Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Tiếng Việt 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.15 KB, 12 trang )

1

I.TÊN ĐỀ TÀI:
THƠNG QUA HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRỊ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HS
HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT
II.Đặt vấn đề:
-Tầm quan trọng của môn Tiếng Việt lớp Một: Tiếng Việt là mơn học rất
quan trọng, là địn bẩy để khai trí cho HS, nhất là đối với HS lớp Một. Nó như là
cái chìa khố giúp các em mở kiến thức để bước vào hoạt động giao tiếp; là nền
tảng cho những năm học kế tiếp và cũng là hành trang cho các em bước vào cuộc
sống thực tế.
-Thực trạng: Ngay từ đầu năm học 2008 – 2009, tôi khảo sát kết hợp với
làm công tác chủ nhiệm, tơi tạm thời chia ra làm 4 nhóm đối tượng như sau:
*Nhóm 1: gồm những HS đã qua mẫu giáo, cơ bản các em đã làm quen với 24
chữ cái, được trang bị đủ kiến thức tối thiểu để vào lớp 1;
*Nhóm 2: gồm những HS có qua mẫu giáo nhưng thuộc diện chậm tiến, chưa
thật sự nắm được 24 chữ cái ghi âm về đọc và viết;
*Nhóm 3: gồm các em thực sự chậm tiến, thuộc gia đình khó khăn, ít được cha
mẹ quan tâm về học tập;
*Nhóm 4: gồm các HS chưa qua mẫu giáo.
-Lý do chọn đề tài: Nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục,
thực hiện tốt việc “Đổi mới phương pháp dạy - học ở Tiểu học”. Dựa vào đặc
điểm tâm lí lớp Một, lứa tuổi “học mà chơi”, “chơi mà học”, tránh sự nhàm chán
sẽ có trong q trình tham gia học tập của các em.
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, thăm lớp nhiều năm, Đặc biệt năm học
2008 – 2009 này, để đạt được giờ dạy tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động mà hiệu
quả vẫn đang còn là điều mà mỗi GV cố gắng phấn đấu để đạt được. Đó là đổi
mới phương pháp dạy học, biến HS trở thành người thầy của chính các em; góp
phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng mơn Tiếng Việt nói riêng và chất
lượng học tập nói chung; hình thức tổ chức các trò chơi học tập là một trong
những biện pháp tích cực hiện nay.


Từ những vấn đề nêu trên, tơi đã vạch ra cho mình một hướng đi là phải
vận dụng linh hoạt một số biện pháp giảng dạy thế nào để tất cả các đối tượng
HS đều hứng thú trong học tập và phải đọc thông viết thạo? Tơi đã chọn hình
thức tổ chức trị chơi học tập để giúp các em học tốt môn Tiếng Việt.
-Giới hạn nghiên cứu của đề tài: đề tài này có nội dung khá rộng song vì
thời gian và khả năng có hạn nên tơi chỉ tập trung nghiên cứu các hình thức tổ
chức trò chơi học tập trong phạm vi dạy Tiếng Việt lớp Một ở bậc tiểu học.


2

III.Cơ sở lí luận:
Dạy học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Chính vì vậy mà người GV
phải ln ln nghiên cứu một cách tích cực và sáng tạo để đáp ứng được yêu
cầu đổi mới của Giáo dục & Đào tạo nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển của
tồn xã hội nói chung.
Nếu mỗi GV chúng ta chỉ dừng lại ở SGV một cách máy móc thì quả là
khó có thể thu hút HS vào các hoạt động học tập. Để đáp ứng được những yêu
cầu đổi mới giáo dục, cụ thể là “Đổi mới phương pháp dạy học”, “phát huy tính
tích cực của HS”, “lấy học sinh làm trung tâm”, ngoài việc đổi mới PPDH, mỗi
GV phải ln ln làm mới các hình thức dạy học để giúp HS thực hiện vai trò
trung tâm trong quá trình tham gia học tập của các em. Tổ chức trò chơi học tập
là một trong những biện pháp thực hiện ĐMPPDH, tạo hứng thú cần thiết cho
các em trong q trình học tập, tạo nên mơi trường học tập thân thiện, giúp các
em thông qua chơi mà thực hiện học tập tích cực, nắm vững kiến thức, khắc sâu
bài học theo yêu cầu nghe, nói, đọc, viết.
IV.Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
nghiên cứu về lĩnh vực giúp HS học tốt môn Tiếng Việt Một của các bạn đồng
nghiệp trong địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên đề tài chỉ

