Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Điều trị bệnh tưởng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.38 KB, 5 trang )

Điều trị bệnh tưởng

Việc tưởng tượng mình bị bệnh cũng nguy hiểm không kém bệnh thật nếu
không biết cách khắc phục và làm chủ chính bản thân mình.

Một chàng trai đọc báo thấy bác sĩ mô tả bệnh ung thư thanh quản. Trời
nắng nóng, đi chơi khuya về chàng nhảy vào tắm, sáng hôm sau bị ho, ngày kế
tiếp khan tiếng Thế là chàng tưởng mình bị ung thư thanh quản, vội xếp hàng ở
bệnh viện ung bướu khám. Soi thanh quản xong, bác sĩ giải thích chàng bị viêm,
chàng vẫn đề nghị “Bác xem kỹ kẻo cháu bị ung thư thanh quản!”.
Tôi từng gặp một cô gái cứ nhất định mình bị ung thư dù được giải thích cái
“cục” ở ngực là những ống tuyến sữa. Cô đã đi mỏi chân, từ xét nghiệm máu đến
siêu âm, chụp nhũ ảnh. Bác sĩ giải thích rõ ràng rồi cô vẫn bảo “Con nghĩ là không
bao lâu nữa nó sẽ trở thành ung thư!”.
Một chị bạn hơi nặng ngực, đo huyết áp bình thường nhưng cứ khẳng định
là mình cần chữa tim mạch, huyết áp. Nằm viện bác sĩ cho uống thuốc an thần, chị
thấy khỏe hẳn, về nhà ít ngày bệnh lại tái phát, rốt cuộc người nhà phát chán, bác
sĩ cũng chán luôn. Cuối cùng chị cứ dùng thuốc an thần thì mọi chuyện mới ổn!
Bệnh tưởng là gì?
Ngay từ cuối thế kỷ 18, bác sĩ Gufeland (người Đức) đã phát biểu: “Mỗi bộ
phận trên cơ thể đều chịu ảnh hưởng bởi những ý nghĩ, cảm xúc từ chính bản thân
họ”. Mãi đến năm 1960 thuật ngữ Nocebo (bệnh tưởng) ra đời, mô tả tác hại của
những ý nghĩ tiêu cực đến sức khỏe.
Bác sĩ tâm thần Brian Fallon nói về bệnh tưởng trên tờ New Scientist như
sau: “Người bị bệnh tưởng là người luôn bị ám ảnh với ý nghĩ họ đang hoặc sẽ bị
bệnh nào đó. Cảm giác này kéo dài hơn sáu tháng dù được xét nghiệm, chẩn đoán
cẩn thận. Ám ảnh bệnh sẽ gây khó khăn trong đời sống của họ và ảnh hưởng đến
người thân, cộng đồng”.
Bệnh có thường gặp?
Có, ai cũng từng mắc bệnh tưởng bởi nó xuất phát từ những va chạm đời
thường. Chẳng hạn, bạn nhìn thấy một người bị tai nạn giao thông trong khi con


bạn đang học ở trường và tự chạy xe. Từ đó, ngày nào bạn cũng dặn con cẩn thận
nhưng không yên tâm nên thỉnh thoảng lại gọi điện thoại thăm hỏi. Nếu nghe ở
đâu có tai nạn là bạn lo âu, cảm thấy như tai họa đang lơ lửng trên đầu. Có bậc cha
mẹ nỗi lo việc học của con xâm chiếm suốt 12 năm.
Rốt cuộc, các bậc phụ huynh rơi từ lo âu này sang lo âu khác. Họ đau đầu,
mất ngủ và bệnh tim mạch xuất hiện từ bao giờ. Những gia đình có con không đậu
đại học, cha mẹ thất vọng và thường mắc bệnh thận, dạ dày, tá tràng do những
căng thẳng tâm lý. Rồi chồng hay vợ ngoại tình, ghen tuông, thù hận, mất ngủ là
yếu tố cơ hội cho bệnh phát sinh. Có người đau thượng vị, đau lưng, đau đầu, nghe
nói đau hố chậu phải là bị viêm ruột thừa cũng chuyển sang đau hố chậu phải!
Tại sao người ta bị bệnh tưởng?
Trong cơ thể sống của chúng ta có những gen mang thông tin di truyền, có
thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Các nhà khoa học giả định có một loại “siêu
gen” (supergene) không chứa mã di truyền mà lại có “bộ nhớ” cả không gian, thời
gian của toàn bộ cơ thể sống. Các siêu gen kiến tạo nên cấu trúc năng lượng của
tất cả tế bào. Nó cũng “cài đặt” việc khôi phục sức khỏe và rút ngắn sự sống khi
cần thiết. Khi cơ thể mắc bệnh, não sẽ nhận được tín hiệu và phát xung động để tự
khôi phục tình trạng sức khỏe. Chúng ta thấy cảm mấy ngày, ăn cháo, nằm nghỉ
rồi khỏe là vì vậy.
Bệnh tưởng cũng có nguồn gốc từ cách sống của từng gia đình. Chẳng hạn
cha mẹ bảo bọc con kỹ quá, cứ rối lên khi con mới chỉ hắt hơi, sổ mũi. Điều này
khiến trẻ thấy chỉ cần làm bộ làm tịch một chút là được thỏa mãn mọi nhu cầu. Ra
đời các cậu ấm, cô chiêu gặp khó khăn sẽ suy sụp, dễ rơi vào bệnh tưởng. Bệnh
tưởng thường xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sự giảm đột ngột
của hormon buồng trứng khiến họ có hiện tượng bốc hỏa, mất ngủ, tính tình thay
đổi, dễ giận, hay buồn, tim đập nhanh. Nếu nhà kế bên có người đột quỵ thì chị
hàng xóm sẽ luôn ám ảnh là mình bị bệnh tim, sắp đột quỵ tới nơi rồi.
Chữa bệnh tưởng như thế nào?
Chúng ta thấy một số người chỉ tin những bác sĩ từng chữa cho mình khỏi
bệnh. Họ cho là “mát tay”, bệnh gì cũng gặp bác sĩ đó mới hết. Bác sĩ hiểu tâm lý

thân chủ nên dặn “uống mấy viên này khỏi liền” và khỏi thật.
Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân phải đặt trên cơ sở niềm tin như
thế. Một số người bị ung thư giai đoạn cuối nhưng được động viên, khích lệ có thể
sống dài ngày hơn. Lạc quan, yêu đời sẽ giúp cơ thể tiết ra serotonin, dopamine,
endorphin - những hormon tạo sự phấn chấn đẩy lùi siêu gen, làm chúng không
thể đưa thông tin giả lên não được.
Vì thế chúng ta thấy có người bị ung thư nghe tiếng gạo lứt muối mè bèn ăn
với tất cả niềm tin thì sống dài hơn dự đoán của bác sĩ. Giới y khoa đã kết luận
50% tổng số bệnh tâm thể đều phát sinh dưới tác động của tình cảm tiêu cực, đặc
biệt là sự sợ hãi. Bệnh tưởng khởi đầu là “ám thị bệnh” khiến chúng ta mắc bệnh
thật, vì thế rèn luyện tâm lý để vững vàng, có bản lĩnh trong cuộc sống là cách
chống lại bệnh tưởng.

×