vị trí (xét theo quan điểm động lực học) của các vật không
ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng ln có những quan hệ tương hỗ với nhau


19

và vì thế “vị trí và trật tự”của chúng ln biến đổi, không thể trở về với trạng
thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình tự của thời gian.
Vấn đề định vị thời gian trong tiếng Việt gần đây đã được nhiều nhà
Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Nhiều tác giả như Diệp Quang Ban,
Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Đào Thản… đã có khá nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này. Các cơng trình này thật sự có nhiều đóng góp
về mặt lí luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là các chỉ tố thời gian trên bình
diện từ vựng - ngữ nghĩa.
Đối với các danh từ, danh ngữ chỉ thời gian, nhìn một cách khái quát ở
tiếng Việt, việc biểu thị thời gian có thể gồm nhiều từ loại khác nhau. Tuy
nhiên, khi xét riêng về danh từ, danh ngữ chỉ thời gian, có một số điểm cần
lưu ý:
Một là, các từ ngữ biểu thị thời gian là các danh từ. Các danh từ có ý
nghĩa thời gian trong tiếng Việt thường là: ngày, hôm, tuần, tháng, năm, thời
(đời), thuở, sáng, trưa, chiều, tối, đêm, ban, khi, lúc, chừng, hồi, dạo (độ),
lần, phút, giây, chốc, lát, trước, sau…
Hai là, các từ ngữ biểu thị thời gian là các danh ngữ. Các danh từ nêu
trên thường phải kết hợp với các từ chỉ định này, kia, ấy, nọ, đó và hai từ chỉ
định chuyên dùng kết hợp với các danh từ chỉ thời gian: nay, nãy hoặc kết
hợp với một số định ngữ tạo thành các từ ngữ chỉ thời điểm dùng để định vị
thời gian. Các danh ngữ biểu thị thời gian chỉ thời điểm có tính chất định vị

thời gian lặp lại, bao gồm: sáng sáng (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là
sáng nào cũng), trưa trưa (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là trưa nào cũng),
chiều chiều (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là chiều nào cũng), tối tối (với
trọng âm là 1-1 và với nghĩa là tối nào cũng), đêm đêm (với trọng âm là 1-1
và với nghĩa là đêm nào cũng), ngày ngày (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là


20

ngày nào cũng), tháng tháng (với trọng âm là 1-1 và với nghĩa là tháng nào
cũng). Thêm nữa, các danh từ có ý nghĩa thời gian này có thể kết hợp với
nhau tạo thành những tổ hợp từ có ý nghĩa khái quát như: ngày ngày, ngày
đêm, hôm sớm, sáng khuya, trước nay, nay mai, mai sau,…
Ngoài ra, trong tiếng Việt cịn có các từ ngữ chỉ thời điểm phiếm định,
xác định: khi khảo sát về một số từ vựng có ý nghĩa thời gian như trên, ta
thấy, ngồi những từ ngữ chỉ ý nghĩa thời gian thuần nhất, còn có những từ
ngữ tuy cùng một chỉ tố nhưng do nghĩa khác nhau nên có thể khi thì thuộc
nhóm này, khi thì thuộc nhóm khác; khi thì làm chỉ tố để định vị thời điểm
phiếm định như: bữa nào, ngày nào, tuần nào, tháng nào, sáng nào, trưa nào,
chiều nào, tối nào, đêm nào, lúc nào, mùa nào, đời nào, thời nào; khi thì lại
làm chỉ tố định vị thời điểm xác định như: lúc này, giờ này, hồi này, dạo này,
độ này, thời này, đời này, khi này, mùa này, thời gian này…
1.3.1.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Theo Bùi Mạnh Nhị,
thời gian nghệ thuật “có vai trò to lớn trong việc tái tạo thực tại nghệ thuật,
tổ chức nên nội dung và hình thức tác phẩm để khám phá thế giới và con
người. Nó vừa là khách thể (đối tượng phản ánh), vừa là chủ thể (được cảm
nhận một cách chủ quan), vừa là phương tiện phản ánh (mã nghệ thuật). Nó
chịu sự chi phối bởi tư tưởng triết học, mỹ học của thời đại, dân tộc và nhiệm

vụ nghệ thuật của tác phẩm. Điều đó cũng có nghĩa, khơng phải thời gian nào
xuất hiện trong tác phẩm cũng là thời gian nghệ thuật” [31, tr. 19-24]. Thời
gian nghệ thuật trong tác phẩm dường như không giống với thời gian khách
quan, ngay cả khi tác phẩm được kể với thời gian một chiều, vì quy trình vận
hành của nó khơng trùng với thời gian tự nhiên.
Về thời gian nghệ thuật trong văn học hiện đại, Trần Đình Sử đã có


21

những nhận xét xác đáng: “Văn học thế kỷ XX đã phong phú lên với nhiều hình
thức thời gian nghệ thuật mới gắn liền với tư duy liên tưởng chiều sâu văn hố
và ý thức về q trình lịch sử sôi động của thế kỷ chúng ta trên lĩnh vực cách
mạng xã hội và khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn sự xáo trộn các bình diện thời
gian, tăng cường vai trò của thời gian hồi tưởng và thời gian tâm lý, sự mở
rộng khái niệm thời gian lịch sử” [41, tr. 55]. Ở phương Tây phần đông các
nhà văn hiện đại: Proust, Joyce, Dos Passos, Faulkner, Gide, Virginia Volf…
mỗi người đều hiểu thời gian theo một cách riêng. Có người cắt bỏ quá khứ và
tương lai, rút gọn thời gian vào khoảnh khắc trực giác. Dos Passos lại biến thời
gian thành một ký ức hạn chế và máy móc. Proust và Faulkner lại chỉ đơn giản
chặt đầu thời gian. Họ tước bỏ tương lai của nó, tức là tước bỏ đi cái chiều lựa
chọn và hành động tự do của con người.
Đặc điểm của thời gian nghệ thuật là luôn mang tính cảm xúc và ý
nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn, do đó thời gian nghệ thuật mang tính
chủ quan. Tính chất chủ quan giúp ta phát hiện được thực tại đối với con
người. Nó chính là thời gian của thế giới hình tượng, vì thế, nó là hình tượng
thời gian. Trần Đình Sử viết:“Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian
được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật”[41, tr. 55]. Ở đây, thời gian
nghệ thuật là sự phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm, kể cả tư tưởng của con
người trong tác phẩm.

1.3.2. Không gian và không gian nghệ thuật
1.3.2.1. Không gian và từ ngữ chỉ không gian trong tiếng Việt
Từ thời xa xưa, con người đã hiểu bất kì khách thể vật chất nào cũng
chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan
về mặt kích thước, chiều kích so với các khách thể khác. Các hình thức tồn tại
như vậy được gọi là không gian. A. Ja Gurevich, “Các phạm trù văn hóa
trung cổ” đã cho thấy cách lý giải của người Trung cổ về không gian: “Không


×