dừng lại ở chỗ giúp các em tích cực hơn trong khi tham gia học tập, phát huy hơn
trong việc phát triển tư duy dưới sự hướng dẫn của GV. Qua kinh nghiệm nhiều
năm dạy các lớp trên cùng khối Một, tôi nhận thấy việc tổ chức trị chơi cho các
em khơng những giúp các em tích cực học tập hơn mà cịn giúp các em tự tin
hơn, mạnh dạn hơn; từ chỗ các em tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV tiến
đến các em tự chơi với nhau trong giao tiếp, trong sinh hoạt kể cả những lúc
khơng có GV; chính các em đã tạo ra môi trường học tập hết sức tự giác và thân
thiện. Do đó, việc tổ chức hướng dẫn các em học tập thơng qua trị chơi là việc
làm không thể thiếu dược đối với mỗi GV Tiểu học chúng ta và nhất là những
em mới chuyển từ Mẫu giáo vào lớp Một.


3

V.Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung, chương trình dạy Tiếng Việt Tiểu học, nghiên cứu
thiết kế bài giảng, nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp dạy học , nghiên cứu
đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp Một, chúng ta nhận thấy: trong giảng dạy Tiếng
Việt Một, yêu cầu nghe, nói, đọc, viết bộc lộ rõ ràng hơn sau khi các em đã hoàn
chỉnh phần Học vần và chuyển sang học Tập đọc. Nội dung nhiều, bước đi có
những vấn đề được lặp lại nhiều lần, nếu chúng ta thiếu nghiên cứu sẽ làm HS
nhàm chán khi học tập. Thế nên, muốn gây hứng thú cho HS khi học Tiếng Việt,
người GV phải sử dụng linh hoạt một số trị chơi trong tiết học.
1)Chọn trị chơi: bất kì trị chơi nào cũng có thể đưa vào lớp học khi nó đảm
bảo yêu cầu bồi dưỡng kiến thức của bài học, rèn luyện kĩ năng cho HS, trò chơi
khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học,
phần cấu tạo của kiến thức cần dạy.
2)Thời điểm sử dụng trò chơi: tổ chức trò chơi vào lớp học phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
Một là, tổ chức vui chơi để làm quen với kiến thức, thành thạo kĩ năng vì mỗi

bài học đều có nét đặc trưng riêng. Điều cốt yếu là nội dung trò chơi phải ăn
khớp với nội dung bài học và hình thức ln thay đổi để lơi cuốn các em tham
gia.
Hai là, rút ra bài học để các em nhận thức rõ bài học từ trò chơi. Qua vui chơi
giúp các em củng cố, hệ thống kiến thức. Đồng thời cung cấp cho các em vốn từ
ngữ cần thiết; tạo điều kiện cho các em phát triển khả năng tư duy.
Vì vậy tơi thường tiến hành trị chơi khi các em học xong phần kiến thức mới
để các em có điều kiện luyện tập nắm chắc các âm, vần, tiếng, từ, câu, …
Khi chia đội phải đảm bảo tính cân bằng về số lượng lẫn chất lượng giữa các
đội, đảm bảo tính kỉ luật trong khi chơi.
Trước khi tiến hành vui chơi, GV phải phổ biến tên trò chơi, dụng cụ phục vụ
trò chơi, luật chơi và cách tiến hành. Khi cần thiết phải tổ chức chơi thử.
Kết thúc trị chơi phải có đánh giá, khen thưởng kịp thời để kích thích hứng thú
cho HS.
3)Hình thức và thời điểm đưa trị chơi vào tiết học:
*Giai đoạn dạy âm:
Có nắm chắc được phần âm và chữ ghi âm thì các em mới học tốt phần vần và
giai đoạn tiếp theo của môn Tiếng Việt 1. Để tránh sự nhàm chán, khô cứng của
từng tiết học, tôi thường sử dụng các trị chơi như sau:
+Tơ chữ trên tranh;+Thi ghép tiếng, từ có âm vần vừa học;
+Truyền điện và phục hồi chữ mất.
a)Tơ chữ trên tranh: để thực hiện được trị chơi này, GV phải chuẩn bị những
bức tranh chứa chữ mang nội dung theo tranh mà HS cần phải tìm.


