Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Công thức và phân tích các Chỉ số Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 7 trang )

💷

Chỉ số Tài chính
1. Khả năng thanh khoản
Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)
Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn
như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản
nợ ngắn hạn của mình.
Tỷ số này càng cao chứng tỏ cơng ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả
được hết các khoản nợ.
Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy cơng ty đang ở trong tình
trạng tài chính tiêu cực, có khả năng khơng trả được các khoản nợ khi đáo
hạn.

💡

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
Tỷ số thanh tốn nhanh cho biết liệu cơng ty có đủ các tài sản ngắn hạn để
trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay
khơng.

Chỉ số Tài chính

1


Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh tốn hiện hành.
Một cơng ty có tỷ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn
trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận.



💡

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các
khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio)
Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một cơng ty có thể trả được các khoản nợ
của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những
tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

💡

Tỷ số thanh tốn tiền mặt = Các khoản tiền và tương đương tiền / Nợ
ngắn hạn

Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả Lãi vay
của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu tài chính này cũng chỉ ra khả năng tài
chính mà doanh nghiệp tạo ra để trang trải cho chi phí vay vốn trong sản
xuất kinh doanh.
Tỉ lệ khả năng thanh toán lãi vay là tỉ lệ nợ và tỉ suất sinh lời được sử dụng
để xác định khả năng mà một cơng ty có thể trả lãi cho khoản nợ tồn đọng
của mình.
Tỉ lệ khả năng thanh tốn lãi vay có thể được tính bằng cách chia thu nhập
của cơng ty trước lãi suất và thuế (Earnings before interest and taxes –
EBIT) trong một khoảng thời gian nhất định cho các khoản thanh tốn lãi
của cơng ty đáo hạn trong cùng thời gian.

💡


Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Lãi vay

2. Khả năng hoạt động

Chỉ số Tài chính

2


Hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh
nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
có giá trị giảm qua các năm.
Tuy nhiên, hệ số này q cao cũng khơng tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng
hàng dự trữ trong kho khơng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì
rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh
giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu
sản xuất khơng đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ.

💡

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Doanh thu / Số dư hàng tồn kho cuối kì
<hoặc> = [Giá vốn hàng bán / Trung bình hàng tồn kho trong kì]

Hệ số vịng quay các khoản phải thu (Receivable turnover)
Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ
phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
Chỉ số vịng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các

khách hàng là tốt, và cho thấy cơng ty có những đối tác làm ăn chất lượng,
có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng phản ánh
chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số.
Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách
hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của cơng ty đang
gặp khó khăn về tài chính.

💡

Vịng quay các khoản phải thu = Doanh thu / Bình quân các khoản phải
thu

Hệ số vòng quay các khoản phải trả (Payable turnover)
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn
của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải
trả quá thấp có thể ảnh hưởng khơng tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh
nghiệp.

Chỉ số Tài chính

3


Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ
doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược
lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước
chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh tốn nhanh hơn năm
trước.
Nếu chỉ số Vịng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn),
sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc

chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí
về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung
cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

💡

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên / Bình
quân các khoản phải trả

Hệ số vòng quay tài sản cố định (Fixed asset turnover)
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định(TSCĐ) của
doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
TSCĐ trong công thức là số bình quân, tức lấy tổng số dư đầu kỳ cộng với
số dư cuối kỳ sau đó chia 2.

💡

Vịng quay Tài sản cố định = Doanh thu thuần/Tài sản cố định bình qn

Hệ số vịng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio)
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi
một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản
của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng
tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của


Chỉ số Tài chính

4


cơng ty đó với hệ số vịng quay tài sản bình qn của ngành.

💡

Vịng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (Days of sales outstanding)
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một
cơng ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một cơng ty là
có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm
khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty.

💡

Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng x 365 ngày / Doanh thu bán
chịu <hay> =[365/Hệ số vòng quay các khoản phải thu]

3. Khả năng sinh lời
ROS (Lợi nhuận trên Doanh thu)
ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ
suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu).
Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %.

Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh
thu của cơng ty.

💡

ROS = (Lợi nhuận rịng / Doanh thu) * 100%

ROA (Lợi nhuận trên Tài sản)
Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi
trên 1 đồng tài sản.

Chỉ số Tài chính

5


ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Tương tự
như chỉ số ROE, những chứng khốn có ROA cao sẽ là những chứng
khốn được ưa chuộng hơn. Và tất yếu những chứng khốn có chỉ số ROA
cao cũng có giá cao hơn.

💡

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tài sản) * 100%

ROE (Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu)
Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp,
hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu

quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn.
Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

💡

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu <hoặc>= [Lợi nhuận sau
thuế / Vốn CP thường]

Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEPR hay ROTA)
Sức sinh lợi cơ bản của tài sản cho biết: Một đơn vị tài sản bình quân đưa
vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Sở dĩ có tên gọi là "Sức sinh lợi cơ bản" vì tử số của chỉ tiêu này được xác
định trước khi doanh nghiệp tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tính chi phí
lãi vay;
Nhờ vậy mà khi sử dụng chỉ tiêu này, các doanh nghiệp được ưu đãi hay
không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng
vốn vay hay không sử dụng vốn vay, tử số được xác định giống nhau nên có
thể so sánh hiệu quả được với nhau một cách chính xác.

💡

Sức sinh lợi cơ bản của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng
tài sản bình quân

4. Giá trị thị trường

Chỉ số Tài chính

6



P/E
P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ phiếu.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng
cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả
mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đốn cơng ty có tốc độ tăng
trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

💡

P/E = Giá thị trường / Thu nhập mỗi cổ phần

Giá / Dòng tiền

💡

Giá / Dòng tiền = Giá thị trường / Dòng tiền trên mỗi cổ phần

M/B
Số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi
nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá
thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong
tương lai của doanh nghiệp; và tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng
tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng.

💡

Chỉ số Tài chính


M / B = Giá thị trường / Giá trị trên sổ sách

7



×