kinh nghiệm giúp trẻ học tốt tiếng anh
Rất nhiều các bậc phụ huynh mong muốn con em mình học tốt tiếng Anh
và muốn giúp đỡ trẻ trong việc học tiếng Anh vậy sễ phải làm gì? Đó là
câu hỏi đặt ra,
Sau đây là một số kinh nghiệm chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn.
- Cần trang bị cho trẻ những đồ dùng cần thiết trước khi đến trường. Ví
dụ như : Bút chì, But viết, Sách giáo khoa, Vở viết và một chiếc cặp đủ
để lưu giữ tài liệu và những đồ dùng liên quan .
- Muốn giúp trẻ học được tốt thì cần phải có một góc học tập thật yên
tĩnh. Dậy trẻ cách sử dụng từ điển, sử dụng tài liệu học và INTERNET.
Chỉ cho trẻ cách lưu giữ tài liệu học tập và những giấy tờ khác. Bởi vì trẻ
có thể nhận được rất nhiều tài liệu khi học tiếng Anh từ lớp, cho trẻ biết
cách phân loại chúng vào những kẹp khác nhau.
- Luôn tỏ ra quan tâm tới tình hình học tập của trẻ. Hỏi trẻ chỉ cho những
gì đã học được trên lớp (có thể chỉ cho bạn một hoặc hai từ học được).
Kkiểm tra lại những bài học của trẻ và những bài tập nếu có, giúp trẻ khi
cần thiết.
- Trao đổi với Giáo viên hoặc Nhà trường để tìm ra :
Phương pháp giảng dạy tại trừơng. Học sinh và trẻ có thừơng nói chuyện
bằng tiếng Anh hay không? Trẻ thừơng làm gỉ trên lớp và tại sao?
Quá trình học của trẻ để có thể học tốt như mình mong muốn. Điểm mạnh
và điểm yếu của trẻ là gì? Trẻ học được những gì trong quá trình giảng
dạy.
Điều tốt nhất có thể giúp trẻ học tập tại nhà. Giáo viên có thể chỉ cho bạn
một số trò chơi hay hoạt động mà bạn co thể tham gia cùng trẻ hoặc
những vấn đề mà bạn có thể giúp đỡ cho trẻ.( ví dụ như đọc, nói và học từ
mới)
- Hỏi Nhà trường về những cuộc họp phụ huynh. Trong đó có sự tham gia
của Giáo viên xem qua tình hình học tập của trẻ và những hoạt động, trò
chơi của trẻ mà bạn có thể giúp đỡ.
- Dành thời gian sinh hoạt cùng với trẻ theo những chương trình Giáo
viên đưa cho bạn trong đó giới thiệu phương pháp hay cách chơi. Luôn
tạo ra sự hứng thú và vui vẻ. Bởi bạn muốn trẻ yêu thích tiếng Anh và
nhìn nhận nó như một công việc. Cố gắng tạo thành hoạt động gắn liền
với hoạt động gia đình.
- Tạo ra một khoảng tiếng anh nhỏ ở nhà với sách, từ điển, máy CD và
chiếc bảng thông báo nhỏ luôn thay đổi thông tin có thể là một công việc
đã làm, một bức ảnh, một định nghĩa hoặc một bảng từ mới một trò chơi
in ra từ INTERNET, hoặc lời của một bài hát.
- Luôn sử dụng tiếng Anh tuần một lần, đọc sách cùng trẻ trước khi đi
ngủ tuần một lần. Xem phim, phim hoạt hình bằng tiếng Anh cùng trẻ.
Cho trẻ nghe băng, đĩa có bài hát tiếng Anh . Luôn để trẻ học hỏi tiếng
Anh qua bài hát hoăc phim ảnh có tính giáo dục cao.
- Mựơn hoặc thuê những quyển sách tiếng Anh. Nơi trẻ có thể học
được.(như câu chuyện đó về cái gì? Học đựơc điều gì?) hoặc những bức
ảnh nói mà trẻ có thể hiểu được nội dung truyền đạt của nó,cần đọc
những từ trong đó thật chậm rãi và chỉ cho trẻ câu chyện bắt đàu từ trái
sang phải. Thử xem trí nhớ của trẻ với từ mới hoăc chỉ cho trẻ hình và
cách đánh vần hoặc phát âm của nó. Nếu bạn không thể tự đọc thì có thể
sử dụng thì nên tìm những quyển sách có băng hoặc đĩa kèm theo.