4

VD: dạy bài âm “a”, GV đính lên bảng 3 bức tranh mà HS phải tìm ứng với 3
đội (A,B,C) mà GV đã chia.
Đội A: tranh vẽ con cá, cái ná, ba má, quả cà, …

Đội B: tranh vẽ cái ca, má, rổ rá, bó mạ, …
Đội C: tranh vẽ cô y tá, quả na, bà cụ, ra – đi – ô, …
GV yêu cầu các đội cử người lên tham gia chơi, mỗi đội 4 em, theo lệnh của
GV, HS từng đội thi nhau chạy tiếp sức lên tìm và tơ chữ có âm vừa học có trên
tranh. Đội nào tô đúng, đẹp, đảm bảo thời gian là đội đó thắng cuộc.
b)Ghép tiếng, từ có âm vần vừa học:
Trị chơi này thường được sử dụng ở cuối tiết học, cả lớp cùng thực hiện trên
bảng ghép nhằm khắc sâu kiến thức vừa học. GV chia lớp làm 3 đội.
VD: dạy bài “t, th”
Khi có lệnh của GV, các em sẽ tìm ghép tiếng, từ có “t, th” sau 3 – 4 phút, đội
nào tìm ghép đúng tiếng, từ có t hoặc th là thắng cuộc.
Chẳng hạn, Đội A : tổ cị, thỏ, thợ mỏ, chì tơ, …
Đội B : thủ thỉ, thả cá, ô tô, tỉ tê, …
Đội C : thì giờ, thi thố, tù và, tu hú, …
Trong thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều tiếng, từ; đọc to, rõ ràng là
thắng.
c)Truyền điện và phục hồi chữ mất:
Trò chơi này thường dùng khi dạy các bài có tính ơn tập hệ thống, củng cố kiến
thức đã học ở phần âm và vần.
GV kẻ sẵn bảng ôn. VD khi dạy bài 16 – ôn tập
o
ơ
i
a
n
Đội A (no)
Đội B (nơ)
Đội A (ni)
Đội B (na)
nh

d
đ
GV chia lớp thành A và B. Mỗi đội cử 8 em ghép thành 4 cặp, mỗi cặp một em
đọc một em viết.
GV phổ biến luật chơi và cho các em chơi như sau:
Đội A : 1 em nêu n ghép với o được no; một em viết vào ô trống tiếng “no”
Đội B : 1 em nêu n ghép với ơ được nơ; một em viết vào ơ trống tiếng “nơ”
Cứ như thế, trị chơi được tiếp tục với các ơ khác và dịng khác cho đến khi hết
thời gian.
*Giai đoạn dạy vần:
Đây là giai đoạn cần củng cố phần âm, sử dụng vốn kiến thức đã học để ghép
vần, học tiếng, tìm từ, …
Giai đoạn này tôi thường phát huy tối đa bộ chữ thực hành Tiếng Việt của HS.
Tôi thường tổ chức các trò chơi như sau:


5

a)Trò chơi ghép vần tạo tiếng:
Sau khi học âm các em đã có vốn các chữ ghi âm và các tiếng đơn giản gồm
2 hoặc 3 chữ ghi âm ghép lại. Sang giai đoạn dạy vần là giai đoạn nhằm củng cố
kiến thức đã có để ghép vần, học tiếng, từ, … tơi đã sử dụng trị chơi ghép vần ở
cuối tiết.
VD: sau khi dạy vần an, GV yêu cầu các em tìm tiếng từ có vần mới học ghép
và đọc. Khi có lệnh của GV, các đội (A, B, C) tìm và ghép (đàn ngan, nhà sàn,
lan can, bàn ghế, bạn Lan, … )
Sau 2 – 3 phút, có lệnh của GV, các em chạy lên trước lớp xếp hàng theo đội và
lần lượt đọc từ mình tìm được. Đội nào ghép đúng, đọc đúng, to rõ là đội đó
thắng cuộc.
b)Tìm nhanh từ mới có vần đã học:

GV chia lớp thành 3 đội, chia bảng lớp thành 3 phần bằng nhau. Khi có lệnh
của GV, các đội lần lượt thi nhau viết từ mới có vần vừa học. Hết em nọ đến em
kia. Sau 3 – 4 phút, đội nào tìm được nhiều từ, viết đúng, nhanh, đẹp đội đó
thắng cuộc. VD dạy vần ăm, âm
Đội Sóc Nâu
Đội Thỏ Trắng
Đội Sơn Ca
chăm làm
tăm tre
mầm non
Xanh thắm
Cơ Tấm
Rì rầm
nằm ngủ
đỏ thắm
nấm mèo
……………….
………………………
………………………
Hoặc GV phát cho mỗi dãy bàn một tờ giấy trắng. Khi nghe lệnh của GV đầu
dãy ghi từ thứ nhất, chuyển cho bạn phía sau ghi từ thứ hai, cứ như thế tiếp tục
cho đến hết thời gian, em cuối cùng cầm tờ giấy chạy lên trước lớp đọc các từ
các bạn đã ghi đúng, nhanh, to thì dãy đó thắng cuộc.
c)Trị chơi “ Nhìn tranh gắn chữ đúng tên”: (Dành cho HS có HLM trung bình
và dưới trung bình) – HS dùng bộ chữ biểu diễn của GV.
VD: dạy bài vần ăp, âp.
GV treo tranh vẽ: cải bắp, cặp sách, cá mập, cầu bập bênh, …
GV chia HS ra làm 2 đội cân bằng nhau về số lượng cũng như chất lượng, mỗi
đội 2 em.
Cho các em chơi tiếp sức, một em nhìn tranh vẽ chọn chữ, một em ghép chữ.

Lần đầu ghép vần, lần sau ghép tiếng.
Chẳng hạn, đội A nhìn tranh cải bắp, một em tìm âm b, vần ăp, thanh sắc đưa
cho em kia ghép thành tiếng bắp và đọc lên. Cũng như thế cho đội B, đội nào
ghép được nhiều tiếng đúng, đội đó sẽ thắng cuộc. Hoặc cũng có thể GV cho HS
nhận biết vần, tiếng đã ghép sẵn trên bảng: ăp, âp, op, ep, nắp, đập, cây, … gọi
bất kì HS nào thuộc diện học yếu hơn so với các em khác trong lớp lên bảng tìm
vần, tiếng theo yêu cầu của GV, em nào tìm đúng, nhanh, đọc rõ ràng, em đó
chiến thắng với chính mình và được khen.


6

d)Trò chơi “Phục hồi chữ mất, chọi tiếng”:
(Thường dùng ở cuối tiết 2)
VD: dạy vần em, êm.
Tôi chia lớp thành 2 đội; mỗi đội cử 6 bạn để chọi tiếng với đội bạn. Đội A nêu
ghế đệm, đội B đáp thềm nhà. Cứ như thế tiếp tục sau 3 đến 4 phút, đội nào đối
đáp nhanh đội đó sẽ chiến thắng.
e)Trị chơi “Ghép ơ chữ”: (Có hình gợi ý)
GV treo các hình ảnh cần chuẩn bị.
VD: con chó, con mèo, con chim, … HS lần lượt tìm các chữ thích hợp ghép vào
chỗ trống(Dựa trên hình gợi ý)
…………………… e
…………………..
………………….. h
………………….. ……………
c
……………………… …………………..
*Giai đoạn Tập đọc:
Đây là giai đoạn cuối của môn Tiếng Việt Một nên GV cần giúp các em tổng