- Sử dụng INTERNET để tìm những trang thích hợp với trẻ. Cùng tham
gia với trẻ giúp trẻ tìm những thông tin hoặc những chò chơi để in ra cho
trẻ sử dụng về sau. (phụ huynh có thể lưu giữ những tin in ra trong khu
học tập .
- Chọn một thời gian thích hợp cho gia đình để mọi người ngồi với nhau
để nói chuyện bằng tiếng Anh (ví dụ dành 10 phút vào mỗi sáng thứ 7 khi
mà mọi người ngồi ăn sáng.)
- Hoăc khi bạn đi ra ngoài cố tìm những từ mới nếu có thể ở những nơi
bạn tới như cửa hàng, siêu thị, trên phố. Tạo một danh sách các từ mới để
sử dụng về sau.
- Dùng các vật dụng trong gia đình và viết tên lên những thứ đó (có thể
lấy 10 vật trong gia đình một tuần để nhân biết) luôn tạo cho trẻ chơi
những trò chơi phát triển trí nhớ.
- Tạo quyển từ điển có tranh minh họa. Tạo quyển sách, con rối, hoặc
những áp phíc cùng trẻ để vào góc học tập.
- Phụ huynh có thể giúp trẻ tập đọc, và tập viết email hay viết thư . Tìm
kiếm chọn lựa thư sách hay điện tín để giúp trẻ học tập.
- Sủ dụng những người xung quanh. Phụ huynh có thể kiếm những ngừơi
trông trẻ hoặc người giúp việc có thể nói tiếng Anh. Phụ huynh cũng có
thể tập trung với nhau để tạo ra thư viện môn tiếng Anh.
- Sau đây là một số game mà bạn có thể chơi cùng trẻ:
Bingo (chò chơi với số, chữ cái, mầu sắc, động vật, ….)
Trò chơi trí nhớ(có thể bỏ ra 10 thứ mỗi ngày trong một chiếc đĩa và nói
tên của chúng bằng tiếng Anh. Rồi phủ lại. Hỏi trẻ xem trẻ có thể trả lời
những thứ đó bằng tiếng Anh?)
Trò chơi chữ cái (đọc lên chữ cái đó và hỏi trẻ có thể tìm một con vật có
chữ cái bắt đầu là chữ cái đó hoặc bảo trẻ viết 5 từ với một chữ cái )
I- spy (nói cho trẻ bạn đang nghĩ về một thứ gì đó và bắt đầu từ một chữ
cái để cho trẻ đoán xem đó là gì ?)
Trò chơi 20 câu hỏi.(bạn có thể nghĩ tới một loài vật hoăc một thứ và cho
trẻ quyền được hỏi 20 câu để tìm ra câu trả lời
Trò chơi định nghĩa (cho trẻ một định nghĩa một về một con vật và để trẻ
đoán xem con vật đó là gì?)
Trò chơi đi tìm kho báu(cho trẻ tìm những thứ được bạn viết bằng tiếng
Anh)
Trò chơi tìm đôi(cho trẻ tìm hình để lắp vào với chữ tương ứng và khi tìm
được thì giữ lại cho tới khi tìm hết. Những người tham gia phải theo lượt
khi mà không tìm đuợc cặp thì mất lượt
Trò chơi nói với Simson (trò chơi này cần 2 trẻ trở lên. Khi bạn nói
Simson nói đúng dậy tất cả trẻ phải đứng dậy ngay lập tức, Nếu bạn nói
ngồi (và không nói ( Simson nói) ngồi xuống thi trẻ sẽ phải bỏ qua và
ngựơc lại thì trẻ bị loại . Và cứ như thế bạn nói :Simson nói và cho trẻ
làm theo những gì bạn muốn trẻ làm (có thể nói vể mầu sắc, v.v.)
Nhìn hình đoán chữ ( trò chơi nay cần 2 trẻ trở lên được làm như sau: bạn
sẽ vẽ một hình và nếu như trẻ nào đoán ra và nói được từ đó trước thì
thắng.
Tôi là ai (cài một từ họăc một hình con vật vào sau lưng trẻ và trẻ có
quyền được đặt câu hỏi để tìm ra câu trả lời. Ví dụ như. Tôi có thể bay
được không