hợp các kiến thức được học của các giai đoạn trước đó để các em từ chỗ đọc
đánh vần, đọc trơn từng tiếng, từ, đọc trơn được một số câu, đoạn và bài văn
ngắn tiến đến chỗ đọc hiểu và thực hành theo nội dung hàm chứa trong các văn
bản (đơn giản) được học. Vì thế trị chơi ở giai đoạn này địi hỏi cao hơn 2 giai
đoạn trước đó. Giúp các em khắc sâu kiến thức, nhớ lâu nội dung được học.
Đồng thời có thể hiểu, thực hành và thuộc bài ngay tại lớp. Tơi thường sử dụng
các trị chơi sau:
+Tìm từ chứa vần mới học;
+Đọc hay tiếp sức;
+Nhận diện cặp vần hay lẫn lộn; +Đọc giỏi thuộc nhanh.
a)Trò chơi Tìm tiếng chứa vần mới học:
Tơi chia lớp ra làm 3 đội(Giỏi, Chăm, Ngoan), mỗi đội 4 em lên nối tiếp sức
các từ viết sẵn trên bảng phụ.
VD: dạy bài Tập đọc Tặng cháu; giúp HS củng cố vần ao, au tơi cho HS tìm
ghép như sau:
Ơng ch
Ngơi s
ao
Cây c
Con d
au
Đội nào ghép nhanh và đúng, đội đó chiến thắng.
Mục đích là sau khi dạy bài Tặng cháu, giúp các em nắm vững một số tiếng có
chứa vần ao, au.
b)Trò chơi “Nhận diện cặp vần hay lẫn lộn”:


7

Chẳng hạn khi dạy bài Ai dậy sớm, vần cần củng cố là ươn và ương; tơi thực

hiện trị chơi sau:
Dùng phiếu học tập in sẵn bài tập yêu cầu “Điền vào chỗ chấm ươn hay ương?”
Cải l …. ; bay l … ; lĩnh l … ; con v … ; mái tr … v… rau

ươn

ương

Đối với những trò chơi củng cố này, tôi thường sử dụng vào buổi học thứ hai
trong ngày để có thời gian cho em nào cũng được luyện tập.
c)Trò chơi “Đọc giỏi thuộc nhanh”:
GV chuẩn bị 3 – 5 băng giấy ghi từng dòng thơ của bài HTL cần dạy (Tuỳ theo
bài dài hay ngắn
VD: bài Cái Bống (Tuần 25), GV dùng 4 băng giấy, mỗi băng ghi một dòng thơ
của bài HTL; đặt các băng giấy đã ghi sẵn nội dung không theo thứ tự, úp mặt có
chữ xuống mặt bàn. Chọn số HS ứng với băng giấy. GV nêu luật chơi:
Không lật băng giấy khi chưa có lệnh;
Khơng nhìn bài của bạn cùng chơi;
Khơng đánh vần hoặc ê a khi đọc.
Khi có lệnh của GV, tất cả 4 HS cùng lật 4 băng giấy và xếp các câu thơ theo
thứ tự của bài HTL. Khi có lệnh đọc, các em lần lượt đọc thong thả dịng thơ trên
băng giấy của mình, em nào đọc đúng, trơi chảy em đó thắng.
d)Trị chơi “Đọc hay tiếp sức”:
Chuẩn bị mỗi HS tham gia trò chơi có một quyển sách Tiếng Việt 1 tập 2.
Tơi chuẩn bị số đội tuỳ thuộc vào thời gian có thể thực hiện trò chơi trong tiết
dạy Tập đọc và khoảng thời gian đọc của mỗi nhóm.
Hướng dẫn cách chơi:
Các đội tham gia chơi với số người bằng nhau (6 – 8 em).
Từng đội sẽ lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang, quay mặt xuống lớp, mỗi
em cầm sách đã mở sẵn có bài tập đọc sẽ thi để theo dõi. Khi nghe lệnh, em

đứng đầu đọc câu thứ nhất, em kế tiếp đọc câu thứ hai. Cứ như thế cho đến khi
hết bài thì dừng lại. GV dùng đồng hồ tính thời gian đọc của mỗi đội. Đội nào
đọc đúng, trôi chảy, đảm bảo thời gian quy định, đội đó chiến thắng.
e)Trị chơi “Tìm tiếng, từ có vần cần ôn”
Thường dùng trong các bài Tập đọc tiết 1; phần tìm tiếng, từ có chứa vần cần ơn
nhằm củng cố các vần trong bài Tập đọc các em thường đọc sai hoặc lẫn lộn.


8

Chẳng hạn bài “Trường em” . Trong bài này, vần cần ôn là “ai, ay”.
GV chia lớp thành 3 đội, các đội thi đua tìm lần lượt tiếng từ có chứa vần ai, rồi
đến ay.
GV chia bảng làm 3 phần tương ứng với 3 đội, đội A nêu (cái chổi), GV ghi lên
bảng phần của đội A, tiếp tục đội B nêu (thứ hai), GV ghi phần bảng của đội B,
cứ như thế trò chơi được tiếp tục cho đến hết thời gian quy định.
Đội A
Đội B
Đội C
Cái chổi
thứ hai
lỗ tai
Cơ lái đị
Xóm chài
cắm trại
……………………….. ………………………
………………………
Máy bay
Ngày hội
Đơi tay

Say sưa
điều hay
thứ bảy
………………………. ……………………….
…………………………
Sau 3 – 5 phút, đội nào tìm được nhiều từ có vần cần ơn có nghĩa, đọc đúng đội
đó thắng.
Hoặc cũng với các vần cần ơn trên, GV cho HS tiếp sức vừa tìm vừa viết lên
bảng, hết em nọ đến em kia cho đến hết thời gian. Đội nào viết được nhiều tiếng
từ, viết đúng, đẹp đội đó thắng.
Ngồi ra cịn nhiều trị chơi khác nữa, GV có thể căn cứ từng thời điểm, từng
đối tượng HS mà sử dụng hợp lí vào từng bài dạy cụ thể; giúp HS nắm chắc âm,
vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài văn hay bài thơ …


9

VI.Kết quả nghiên cứu :
Qua 3 năm học (2006 – 2007, 2007 – 2008, 2008 – 2009) thực hiện các
biện pháp này, bản thân tôi luôn quan tâm đến việc làm thay đổi các hình thức
học tập, hình thức vui chơi trong học tập. Đặc biệt là phương pháp tổ chức các
trò chơi học tập sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, phù hợp với nhiều
đối tượng HS trong lớp; lớp tôi đã đem lại một số kết quả cụ thể đáng ghi nhận
như sau:
1.Khuyến khích được mọi đối tượng HS trong lớp tham gia học tập với tinh thần
tích cực hơn, tự tin hơn, nên mạnh dạn hơn nhiều so với khi chưa áp dụng các
biện pháp đã nêu. Nhất là đối tượng HS còn yếu nay đã tiến bộ hẳn, tạo nên
khơng khí tiết học nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn, GV và HS hoạt động nhịp
nhàng, đồng bộ.
2.Thực hiện trò chơi học tập, HS được luyện tập, thực hành nhiều(cá nhân,

nhóm, dãy, lớp, …) các hoạt động được diễn ra liên tục, tinh thần hợp tác với
bạn để học tập được phát huy tối đa. Đó cũng chính là cách làm việc theo tinh
thần đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung tâm, đáp ứng được việc
dạy học theo chương trình SGK mới hiện nay.
3.HS ham thích đến trường, yêu thầy mến bạn. Trường học thật sự là ngôi nhà
thứ hai của các em. Suốt trong những năm qua, lớp tôi phụ trách khơng có em
nào bỏ học giữa chừng hoặc có hiện tượng lơ là trong học tập.
4.Góp phần đáng kể vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mơn
Tiếng Việt nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung.
5.Kết quả chất lượng học tập môn Tiếng Việt của các lớp do tôi phụ trách
chuyển biến tích cực rõ nét so với khi chưa áp dụng đề tài này.
Bảng thống kê chất lượng môn Tiếng Việt Một ở các lớp do tôi phụ trách trong
3 năm gần đây:
Năm học
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
được đ/giá TL%
TL%
TL%
TL%
2006- 2007
25
10
8
6
1
40%
32%

24%
4%
2007- 2008
22
11
7
4
0
50%
31.8%
18,2%
0%
2008- 2009
30
19
9
3
0
(HKI)
63.3%
26,7%
10%
0%


10

VII.Kết luận:
Rõ ràng, với đề tài “Thơng qua hình thức tổ chức trị chơi học tập …” này,
trong q trình thực hiện các giải pháp đã nêu suốt 3 năm qua đã giúp thầy trị

chúng tơi thấy vui hơn, nhẹ nhàng hơn mà đem lại hiệu quả cao hơn trong dạy và
học Tiếng Việt Một. Không những chỉ áp dụng trong Tiếng Việt Một mà cịn áp
dụng cho nhiều mơn học khác như Toán, TN&XH, Đạo đức, …đều đem lại kết
quả khả quan hơn khi chưa áp dụng đề tài. Điều cần lưu ý :
-Chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho
HS.
-Tổ chức trò chơi sao cho được nhiều HS tham gia từ HS yếu đến HS khá
giỏi.
-Đảm bảo thời gian, sử dụng khoa học.
-Hình thức trị chơi đẹp, có màu sắc gây hứng thú cho HS.
-Động viên khen thưởng kịp thời.
VIII.Đề nghị:
-Với tổ chuyên môn: cần tập trung cùng nghiên cứu để cùng áp dụng, thử
nghiệm và rút kinh nghiệm chung cho cả tổ chuyên môn.
-Với trường: cần tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí để kích thích GV tiếp
tục đầu tư nghiên cứu, làm thêm các đồ dùng có thể dùng chung cho nhiều lớp
trong một buổi dạy (Có thể thay đổi thứ tự các tiết dạy của các lớp trong cùng
một khối lớp).
-Với ngành: nên thông tin rộng rãi để trao đổi học tập rút kinh nghiệm lẫn
nhau.


11

IX.Tài liệu tham khảo:
1)Tác giả Đặng Thị Lanh (Chủ biên), Hoàng Cao Cương, Trần Minh Phương,
nhà xuất bản GD, xuất bản năm 2002 gồm:
-Tài liệu tham khảo:
+Sách giáo khoa (Tiếng Việt 1/1, Tiếng Việt ½)
+Sách giáo viên (Tiếng Việt 1/1, Tiếng Việt ½)

+Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 1, tập 1 và 2.
+Thiết kế bài giảng môn Tiếng Việt
2)Một số trị chơi học tập sử dụng trong mơn Tiếng Việt Một
3) Đổi mới phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm (Tài liệu bồi dưỡng GV
Tiểu học- NXB Giáo dục).
4)Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho GVTH chu kì III(2003 – 2007),
NXB Giáo dục.
5)Một số SKKN về dạy tốt môn Tiếng Việt Một của đồng nghiệp trong huyện
được lưu trong kỉ yếu.


12

X.Mục lục:
1. Đặt vấn đề

…………………………………………………… Trang 01

2. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn …………………………………… Trang 02
3. Nội dung nghiên cứu …………………………………………… Trang 03
4. Kết quả nghiên cứu …………………………………………….. Trang 09
5.Kết luận và đề nghị ……………………………………………... Trang 10
6. Tài liệu tham khảo ……………………………………………… Trang 11
8. Mục lục ………………………………………………………… Trang 12
9. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN ………………………………… Trang 13



×